intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Mộ Dung Vân Thư | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực TPHCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

  1. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC QUẢN LÝ CHI TIÊU CÁ NHÂN CỦA SINH VIÊN KHỐI KINH TẾ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÍA NAM KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Ngọc Hồng Tâm*, Nguyễn Ngọc Bảo Châu, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Diệp Gia Linh, Nguyễn Chánh Yến Nhi Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực TPHCM. Nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá để thực hiện đề tài. Kết quả nghiên cứu đã xác định có 4 nhân tố tác động đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực TPHCM, đó là môi trường sống và học tập, nhận thức quản lý tài chính cá nhân, phong cách tài chính, môi trường gia đình, thái độ quản lý tài chính cá nhân. Để thực hiện đề tài nhóm tác giả đã sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng theo mô hình nhân tố khám phá EFA. Từ khóa: quản lý chi tiêu cá nhân, sinh viên khối kinh tế, phía nam khu vực TP. HCM. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, một trong những vấn đề nóng của sinh viên nói chung đó là không đủ tiền chi tiêu vào cuối tháng. Hiện tượng này gây tác động tiêu cực lên cuộc sống cũng như kết quả học tập của sinh viên, mà nguyên nhân là do sự yếu kém trong việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên (Tuổi trẻ online, ngày 29/9/2013).Thêm vào đó, quản lý ngân quỹ yếu kém còn dẫn đến nhiều hệ lụy như tác động xấu đến phẩm chất cá nhân, quan hệ gia đình và công việc, tạo ra tình trạng sử dụng các hình thức tín dụng vào cuối tháng, và về lâu dài tạo thành thói quen ỷ lại vào các hình thức tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cá nhân (Xiao et al., 2006). Chính vì vậy, quản lý chi tiêu cá nhân hiện nay đã trở thành một trong những kỹ năng quan trọng đối với sinh viên nói chung, và sinh viên khối kinh tế Trường Đại học phía Nam khu vực TPHCM nói riêng. Điều này quan trọng vì quản lý chi tiêu cá nhân ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống, học tập và cả kế hoạch tương lai của các sinh viên. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Cơ sở lí thuyết quản lí chi tiêu cá nhân Quản lý chi tiêu cá nhân là một trong những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Vì vậy, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân quỹ cá nhân đã dựa trên các lý thuyết về phát triển con người (Havighurst, 1972; Baltes, 1987; Shanahan and Hood, 1999; Arnett, 2000). 523
  2. Chi tiêu là số tiền mà một cá nhân hoặc một hộ gia đình bỏ ra để đổi lấy các hàng hóa, dịch vụ nhằm phục vụ cho đời sống. Gồm những chi tiêu trong ngắn hạn và những chi tiêu dài hạn, các khoản phí này tuy không đáng kể nhưng không thể phủ nhận các khoản phí này cũng có ảnh hưởng lớn đến chi tiêu và thu nhập của mỗi cá nhân Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy rằng cha mẹ là hình mẫu quan trọng trong việc khuyến khích hành vi tài chính (Moschis, 1987; Webley and Nyhus, 2006). Sự hỗ trợ của cha mẹ là lời khuyên quan trọng trong việc quản lý ngân quỹ của con (Xiao et al., 2007). Shim et al. (2007) nhận thấy rằng sinh viên năm nhất có nhận được sự hướng dẫn tài chính từ cha mẹ thì có kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân tốt hơn. Lợi ích của việc chi tiêu hợp lí: Chi tiêu hợp lý mà mỗi người có cuộc sống ổn định hơn. Nhờ chi tiêu phù hợp mà luôn có được một khoản ngân sách dự bị cho tương lai. Và trong nhiều trường hợp, chúng ta sẽ có thể chủ động hơn trong việc giải quyết những khó khăn bất chợt ập đến. Môi trường sống và học tập Sự ảnh hưởng việc Nhận thức quản lí chi tiêu cá nhân chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Phong cách tài chính Nam TP.HCM. Môi trường gia đình Hình 1: Mô hình nghiên cứu (Nguồn: Nhóm tác giả đề xuất) 2.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu Mua hàng trực tuyến qua mạng khá phổ biến với Việt Nam trong những năm gần đây đa số người mua hàng gặp nhiều rủi ro hơn so với phương pháp truyền thống. Điều đó làm cho các học giả tham gia quá trình nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất mô hình mở rộng thêm nhân tố nhận thức rủi ro trong mô hình nhằm tác động của nhân tố này ảnh hưởng đến tác động dịch vụ mua hàng trực tuyến của Bauer, R.A. (1960). Các giả thuyết nghiên cứu: (H1): Môi trường sống và học tập tác động cùng chiều (+) đến quản lí chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam TP.HCM. (H2): Nhận thức quản lí chi tiêu cá nhân có tác động cùng chiều (+) đến quản lí chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam TP.HCM. (H3): Phong cách tài chính cùng chiều (+) đến quản lí chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam TP.HCM. (H4): Môi trường gia đình có tác động cùng chiều (+) đến quản lí chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam TP.HCM. 524
  3. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành thông qua nghiên cứu định tính và định lượng: (1) Nghiên cứu định tính bằng xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo và các biến quan sát và hiệu chỉnh biến quan sát phù hợp với thực tế. (2) Nghiên cứu định lượng: Sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để kiểm định mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau; Phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng và nhận diện các yếu tố được cho là phù hợp; đồng thời sử dụng phân tích hồi quy tuyến tính đa biến xác định các nhân tố và mức độ tác động đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam khu vực TPHCM. Thông qua nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 4 với 25 biến quan sát nên nhóm nghiên cứu sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n =100 khách hàng là phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội. Từ những mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, từ những cơ sở lý thuyết, bước đầu định hướng xây dựng sơ bộ mô hình nghiên cứu nâng cao ý thức chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học phía Nam khu vực TP.HCM. Sau khi qua bước nghiên cứu định tính bằng việc thảo luận nhóm, xây dựng thang đo sơ bộ, khảo sát sơ 100 sinh viên, hiệu chỉnh thang đo. Kết quả đa số cho là các yếu tố sau tác động nhằm nâng cao cao ý định mua sắm trực tuyến của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học khu vực phía Nam TP.HCM: Môi trường sống và học tập, Nhận thức quản lý tài chính cá nhân, Phong cách tài chính, Môi trường gia đình. 3.2. Mô hình nghiên cứu và phương trình hồi quy Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1. Mô hình hồi quy: TCKT = β0 + β1*MTS + β2*NTQL + β3*PCTC + β4*MTGD + ε Trong đó TDQL: Biến phụ thuộc mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến việc chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế các trường Đại học khu vực phía Nam TP.HCM MTSVHT: môi trường sống và học tập; NTQLTCCN: nhận thức quản lý chi tiêu cá nhân; STC: sự tin cậy; PCTC: phong cách tài chính; MTGD: môi trường gia đình; β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy, ε: Sai số ngẫu nhiên. 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiểm định chất lượng thang đo (Cronbach’s Alpha) Bảng 1: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số tương Số biến Cronbach’s Thang đo quan biến tổng Ghi chú quan sát Alpha nhỏ nhất Môi trường sống và học tập 5 0.7303 0.669 Chấp nhận Nhận thức quản lý chi tiêu 5 0.865 0.819 Chấp nhận cá nhân Phong cách tài chính 5 0.699 0.615 Chấp nhận Môi trường gia đình 5 0.570 0.438 Loại 525
  4. Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo ở bảng 1 ta thấy hệ số Cronbach’s Alpha của tổng thể đều lớn hơn 0.6 nhưng về thang đo của môi trường gia đình có hệ số cronbach’s alpha nhỏ hơn 0.6 nên loại thang đo đó. Như vậy hệ thống thang đo được xây dựng gồm 3 thang đo đảm bảo chất lượng tốt với 15 biến quan sát đặc trưng. Phân tích nhân tố khám phá Phân tích nhân tố khám phá EFA biến phụ thuộc Giá trị Eigenvalue = 2,411 >= 1 và trích được 3 Nhân tố mang ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất. Tổng phương sai trích 80.385 >= 50. Như vậy 3 được trích cô đọng được 80.385% biến thiên các biến quan sát. Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau. Đồng thời, hệ số KMO=0.725 chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Kết quả ma trận xoay cho thấy, 24 quan sát được gom thành: 3 nhân tố ,1 thành tố. Hệ số tải nhân tố > 0.5. → Đủ độ tin cậy để phân tích tiếp Phân tích nhân tố khám phá EFA biến độc lập Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (sig = 0.00 < 0.05, bác bỏ H0, chấp nhận H1). Đồng thời, hệ số KMO = 0.776 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett các thành phần KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0,776 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 637,443 df 105 Sig. 0 Bảng 3: Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Total Variance Explained ums of Squared Loadings Component Initial Eigenvalues % of Cumulative % of Cumulative % of Cumulative Total Variance % Total Variance % Total Variance % 526
  5. 1 4.920 32.803 32.803 4.920 32.803 32.803 4.223 28.151 28.151 2 2.373 15.817 48.620 2.373 15.817 48.620 2.089 13.927 42.078 3 1.463 9.753 58.373 1.463 9.753 58.373 1.905 12.697 54.775 4 1.108 7.384 65.757 1.108 7.384 65.757 1.647 10.982 65.757 5 839 5.597 71.354 Bảng cho thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1, thấp nhất là 1.108 với phương sai trích 65.757% > 50% là đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 04 thành phần được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này, cho chúng ta thấy 05 thành phần rút trích ra thể hiện được khả năng giải thích được 65.757% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Tiếp tục với kết quả của phân tích nhân tố khám phá, ta có ma trận nhân tố xoay (Rotated component matrix) trong đó thể hiện các biến đặc trưng đều có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0.5. Vậy ba nhóm nhân tố độc lập được rút trích bao gồm: Nhân tố 1: (MTS) bao gồm các biến MTS1, MTS2, MTS3, MTS4 và MTS5; đặt tên cho nhân tố này Môi trường sống và học tập. Nhân tố 2: (NTQL) bao gồm các biến NTQL1, NTQL2, NTQL3, NTQL4 và NTQL5; đặt tên cho nhân tố này là Nhận thức quản lý tài chính cá nhân. Nhân tố 3: (PCTC) bao gồm các biến PCTC1, PCTC2, PCTC3, PCTC4 và PCTC5; đặt tên cho nhân tố này là Phong cách tài chính. 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Nghiên cứu sơ bộ này ở mức thu thập số liệu từ 100 câu trả lời của sinh viên khối kinh tế các trường đại học khu vực phía Nam TP.HCM. Mặc dù kết quả chưa mang tính khái quát cho đặc điểm của sinh viên trên cả nước, nhưng nó cũng phần nào phản ánh sự hiểu biết của sinh viên khối kinh tế, khi mà TP.HCM là nơi tập trung của nhiều trường đại học và những trường đại học uy tín nhất trên cả nước. Các nghiên cứu tiếp theo sẽ mở rộng số lượng khảo sát cũng như phạm vi để khắc phục hạn chế này, thêm vào đó, nhóm tác giả cũng nghiên cứu nâng cao chất lượng câu hỏi để tăng thêm tính chính xác cho kết quả nghiên cứu. 5.2 Kiến nghị - Đối với gia đình Cha mẹ cần quan tâm đến việc giáo dục các kỹ năng quản lý ngân quỹ cho con cái. Cha mẹ là người đóng vai trò hướng dẫn trực tiếp và đưa ra lời khuyên cho các vấn đề tài chính. Ngoài ra, gia đình cần phải tập cho con cái quen với việc tự lập trong việc quản lý ngân quỹ cá nhân từ nhỏ. 527
  6. - Đối với nhà trường nhà trường nên kết hợp với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cá nhân và các doanh nghiệp, ngân hàng thực hiện các buổi hội thảo cung cấp các kiến thức về quản lý ngân quỹ cũng như các dịch vụ tài chính cá nhân. - Đối với xã hội ở một số quốc gia phát triển, giáo dục tài chính cá nhân được đưa vào chương trình giáo dục chính thức, ngay từ cấp bậc phổ thông, việc đó đã cho thấy được tầm quan trọng của kỹ năng quản lý ngân quỹ cá nhân. - Đối với bản thân sinh viên Sinh viên nên quan tâm đến việc rèn luyện các kỹ năng quản lý tài chính cho bản thân mình thông qua sự hướng dẫn của cha mẹ, hoặc các lớp hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hilgert, M. A., Hogarth, J. M., and Beverly, S. G., 2003. Household financial management: The connection between knowledge and behavior. Federal Reserve Bulletin, July, 309-322. 2. Webley, P., & Plaisier, Z. (1998). The development of mental accounts. Children’s Social and Economics Education, 3, 55-64. 3. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-thanh-pho-ho-chi-minh/thong- le/thong-ke-khao-sat-muc-chi-tieu-hang-thang-cua-sinh-vien-khi-vao-dai-hoc/18040704 4. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-dai-hoc-da-nang/phuong-phap- nghien-cuu-khoa-hoc/cac-yeu-to-tam-ly-anh-huong-den-hanh-vi-tai-chinh-cua-sinh-vien-truong-dai- hoc-kinh-te/21004012?zarsrc=30&utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo 528
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2