intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (SV) ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của SV. Kết quả nghiên cứu, đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáo dục, Nguồn vốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh Research on factors affecting the intention to start a business of accounting students, Vinh University Nguyễn Thị Thanh Hòa - Hoàng Thị Hường - Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Lê Thị Hoài - Đinh Thị Lanh - Phạm Thị Luyến* *Trường Kinh tế - Trường Đại học Vinh Tóm tắt Bài viết xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên (SV) ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh. Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của SV. Kết quả nghiên cứu, đưa ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáo dục, Nguồn vốn. Abstract The article identifies the factors affecting the entrepreneurial intention of students majoring in Accounting, Vinh University, thereby proposing solutions to improve the entrepreneurial intention of students in the future. The research results show that there are 6 factors affecting the intention to start a business of accounting students: Attitude, Subjective Norms, Experience, Passion, Education, and Capital. 1. Giới thiệu Khởi nghiệp là một quá trình và hơn thế nữa nó là một quá trình tuyệt vời của mỗi con người. Đặc biệt, đối với SV đang ngồi trên ghế nhà trường đó là một bước mạnh dạn để có thể thấy được khả năng bản thân của mình và mang lại nhiều lợi ích cho bản thân mình cũng như toàn xã hội. Việc SV khởi nghiệp khi đang ngồi trên ghế nhà trường đó cũng là một lợi thế, vì trường học là nơi cung cấp kiến thức nền tảng, SV được trau dồi kiến thức là một cơ sở lý thuyết vững chắc để SV dễ dàng lập ra các kế hoạch cụ thể cho dự án khởi nghiệp của bản thân. 1
  2. Mặt khác, nhà trường cũng là nơi sản sinh ra ý tưởng kinh doanh và thúc đẩy sự sáng tạo, tạo tiền đề cho dự án khởi nghiệp của SV. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh được thực hiện, với mong muốn tạo cơ sở khoa học để đề xuất các khuyến nghị nhằm thúc đẩy ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán. 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây, ý định khởi nghiệp trong nghiên cứu này hiểu theo nghĩa là một cá nhân (tự mình hoặc cùng người khác), có khả năng sắp xếp các nguồn lực để nắm bắt được cơ hội kinh doanh mới, trên tinh thần đổi mới, sáng tạo để tạo một công việc kinh doanh riêng nhằm tạo việc làm, thu nhập và các giá trị cho riêng mình, đồng thời tạo ra giá trị có lợi cho nhóm khởi nghiệp, người lao động, cộng đồng. Khởi nghiệp là một quá trình, bắt đầu từ việc nhận biết cơ hội, từ đó phát triển các ý tưởng, nhằm tạo dựng một DN mới (Shapero, 1982). Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm bắt được các cơ hội để ý định khởi nghiệp. Một cá nhân có tiềm năng ý định khởi nghiệp phải có mong muốn và nhận thấy tính khả thi của việc ý định khởi nghiệp (Shapero, 1982); hoặc có thái độ tích cực và được sự ủng hộ của những người xung quanh, cũng như có khả năng kiểm soát hoạt động ý định khởi nghiệp (Ajzen, 1991); hoặc có mong muốn và sự tự tin về khả năng của bản thân để ý định khởi nghiệp (Krueger & Brazeal, 1994). Trên cơ sở lý thuyết về khởi nghiệp và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến đề tài, nhóm tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV. Biến phụ thuộc của mô hình là ý định khởi nghiệp của SV, các nhân tố độc lập bao gồm: Thái độ, Quy chuẩn chủ quan, Kinh nghiệm, Đam mê, Giáo dục và Nguồn vốn. 2
  3. Hình 1: Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV Ngành Kế toán, Trường Đại học Vinh Thái độ H1 Quy chuẩn chủ quan H2 Ý định H3 khởi Kinh nghiệm nghiệp H4 Đam mê H5 Giáo dục H6 Nguồn vốn 2.1. Thái độ Theo Ajzen (1991), thái độ đối với hành vi khởi nghiệp thể hiện sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một cá nhân về hành vi dự định thực hiện. Khi SV có thái độ hứng thú với việc khởi nghiệp kinh doanh, nhận thấy lợi ích và khi có cơ hội và nguồn lực sẽ tiến hành khởi nghiệp. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến thái độ đối với hành vi kinh doanh như tâm thế chấp nhận rủi ro, sự tự do, độc lập (Krueger, Reilly, & Carsrud, 2000). Trong nghiên cứu này, đó là sự đánh giá tích cực hay tiêu cực, ủng hộ hay phản đối của một người có dự định đối với hành vi kinh doanh mà họ hướng tới. Thái độ đối với hành vi khởi nghiệp, đã được khẳng định có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của SV trong các nghiên cứu của (D. T. T. Le & Nguyen, 2016; T. N. D. Le & Nguyen, 2019; T. A. Phan & Tran, 2017; V. Q. Phan & Trac, 2020; Truong & Nguyen, 2019). Giả thuyết H1: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố thái độ đến ý định khởi nghiệp của SV. 3
  4. 2.2. Quy chuẩn chủ quan Chuẩn chủ quan là nhận thức về những áp lực từ phía xã hội thể hiện sự ủng hộ, hay phản đối người có ý định thực hiện hành vi. Nó bao gồm các ảnh hưởng bên trong là ý kiến từ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các ảnh hưởng bên ngoài là các trào lưu xã hội. Nghiên cứu của Karali (2013); Ambad và Damit (2016) chỉ ra, chuẩn chủ quan có ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến ý định khởi nghiệp của SV. Giả thuyết H2: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố quy chuẩn chủ quan đến ý định khởi nghiệp của SV. 2.3. Kinh nghiệm Alsos và Kolvereid (1998) kết luận rằng, người sáng lập nối tiếp có một mức độ cao hơn của sự cam kết với doanh nghiệp (DN) hơn người sáng lập mới hoặc song song. Trong một nghiên cứu của đàn ông Nhật Bản tự làm chủ, Cheng (1997) tìm thấy kinh nghiệm tự làm trước đây chịu ảnh hưởng đáng kể trong tương lai tự tạo việc làm. Một trong những phần lớn hơn các nhóm đại diện cho các chủ DN nhỏ, là những người có kinh nghiệm sở hữu trước đó (Delmar & Davidsson, 2000). Giả thuyết H3: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố sự kinh nghiệm đến ý định khởi nghiệp của SV. 2.4. Đam mê Alsos và Kolvereid (1998), Krueger và cộng sự (2000) cho rằng, sự đam mê kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến việc quyết định tự mình khởi sự kinh doanh và là một phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh. Giả thuyết H4: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố đâm mê đến ý định khởi nghiệp của SV. 2.5. Giáo dục Giáo dục khởi nghiệp liên quan đến chương trình, các bài giảng ngoại khóa hoặc các khóa học, cung cấp cho SV những kiến thức, kỹ năng và thái độ để theo đuổi sự nghiệp kinh doanh (Clouse, 1990; Ekpoh và Edet, 2011; Ooi và cộng sự, 2011). Ambad và Damit (2016) đã chứng minh, giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định khởi nghiệp của SV. 4
  5. Giả thuyết H5: có mối quan hệ cùng chiều giữa nhân tố giáo dục đến ý định khởi nghiệp của SV. 2.6. Nguồn vốn Nhân tố được cho là quan trọng trong việc hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để cá nhân triển khai hoạt động kinh doanh vào trong thực tiễn đó là nguồn vốn. Quá trình để tiếp cận được với ưu đãi tài chính vẫn là một hành trình vô cùng gian nan đối với các DN khởi nghiệp (Dong Nghi & Thien Minh, 2018). Khi khởi nghiệp kinh doanh, chỉ có một số ít người có đủ vốn để mở DN, còn đa số cần phải huy động vốn từ các nguồn khác nhau để khởi nghiệp. Hầu hết, các doanh nhân trẻ đều sử dụng tài trợ của cha mẹ, anh em và bạn bè trong giai đoạn đầu khởi nghiệp, đây là nguồn tài chính quan trọng nhất (Q. Le, 2007). Nguồn vốn kinh doanh đã được khẳng định, có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của SV trong các nghiên cứu của (L. K. Le, 2018; T. N. D. Le & Nguyen, 2019; Truong & Nguyen, 2019). Giả thuyết H6: Nguồn vốn ảnh hưởng cùng chiều đến ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng. Nghiên cứu định tính, nhằm đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp, sau đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và phát triển ý định khởi nghiệp của SV ngành kế toán thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm. Nghiên cứu định lượng, sau khi hoàn thành bảng câu hỏi bằng phương pháp nghiên cứu định tính, bước tiếp theo sẽ tiến hành thu thập dữ liệu. Sau đó, xử lý sổ liệu bằng phần mềm Excel và phần mềm SPSS 20 đưa ra kết quả nghiên cứu của đề tài. Dữ liệu nghiên cứu sử dụng là dữ liệu sơ cấp, được thu thập trực tiếp từ các đối tượng là SV Ngành Kế toán – Trường Kinh tế, Trường Đại học Vinh, đang học tập tại trường. Với 17 câu hỏi được trình bày theo trình tự nhất định, để đối tượng tham gia khảo sát có thể trả lời dễ dàng và chính xác. Có 255 phiếu trả lời, tuy nhiên nhóm nghiên cứu loại bỏ những phiếu trả lời không đầy đủ thông tin của bảng hỏi. Cuối cùng, bộ dữ liệu của nghiên cứu là 251 5
  6. phiếu trả lời câu hỏi của SV khoa kế toán, thuộc 4 khóa đào tạo 60, 61,62 và 63. Đặc biệt, khảo sát hướng tới SV năm cuối sắp ra trường để nhìn nhận xem SV sau khi ra trường có ý định khởi nghiệp chiếm bao nhiêu phần trăm. Kết quả khảo sát được tập hợp theo từng nội dung, được mã hóa trước khi đưa vào phần mềm stata để xử lý. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo Bảng 4.1: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha Biến Trung bình thang Phương sai thang Hệ số tương quan Cronbach’s Alpha quan sát đo nếu loại biến đo nếu loại biến tổng giữa các biến nếu loại biến này Thang đo THÁI ĐỘ: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.950 TD1 14.60 13.558 0.835 0.943 TD2 14.42 13.026 0.880 0.935 TD3 14.61 13.585 0.860 0.939 TD4 14.59 13.410 0.870 0.937 TD5 14.45 12.970 0.870 0.937 Thang đo QUY CHUẨN CHỦ QUAN: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.876 QCCQ1 6.54 3.431 0.779 0.812 QCCQ2 6.81 3.230 0.753 0.835 QCCQ3 6.67 3.307 0.756 0.830 Thang đo KINH NGHIỆM: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.897 KN1 10.30 6.715 0.741 0.878 KN2 10.00 6.937 0.727 0.882 KN3 10.19 6.305 0.812 0.851 KN4 10.21 6.591 0.804 0.855 Thang đo ĐAM MÊ: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.820 DM1 3.27 .875 0.695 . DM2 3.11 .954 0.695 . Thang đo GIÁO DỤC: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.972 GD1 10.67 6.950 0.912 0.967 GD2 10.63 6.897 0.946 0.958 GD3 10.63 6.843 0.943 0.959 GD4 10.61 7.056 0.914 0.967 Thang đo NGUỒN VỐN: Hệ số Cronbach’s Alpha = 0.883 6
  7. VON1 6.93 2.424 0.700 0.911 VON2 6.78 2.553 0.838 0.783 VON3 6.78 2.541 0.798 0.814 Qua phân tích Cronbach’s Alpha thang đo Sự tin cậy ta được kết quả trên Bảng 4.1. Hệ số của thang đo: Thái độ là 0.95; Quy chuẩn chủ quan là 0.876; Kinh nghiệm là 0.897; Đam mê là 0.820; Giáo dục là 0.972; và Nguồn vốn là 0.883. Tất cả thang đo nói trên đều có hệ số tương quan tổng giữa các biến đều lớn hơn 0.6. Kết quả đánh giá Cronbach’s Alpha cho thấy, thang đo được xây dựng ban đầu đều có độ tin cậy cao. 4.2. Phân tích mô hình hồi quy nhị phân Hệ số Sig. (Sự phù hợp của mô hình) Bảng 4.2 Hệ số Sig Chi-square df Sig. Step 15.876 6 0.014 Step 1 Block 15.876 6 0.014 Model 15.876 6 0.014 Từ Bảng 4.2 ta thấy, giá trị Sig = 0.014
  8. Constant -0.069 0.632 0.012 1 0.913 0.933 a. Variable(s) entered on step 1: TD, QCCQ, KN, DM, GD, VON. Do có hệ số Sig. là 0.014 < 0.05 và hệ số B < 0 (-0.651), nên có thể kết luận yếu tố “QCCQ” có ảnh hưởng đến Ý định khởi nghiệp; Các yếu tố còn lại do có hệ số Sig. > 0.05 nên có thể kết luận không có ảnh hưởng đến “QCCQ”; Phương trình: YĐKN = -0.069 - 0.651*QCCQ Từ phương trình trên ta có thể thấy, biến: Quy chuẩn chủ quan có hệ số là - 0.651
  9. Thứ nhất, mỗi SV ngay từ năm nhất nên tự tìm hiểu và tạo cơ hội kinh doanh, phải thực sự xem giảng dạy là hoạt động chủ đạo nhằm trau dồi kiến thức, kỹ năng và thái độ tích cực để nâng cao khả năng kinh doanh của bản thân. Luôn lắng nghe những bài học của những người đã đi trước, có thái độ tích cực trong học tập, luôn học hỏi thầy cô, bạn bè vì đôi khi ý tưởng kinh doanh đến từ chính bạn bè, hay tiết học của thầy cô trên giảng đường. SV cần tin tưởng vào chính năng lực bản thân mình, vì sự tin tưởng trong công việc và học tập của bản thân là cơ sơ nền tảng để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Hơn thế nữa, những người khởi nghiệp tự tin luôn tin rằng mình có thể là được mục tiêu đề ra bằng khả năng của chính mình và số thành công rất cao. Để gia tăng việc hứng thú khởi nghiệp ngay khi còn ngồi trên ghế giảng đường. SV nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa song song học các chương trình đào tạo chính thức như các hội thảo nói về khởi nghiệp; tích cực tham gia các cuộc thi khởi nghiệp uy tín của trường, các cấp tổ chức; tham gia các cuộc thi viết về kế hoạch kinh doanh; các cuộc thi sáng tạo ý tưởng kinh doanh, các buổi nói chuyện, các tọa đàm giao lưu giữa các SV và doanh nhân đã khởi nghiệp thành công để học hỏi kiến thức, kỹ năng và sự đam mê kinh doanh của bản thân. Để từ những hoạt động này mà chúng ta tham gia giúp bản thân có thể hiểu hơn về việc khởi nghiệp, từ đó ta sẽ hiểu hơn về bản thân, biết những việc mình cần phải làm khi bắt tay vào việc “Khởi nghiệp”. Thứ hai, để khởi nghiệp thành công thì kinh nghiệm của bản thân là yếu tố vô cùng quan trọng để người khởi nghiệp có thể chuẩn bị tốt hơn cho dự án kinh doanh của mình. Kinh nghiệm không tự nhiên mà có và cũng không thể chỉ đọc sách mà có được, nó chính là những gì tự bản thân chúng ta học hỏi được mỗi ngày, kinh nghiệm chỉ có thể có từ việc chúng ta tích lũy được qua những trải nghiệm thực tế của bản thân Việc học tập trên giảng đường, SV nên mạnh dạn tìm kiếm các cơ hội việc làm ( các công việc part time ) hay tự tìm ý tưởng để kinh doanh. Bên cạnh đó, nên tham gia các tổ chức khởi nghiệp, các hoạt động tình nguyện, các câu lạc bộ khởi nghiệp nhằm trau dồi kỹ năng teamwork, marketing, bán hàng, quản trị DN... 9
  10. Mỗi SV cần phải tích cực hơn trong công tác học tập, nâng cao kỹ năng chuyên môn. Ngoài các kiến thức thầy cô truyền đạt trên lớp, các bạn có thể tìm hiểu thên các tài liệu tham khảo trong các tài liệu hay trên internet… Mỗi SV cần nên tham gia vào các hoạt động văn nghệ, thể thao, các câu lạc bộ, các cuộc thi của đoàn, của khoa, của trường. Việc này, không những giúp bạn thư giãn trong qua trình học tập căng thẳng và mệt mỏi. Chỉ khi có một kiến thức vững chắc và tư tưởng thoải mái thì khả năng sáng tạo mới được phát huy một cách triệt để. Thứ ba, môi trường giáo dục tại trường đại học là yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV. Để nâng cao ý định khởi nghiệp của SV trong thời gian còn ngồi trên ghế nhà trường, nhà trường cần nâng cao sự tự tin của SV trước khi khởi nghiệp. Cụ thể: Cần cải tiến chương trình đào tạo nhằm cung cấp kiến thức, kỹ năng và thái độ để nâng cao hoạt động khởi nghiệp của SV. Các chương trình giảng dạy nên được thiết kế phù hợp với từng chuyên ngành, chú trọng vào việc phổ biến ý chí kinh doanh, đào tạo kiến thức về quản trị DN, văn hóa DN, đạo đức kinh doanh.... Việc tổ chức giảng dạy các môn học có liên quan đến khởi nghiệp cần chú trọng cải tiến chương trình theo hướng đào tạo SV có cơ hội nhận thức và thực hành kỹ năng, đặc biệt là các kỹ năng liên quan đến nghệ thuật lãnh đạo, điều hành, quản lý nhóm, để đào tạo SV không chỉ mục đích để đi làm cho DN khác mà phải có một tinh thần doanh nhân tự tạo việc làm, tạo lập DN góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Nên tăng cường các hoạt động ngoại khóa thực tế DN, tổ chức các sự kiện mời các nhà lãnh đạo DN, các chuyên gia, diễn giả đến nói chuyện với SV hoặc thậm chí có thể trực tiếp tham gia trực tiếp tham gia giảng dạy SV, hướng dẫn SV tham gia các dự án của DN. Thêm vào đó nhà trường có thể lập ra các câu lạc bộ tổ chức sinh hoạt cung cấp các kiến thức cơ bản về khởi nghiệp, tạo môi trường cho các SV trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm. Bên cạnh các hoạt động trên lớp cần khuyến khích các ý tưởng khởi nghiệp thông qua tổ chức các cuộc thi về khởi nghiệp và có thể tài trợ ban đầu cho các ý tưởng khởi nghiệp khả thi. Đó là những hoạt động hết sức cần thiết, bổ ích nhằm tích lỹ vốn 10
  11. kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết cho SV trước khi họ bước vào môi trường làm việc khởi nghiệp. Ngoài ra, xây dựng khu sinh thái khởi nghiệp là rất cần thiết và phù hợp với giai đoạn hiện nay. Ngoài việc đầu tư vốn, cổ vấn, chia sẻ kinh nghiệm thương trường và cách quản lý nguồn vốn tránh các bẫy tài chính thường gặp .... Các DN lớn còn trở thanh các nhà đầu tư bền vững, là khách hàng đưa sản phẩm khởi nghiệp vào trong chuỗi giải pháp cung cấp ra thị trường cho các DN khởi nghiệp. Tài liệu tham khảo Md. Uzzal Hossain,Ahmed Al Asheq,SM Arifuzzaman journals business perspectives Volume 17 2019, Issue #4, pp. 493-503. North, D. C. (1990). Institutions, Institutional Change and Economic Performance. Institutions, Institutional Change and Economic Performance (1st ed.). Cambridge: Cambridge University Press. doi:10.2307/2234910. Ajzen, I. (1991). The theory of planned behavior. Orgnizational Behavior and Human Decision Processes, 50, 179-211. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của SV: Nghiên cứu trường hợp SV trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” của Th.S. Nguyễn Thị Bích Liên [Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 17, tháng 7 năm 2020] 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2