intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính - Áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu tại các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính - Áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu tại các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM" nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính, áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu (IFRS 15) tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính - Áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu tại các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM

  1. 534 NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG IFRS TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH-ÁP DỤNG TRƯỜNG HỢP CHUẨN MỰC DOANH THU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ TP.HCM The factors affect the application to IFRS on the financial statements - case study of IFRS 15 - Revenue from contracts with customers Đào Thanh Loan, Thân Thanh Trúc KI001, Khoa Kế toán, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh Trần Gia Hòa, Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Thị Kim Thư KI002, Khoa Kế toán, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Thị Thu Khoa Kế toán, Đai học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh TS. Nguyễn Tuấn Khoa Kế toán-Tài chính, Đại học Nha Trang Tóm tắt Bài nghiên cứu nhằm xác định những nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính (BCTC), áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu (IFRS 15) tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Dựa trên nghiên cứu của tác giả Lê Việt, bài nghiên cứu tập trung vào những nhân tố áp lực xã hội, cụ thể là: áp lực cưỡng chế; áp lực chuyên môn; áp lực mô phỏng. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 108 doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Các phương pháp kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định EFA, phân tích mô hình hồi quy bội OLS được áp dụng trong nghiên cứu này. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba yếu tố kể trên đều có ảnh hưởng tích cực đến việc áp dụng IFRS 15 trên BCTC; trong đó, nhân tố áp lực cưỡng chế có tác động cao nhất so với hai yếu tố còn lại. Từ khóa: IFRS, áp lực cưỡng chế, áp lực chuyên môn, áp lực mô phỏng, áp lực xã hội, hồi quy bội OLS. Abstract The study aims to determine the factors affecting the application to IFRS on the financial statements, applying the case of IFRS 15 - Revenue from contracts with customers in service enterprises in Ho Chi Minh City. Based on the research of author Le Viet, the study focuses on factors of social pressure, namely: coercive pressure; professional pressure; simulated pressure. Research data is collected from 108 service enterprises in Ho Chi Minh city. The methods of Cronbach's Alpha test, EFA test, and OLS multiple regression model analysis were applied in this study. Research results show that all three factors mentioned above have a positive influence on the application to IFRS 15 on the financial statements. In which, the factor of coercive pressure has the highest impact compared to the other two factors. Keywords: IFRS, coercive pressure, professional pressure, simulation pressure, social pressure, OLS regression. 1. Giới thiệu Theo xu hướng chung của thế giới, Việt Nam đang đẩy mạnh nhu cầu áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM nói riêng, cung cấp cơ hội tiếp cận thông tin tài chính kế toán của các nhà đầu tư nước ngoài, tăng cường khả năng so sánh và tính có thể hiểu được của BCTC. Xuất phát từ nhu cầu thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài, kêu gọi tài trợ, @ Trường Đại học Đà Lạt
  2. 535 các hoạt động mua bán, sáp nhập góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội áp dụng IFRS trở nên cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Khi xem xét thông tin trình bày trên BCTC của doanh nghiệp, có thể thấy một trong những nội dung được quan tâm nhất bởi các đối tượng sử dụng BCTC đó là ghi nhận khoản mục doanh thu. Đối với đa số doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong trường hợp xử lý một khối lượng lớn hợp đồng mà có tính đa dạng hoặc các điều khoản thường xuyên thay đổi liên tục, thì những tác động của việc áp dụng chuẩn mực IFRS 15 - Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng trở nên đáng kể, trừ khi ban giám đốc doanh nghiệp đã áp dụng một số biện pháp riêng để giải quyết những thách thức trên. Bên cạnh những lợi ích mà IFRS mang lại thì vẫn còn những khó khăn và thách thức đặt ra cho các quốc gia khi chuẩn bị áp dụng. Đối với Việt Nam, việc áp dụng IFRS trên BCTC của doanh nghiệp tồn tại không ít trở ngại. IFRS là một chuẩn mực quốc tế phức tạp, đòi hỏi doanh nghiệp chuẩn bị kỹ lưỡng khi áp dụng, đặc biệt doanh nghiệp cần quan tâm là trình độ của đội ngũ nhân sự về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính. Với tính cấp thiết và mức độ phức tạp của áp dụng chuẩn mực IFRS 15 đối với các doanh nghiệp tại thời điểm hiện tại ngày càng được khẳng định. Đặc biệt, theo Đề án áp dụng Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam được Bộ Tài chính ký phê duyệt kèm Quyết định số 345/QĐ-BTC ban hành chính thức vào ngày 16 tháng 3 năm 2020, nhấn mạnh rằng từ sau năm 2025 là giai đoạn bắt buộc áp dụng IFRS. Nhận thấy tầm quan trọng của IFRS 15, tác giả quyết định chọn chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 trên BCTC tại các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM” với mong muốn làm rõ hơn những vấn đề đang được quan tâm liên quan đến áp dụng IFRS, đặc biệt là chuẩn mực IFRS 15 trong các doanh nghiệp hiện nay. 2. Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến Qua tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài của KOLSI (2008), Othman & Kossentini (2011), Tarca (2012), Damak, Sassi & Bahri (2020), Veronica & Socoliuc (2016), Haggenmüller (2019), Kivioja (2018), Napier (2020), Tutino, Regoliosi, Mattei, Paoloni, Pompili (2020), Bernoully, Wondabio (2019), Quagli, Roncagliolo & D'Alauro (2021) và những công trình nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Thu Phương (2014), Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp (2018), Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Lê Vân Khanh (2018), Lê Việt (2020), Viet Le (2020), Manh Dung Tran, Thi Tuyet Mai Ngo, To Uyen Phan, Duc Tai Do, Thi Thuy Hang Pham năm 2020, Lê Trần Hạnh Phương (2019), Trần Quốc Dũng (2015), Đặng Thị Mai Trang (2016); từ bài nghiên cứu tổng quan của tác giả đã rút ra được khoảng trống nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên BCTC như sau: Các bài nghiên cứu thường theo hướng phân tích các nhân tố về môi trường, một số nghiên cứu tiếp cận theo hướng nhân nhân tố hành vi và một số nhân tố mang tính khám phá phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay. Do vậy, những khía cạnh nghiên cứu liên quan đến việc áp dụng IFRS 15 trên BCTC còn khá ít, đặc biệt đối với doanh nghiệp dịch vụ. Về số lượng bài nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS 15 trên BCTC vẫn chưa được trọng tâm khai thác. Xem xét khoảng trống từ các nghiên cứu trước, nhận thấy việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng lên việc chuyển đổi áp dụng IFRS 15 là phù hợp trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, khi mà số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện áp dụng tự nguyện IFRS còn hạn chế, chủ đề “Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên BCTC, áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu (IFRS 15) trong các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM” của tác giả được xem là cấp thiết và có tính thời sự trong giai đoạn khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi và áp dụng IFRS trên BCTC. @ Trường Đại học Đà Lạt
  3. 536 Dựa trên mô hình nghiên cứu của Lê Việt (2020) và các giả thuyết đã xây dựng ở nghiên cứu trước của tác giả, nghiên cứu xây dựng mô hình ba nhân tố về áp lực xã hội ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 trên BCTC tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Tp.HCM. Mô hình gồm có 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, các biến độc lập đại diện cho áp lực xã hội gồm: áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực chuyên môn ảnh hưởng trực tiếp đến việc chuyển đổi IFRS. Mô hình được đề xuất như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 tại các doanh nghiệp dịch vụ Tp.HCM Nguồn: Tác giả tự xây dựng 3. Mô tả mẫu khảo sát Mẫu khảo sát phù hợp với nghiên cứu là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của nghiên cứu. Khi thực hiện bảng câu hỏi khảo sát, tác giả đã dựa vào kết quả từ nghiên cứu của Lê Việt (2020) cùng với góp ý của chuyên gia để hoàn thiện bảng khảo sát. Bảng câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý, sử dụng google doc để thu thập dữ liệu. Kết quả khảo sát trong tháng 8/2021 nhận về 132 phiếu trả lời, căn cứ vào các điều kiện ghi nhận dữ liệu, nhóm đã bỏ đi những câu trả lời không đáp ứng yêu cầu, ngoài ra vì khối lượng mẫu khá ít nên nhóm đã kiểm soát các phiếu trả lời lỗi bằng cách liên hệ trực tiếp và xin thông tin bổ sung. Sau khi lọc đi những đối tượng không phù hợp, 108 mẫu còn lại thỏa mãn điều kiện về kích thước mẫu (n > 30 + 5 x số biến). Dưới đây là bảng kết quả mô tả mẫu khảo sát: Bảng 1: Kết quả mô tả mẫu khảo sát STT Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Theo ngành nghề kinh doanh - Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin 18 16,7 - Tư vấn, thiết kế, môi giới 12 11,1 - Dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế 66 61,1 - Khác 12 11,1 2 Theo quy mô doanh nghiệp - Lớn 24 22,2 - Vừa 54 50,0 - Nhỏ 30 27,8 3 Theo nhóm doanh nghiệp lớn - Lớn - không đại chúng 4 03,7 - Đại chúng niêm yết 12 11,1 - Đại chúng không niêm yết 6 05,6 Khác 86 79,6 @ Trường Đại học Đà Lạt
  4. 537 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đối tượng được gửi bảng khảo sát là những doanh nghiệp dịch vụ trong đó ngành nghề bưu chính, viễn thông chiếm 16,7%, tư vấn thiết kế mô giới 11,1% và cao nhất là dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế chiếm 61.1%, ngoài ra chiếm 11,1% còn lại là các ngành nghề dịch vụ khác. Cho thấy các doanh nghiệp về dịch tài chính, kế toán, kiểm toán có quan tâm và phản hồi thông tin liên quan đến áp dụng IFRS 15. Về quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp thuộc quy mô lớn chiếm 22,2%, quy mô vừa 50% và quy mô nhỏ 27,8% trong đó theo các nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đại chúng niêm yết chiếm 11,1%, doanh nghiệp lớn không đại chúng chiếm 3,7% và đại chúng không niêm yết chiếm 5,6%, còn lại 79,6% là các doanh nghiệp không thuộc 3 đối tượng này. Vì đây là nghiên cứu mang tính khảo sát nên nhóm nghiên cứu quan tâm đến tất cả các nhóm doanh nghiệp. Việc áp dụng IFRS 15 ở doanh nghiệp dịch vụ trong tương lai được khảo sát bởi nhóm nghiên cứu. 4. Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo 4.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo dựa vào kiểm định Cronbach’s Alpha Ở phần này, nhóm nghiên cứu sẽ thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha cho 3 biến độc lập (áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực chuyên môn) và 1 biến phụ thuộc (Áp dụng IFRS 15). Trong đó, thang đo được thể hiện thông qua 15 biến quan sát. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha của các biến quan sát được trình bày ở bảng sau: Bảng 2a: Kết quả độ tin cậy thang đo biến nghiên cứu lần 1 Corrected Cronbach's Scale Mean Scale Variance Nhân tố Biến quan sát Item-Total Alpha If Item If Item Deleted If Item Deleted Correlation Deleted ALCC1 10,97 3,822 0,725 0,712 Áp lực cưỡng ALCC2 11,07 3,714 0,691 0,723 chế ALCC3 11,11 3,969 0,608 0,763 ALCC4 11,09 3,861 0,495 0,827 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực cưỡng chế là 0,806 ALMP1 10,53 5,317 0,806 0,800 Áp lực ALMP2 10,53 5,205 0,828 0,790 mô phỏng ALMP3 10,51 5,261 0,672 0,856 ALMP4 10,38 6,294 0,599 0,880 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực mô phỏng là 0,870 ALCM1 10,87 4,076 0,507 0,854 Áp lực chuyên ALCM2 10,63 3,955 0,747 0,736 môn ALCM3 10,69 5,261 0,754 0,730 ALCM4 10,90 6,294 0,625 0,790 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực chuyên môn là 0,824 IFRS1 7,56 2,080 0,728 0,827 Áp dụng IFRS IFRS2 7,41 2,188 0,796 0,765 15 IFRS3 7,47 2,233 0,711 0,840 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp dụng IFRS 15 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp @ Trường Đại học Đà Lạt
  5. 538 Kết quả cho thấy các thang đo đều có ý nghĩa thống kê, hệ số Cronbach’s Alpha đều lớn hơn 0,6. Trong đó: Thang đo “Áp lực cưỡng chế” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0,806 > 0,6 và có cột hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố trong thang đo biến này này đều có giá trị lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, có biến quan sát ALCC4 có giá trị Cronbach's Alpha mới là 0,827 lớn hơn của thang đo là 0,806. Thang đo biến áp lực mô phỏng có giá trị Cronbach’s alpha 0,870 > 0,6 và có cột hệ số tương quan biến tổng của các quan sát ALMP1, ALMP2, ALMP3, ALMP4 đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên có biến ALMP4 có giá trị Cronbach's Alpha mới là 0,88 lớn hơn của thang đo là 0,870. Thang đo biến Áp lực chuyên môn có giá trị Cronbach’siAlpha 0,824 > 0,6 và có cột hệ số tương quan biến tổng của các quan sát ALCM1, ALCM2, ALCM3, ALCM4 đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên có biến quan sát ALCM1 có giá trị Cronbach's Alpha là 0,854 lớn hơn giá trị của thang đo là 0,824. Thang đo biến IFRS có giá trị Cronbach’s Alpha 0,865 > 0,6 và có cột hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố trong thang đo này đều có giá trị lớn hơn 0,3 và giá trị Cronbach’s alpha mới của các biến IFRS 1, IFRS 2, IFRS 3 nhỏ hơn hệ số của thang đo. Qua đó cho thấy rằng các biến quan sát trong thang đo có độ tin cậy được đảm bảo. Vì vậy, 3 biến quan sát trong thang đo này đều được giữ lại để tiến hành phân tích EFA. Nhằm làm tăng độ tin cậy tổng thể của các biến Áp lực mô phỏng, Áp lực chuyên môn, Áp lực cưỡng chế cao hơn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành loại bỏ các biến ALCC4, ALMP4, ALCM1 và phân tích lại hệ số Cronbach’s Alpha và có kết quả như sau: Bảng 2b: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo lần 2 Scale Mean Corrected Cronbach's Biến Scale Variance Nhân tố If Item Item-Total Alpha If Item quan sát If Item Deleted Deleted Correlation Deleted ALCC1 7,31 1,900 0,713 0,735 Áp lực cưỡng ALCC2 7,42 1,703 0,755 0,688 chế ALCC3 7,45 1,988 0,594 0,850 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực cưỡng chế là 0,827 ALMP2 6,93 2,966 0,796 0,805 Áp lực ALMP3 6,93 2,817 0,850 0,755 mô phỏng ALMP4 6,91 3,113 0,665 0,922 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực mô phỏng là 0,880 ALCM1 7,14 1,934 0,747 0,777 Áp lực chuyên ALCM2 7,19 1,822 0,776 0,748 môn ALCM3 7,41 2,075 0,659 0,857 Hệ số Cronbach's Alpha của nhân tố Áp lực chuyên môn là 0,854 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Sau khi kiểm định lần 2, hệ số Cronbach’s Alpha thang đo biến áp lực cưỡng chế cao hơn so với lần kiểm định đầu tiên, hệ số tương quan biến tổng của các biến độc lập đều lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha của biến ALCC3 lại cao hơn giá trị thang đo tổng (0,850 > 0,827). Do điều kiện dữ liệu nghiên cứu có giới hạn, thang đo ban đầu chỉ có 4 mục hỏi, do đó việc loại biến ALCC3 sẽ làm kết quả mất đi ý nghĩa thực tiễn; vì vậy, 3 biến quan sát còn lại của thang đo biến “Áp lực cưỡng chế” sẽ được giữ lại để làm kiểm định EFA. @ Trường Đại học Đà Lạt
  6. 539 Kết quả sau khi đã chạy lần 2 thang đo biến áp lực mô phỏng có giá trị Cronbach’s alpha là 0,88 > 0,6, hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố trong thang đo đều có giá trị lớn hơn 0,3. Tuy nhiên, giá trị Cronbach’s Alpha của biến ALMP3 cao hơn giá trị thang đo tổng. Do điều kiện dữ liệu nghiên cứu có giới hạn, thang đo ban đầu có 4 mục hỏi, do đó việc loại biến ALMP3 sẽ làm kết quả mất đi ý nghĩa thực tiễn; vì vậy, 3 biến quan sát còn lại của thang đo biến “Áp lực mô phỏng” sẽ được giữ lại để làm kiểm định EFA. Kết quả sau khi đã chạy lần 2 thang đo biến áp lực chuyên môn có giá trị Cronbach’s Alpha là 0,854 > 0,6, hệ số tương quan biến tổng của các nhân tố trong thang đo biến này đều có giá trị lớn hơn 0,3. Tuy nhiên giá trị Cronbach’s Alpha của biến ALCM4 cao hơn giá trị thang đo tổng. Do điều kiện dữ liệu nghiên cứu có giới hạn, thang đo ban đầu chỉ có 4 mục hỏi do đó việc loại thêm biến ALCM4 sẽ làm kết quả mất đi ý nghĩa thực tiễn; vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định giữ lại biến ALCM4 đồng nghĩa với việc ba biến quan sát còn lại của thang đo biến “Áp lực chuyên môn” sẽ được giữ lại để làm kiểm định EFA. Qua phân tích hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy thang đo, mô hình gồm 3 biến độc lập: Áp lực cưỡng chế, Áp lực mô phỏng, Áp lực chuyên môn, 1 biến phụ thuộc Áp dụng IFRS 15. Cụ thể, biến Áp lực cưỡng chế gồm 3 thang đo ALCC1, ALCC2, ALCC3; biến Áp lực mô phỏng gồm 3 thang đo ALMP2, ALMP3, ALMP4; biến Áp lực chuyên môn gồm 3 thang đo ALCM1, ALCM2, ALCM3; biến phụ thuộc Áp dụng IFRS 15 gồm 3 thang đo IFRS1, IFRS2, IFRS3. 4.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo - Phân tích nhân tố khám phá EFA Sau bước đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, nghiên cứu đánh giá giá trị của các thang đo để xem xét mối quan hệ giữa các biến nhằm quan sát và phát hiện ra những biến quan sát tải lên nhiều nhân tố hoặc các biến quan sát bị phân sai nhân tố. Theo kết quả phân tích EFA cho thấy chỉ số KMO = 0,823 > 0,5 và kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê là 0,000 < 0,05; do vậy, dữ liệu nghiên cứu phù hợp với phân tích EFA. Bảng 3 dưới đây cho thấy, hệ số Eigenvalues tổng là 1,132 > 1. Tổng phương sai trích là 79,17 % > 50%. Với phương pháp rút trích Principal Components và phép quay Varimax, có 4 nhân tố được rút trích ra từ các biến quan sát. Bảng 3: Phương sai trích Trị giá Eigenvalue Phương sai trích Nhân tố % Phương sai % Tổng % Phương sai % Tổng ph.sai Tổng Tổng trích ph.sai trích trích trích 1 5,475 45,622 45,622 2,529 21,077 21,077 2 1,664 13,870 59,492 2,353 19,611 21,097 3 1,230 10,247 69,739 2,341 19,512 21,116 4 1,132 9,431 79,170 2,276 18,969 21,135 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp 4.3. Kiểm định hệ số Factor loading Kết quả phân tích EFA trong ma trận nhân tố xoay cho thấy hệ số tải Factor loading của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố (> 0,5) các giá trị cho ra khá cao cho thấy mối liên hệ giữa các biến quan sát và nhân tố khá lớn, biến quan sát có ý nghĩa cao. @ Trường Đại học Đà Lạt
  7. 540 Bảng 3c: Ma trận xoay Ma trận xoay Nhân tố 1 2 3 4 ALMP2 0,918 ALMP1 0,884 ALMP3 0,785 IFRS2 0,875 IFRS1 0,798 IFRS3 0,758 ALCM3 0,857 ALCM2 0,852 ALCM4 0,753 ALCC2 0,834 ALCC3 0,820 ALCC1 0,759 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Sau khi kiểm định nhân tố khám phá, kết quả phân tích các biến như sau: Áp lực cưỡng chế gồm: ALCC1, ALCC2, ALCC3; Áp lực mô phỏng gồm: ALMP1, ALMP2, ALMP3; Áp lực chuyên môn gồm: ALCM2, ALCM3, ALCM4; Áp dụng IFRS 15 gồm: IFRS 1, IFRS 2, IFRS 3. 5. Thống kê mô tả mẫu khảo sát Kết quả thống kê mô tả các biến quan sát được trình bày ở bảng sau: Bảng 4a: Bảng thống kê mô tả mẫu dữ liệu cho biến quan sát Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Biến quan Giá trị Độ lệch Biến Độ lệch nhỏ trung nhỏ lớn trung sát lớn nhất chuẩn quan sát chuẩn nhất bình nhất nhất bình IFRS1 2 5 3,66 0,845 ALMP1 1 5 3,45 0,911 IFRS2 2 5 3,81 0,763 ALMP2 1 5 3,45 0,921 IFRS3 2 5 3,75 0,799 ALMP3 1 5 3,47 0,961 ALCC1 2 5 3,78 0,728 ALCM2 2 5 3,73 0,756 ALCC2 2 5 3,68 0,783 ALCM3 2 5 3,68 0,783 ALCC3 2 5 3,64 0,767 ALCM4 2 5 3,46 0,754 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Nhận xét bảng thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu, hầu hết các biến quan sát được đều có giá trị nhỏ nhất là 2, giá trị lớn nhất là 5 (riêng biến Áp lực mô phỏng có giá trị nhỏ nhất là 1, giá trị lớn nhất là 5). Các biến quan sát được đều có giá trị trung bình từ 3,45 đến 3,81; trong đó, biến quan sát IFRS2 có giá trị trung bình cao nhất (3,81) và biến quan sát có giá trị trung bình thấp nhất là ALMP1 và ALMP2 (3,45). Độ lệch chuẩn của các biến đều nhỏ hơn 1, chứng tỏ không có sự khác biệt đáng kể giữa các đối tượng được khảo sát trong nghiên cứu, do vậy dữ liệu thu thập có độ tin cậy khá cao. @ Trường Đại học Đà Lạt
  8. 541 Kết quả thống kê mô tả mẫu của các biến nghiên cứu (IFRS, ALCC, ALMP, ALCM) được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng 4b: Bảng thống kê mô tả mẫu dữ liệu cho các biến nghiên cứu Biến quan sát Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn IFRS 2 5 3,7407 0,71235 ALCC 2 5 3,6975 0,65494 ALMP 1 5 3,4599 0,83625 ALCM 2 5 3,6574 0,65163 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Qua bảng kết quả trên ta thấy, h các biến nghiên cứu có giá trị trung bình nằm trong khoảng 3,4599 đến 3,7407. Trong đó, biến IFRS có giá trị trung bình cao nhất (3,7407) và biến có giá trị trung bình thấp nhất là ALMP (3,4599). Độ lệch chuẩn của các biến đều nhỏ hơn 1, do đó dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy khá cao. 6. Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy bội Bảng 5a: Bảng tóm tắt kết quả mô hình hồi quy R2 Sai số chuẩn ước Trị số thống kê Durbin- Hệ số R Hệ số R2 điều chỉnh lượng Watson 0,643 0,413 0,396 55,364 1,588 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Bảng 5b: Bảng phân tích ANOVA Tổng bình Bình phương Mô hình Bậc tự do (df) Thống kê F Mức ý nghĩa phương trung bình 1 Hồi quy 22,418 3 7,473 24,379 .000 Sai số 31,878 104 0,307 Tổng 54,296 107 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Từ kết quả trên, hệ số R square điều chỉnh = 0,396, điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở mức 39,6%, Nói cách khác, 39,6% sự khác biệt của việc áp dụng IFRS 15 có thể được giải thích bởi 3 biến độc lập: áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực chuyên môn. Từ kết quả kiểm định ANOVA trên, giá trị sig. = 0,000 < 5%, vậy mô hình nghiên cứu được xây dựng đã phù hợp với tổng thể. Bảng 5c: Bảng kết quả hồi quy Coefficients (a) Hệ số chưa Hệ số t Sig, Thống kê đa cộng tuyến Mô hình chuẩn hóa chuẩn hóa B Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF (Constant) 0,764 0,354 2,161 0,033 ALCC 0,348 0,097 0,325 3,593 0,001 0,691 1,448 ALMP 0,169 0,073 0,198 2,297 0,024 0,759 1,317 ALCM 0,304 0,091 0,287 3,341 0,001 0,763 1,311 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp @ Trường Đại học Đà Lạt
  9. 542 Kết quả trên cho thấy giá trị sig. cho từng biến Áp lực cưỡng chế, Áp lực mô phỏng, Áp lực chuyên môn lần lượt là 0,001, 0,024 và 0,001; các giá trị này đều bé hơn hệ số ý nghĩa 0,050; như vậy, các biến độc lập có ý nghĩa với mô hình về mặt thống kê. Từ kết quả phân tích mô hình ở trên, mô hình hồi quy đa biến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 như sau: 𝐼𝐹𝑅𝑆 = 0,764 + 0,348𝐴𝐿𝐶𝐶 + 0,169𝐴𝐿𝑀𝑃 + 0,304𝐴𝐿𝐶𝑀 Qua kết quả trên, dựa vào hệ số Beta chuẩn hóa ta thấy, biến Áp lực cưỡng chế sẽ có ảnh hưởng cao nhất (0,325), biến Áp lực chuyên môn ảnh hưởng thấp hơn (0,287) và sau cùng là biến Áp lực mô phỏng có ảnh hưởng thấp nhất (0,198). 7. Kiểm tra độ phù hợp của mô hình 7.1. Kiểm định đa cộng tuyến Dựa vào bảng trên, kết quả VIF của các biến độc lập đều bé hơn 2 (1,448; 1,317; 1,311); như vậy, các biến độc lập sẽ không có hiện tượng trộn lẫn, phụ thuộc lẫn nhau, hiện tượng đa cộng tuyến khó có thể xảy ra. 7.2 Kiểm định giả định phương sai của sai số (phần dư) không đổi. Cách hữu hiệu để thực hiện kiểm định này là thông qua biểu đồ phân tán, nếu kết quả xử lý quanh trục O (quanh giá trị trung bình của phần dư), các phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một phạm vi không đổi thì phương sai của sai số không đổi (Hoàng Trọng & Lê Thị Mộng Ngọc 2008). Hình dưới đây biểu diễn giá trị phần dư đã được chuẩn hóa và giá trị dự đoán đã được chuẩn hóa. Hình 6: Biểu đồ phân tán Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Đồ thị này cho thấy phần dư phân tán một cách ngẫu nhiên trong quãng đường xung quanh đi qua hoành độ 0 nên giả định tuyến tính không thay đổi hay phần dư của phương sai không đổi. 7.3. Kiểm định giả định các phần dư có phân phối chuẩn Theo Hoàng Trọng & Lê Thị Mộng Ngọc (2008), khi phần dư có phân phối chuẩn bằng 0 và phương sai không đổi thì phương trình hồi quy tuyến tính bội mới thực sự có ý nghĩa, nghiên cứu sẽ sử dụng biểu đồ Histogram và biểu đồ P-P Plot để thực hiện kiểm định này. @ Trường Đại học Đà Lạt
  10. 543 Hình 6b: Biểu đồ Histogram (Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) Biểu đồ Histogram như trên cho thấy đường cong phân phối chuẩn đặt chồng lên biểu đồ tần số với trung bình MEAN xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn Std, Dev= 0,986. Như vậy, giả thiết phân phối chuẩn đã được công nhận. Bên cạnh biểu đồ Histogram, chúng ta có thể kiểm định giả thiết trên qua đồ thị P-P Plot, Bằng cách quan sát mức độ các điểm thực tế xung quanh đường thẳng kỳ vọng, ta có thể so sánh hai phân phối được vẽ trên đồ thị P-P Plot và kết luận phân phối phần dư có lệch chuẩn không. Hình 6c: Biểu đồ P-P Plot Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Kết quả cho thấy, các điểm phân tán không quá xa so với đường thẳng kỳ vọng; có thể kết luận, giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm. 8. Bàn luận kết quả nghiên cứu Kết quả cho thấy áp lực cưỡng chế có tác động mạnh nhất đến việc áp dụng IFRS 15 (hệ số 𝛽= 0,348), sau đó là áp lực chuyên môn và cuối cùng là áp lực mô phỏng. Điều này chỉ ra rằng quyết định áp dụng IFRS 15 của doanh nghiệp có xu hướng ảnh hưởng từ sức ép của các tổ chức chính trị (quy định pháp luật), nhà đầu tư, cổ đông, khách hàng hay người cho vay, từ những kỳ vọng mang tính văn hóa trong xã hội. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Phang Mahzan (2013), Aburous (2018) nhưng lại trái ngược với nghiên cứu của Pricope (2016), cụ thể cho thấy biến áp lực mô phỏng có ảnh hưởng lớn đến việc áp dụng IFRS và hai biến áp lực cưỡng chế và áp lực chuyên môn thì không có ảnh hưởng đáng kể. Kết quả nghiên cứu của tác giả Lê Việt (2020) @ Trường Đại học Đà Lạt
  11. 544 chỉ ra áp lực chuyên môn là ảnh hưởng lớn nhất và thấp nhất là áp lực cưỡng chế. Điều này cho thấy có sự thay đổi trong cách đánh giá các nhân tố ảnh hưởng qua các đối tượng là các doanh nghiệp dịch vụ trên TP. HCM. Nhân tố áp lực mô phỏng cho kết quả ảnh hưởng thấp nhất, chỉ ra rằng tác động từ các tổ chức nghề nghiệp và sức ép từ các bên liên quan ảnh hưởng không lớn đến việc áp dụng IFRS 15 của các doanh nghiệp được khảo sát. Tuy nhiên, thực tế không thể phủ nhận tầm ảnh hưởng của áp lực mô phỏng, bởi xu hướng bắt chước theo các doanh nghiệp đầu ngành hay doanh nghiệp cùng ngành cũng góp phần quan trọng không nhỏ trong việc nhận thức về thay đổi các chính sách (cụ thể chính sách kế toán) của doanh nghiệp cho phù hợp với thời điểm hiện tại. Kết quả nghiên cứu của nhóm cũng có phần khác so với nghiên cứu của tác giả Lê Việt (2019) trước đây, theo nghiên cứu của Lê Việt, kết quả nghiên cứu cho rằng yếu tố áp lực chuyên môn có ảnh hưởng cao nhất, áp lực mô phỏng có ảnh hưởng cao thứ hai và cuối cùng là áp lực cưỡng chế. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kết quả của cho rằng: áp lực cưỡng chế có tác động cao nhất, tiếp đến là áp lực chuyên môn và sau cùng là áp lực mô phỏng. Vậy tại sao lại có sự khác biệt này? Thời điểm tác giả Lê Việt thực hiện nghiên cứu năm 2019, đề án áp dụng IFRS mới được đề cử lên Bộ Tài Chính, phần lớn các kế toán viên hiểu biết nhiều về VAS; chỉ có vài doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI, các kế toán viên mới được làm quen với IFRS và US GAAP. Đến khi Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC, phê duyệt đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam; những hiểu biết, khái niệm về IFRS dần được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, các thỏa thuận EVFTA, UKVFTA với Liên minh Châu Âu và Anh Quốc đã tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài; các nhà đầu tư, quỹ đầu tư khi tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp ở Việt Nam cần phải xem xét rất nhiều yếu tố, cả vi mô lẫn vĩ mô. Một trong những yếu tố mà họ quan tâm là BCTC trong đó yếu tố doanh thu chiếm phần quan trọng; vì đối với quan điểm của nhiều phân tích tài chính, kinh doanh, kể cả Warren Buffett, đều coi yếu tố này là “vàng ròng”, nguồn tạo tiền trong tương lai của doanh nghiệp. Không chỉ riêng nhà đầu tư, kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán cũng sẽ quan tâm đến yếu tố này, bởi đây là yếu tố trọng yếu khi thực hiện kiểm toán. Ý kiến mà kiểm toán đưa ra về khoản mục này hầu như chỉ chấp nhận mức độ sai sót thấp. Bên cạnh đó, như đã đề cập ở trên, các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp lý, cũng như lộ trình đã vạch sẵn, việc áp dụng IFRS 15 ở doanh nghiệp dịch vụ trong giai đoạn này và trong tương lai sẽ có tính cưỡng chế cao. Thêm nữa, như đã trình bày ở trên, bài nghiên cứu thực hiện khảo sát tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) (chiếm tỷ lệ 77,8%). Những DNVVN lập BCTC thông thường bởi vì hai mục tiêu chính: thứ nhất, để cơ quan thuế xem xét khi quyết toán thuế cho doanh nghiệp; thứ hai, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn ở ngân hàng, một trong những điều mà ngân hàng cần xem xét đầu tiên sẽ là BCTC. Ngoài hai lý do trên, các DNVVN hầu như không kêu gọi vốn đầu tư ở những định chế tài chính ở nước ngoài, Quyết định số 345/QĐ-BTC không đề cập đến việc tự nguyện cũng như bắt buộc áp dụng IFRS trong BCTC đối với đối tượng doanh nghiệp này. Do đó, nhân tố áp lực cưỡng chế sẽ có ảnh hưởng cao nhất đến việc áp dụng IFRS 15 trên BCTC. Trong nghiên cứu tác giả Lê Việt (2020), áp lực mô phỏng được xếp đứng thứ hai, trong khi kết quả của nghiên cứu xếp yếu tố này ở vị trí thứ ba. Điều này có thể được hiểu như sau: như đã đề cập ở trên, trước khi có đề án áp dụng IFRS, hầu như ít doanh nghiệp áp dụng IFRS, cho nên việc thực hiện này có thể phải chờ ở các doanh nghiệp lớn rồi học hỏi theo. Với thời điểm hiện tại, việc áp dụng IFRS 15 đã được trang bị từ các khóa học tập của doanh nghiệp đã khiến cho yếu tố này giảm đi, Bên cạnh đó, ghi nhận doanh thu theo IFRS 15 ở mỗi doanh nghiệp không hẳn là @ Trường Đại học Đà Lạt
  12. 545 giống nhau hoàn toàn, vì vậy mà việc học theo các doanh nghiệp đó sẽ không còn nhiều ý nghĩa nữa. Việc đào tạo bài bản từ các khóa tập huấn, khiến cho áp lực chuyên môn trong giai đoạn này vẫn cao hơn áp lực mô phỏng. 9. Kết luận Bài viết đã trình bày kết quả mô hình nghiên cứu thực nghiệm các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS 15 tại các doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Sau khi khảo sát và mô tả dữ liệu, thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha và kiểm định EFA, nghiên cứu đã đánh giá mức ảnh hưởng của các nhân tố bằng kỹ thuật phân tích hồi quy bội trên các nhân tố tác động: áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, áp lực chuyên môn. Theo đó, cả ba nhân tố này đều tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS 15 tại các doanh nghiệp dịch vụ ở TP.HCM. Tài liệu tham khảo Tài liệu tham khảo trong nước 1. Bộ Tài chính (2019). Dự thảo Đề án Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam. https://baochinhphu.vn/print/du-thao-de-an-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-vao-viet- nam-102254079.htm. 2. Bộ Tài chính (2020). Quyết định 345/QĐ-BTC phê duyệt “Đề án Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam”. 3. Đặng Thị Mai Trang (2016). Đo lường mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về hợp đồng xây dựng. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 4. Hà Xuân Thạch & Nguyễn Ngọc Hiệp (2018). Những nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi BCTC từ chuẩn mực kế toán việt nam sang chuẩn mực BCTC quốc tế. Tạp chí Kinh tế đối ngoại. Số 102. 5. Lê Trần Hạnh Phương (2019). Các nhân tố tác động đến áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) – nghiên cứu ở phạm vi các quốc gia và doanh nghiệp tại Việt Nam. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 6. Lê Việt (2020). Tác động của việc tự nguyện và bắt buộc áp dụng IFRS đối với chất lượng thông tin kế toán. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán. 7. Lê Việt (2020). Vận dụng mô hình kết hợp TAM và TPB để đánh giá việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công thương. 8. Nguyễn Thị Kim Cúc & Nguyễn Lê Vân Khanh (2018). Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tự nguyện áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam. Tạp chí công thương. 9. Nguyễn Thị Thu Phương (2014). Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS tại Việt Nam. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. 10. Trần Quốc Dũng (2015). Nghiên cứu mức độ hài hòa về doanh thu giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế. Luận văn thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh. Tài liệu tham khảo nước ngoài 11. Abuous D. (2018). IFRS and institutional work in the accounting domain. Critical Perspectives on Accounting. Vol. 62. p. 1-15. @ Trường Đại học Đà Lạt
  13. 546 12. Bernoully M., Wondabio L.S. (2019). Impact of Implementation of IFRS 15 on the Financial Statements of Telecommunication Company. Atlantis Press-Part of Springer Nature. 13. Damak S., Sassi N., Bahri M. (2020). Cross-country determinants of IFRS for SMEs adoption. Journal of Financial Reporting and Accounting. 14. Haggenmüller S. (2019). Revenue recognition under IFRS 15: a critical evaluation of predefined purposes and implications for improvement. Finance management-Business finance. 15. Kivioja T. (2018). The impact of IFRS 15 on analysts’ forecast accuracy. Master’s thesis, Oulu Business School - UNIVERSITY OF OULU. 16. KOLSI M.C. (2008). THE DETERMINANTS of IAS/IFRS ADOPTION by EMERGENT COUNTRIES. 17. Manh Dung Tran, Thi Tuyet Mai Ngo, To Uyen Phan, Duc Tai Do, Thi Thuy Hang Pham (2020). Determinants influencing the conversion of financial statements: the case of multinational firms in Vietnam. The Journal of Asian Finance, Economics and Business. Vol. 7 (3) 17-27. 18. Napier C.J. (2020). The real effects of a new accounting standard: the case of IFRS 15 Revenue from Contracts with Customers. Accounting and Business Research. Vol. 50 (5). 19. Othman H.B. & Kossentini A. (2011). IFRS adoption strategies and theories of economic development: Effects on the development of emerging stock markets. Journal of Accounting in Emerging Economies. Volume 5 (1). 20. Phang S.Y. & Mahzan, N. (2013). The Responses of Malaysian Public Listed Companies to the IFRS Convergence. Asian Journal of Business and Accounting. 6(1). 21. Pricope. C. F. (2016). The role of institutional pressures in developing countries: Implications for IFRS. Theoretical and Applied Economics. Vol. XXIII. No. 2(607). pp. 27-40. 22. Quagli A., Roncagliolo E. & D'Alauro G. (2021). The preparedness to adopt new accounting standards: a study of European companies on the pre-adoption phase of IFRS 15. Springer Link. 23. Tutino M., Regoliosi C., Mattei G., Paoloni N., Pompili M. (2020). Does the IFRS 15 impact earnings management? Initial evidence from Italian listed companies. African Journal of Business Management. 13(7) pp. 226-238. 24. Tarca A. (2012). The Case for Global Accounting Standards: Arguments and Evidence. Academic Fellow ‐ Research, IFRS Foundation. 25. Veronica G. & Socoliuc M. (2016). Effects And Implications Of The Implementation Of IFRS 15-Revenue From Contracts With Customers. Management Strategies Journal. 26. Viet Le (2020). Determinants of International Financial Reporting Standards Adoption: a systematic literature review. International Conference on Business and Finance (IBCF 2020). @ Trường Đại học Đà Lạt
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2