intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định rối loạn tăng động ở trẻ em

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

126
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn tăng động (ADHD) là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3-6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai. Trẻ tăng động có các biểu hiện rối loạn trong các lĩnh vực: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý; từ đó gây nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt của trẻ. Nguyên nhân: Trước đây, có một vài ý kiến cho rằng có thể do các yếu tố tâm lý, môi trường, gia đình và xã hội, nhưng nguyên nhân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định rối loạn tăng động ở trẻ em

  1. Xác định rối loạn tăng động ở trẻ em Rối loạn tăng động (ADHD) là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3-6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai. Trẻ tăng động có các biểu hiện rối loạn trong các lĩnh vực: hoạt động quá mức, khó kiểm soát hành vi, kém tập trung chú ý; từ đó gây nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt của trẻ. Nguyên nhân: Trước đây, có một vài ý kiến cho rằng có thể do các yếu tố tâm lý, môi trường, gia đình và xã hội, nhưng
  2. nguyên nhân rõ ràng, chính xác thì đến nay vẫn chưa được xác định. Phần lớn ý kiến cho rằng trẻ có những bất thường trong quá trình phát triển não bộ, do tổn thương não, do yếu tố gia đình, do những biến đổi bất thường về gen, do ngộ độc cocain, nicotine, chì… Biểu hiện: Trẻ tăng động có các biểu hiện rối loạn trong các lĩnh vực: hoạt động thái quá, giảm sự tập trung chú ý và kiểm soát động tác kém. Sự hoạt động thái quá: - Trẻ hoạt động liên tục, múa tay chân, chạy nhảy, leo trèo. Chúng ta có cảm giác như trẻ không bao giờ ngồi yên một chỗ. - Trẻ không có ý thức tổ chức sắp xếp. Mọi vật xung quanh trẻ đều ngổn ngang, không theo một thứ tự nào cả. - Trẻ thường rất khó khăn khi đi vào giấc ngủ vì không ngừng cử động tay chân
  3. - Ở nhà, cha mẹ rất khó khăn trong việc chăm sóc trẻ và thường hay than phiền rằng không thể quản lý và dạy được con của mình. - Ở trường, giáo viên thường hay than phiền trẻ hoạt động nhiều, hay quậy phá trong lớp, không tuân thủ nội quy của lớp học. Sự tập trung chú ý kém - Trẻ tăng động gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự chú ý trong vui chơi, học tập, sinh hoạt hàng ngày - Ít khi lắng nghe người khác nói - Đưa ra câu trẻ lời trước khi nghe hết câu hỏi. - Ở lớp, trẻ không tập trung học. - Không thể hoàn thành bài tập ở trường và ở nhà. - Dễ dàng bị phân tâm bởi các kích hích xung quanh.
  4. - Thường hay quên và để tất lạc đồ đạc. Phối hợp, kiểm soát động tác kém: - Trẻ hoạt động mang tính chất xung động tức thì. - Phối hợp động tác kém - Chơi mạnh tay, bạo lực, thường hay gây ra các tai nạn cho chính bản thân cũng như cho người khác. - Trẻ rất thích gây ồn ào và thường hay làm phiền người khác. Các rối loạn này có thể nhiều hay ít tùy thuộc vào từng trẻ và môi trường xung quanh tác động đến trẻ. Ngoài ra, ở trẻ còn có xuất hiện những rối loạn kèm theo như: rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc, rối loạn lo âu, trầm cảm… Làm thế nào để xác định được trẻ rối loạn tăng động? Không phải tất cả các trẻ có biểu hiện rối loạn được nêu trên đều là trẻ tăng động. Chúng ta cần phải
  5. phân biệt trẻ hiếu động, thích khám phá môi trường xung quanh và trẻ hiếu động (ADHD). Ở trẻ tăng động, các rối loạn phải xảy ra ở mọi lúc (lúc vui chơi, học tập, sinh hoạt…); mọi nơi (ở nhà, ở trường, bệnh viện, nơi công cộng…); trong mọi hoàn cảnh, trong tất cả các mối quan hệ. Thời gian rối loạn của trẻ phải kéo dài ít nhất 6 tháng. Trẻ rối loạn tăng động phải được xác định bởi các nhà chuyên môn và phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chẩn đoán.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2