intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

43
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày sự cần thiết của việc xác định nguồn nguy hiểm cao độ; Xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành; Kiến nghị hoàn thiện quy định về cách xác định nguồn nguy hiểm cao độ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định nguồn nguy hiểm cao độ theo quy định của pháp luật hiện hành

  1. XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Lê Thị Hồng, Lê Thị Yến Nhi Viện Công nghệ Việt - Nhật, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hiện nay, với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, số lượng máy móc, thiết bị,…ngày càng hiện đại, mang tính tự động hóa, hệ thống các công trình điện phục vụ đời sống được mở rộng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó cũng kéo theo những tai nạn gia tăng ảnh hưởng đến an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản của mọi người. Trong số đó, có những tai nạn do chính bản thân hoạt động của các máy móc, thiết bị, phương tiện, hệ thống điện..gây ra mà con người không thể hoặc mất khả năng kiểm soát được. Trong giới khoa học pháp lý xuất hiện một thuật ngữ để chỉ những sự vật này, đó là “nguồn nguy hiểm cao độ”. Để có thể áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra một cách chính xác nhất, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về thuật ngữ này cũng như cách xác định nguồn nguy hiểm cao độ . Từ khóa: Chất cháy, nguồn nguy hiểm cao độ, phương tiện giao thông vận tải cơ giới, thú dữ, xác định nguồn nguy hiểm cao độ. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ Trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và luật dân sự nói riêng, các nhà làm luật vẫn chưa đưa ra một khái niệm cụ thể để giải thích về nguồn nguy hiểm cao độ(NNHCĐ). Giống như Bộ luật Dân sự (BLDS) 2005 thì BLDS 2015 các nhà làm luật vẫn dùng phương pháp liệt kê khi nói về nguồn nguy hiểm cao độ thay vì đưa ra định nghĩa cụ thể về NNHCĐ hay nói cách khác là vẫn sử dụng những từ ngữ của BLDS 2005 cho BLDS 2015 .Theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 BLDS 2005 nay là Khoản 1 Điều 601 của BLDS 2015 “NNHCĐ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác do pháp luật quy định.” Theo Nghị quyết số 03 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, ban hành ngày 08/07/2006 (NQ số 03/2006/NQ-HĐTP) về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có hướng dẫn thi hành Điều 623 của BLDS 2005 như sau “ Để xác định NNHCĐ cần căn cứ vào Khoản 1 Điều 623 BLDS và văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan hoặc quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về lĩnh vực cụ thể đó”. Như vậy, ngoài căn cứ vào quy định trong BLDS thì còn căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật liên quan ở từng lĩnh vực chuyên ngành nếu muốn xác định cụ thể, chi tiết hơn. Ví dụ như: để xem xét một vật có phải vũ khí, chất cháy nổ hay không thì cần căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017 hay để biết một phương tiện tham gia giao thông có phải phương tiện vận tải cơ giới thì xem xét trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018). 2. XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH Vậy khi BLDS và văn bản quy phạm pháp luật không quy định, NNHCĐ sẽ được hiểu và xác định như thế nào. Theo Từ điển giải thích luật học thì “ NNHCĐ được hiểu là vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người xung quanh. NNHCĐ gồmg phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chát nổ, chất 121
  2. [9] cháy, chát độc, chất phóng xạ, thú dữ và các NNHCĐ khác” qua cách giải thích trên thì NNHCĐ là vật mà khi bảo quản, sản xuất, vận hành, dịch chuyển có tiềm năng gây ra thiệt hại cho môi trường và người xung quanh. Tức là, nó phải luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại, là những vật đang tồn tại hiện hữu trong đời sống ngày nay và quan trọng là nó không phải là những vật được hình thành trong tương lai. Ví dụ như: Một lượng lớn thuốc nổ sắp được sản xuất thì chúng không phải là NNHCĐ. Ngoài ra, còn rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, như: “NNHCĐ là những vật thể hay chất thể tồn tại trong tự nhiên xã hội mà trong quá trình tồn tại, hoạt động của nó tiểm tàng gây thiệt hại về tính mạng, tài sản cho những người xung quanh hay nói cách khác các [10] đối tượng là NNHCĐ luôn luôn có khả năng gây nguy hại cho con ngưởi và tài sản” hay “ Các đối tượng được coi là NNHCĐ là những vật, máy móc, phương tiện, động vật( thú dữ) đang tồn tại mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản chúng có tiềm ẩn những nguy cơ gây thiệt hại bất ngờ về tính mạng, sức khỏe, tài sản cho những người xung quanh mà không bao giờ con người cũng lường trước và [11] có thể ngăn chặn ( không kiểm soát nguy cơ gây thiệt hại) còn có quan điểm khác lại cho rằng “NNHCĐ theo Điều 623 BLDS 2005 (hiện nay là Điều 601 BLDS 2015) được hiểu là những vật đang tồn tại hiện hữu mà hoạt động vận hành, sản xuất, vận chuyển, bảo quản chúng luôn chứa đựng khả năng gây thiệt hại cho môi trường và những người xung quanh. Tính nguy hiểm của nó còn thể hiện ở chỗ con người [12] không thể kiểm soát được một cách tuyệt đối nguy cơ gây thiệt hại.” Các định nghĩa và quan điểm trên nhìn chung đều đề cập tới vấn đề NNHCĐ là gì và những tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại cho con người và tài sản, đặc biệt là ở chỗ con người không thể kiểm soát được việc gây ra hậu quả của NNHCĐ. Chính vì vậy, các NNHCĐ ngoài chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự còn chịu sự điều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, cụ thể là: Phương tiện giao thông vận tải cơ giới được giải thích tại Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ móc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.” Luật giao thông đường bộ đến nay đã được 10 năm áp dụng và đạt được những thành tựu nhất định nhưng với tốc độ phát triển của kinh tế như hiện nay thì giao thông đường bộ là nút thắt lớn nên Luật giao thông đường bộ phải được xem xét sửa đôi, bổ sung để thật phù hợp. Ngày 27/08/2018, hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tập trung sửa đổi 7 nhóm vấn đề và vấn đề thứ ba là bổ sung khung pháp lý mới đối với các phương tiện mới, phương tiện giao thông [13] thông minh,quản lý chất lượng, khí thải đối với xe mô tô.” Hệ thống tải điện theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Thông tư số 25, ban hành ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương về việc quy định hệ thống điện truyền tải là “hệ thống điện truyền tải là hệ thống điện bao gồm lưới điện truyền tải và các nhà máy điện đấu nối vào lưới điện truyền tải.” Pháp lệnh về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nổ và công cụ hỗ trợ 2011 vừa hết hiệu lực từ ngày 01/ 07/2018 và cũng bắt đầu từ ngày 01/07/2018 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nổ và công cụ hỗ trợ 2017 đã có hiệu lực. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của luật này vũ khí là “thiết bị, phương tiện hoặc tổ hợp những phương tiện được chế tạo, sản xuất có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người, phá hủy kết cấu vật chất, bao gồm: vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự.”, các loại vũ khí cụ thể cũng được Luật quy định cụ thể từng Khoản của Điều 3, tạo nên sự chặt chẽ của pháp luật. Tại Khoản 7 Điều 3 của Luật này nhà làm luật vừa định nghĩa vừa liệt kê các vật cháy nổ “ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:“Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích; Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.” Cũng giống như vũ khí, vật liệu cháy nổ cũng được chia làm nhiều loại, quy định cụ thể: vật liệu nổ quân dụng (Khoản 8, Điều 3), vật liệu nổ công nghiệp (Khoản 9 Điều 3), tiền chất thuốc nổ (Khoản 10 Điều 3). 122
  3. Chất độc màu da cam là nỗi đau của chiến tranh để lại trên lãnh thổ Việt Nam và nó gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà đến nay chúng ta vẫn chưa khắc phục được. Hiểu được sự nguy hiểm khôn lường đó, để hiểu đúng nhất về chất độc, theo quy định tại Khoản 5 Điều 4 Luật Hóa chất năm 2007 “Hoá chất độc là hóa chất nguy hiểm có ít nhất một trong những đặc tính nguy hiểm quy định từ điểm đ đến điểm n Khoản 4 Điều này.” Theo quy định từ điểm đ đến n của Điều 4 thì nó gồm những đặc tính nguy hiểm sau: “ độc cấp tính, độc mãn tính, hây kích ứng với con người, gây ung thư hoặc có uy cơ gây ung thư, gây biến đổi gen, độc đối với sinh sản, tích lũy sinh học, ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy, độc hại đến môi trường.” Chất phóng xạ được biết đến nhiều trong y học là tia X-quang, CT,... nó hỗ trợ rất nhiều trong qua trình tìm và điều trị bệnh ở con người nhưng nếu không sử dụng tùy tiện và không được nhà nước cụ thể là sự điều chỉnh của pháp luật thì hậu quả nó gây ra thật sự không khắc phục được, điều này làm chúng ta phải nhớ lại vụ nổ nhà máy hạt nhân tại Nhật vào năm 2011, đến nay đã 7 năm sau sự cố ấy, nhưng việc khắc phục hậu quả mà nó để lại cũng là vấn đề mà một nước phát triển như Nhật Bản phải đau đầu.Cũng chính vì vậy Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 được ban hành ngày 03/06/2008 và tại Khoản 8 Điều 3 luật này định nghĩa về chất phóng xạ như sau “là chất phát ra bức xạ do quá trình phân rã hạt nhân, chuyển mức năng lượng hạt nhân, có hoạt độ phóng xạ riêng hoặc tổng hoạt độ lớn hơn mức miễn trừ.” Trong thực tế hiện nay, còn một vấn đề khá quan trọng khi đề cập đến việc xác định NNHCĐ, là trong các đối tượng của NNHCĐ, thì “ thú dữ” vẫn chưa có một VBQPPL nào có quy định hay giải thích khái niệm này. Thú dữ được hiểu là những con vật sống trong môi trường hoang dã hoặc đã sống trong môi trường hoang dã nhưng đã được con người thuần hóa nuôi ở nhà với nhiều mục đích khác nhau : làm cảnh, kinh doanh mà cụ thể làm xiếc, được nhà nước bảo vệ trong công viên bách thú, một số gia đình lại nuôi trăn, gấu để lấy mật, cá xấu để lấy thịt da. Hơn nữa, với sự phát triển không ngừng và nhanh chóng của cuộc sống, những nhu cầu về sống của con người cũng phát sinh, vấn đề mới luôn được đặt ra và đòi hỏi nhà nước phải có những quy định để điều chỉnh, cụ thể là thú cưng nuôi ở nhà có được xem là thú dữ hay không. Hiện nay những vụ án về thú cưng gây thiệt hại luôn là vấn đề rất được quan tâm vì nó còn gặp nhiều bất cập trong giải quyết vụ án. Ngoài ra, để kịp thời điều chỉnh những NNHCĐ mới xuất hiện nhà làm luật quy định “ các NNHCĐ khác do pháp luật quy định”. 3. KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC ĐỊNH NGUỒN NGUY HIỂM CAO ĐỘ Thực tế khi xét xử và áp dụng bồi thường thiệt hại do NNHCĐ gây ra, tòa án hay cơ quan chức năng có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật, kinh nghiệm và tình huống để đưa ra bản án công bằng, công minh, thỏa đáng nhất. Mặc dù đã cố gắng bồi thường cho những người bị thiệt hại, cơ quan chức năng cũng hỗ trợ, động viên, an ủi nhưng tổn thất tinh thần hay di chứng để lại là không thể nào bồi thường, phục hồi hay bù đắp lại được. Cách duy nhất có thể xã hội tránh được những nỗi đau đáng tiếc này xảy ra là quy định pháp luật phải chặt chẽ, cụ thể hơn nữa, phải thường xuyên kiểm tra, nâng cao ý thức cho người dân; trách nhiệm người chủ sở hữu, người chiếm hữu phải được chú ý đặt biệt biệt. Chế định này phức tạp bởi những quy định của pháp luật còn chưa được hoàn chỉnh và cách hiểu chúng còn chưa thống nhất, còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, đặc biệt ở việc xác định NNHCĐ. Định nghĩa NNHCĐ ở dạng liệt kê của BLDS còn tồn tại nhiều hạn chế, không được bao quát và xảy ra thiếu xót, không đầy đủ các NNHCĐ. Hơn nữa, phương pháp liệt kê không làm nổi bật lên bản chất, đặc điểm cá biệt của NNHCĐ. Cụ thể là trong thực tế đã tồn tại rất nhiều những sự vật có đầy đủ bản chất, đặc điểm của một NNHCĐ, nhưng vì pháp luật chưa quy định nên có được xem là NNHCĐ hay không. Chẳng hạn như chó dữ, trăn, rắn nuôi trong nhà dân nó rất nguy hiểm đối với con người vì bản chất hoang dã của chúng, vậy khi chúng gây ra thiệt hại thì giải quyết như thế nào. Một ví dụ cụ thể cho khó khăn trong việc xác định NNHCĐ “tại bản án 578/2017/DS-ST ngày 06/09/2017 về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của tòa án nhân dân quận Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh xét xử về việc ông Nguyễn Phương L gây tai nạn cho bà Đào Kim T. Ngày 30/9/2014, khi đi ngang qua đường bằng xe đạp tại địa chỉ số: 20, đường PT, Phường B, quận G, Thành phố Hồ Chí Minh thì bà Đào Kim T bị xe Taxi của hãng S biển số: 51A - 931.56 do lái xe Nguyễn Phương L điều khiển chạy với tốc độ nhanh, quẹt trúng, bị 123
  4. té gẫy chân trái và chấn thương phần đầu. Trong phán quyết của tòa án đã xác định việc ông Nguyễn Phương L gây thiệt hại cho bà T là gây thiệt hại do NNHCĐ gây ra theo Điều 623 Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên, đây không phải là gây thiệt hại do NNHCĐ gây ra mà là do hành vi vi phạm vượt quá tốc độ, không chú ý quan sát mà phương tiện liên quan đến NNHCĐ. NNHCĐ là những nguồn tự thân nó gây ra, ví dụ xe tải đi bình thường bị đứt phanh, chất hóa học tự phản ứng với nhau gây tự nổ... Như vậy, trong phán quyết này Tòa án nhân dân quận Gò Vấp không thể xác định đây là vụ án gây thiệt hại do NNHCĐ [14] và sử dụng Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 để giải quyết vụ án. Ví dụ trên là minh chứng cho việc hiểu pháp luật còn có nhiều quan điểm trái chiều, chưa được thống nhất. Như theo quan điểm tác giả dựa trên cơ sở BLDS 2015 thì tác giả ủng hộ quan điểm của Tòa án, bởi vì những lý do sau : Khi gây ra tai nạn, chủ sở hữu đang vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ không đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến việc nguồn nguy hiểm gây ra thiệt hại( Điều 601, BLDS 2015). Ngoài ra, nếu theo quan điểm còn lại là không áp dụng Điều 623, BLDS 2005 hay Điều 601, BLDS 2015, hệ quả là nhiều chủ sở hữu sẽ lơ là trong việc vận hành, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ. Khó khăn trong việc xác định NNHCĐ cũng chính là gây khó khăn cho thực tiễn xét xử khi xảy ra thiệt hại không biết nên áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật nào để giải quyết. Mặc dù đã có nhiều kiến nghị sửa đổi, bổ sung khái niệm NNHCĐ nhưng đến khi BLDS 2015 có hiệu lực thì khái niệm NNHCĐ vẫn được các nhà làm luật giữ nguyên như khái niệm NNHCĐ trong BLDS 2005. Khái niệm sẽ là nguyên tắc chung để xác định NNHCĐ, còn việc liệt kê sẽ giúp khái niệm thêm cụ thể, rõ ràng hơn. Bởi, Khoản 2 Điều 14 BLDS 2015 “ Tòa án không được từ chối giải quyết vụ, việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng; trong trường hợp này, quy định tại Điều 5 và Điều 6 của Bộ luật này được áp dụng”, và nếu đưa ra tiêu chí chung sẽ giúp cho việc xác định và áp dụng pháp luật được thuận lợi hơn. Thêm vào đó, việc thêm vào các tiêu chí giúp cho việc áp dụng pháp luật trở nên đồng nhất, tránh việc áp dụng tùy tiện lại tạo thêm một án lệ. Mà hiện nay, chủ trương của Đảng là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một nhà nước pháp quyền thì sao có thể tùy tiện áp dụng pháp luật được, mọi việc phải giải quyết trên cơ sở pháp định. Về các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành khác cũng không nhất thiết phải sửa đổi nhưng vẫn phải phù hợp với BLDS. Vì vậy, theo tác giả, các nhà làm luật có thể định nghĩa NNHCĐ bằng cách đưa ra các khái niệm chung (các tiêu chí chung) mang tinh khái quát, là nguyên tắc để xác định NNHCĐ nhằm giúp cho xác định NNHCĐ trở nên dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do NNHCĐ gây ra nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ luật Dân sự 2005 [2] Bộ luật Dân sự 2015 [3] Luật Giao thông đường bộ năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2018) [4] Luật Hóa chất năm 2007 [5] Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008 [6] Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nổ và công cụ hỗ trợ 2017 [7] Nghị quyết số 03, ban hành ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán về việc hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng [8] Thông tư số 25, ban hành ngày 30/11/2016 của Bộ Công thương về việc quy định hệ thống điện truyền tải Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu cháy nổ và công cụ hỗ trợ 2017 [9] Từ điển giải thích Luật học, Trường đại học Luật Hà Nội năm 2002, pp. 86 [10] Nguyễn Xuân Quang (2011) " Một số vấn đề pháp lý về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" Tạp chí khoa học pháp lý Trường đại học luật Thành phố Hồ Chí Minh (03) pp. 34. 124
  5. [11] Phạm Vũ Ngọc Quang (2012) " Cần có thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành quy định về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng" Tạp chí kiểm sát(07) pp.45. [12] Vũ Thị Hải Yến “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2010/04/06/4727-4/, truy cập ngày 28/03/2019. [13] http://enternews.vn/luat-giao-thong-duong-bo-sua-doi-se-tap-trung-vao-nhung-van-de-nao- 135053.html, truy cập ngày 28/03/2019 [14] https://banan.thuvienphapluat.vn/tin-tuc/nguon-nguy-hiem-cao-do-xac-dinh-co-de-481, truy cập ngày 28/03/2019 125
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2