intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây hồi tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

24
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây Hồi (Illicium verum Hook) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao không chỉ về giá trị dược liệu mà còn được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm. Nghiên cứu “Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây hồi tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định chính xác loài nấm gây bệnh thán thư và tính gây bệnh của chúng trên cây Hồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây hồi tại Việt Nam

  1. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH THÁN THƯ HẠI CÂY HỒI TẠI VIỆT NAM Trần Xuân Hưng1, Đặng Như Quỳnh1, Nguyễn Thị Minh Hằng1, Nguyễn Hoài Thu1, Lê Văn Bình1, Nguyễn Thị Thúy Nga1 TÓM TẮT Cây Hồi (Illicium verum Hook) là loài cây đặc sản có giá trị kinh tế cao không chỉ về giá trị dược liệu mà còn được sử dụng phổ biến trong ngành chế biến thực phẩm với tổng diện tích đạt khoảng trên 50.000 ha tập trung chủ yếu ở Lạng Sơn, Bắc Kạn và một số tỉnh vùng Đông Bắc bộ. Tuy nhiên, hiện nay rừng trồng Hồi đang xuất hiện bệnh thán thư hại cây hồi xảy ra thường xuyên ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hồi. Nghiên cứu này nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh thông qua nghiên cứu đặc điểm triệu chứng, đánh giá tính gây bệnh trong thử nghiệm nhân tạo và xác định loài nấm gây bệnh thán thư. Kết quả phân lập đã thu được 12 mẫu nấm từ các lá bị bệnh và 2 mẫu nấm từ quả bị bệnh thán thư. Đánh giá tính gây bệnh của các mẫu nấm trên lá và quả được chia thành năm nhóm gồm: gây bệnh rất mạnh (2 mẫu), gây bệnh mạnh (5 mẫu), gây bệnh trung bình (3 mẫu), gây bệnh yếu (2 mẫu) và không gây bệnh (2 mẫu). Trong đó mẫu HLSL8.1 gây bệnh mạnh nhất, mẫu HLSL5, HLSL1.2, HLSL7.1, HBKL3 và HLSQ1 gây bệnh mạnh và có đặc điểm vết bệnh tương tự như mẫu lá và quả được thu ngoài hiện trường. Kết quả phân tích trình tự vùng gen ITS1+5.8S+ITS2 bằng cặp mồi ITS1 và ITS4 đã xác định nấm gây bệnh thán thư là loài Colletotrichum gloeosporioides sensu lato. Nghiên cứu này ghi nhận nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây hồi ở Việt Nam là do loài nấm Colletotrichum gloesporioides sensu lato gây ra. Từ khóa: Bệnh thán thư, Colletotrichum gloesporioides sensu lato, cây Hồi. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ6 trung chủ yếu tại huyện Na Rì với hơn 3.000 ha, huyện Chợ Mới khoảng 600 ha (Báo Nhân dân, Cây Hồi (Illicium verum Hook) là loài cây đặc 2019). Với lợi ích và giá trị cây Hồi mang lại, từ năm sản có giá trị kinh tế cao không chỉ về giá trị dược 2007 cây Hồi đã được xác lập chỉ dẫn địa lý tại Lạng liệu mà còn được sử dụng phổ biến trong ngành chế Sơn cho sản phẩm hoa hồi để cây Hồi chính thức có biến thực phẩm. Các sản phẩm chiết xuất thành tinh thương hiệu và được Nhà nước bảo hộ (Cục Sở hữu dầu hồi được dùng làm hương liệu, nguyên liệu trong Trí tuệ, 2007). công nghiệp thực phẩm, đặc biệt dùng trong y dược. Bên cạnh đó các rừng trồng Hồi cho thu hoạch lâu Tuy nhiên, hiện nay rừng trồng Hồi đang phải dài có thể lên đến 40 năm vẫn thu hoạch được quả đối mặt với tình trạng sâu, bệnh xảy ra thường xuyên vào hai vụ chính là tháng 6 và tháng 10. Chính vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, chất lượng hồi. rừng trồng Hồi đem lại hiệu quả kinh tế cao cho Trong đó phải kể đến bệnh thán thư đang xuất hiện người dân địa phương. và gây hại khá phổ biến trên rừng trồng Hồi. Trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có khoảng 150 ha bị nhiễm Hiện nay diện tích Hồi trồng ở một số tỉnh miền bệnh tại các huyện Văn Quan, Bình Gia (Chi cục núi phía Bắc, trong đó tập trung chủ yếu tại hai tỉnh Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Lạng Sơn, 2019). Diện đó là Lạng Sơn và Bắc Kạn. Tại Lạng Sơn, theo thống tích bị bệnh thán thư gây hại tại Bắc Kạn khoảng 200 kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lạng Sơn, diện ha, trong đó có khoảng 70 ha bị nhiễm bệnh nặng tại tích trồng Hồi có khoảng 36.000 ha, tập trung tại một một số huyện Chợ Mới, Bạch Thông (Chi cục Trồng số huyện như: Văn Quan, Tràng Định, Bình Gia (Bộ trọt và Bảo vệ Thực vật Bắc Kạn, 2019). Nông nghiệp và PTNT, 2016). Riêng tại Bắc Kạn, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Do cây Hồi là loài cây đặc hữu trên thế giới, xuất Kạn, diện tích trồng Hồi đạt khoảng 4.600 ha, tập hiện chủ yếu tại một số quốc gia như: phía Nam Trung Quốc và Việt Nam, do vậy các nghiên cứu về bệnh hại trên cây Hồi còn hạn chế (Wang et al., 1 Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng 2011). Tại Trung Quốc lần đầu tiên ghi nhận bệnh 180 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021
  2. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ đốm lá trên cây hồi do nấm Alternaria tenuissima gây nâu) và mô chưa bị bệnh (màu xanh) trên lá và quả ra trên rừng Hồi tại tỉnh Quảng Tây với tỷ lệ bị nhiễm bị bệnh và đặt trên môi trường PDA có bổ sung các bệnh khoảng 50% (Lai et al., 2020). Một kết quả loại kháng sinh (Ampicilin 0,5% và Streptomicyn nghiên cứu tại Trung Quốc đã tổng hợp có 20 loài 0,5%). Trong vòng 24 - 36 giờ sau khi phân lập, tiến sâu, bệnh chính hại cây Hồi (có 9 loài bệnh hại, 10 hành theo dõi tách đỉnh sinh trưởng và làm thuần loài sâu hại và 1 loài dây leo cộng sinh), trong đó có nấm sang môi trường PDA. loài sâu ăn lá gây hại khá nghiêm trọng là loài - Phương pháp nghiên cứu tính gây bệnh: Đánh Dilophodes elegan sinica (Zhao et al., 2009). giá tính gây bệnh thông qua gây bệnh nhân tạo trên Để phát triển sản xuất cây hồi đảm bảo tính bền lá, cụ thể như sau: Tạo vết thương nhỏ trên bề mặt lá vững, lâu dài hiện đã có một số nghiên cứu triển khai Hồi khỏe, sạch bệnh, cuống lá được quấn bằng bông trong việc cải tạo rừng Hồi nhiều năm tuổi, bị thoái có thấm nước nhằm giữ cho lá được tươi lâu. Cắt môi hóa, già cỗi và ứng dụng biện pháp kỹ thuật trồng trường thạch PDA có chứa sợi nấm gây bệnh với diện thâm canh nhằm tăng năng suất cho cây Hồi (Lương tích 0,5 cm2 đặt lên trên lá, đặt bông ẩm lên trên mặt Đăng Ninh, 2013). Tuy nhiên các nghiên cứu chuyên thạch. Công thức đối chứng cũng được tiến hành sâu về sâu, bệnh hại trên cây Hồi và công tác quản lý tương tự nhưng sử dụng PDA không chứa sợi nấm. sâu, bệnh chưa được chú trọng. Do vậy nghiên cứu Thí nghiệm với 10 lá/công thức/lặp và mỗi công “Xác định nguyên nhân gây bệnh thán thư hại cây thức được lặp lại 3 lần. Mẫu sau khi được gây bệnh hồi tại Việt Nam” được thực hiện nhằm xác định đặt trong hộp nhựa có nắp để tránh cho lá bị mất chính xác loài nấm gây bệnh thán thư và tính gây nước. Theo dõi hàng ngày để xác định thời gian ủ bệnh của chúng trên cây Hồi. bệnh, sau 3, 5 và 7 ngày tiến hành đo diện tích vết 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU bệnh trên quả. Phân cấp khả năng gây bệnh dựa trên các tiêu chí cụ thể như sau: (0): Không có vết bệnh 2.1. Vật liệu nghiên cứu trên lá còn tươi; (1): Diện tích vết bệnh < 0,5 cm2; (2): - Mẫu lá và quả Hồi bị bệnh tại Văn Quan, Tràng Diện tích vết bệnh ≥ 0,5 đến < 1 cm2; (3): Diện tích Định, tỉnh Lạng Sơn; huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn vết bệnh ≥ 1 đến < 2 cm2; (4): Diện tích vết bệnh ≥ 2 từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2020. cm2 hoặc lá bị thối hết. - Các mẫu nấm gây bệnh phân lập từ lá và quả + Cấp bệnh trung bình (DI) được xác định theo nêu trên. công thức: DI = ni.vi/N 2.2. Phương pháp nghiên cứu Trong đó: ni là số lá bị bệnh với cấp hại i (i từ cấp 0 đến cấp 4); vi là trị số của cấp bị hại thứ i; N là - Phương pháp điều tra xác định triệu chứng: Mô tổng số cây điều tra. tả triệu chứng bệnh trên một số rừng trồng Hồi tại - Phương pháp giám định bằng chỉ thị phân tử: Lạng Sơn và Bắc Kạn, quan sát và mô tả vết bệnh Tách chiết ADN theo phương pháp của Glen et al. trên lá, quả, mô tả màu sắc vết bệnh, các biểu hiện (2002). Vùng gen ITS1+5.8S+ITS2 của vi sinh vật trên vết bệnh ... được khuếch đại bằng các mồi ITS1 (5’- Thu mẫu lá, quả bị bệnh: Chọn các khu vực rừng TCCGTAGGTGAACCTGCGG-3’) (Gardes và Bruns, trồng đang xuất hiện để thu mẫu, các mẫu lá và quả 1993) và ITS4 (5’-TCCTCCGCTTATTGATATGC-3’) bị bệnh được thu mẫu riêng rẽ. Tại mỗi địa điểm tiến (White et al., 1990). Hỗn hợp chạy PCR bao gồm hành thu 10 mẫu lá và 10 mẫu quả. Thu mẫu lá, quả 12,5 μL GoTaq®Green Master Mix 2X (Công ty bị bệnh tại huyện Văn Quan, Tràng Định, tỉnh Lạng Promega, Madison, Wisconsin, Hoa Kỳ), 0,5 μL mỗi Sơn; huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn. mồi, 9,5 μL H2O PCR và 2 μL DNA, trên thiết bị - Phương pháp phân lập nấm: Phân lập nấm gây C1000 TouchTM Thermal Cycler (Bio-Rad, Mỹ) với bệnh trực tiếp từ các mẫu lá và quả bị bệnh. Trước chương trình nhiệt được thiết lập với pha biến tính ở khi phân lập tiến hành khử trùng bề mặt lá và quả bị 95C trong 3 phút kế tiếp là 35 chu kỳ nhiệt (94C bệnh, ngâm trong cồn 95% 1 phút, sau đó ngâm vào trong 30 giây, 55C trong 30 giây và 72C trong 1 dung dịch Sodium hypochlorite 2,5% 1 phút và cuối phút). Quá trình khuếch đại được hoàn tất ở 72C cùng ngâm trong nước cất 1 phút, thấm khô. Sau đó trong 10 phút. Sản phẩm PCR được kiểm tra bằng tiến hành cắt phần giáp ranh giữa mô bị bệnh (màu điện di trên gel agarose 2% có chứa chất nhuộm N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021 181
  3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ RedSafeTM (IntronBio, Mỹ). Những sản phẩm đạt Bệnh thán thư gây hại trên cây Hồi thường xuất yêu cầu được bảo quản ở -20oC. Sau đó sản phẩm hiện vào mùa xuân khi thời tiết có nhiều mưa phùn, PCR được gửi sang Viện Công nghệ Sinh học Việt độ ẩm cao. Bên cạnh đó ở những khu vực đồi cao, Nam để giải trình tự. Các trình tự được xử lý bằng xuất hiện sương mù dài ngày tỷ lệ bệnh thán thư cao phần mềm BioEdit (Hall, 1999) trước khi được so hơn so với các sườn đồi thấp, đón gió. Bệnh thường sánh với cơ sở dữ liệu của GenBank thông qua giao lây truyền nhờ gió và nước để phát tán bào tử. diện tìm kiếm BLAST nucleotide-nucleotide đặt tại National Center for Biotechnology Information, Bethesda, Mỹ. - Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hình thái: Tiếp tục nuôi nấm, làm thuần các mẫu nấm bằng cách cấy đỉnh sợi nấm trên môi trường PDA mới và theo dõi hệ sợi nấm phát triển sau 3, 5 và 7 ngày. - Mô tả đặc điểm hình thái các giai đoạn phát triển của nấm, chụp ảnh hệ sợi nấm bằng máy ảnh kỹ thuật số, đo kích thước và chụp ảnh các dạng bào tử trên kính hiển vi quang học BX50. - Xử lý số liệu bằng phần mềm R (version 4.2) để phân tích các chỉ tiêu thống kê theo Tukey’s test. Hình 1. Bệnh thán thư trên cây Hồi a-b. Chồi non, lá non bị bệnh; c. Lá bị bệnh; d. Lá 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN bị bệnh thối rụng dưới gốc; e. Quả bị bệnh 3.1. Triệu chứng của bệnh thán thư trên cây Hồi Trong quá trình điều tra thực tế đã ghi nhận tỷ lệ Trên rừng trồng Hồi, bệnh thán thư xuất hiện bị bệnh thán thư từ 35- 50% tại các địa phương của khá phổ biến ở rừng từ 2 -5 tuổi tại các địa phương. tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn đồng thời chúng đang có Bệnh thán thư có thể gây hại trên các bộ phận từ lá, xu hướng phát tán rộng và gây hại ngày càng nặng cành, chồi non, quả non (Hình 1a-b). Vết bệnh hơn ở một số địa phương trồng Hồi khác như Cao thường bắt đầu từ ngọn và mép lá, sau lan dần ra giữa Bằng, Quảng Ninh. Bệnh thường xuất hiện và gây lá. Ở giai đoạn đầu khi nấm bệnh mới xâm nhiễm, bệnh nặng nhất vào mùa xuân do có độ ẩm cao, bào xuất hiện những chấm nhỏ màu nâu đen, sau đó mở tử qua đông trên cành, lá bị bệnh gặp điều kiện rộng dần ra. Các đốm nâu lan dần, về sau phần giữa thuận lợi nảy mầm phát triển. Ngoài ra từ tháng 7 vết bệnh màu nâu xám. Vết bệnh lan dần xuống đến tháng 8 bệnh cũng xuất hiện khá phổ biến do cuống lá, gân lá từ màu xanh chuyển thành màu nâu điều kiện thời tiết nóng và có mưa nhiều. do nấm xâm nhiễm và lan ra cả phiến lá gây thối và 3.2. Tính gây bệnh của các mẫu nấm rụng lá (Hình 1c). Sau khi bị nấm xâm nhiễm, trên vết bệnh đôi khi hình thành các vòng tròn đồng tâm, Kết quả phân lập đã thu được 12 mẫu nấm từ màu nâu nhạt đến nâu sẫm, khối bào tử vàng cam các mẫu lá Hồi bị bệnh và 2 mẫu nấm phân lập từ hình thành trên đĩa cành (acervulus) ở mặt dưới lá quả bị bệnh, đã tiến hành gây bệnh nhân tạo trên của vết bệnh. Trong một số trường hợp, nấm bệnh quả để xác định các mẫu gây bệnh. xâm nhiễm từ đầu lá, làm lá chuyển từ màu xanh Kết quả gây bệnh nhân tạo đã xác định được sang màu nâu nhạt, khô dần từ đầu lá đến cuống lá 2 mẫu gây bệnh rất mạnh, 4 mẫu gây bệnh mạnh, (Hình 1b). 2 mẫu gây bệnh trung bình, 2 mẫu gây bệnh yếu Trên quả, nấm bệnh thường xâm nhiễm bắt đầu và 1 mẫu không gây bệnh. từ đỉnh mỗi cánh của quả, sau đó sợi nấm phát triển Mẫu HLSL8.1 và HLSL2.1 là hai mẫu gây lan dần ra toàn bộ cánh của quả Hồi. Đôi khi nấm bệnh rất mạnh với diện tích đạt khoảng 5 cm 2 sau xâm nhiễm từ cuống quả, lan dần lên toàn bộ quả. 10 ngày theo dõi. Trong số các mẫu nấm gây Quả từ màu xanh chuyển sang màu nâu và nâu đen, bệnh, có 4 mẫu nấm có tính gây bệnh mạnh đó là gây ra thối quả. Trên vết bệnh bị thối có xuất hiện các mẫu HLSL5, HLSL1.2, HLSL7.1, HBKL3 với khối bào tử vàng cam hình thành trên đĩa cành. diện tích vết bệnh từ 1-2 cm2 . Ngoài ra có 2 mẫu 182 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021
  4. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ nấm được phân lập từ quả Hồi, kết quả thử gây bệnh, trong đó mẫu HLSQ1 có tính gây bệnh nghiệm cho thấy cả hai mẫu nấm này đều có tính mạnh trên quả Hồi. Bảng 1. Tính gây bệnh của các mẫu nấm gây bệnh trên lá và quả Hồi Diện tích vết Bộ phận TT Ký hiệu mẫu Địa điểm thu mẫu bệnh trên lá/quả Tính gây bệnh gây bệnh (cm2) 1 HLSL 8.1 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 5,18a Rất mạnh 2 HLSL2.1 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 5,07 a Rất mạnh 3 HLSL5 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 1,47b Mạnh 4 HLSL1.2 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 1,09b Mạnh 5 HLS 7.1 Tràng Định - Lạng Sơn Lá 1,89b Mạnh 6 HBKL3 Chợ Mới - Bắc Kạn Lá 1,36b Mạnh 7 HLSL2.2 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 0,71 b Trung bình 8 HBKL10 Chợ Mới - Bắc Kạn Lá 0,59 bc Trung bình 9 Tràng Định - Lạng Sơn Lá c HLSL7.2 0,41 Yếu 10 Tràng Định - Lạng Sơn Lá c HLSL7 0,18 Yếu 11 HLSL1.1 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 0 Không gây bệnh 12 HSL8.2 Văn Quan - Lạng Sơn Lá 0 Không gây bệnh 13 HLSQ1 Văn Quan - Lạng Sơn Quả 1,24 Mạnh 14 HLSQ3 Tràng Định - Lạng Sơn Quả 0,8 Trung bình 15 Đối chứng Lá/quả 0,00 Không gây bệnh HSD 0,59 Fpr
  5. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Vết bệnh trên quả sau khi gây bệnh của các nâu nhạt và không hình thành các vết bệnh tròn mẫu nấm gây ra giống với triệu chứng trên lá khi giống như mẫu lá bị bệnh thu ngoài hiện trường. thu tại hiện trường. Mặt sau của vết bệnh hình 3.3. Kết quả giám định các loài nấm thành vòng đốm nâu, bên trong đen xuất hiện Từ kết quả gây bệnh nhân tạo, các mẫu nấm khối bào tử vàng. Một số lá gây bệnh sợi nấm lan được định danh dựa trên các trình tự gene của rộng theo gân lá từ vết bệnh xuống cuống lá. Đây chúng. Kết quả giải mã trình tự gene của từng là nguyên nhân khi lá bị bệnh thường hay bị rụng mẫu được so sánh mức độ đồng nhất với các trình khỏi cành, do cuống lá bị héo và thối. Riêng mẫu tự tham chiếu trên cơ sở dữ liệu về gene HLSL2.1 có đặc điểm vết bệnh khác so với các (Genbank) và được thể hiện ở bảng 2. mẫu nấm gây bệnh còn lại. Vết bệnh mọc lan dài, lan dọc theo gân lá, vết bệnh có màu nâu hoặc Bảng 2. Kết quả định danh các mẫu nấm gây bệnh thán thư trên cây Hồi Ký hiệu Trình tự tham Mức đồng nhất trình Tên khoa học mẫu chiếu (Genbank) tự (%) HLSL 8.1 Colletotrichum horii LC186042.1 100 HLSL2.1 Diaporthe sp. KC145876.1 99,36 HLSL5 Colletotrichum gloeosporioides MH864569.1 100 HLSL1.2 Colletotrichum fructicola MK874590.1 100 HLS 7.1 Colletotrichum gloeosporioides MH864569.1 100 HBKL3 Colletotrichum gloeosporioides MH864569.1 100 HLSL2.2 Pestalotiopsis maculans KX610327.1 100 HBKL10 Pestalotiopsis maculans KX610327.1 100 HLSL7.2 Neofusicucum parvum MK334000.1 99,6 HLSL7 Neofusicucum parvum MK334000.1 99,6 HLSL1.1 Aureobasidium melanogenum MK336633.1 100 HSL8.2 Aureobasidium melanogenum MK336633.1 100 HLSQ1 Colletotrichum horii LC186042.1 100 HLSQ3 Colletotrichum gloeosporioides MH864569.1 100 Trong tổng số 14 mẫu nấm được giải mã trình Trong 3 mẫu nấm gây bệnh trên thuộc chi tự và so sánh độ tương đồng với trình tự tham Collettotrichum bao gồm: C. gloeosporioides, C. chiếu, có 7 mẫu nấm thuộc chi Colletotrichum. fructicola và C. horii được xác định đều nằm trong Hai mẫu nấm gây bệnh mạnh nhất trên lá đó là loài Colletotrichum gloeosporioides sensu lato (Weir HLSL8.1, HLSL2.1 được xác định lần lượt là C. et al., 2012). Đây là các loài nấm gây bệnh có đặc horii và Diaporthe sp., và mẫu HLSQ1 có tính gây điểm về hình thái khá tương đồng với loài bệnh mạnh trên quả cũng được xác định là C. Colletotrichum gloeosporioides, về màu sắc, hình horii. Ngoài ra có 4 mẫu nấm được xác định là dạng và kích thước bào tử và hệ sợi. Tuy nhiên nếu Colletotrichum gloeosporioides bao gồm mẫu chỉ sử dụng riêng các cặp mồi ITS1/ITS4 để khuếch HLSL5, HLSL7, HBKL3 gây bệnh trên lá và mẫu đại vùng gen ITS thì rất khó để phân biệt các loài HLSQ3 gây bệnh trên quả. Cả ba mẫu nấm đều có nấm trong cùng tổ hợp phân loài Colletotrichum tính gây bệnh mạnh đối với lá Hồi khi được thử gloeosporioides (Cannon et al., 2012). Do đó nguyên nghiệm, riêng mẫu HLSQ3 có tính gây bệnh trung nhân gây ra bệnh thán thư trên cây Hồi được xác bình. Nghiên cứu cũng đã xác định 1 mẫu là nấm có định là Colletotrichum gloeosporioides sensu lato. tính gây bệnh mạnh là C. fructicola. Riêng hai mẫu Trong tổ hợp phân loài C. gloeosporioides nấm không có tính gây bệnh đối với lá Hồi là complex ngoài 3 loài kể trên còn bao gồm 19 loài HLSL1.1 và HLSL8.2 được xác định là loài khác: C. asianum, C. cordylinicola, C. Aureobasidium melanogenum. kahawae subsp. kahawae, C. musae, C. 184 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021
  6. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ nupharicola, C. psidii, C. siamense, C. sp. không phải là nguyên nhân chính gây bệnh thán theobromicola, C. tropicale, C. xanthorrhoeae, C. thư trên cây Hồi. aenigma, C. aeschynomenes, C. alatae, C. Tại Trung Quốc đã ghi nhận có 9 loại bệnh hại alienum, C. aotearoa, C. clidemiae, C. chính trên cây Hồi, trong đó bệnh thán thư là bệnh kahawae subsp. ciggaro, C. salsolae, C. ti. Các loài nguy hiểm và gây hại nặng nhất trên cây hồi và được nấm trong tổ hợp Colletotrichum gloeosporioides xác định do nấm Collettotrichum coccodes gây ra complex được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh (Zhao et al., 2009). Về mặt hình thái học, thán thư nguy hiểm và rất phổ biến trên khắp thế Collettotrichum coccodes khá tương đồng với C. giới. Bệnh gây hại trên rất nhiều cây chủ với khoảng gloesporioides, tuy nhiên kết quả phân tích di truyền trên 30 chi thực vật khác nhau như các loài ngũ cốc, cho thấy loài nấm này không nằm chung tổ hợp C. cây họ đậu, các loại rau quả như ớt, hồ tiêu và các gloesporioides complex (Liu et al., 2011). Tại loài cây ăn quả khác như xoài, sầu riềng, bơ (Diao et Malysia, nghiên cứu bệnh thán thư trên hai loài ớt đỏ al., 2017). và ớt xanh cũng đã ghi nhận một số loài trong tổ hợp Bên cạnh loài nấm Colletotrichum C. gloesporioides complex gây bệnh nghiêm trọng, gloeosporioides sensu lato được xác định gây ra trong đó có loài C. fructicola (Noor và Zakaria, 2018). bệnh thán thư trên cây Hồi tại Việt Nam, một loài Tại Việt Nam, bệnh thán thư được ghi nhận gây nấm khác cũng có tính gây bệnh rất mạnh trên cây hại trên nhiều cây chủ như ớt (Phạm Đình Dũng và Hồi được xác định là loài Diaporthe sp. Đây là loài cs, 2017), hại xoài (Lê Hoàng Lệ Thủy và Phạm Văn nấm gây bệnh khá phổ biến gây ra các bệnh như loét Kim, 2008). Trên cây lâm nghiệp, loài nấm C. thân cành, bệnh thối rễ. Gần đây tại Việt Nam cũng gloeosporioides được xác định là nguyên nhân gây ra đã ghi nhận 1 loài mới trong chi Diaporthe gây bệnh bệnh khô cành ngọn Keo tai tượng gây hại ở một số loét thân trên cây sầu riêng được xác định là loài tỉnh miền Bắc như Phú Thọ, Tuyên Quang (Phạm Diaporthe durionigena (Thao et al., 2020). Kết quả Quang Thu và cs, 2015) đánh giá tính gây bệnh được xác định là nấm Nghiên cứu này đã xác định được loài nấm Diaporthe sp., mặc dù có diện tích gây bệnh lớn hơn Colletotrichum gloeosporioides sensu lato là nguyên so với các mẫu C. gloeosporioides khác nhưng đặc nhân gây bệnh thán thư trên cây Hồi tại Việt Nam. điểm vết bệnh khác với triệu chứng ban đầu được ghi nhận. Do đó nghiên cứu xác định loài nấm Diaporthe a b c e d Hình 3. Đặc điểm bào tử và hệ sợi nấm a-b: Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides; c: Hệ sợi nấm C. horii trên PDA sau 7 ngày; d: Hệ sợi nấm Diaporthe sp. trên PDA sau 7 ngày; e: Hệ sợi nấm C. gloeosporioides trên PDA sau 7 ngày N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021 185
  7. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 4. KẾT LUẬN thán thư trên cây ớt (Capsicum frutescens L.) của chế phẩm oligochitosan - nano silica (SiO2). Tạp chí Kết quả nghiên cứu đã xác định và mô tả các triệu Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ – Phần B: Nông chứng của bệnh thán thư hại cây Hồi đồng thời ghi nghiệp, Thủy sản và Công nghệ sinh học. 48-66. nhận tỷ lệ bị bệnh thán thư từ 35 - 50% tại các địa phương của tỉnh Lạng Sơn và Bắc Kạn, đang có xu 8. Diao, Y. Z., Zhang, C., Liu, F., Wang, W. Z., Liu, L., Cai, L., & Liu, X. L. (2017). Colletotrichum hướng phát tán rộng và gây hại ngày càng nặng. species causing anthracnose disease of chili in Kết quả phân lập được 12 mẫu nấm bệnh từ lá và China. Persoonia: Molecular Phylogeny and quả bị bệnh. Qua đánh giá tính gây bệnh của các mẫu Evolution of Fungi, (38), 20. nấm xác định mẫu nấm HLSL 8.1 có tính gây bệnh 9. Gardes, M., & Bruns, T. D. (1993). ITS mạnh nhất trên cả lá và quả Hồi. Nghiên cứu đã xác primers with enhanced specificity for định được loài nấm Colletotrichum gloeosporioides basidiomycetes-application to the identification of sensu lato là nguyên nhân chính gây bệnh thán thư mycorrhizae and rusts. Molecular ecology, 2(2), 113- trên cây Hồi tại Việt Nam. 118. Từ kết quả nghiên cứu này rất cần tiếp tục 10. Glen, M., Tommerup, I., Bougher, N., & nghiên cứu giải pháp quản lý hiệu quả bệnh thán thư O'Brien, P. (2002). Are Sebacinaceae common and do loài nấm Colletotrichum gloeosporioides sensu widespread ectomycorrhizal associates of Eucalyptus lato gây ra trên Hồi để hạn chế thiệt hại cho người species in Australian forests?. Mycorrhiza, 12(5), dân trồng Hồi tại các địa phương. 243-247. TÀI LIỆU THAM KHẢO 11. Hall, T. A. (1999). BioEdit: A User-Friendly 1. Báo Nhân dân, 2019. Bắc Kạn được mùa Biological Sequence Alignment Editor and Analysis được giá hoa hồi. Truy cập ngày 17/11/2020. Program for Windows 95/98/NT. Nucleic Acids https://nhandan.com.vn/tin-tuc-kinh-te/bac-can- Symposium Series, 41, 95-98. duoc-mua-duoc-gia-hoa-hoi-365716/ 12. Lai, J. L., Chen, X. L., Feng, J. H., Huang, C. 2. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2016. Lạng Sơn: N., Bei, Y. J. (2020). First report of Alternaria Nâng cao chất lượng sản phẩm hồi để hội nhập quốc tenuissima causing leaf spot on star anise(Illicium tế. Truy cập ngày 17/11/2020. verum) in China. Plant Disease, (ja). https://www.mard.gov.vn/Pages/lang-son-nang-cao- 13. Liu, F., Hyde, K. D., & Cai, L. (2011). chat-luong-san-pham-hoi-de-hoi-nhap-quoc-te- Neotypification of Colletotrichum coccodes, the 31708.aspx. causal agent of potato black dot disease and tomato 3. Cannon, P. F., Damm, U., Johnston, P. R., & anthracnose. Mycology, 2(4), 248-254. Weir, B. S. (2012). Colletotrichum–current status and 14. Lương Đăng Ninh, 2013. Hợp tác nghiên cứu future directions. Studies in mycology, 73, 181-213. cải tạo rừng Hồi và ứng dụng kỹ thuật chế biến sản 4. Cục Sở hữu Trí tuệ (2007). Quyết định đăng phẩm Hồi tại Lạng Sơn. Tạp chí Khoa học Công nghệ bạ tên gọi xuất xứ hàng hóa – Sản phẩm Hoa hồi Việt Nam, (15), 28-30. Lạng Sơn số 0007 ngày 15 tháng 02 năm 2007. 15. Noor, N. M., Zakaria, L. (2018). Identification 5. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Lạng and characterization of Colletotrichum spp. Sơn (2019). Thông báo tình hình sâu, bệnh hại trên associated with chili anthracnose in peninsular cây trồng. Malaysia. European Journal of Plant 6. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật Bắc Pathology, 151(4), 961-973. Kạn (2019). Thông báo tình hình sâu, bệnh hại trên 16. Thao L. D., Hien L. T., Liem N. V., Thanh H. cây trồng. M. & Khanh T. N. (2020). Diaporthe durionigena. Persoonia, Vol. 44, Fungal Planet description sheets: 7. Phạm Đình Dũng, Đặng Hữu Nghĩa, Lê 1042-1111. Thành Hưng, Hoàng Đắc Hiệt, Bùi Văn Lệ và Nguyễn Tiến Thắng (2017). Nghiên cứu khả năng 17. Phạm Quang Thu, Vũ Văn Định, Lê Thị Xuân kháng nấm Colletotrichum gloeosporioides gây bệnh và Nguyễn Văn Thành (2015). Đặc điểm sinh học 186 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021
  8. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ của nấm Collectotrichum gloeosporioides gây bệnh 20. Wang, G. W., Hu, W. T., Huang, B. K., & khô cành ngọn Keo tai tượng (Acacia mangium) ở Qin, L. P. (2011). Illicium verum: a review on its miền Bắc Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và PTNT, botany, traditional use, chemistry and (20), 134 – 139. pharmacology. Journal of ethnopharmacology, 136 18. Lê Hoàng Lệ Thủy và Phạm Văn Kim (2008). (1), 10 - 20. Phân loài nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên 21. Weir, B. S., Johnston, P. R., & Damm, U. xoài và sầu riêng tại đồng bằng sông Cửu Long và (2012). The Colletotrichum gloeosporioides species thử hiệu lực của sáu loại thuốc đối với các loại nấm complex. Studies in mycology, (73), 115-180. này. Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Cần Thơ. 22. White, T. J., Bruns, T., Lee, S. J. W. T., & (10). 31-40. Taylor, J. (1990). Amplification and direct 19. Zhao, M., Chen, P., Dai, X. X., & Lu, Y. H. sequencing of fungal ribosomal RNA genes for (2009). Major Kinds of Diseases and Insect Pests of phylogenetics. PCR protocols: a guide to methods Illicium verum and Corresponding Control in Funing and applications, 18(1), 315-322. County. Forest Inventory and Planning, (1). CAUSE OF THE ANTHRACNOSE DISEASE ON STAR ANISE (Illicium verum Hook) IN VIETNAM Tran Xuan Hung1, Dang Nhu Quynh1, Nguyen Thi Minh Hang1, Nguyen Hoai Thu1, Le Van Binh1, Nguyen Thi Thuy Nga1 1 Forest Protection Research Centre, VAFS Summary The star anise (Illicium verum) is a speciality and high-value tree in the food and medicine industries. The area of star anise plantation is estimated at approximately 50,000 hectares, mostly in Lang Son, Bac Kan provinces and others in the North East of Vietnam. However, the anthracnose disease has currently occurred on the star anise tree, which affects seriously on the growth and the productivity of star anise fruit. This study aims to determine the cause of anthracnose disease on star anise tree, based on the symptoms, the pathogenicity, and molecular identification. There are 12 isolates from infected leaves and 02 isolates from infected fruits, which is tested the pathogenicity. The pathogenicity test showed the five levels of anthracnose disease including very high (2 isolates), high (5 isolates), medium (3 isolates), low (2 isolates) and nil (2 isolates). In which, the isolate HLSL8.1 has the strongest severity while the isolates HLSL5, HLSL1.2, HLSL7.1, HBKL3 and HLSQ1 have a strong severity, and these isolates cause the lesions similar to the leaves and fruits collected in the field. Based on the sequence analysis of ITS1+5.8S+ITS2 gene region with ITS1 and ITS4 primers, Colletotrichum gloesporioides sensu lato was identified as the cause of anthracnose disease on the star anise trees. This study is the first report of Colletotrichum gloesporioides sensu lato causing anthracnose disease on the star anise trees in Vietnam, and need further research to manage the anthracnose disease. Keywords: Anthracnose disease, Colletotrichum gloesporioides sensu lato, Illicium verum. Người phản biện: PGS.TS. Hà Viết Cường Ngày nhận bài: 16/10/2020 Ngày thông qua phản biện: 18/11/2020 Ngày duyệt đăng: 25/11/2020 N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - KỲ 1+2 - TH¸NG 2/2021 187
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2