intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xác định, xếp loại và khảo sát sự biểu hiện của các gen mã hóa dehydrin (DHN) ở cây đậu tương (Glycine max (L.) Merr.) bằng phân tích in silico

Chia sẻ: ViBoruto2711 ViBoruto2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

35
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phân tích in silico, chúng tôi đã xác định được 11 gen mã hóa cho các protein Dehydrin (DHN) trong hệ gen của cây đậu tương. Các protein suy diễn của các gen này đều có mang trình tự bảo thủ đặc hiệu cho DHN là phân mảnh K đã được báo cáo ở nhiều loài. Phân tích cây phát sinh chủng loại cho thấy, các DHN của cây đậu tương nằm trên ba nhánh khác nhau, có một số hiện tượng nhân gen xảy ra sau quá trình biệt hóa loài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xác định, xếp loại và khảo sát sự biểu hiện của các gen mã hóa dehydrin (DHN) ở cây đậu tương (Glycine max (L.) Merr.) bằng phân tích in silico

TẠP CHÍ KHOA HỌC<br /> Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Số 10 (9/2017) tr 47 - 54<br /> <br /> XÁC ĐỊNH, XẾP LOẠI VÀ KHẢO SÁT SỰ BIỂU HIỆN<br /> CỦA CÁC GEN MÃ HÓA DEHYDRIN (DHN)<br /> Ở CÂY ĐẬU TƢƠNG (Glycine max (L.) Merr.)<br /> BẰNG PHÂN TÍCH IN SILICO<br /> Vũ Thị Nự, Nguyễn Thị Sơn, Hà Mạnh Linh6<br /> Trường Đại học Tây Bắc<br /> Tóm tắt: Bằng phân tích in silico, chúng tôi đã xác định được 11 gen mã hóa cho các protein Dehydrin<br /> (DHN) trong hệ gen của cây đậu tương. Các protein suy diễn của các gen này đều có mang trình tự bảo thủ đặc<br /> hiệu cho DHN là phân mảnh K đã được báo cáo ở nhiều loài. Phân tích cây phát sinh chủng loại cho thấy, các<br /> DHN của cây đậu tương nằm trên ba nhánh khác nhau, có một số hiện tượng nhân gen xảy ra sau quá trình biệt hóa<br /> loài. Kết quả phân tích RNAseq cho thấy có 7 trong 11 gen DHN biểu hiện ở ít nhất một loại mô của cây đậu tương,<br /> chỉ hai gen GmDHN1 và GmDHN9 biểu hiện ở tất cả các loại mô nghiên cứu, đồng thời hai gen này cũng biểu hiện<br /> mạnh hơn các gen khác ở hầu hết các mô. Hai gen GmDHN1 và GmDHN9 biểu hiện mạnh ở mô hoa, mô vỏ quả, rễ<br /> và biểu hiện yếu hơn ở mô hạt, lá non và nốt sần. Gen GmDHN6 và GmDHN8, biểu hiện mạnh hơn so với các gen<br /> còn lại ở hạt trong giai đoạn phát triển muộn, các gen GmDHN2, GmDHN3, GmDHN5 và GmDHN11 không biểu<br /> hiện ở các loại mô được nghiên cứu.<br /> Từ khóa: Biểu hiện gen, cây di truyền, Dehydrin (DHN), đậu tương.<br /> <br /> 1. Mở đầu<br /> Cây đậu tương (Glycine max (L.) Merr) là một trong những cây trồng quan trọng, có<br /> lịch sử trồng trọt lâu đời, được trồng ở nhiều nước trên thế giới từ châu Âu, châu Á, châu Phi,<br /> châu Mỹ, nhất là ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Hạt đậu tương là loại sản phẩm có giá trị<br /> đồng thời cả về protein và lipit [3]. Thành phần dinh dưỡng trong hạt đậu tương rất cao, với<br /> hàm lượng protein từ 38 - 40%, lipit từ 15 - 20%, hyđratcacbon từ 15 - 16% và muối khoáng<br /> quan trọng cho sự sống. Ở nước ta, trong những thập niên gần đây diện tích trồng đậu tương<br /> không ngừng tăng lên [9]. Nhờ giá trị cao, hệ gen của đậu tương đã được giải trình tự vào<br /> năm 2010 bởi tập thể các nhà khoa học dẫn đầu bởi G. Stacey, R. Shoemaker, S. Jackson, J.<br /> Schmutz, và D. Rokhsar. Phiên bản hệ gen của cây đậu tương hiện có kích thước xấp xỉ 975<br /> Mb, gồm có 20 nhiễm sắc thể [15]. Đối với một loài sinh vật có hệ gen được giải trình tự, việc<br /> nghiên cứu về cấu trúc và chức năng hệ gen (genomics) có ý nghĩa rất quan trọng. Ở Việt<br /> Nam, có nhiều nguyên nhân làm giảm diện tích cũng như năng suất đậu tương như ánh sáng,<br /> độ ẩm, nhiệt độ, kĩ thuật, mùa vụ, hạn hán, đặc điểm di truyền của các giống. Trong đó, hạn<br /> hán là nguyên nhân chủ yếu làm giảm diện tích và năng suất của đậu tương do đó việc xác<br /> định và nghiên cứu sự biểu hiện của các gen liên quan đến tính chịu hạn của cây đậu tương là<br /> việc làm cần thiết.<br /> Dehydrin (DHN) là một họ bao gồm nhiều loại protein có số lượng lớn trong giai đoạn<br /> phát triển phôi muộn, đóng vai trò quan trọng trong khả năng thích nghi của thực vật với các<br /> điều kiện bất lợi [5, 8]. DHN gồm các protein được xếp vào nhóm II (LEA2-D11) của họ Late<br /> 6<br /> <br /> Ngày nhận bài: 03/01/2017. Ngày nhận kết quả phản biện: 10/5/2017. Ngày nhận đăng: 20/9/2017<br /> Liên lạc: Vũ Thị Nự, e - mail: vuthinu09@gmail.com<br /> 47<br /> <br /> Embryogenesis Abundant protein (LEA) [5]. Các DHN được xác định đều có ái lực cao với<br /> nước, tính chất này giúp chúng giữ được nước ngay cả trong điều kiện tế bào mất nước mạnh.<br /> DHN bền với nhiệt và có thể giữ nguyên vẹn cấu trúc không bị thay đổi trong dung dịch nước ở<br /> nhiệt độ đến 100C, nhóm này có 3 đoạn bảo thủ kí hiệu là Y, S, K [5, 8]. Dựa vào cấu trúc<br /> DHN được chia thành 6 nhóm: Kn, SKn, KnS, YnKn và YnSKn và SKS [11]. DHN phân bố trong<br /> nhiều mô tế bào ở nhiều giai đoạn phát triển khác nhau: Mô sinh dưỡng và mô sinh thực. Một<br /> số DHN như protein RAB18 của Arabidopsis và RAB (response to abscisic acid) của ngô tìm<br /> thấy trong hạt; ở hầu hết các mô của mầm và lá mầm [8]. Trong tế bào, DHN được phát hiện ở<br /> tế bào chất, nhân, màng tế bào và ty thể. Phần lớn các DHN được tìm thấy trong cây khi bị tác<br /> động của điều kiện bất lợi, tác động của abscisic acid (ABA), hạn, lạnh, độ mặn cao [10]. Hiện<br /> nay, đã có hơn 800 trình tự gen DHN đã được phân lập và hơn 700 trình tự protein DHN đã<br /> được xác định từ nhiều loài thực vật khác nhau (hạt kín, hạt trần và thực vật bậc thấp) [8]. Trên<br /> cây đậu tương, một số gen DHN cũng đã được tách dòng và xác định trình tự [12, 18]. Trong<br /> nghiên cứu này, bài báo sử dụng phương pháp In Silico để xác định trình tự của các DHN trong<br /> hệ gen của cây đậu tương, xây dựng cây phát sinh chủng loại và phân loại các DHN, đồng thời<br /> khảo sát sự biểu hiện của các gen DHN ở loài cây này.<br /> 2. Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu<br /> 2.1. Cơ sở dữ liệu về các trình tự hệ gen và RNAseq ở cây đậu tương<br /> Các trình tự được khai thác từ cơ sở dữ liệu trên ngân hàng gen (NCBI). Trong đó, trình<br /> tự hệ gen của cây đậu tương theo công bố của Schmutz và cs. (2010), dữ liệu RNAseq theo<br /> Severin và cs. (2010), các trình tự DHN của cây Arabidopsis theo Hundertmark và Hincha<br /> (2008) [6, 15, 16].<br /> 2.2. Xác định các gen thuộc họ DHN ở cây đậu tương<br /> Mười protein DHN của cây Arabidopsisthaliana (AT1G20440, AT1G20450,<br /> AT1G54410, AT1G76180, AT2G21490, AT3G50970, AT3G50980, AT4G38410,<br /> AT4G39130, AT5G66400) [6] được dùng làm khuôn dò để tìm kiếm các gen tương đồng trên<br /> dữ liệu nucleotide của toàn hệ gen của cây đậu tương nhờ chương trình TBLASTN theo Cao<br /> Phi Bằng và Trần Thị Thanh Huyền (2015) [1].<br /> 2.3. Các đặc điểm hóa - lí<br /> Các đặc điểm vật lí, hóa học của các gen/protein nghiên cứu được khảo sát nhờ các<br /> công cụ của ExPASy (Expert Protein Analysis System) [3].<br /> 2.4. Xây dựng cây phả hệ<br /> Cây phả hệ được xây dựng từ các trình tự protein nghiên cứu của các loài Arabidopsis,<br /> dương và quýt đường đã được sắp xếp nhờ phần mềm MEGA5 bằng sử dụng phương pháp<br /> Maximum Likelihood và tuân theo các tham biến: mẫu Jones-Taylor-Thornton (JTT), dữ liệu<br /> được xử lí là tất cả các vị trí và phương pháp Bootstrap với 1.000 lần lặp lại [17].<br /> 48<br /> <br /> 2.5. Khảo sát sự biểu hiện gen<br /> Bảng 1. Đặc điểm gen dehydrin của cây đậu tƣơng<br /> Kích thước Khối lượng<br /> protein<br /> phân tử<br /> Chỉ số Chỉ số<br /> suy diễn<br /> protein<br /> ưa nước béo<br /> (aa)<br /> suy diễn (KD)<br /> <br /> Số<br /> itron<br /> <br /> Gen<br /> <br /> Tên locus<br /> <br /> Chiều dài<br /> gen/ đoạn<br /> mã hóa<br /> <br /> GmDHN1<br /> <br /> Glyma04g01130<br /> <br /> 1375/645<br /> <br /> 214<br /> <br /> 24,16<br /> <br /> -1,509<br /> <br /> 50,09 5,53<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN2<br /> <br /> Glyma04g01181<br /> <br /> 657/501<br /> <br /> 166<br /> <br /> 17,32<br /> <br /> -0,971<br /> <br /> 51,81 9,22<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN3<br /> <br /> Glyma06g01171<br /> <br /> 540/400<br /> <br /> 132<br /> <br /> 13,34<br /> <br /> -1,36<br /> <br /> 51,17 5,22<br /> <br /> 2<br /> <br /> GmDHN4<br /> <br /> Glyma07g10030<br /> <br /> 1730/732<br /> <br /> 243<br /> <br /> 26,55<br /> <br /> -1,211<br /> <br /> 39,58 6,18<br /> <br /> 2<br /> <br /> GmDHN5<br /> <br /> Glyma08g05361<br /> <br /> 276/276<br /> <br /> 91<br /> <br /> 9,90<br /> <br /> -1,062<br /> <br /> 55,71 6,64<br /> <br /> 0<br /> <br /> GmDHN6<br /> <br /> Glyma09g31740<br /> <br /> 1218/762<br /> <br /> 253<br /> <br /> 26,63<br /> <br /> -1,244<br /> <br /> 27,79 6,29<br /> <br /> 2<br /> <br /> GmDHN7<br /> <br /> Glyma12g36430<br /> <br /> 1650/408<br /> <br /> 135<br /> <br /> 14,69<br /> <br /> -1,066<br /> <br /> 62,15 5,54<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN8<br /> <br /> Glyma13g27120<br /> <br /> 1815/420<br /> <br /> 139<br /> <br /> 15,13<br /> <br /> -1,186<br /> <br /> 51,22 5,52<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN9<br /> <br /> Glyma16g04190<br /> <br /> 1406/339<br /> <br /> 112<br /> <br /> 12,59<br /> <br /> -1,874<br /> <br /> 31,34 6,24<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN10 Glyma16g04200<br /> <br /> 1351/255<br /> <br /> 84<br /> <br /> 9,44<br /> <br /> -1,942<br /> <br /> 32,50 6,21<br /> <br /> 1<br /> <br /> GmDHN11 Glyma17g24193<br /> <br /> 3231/498<br /> <br /> 165<br /> <br /> 18,89<br /> <br /> -1,623<br /> <br /> 46,06 6,92<br /> <br /> 2<br /> <br /> pI<br /> <br /> Sự biểu hiện của các gen được phân tích thông qua ngân hàng RNAseq của cây đậu<br /> tương được xây dựng bởi Severin và cs. (2010) [16]. Các gen được khảo sát bằng cách đếm số<br /> lượng trình tự biểu hiện trong các cơ sở dữ liệu tồn tại trên trang web NCBI nhờ chương trình<br /> TBLASTN [1].<br /> 3. Kết quả và thảo luận<br /> 3.1. Số lượng và đặc điểm các gen dehydrin của cây đậu tương<br /> Sử dụng mười protein dehydrin của cây Arabidopsis thaliana làm khuôn dò, đã tìm thấy<br /> tổng số 11 gen mã hóa cho các dehydrin ở trong toàn bộ hệ gen của cây đậu tương. Các locus<br /> gen tìm được tương ứng với các protein khuôn dò như sau: Protein AT1G20440 tìm được 4<br /> gen (Glyma09g31740, Glyma06g01171, Glyma04g01181 và Glyma04g01130); AT1G20450<br /> tìm được 1 gen (Glyma16g04190); AT1G54410 tìm được 2 gen (Glyma17g24193 và<br /> Glyma16g04200); AT1G76180 tìm được 4 gen (Glyma12g36430, Glyma13g27120,<br /> Glyma08g05361 và Glyma07g10030); các protein còn lại không tìm được gen tương ứng.<br /> Phân tích cấu trúc bậc một suy diễn các protein DHN của cây đậu tương, cho thấy các<br /> protein này đều mang các vùng bảo thủ đặc hiệu (Hình 1) cho các DHN đã được báo cáo ở<br /> nhiều loài khác là phân mảnh K.<br /> Các gen DHN của cây đậu tương có độ dài từ 276 tới 3231 nucleotide, kích thước của<br /> trình tự mã hóa của các gen là từ 255 đến 762 nucleotide. Trình tự các protein suy diễn có<br /> kích thước từ 84 tới 253 amino acid, tương ứng với khối lượng phân tử từ 9,44 KD tới 26,63<br /> 49<br /> <br /> KD. Hầu hết các dehydrin của cây đậu tương đều có tính axit yếu, pI của các protein này nằm<br /> trong khoảng 5,22 tới 6,92. Riêng GmDHN2 có tính bazơ, pI bằng 9,22 (Bảng 1). Các DHN<br /> cây đậu tương có tính ưa nước tương đối cao, chỉ số ưa nước từ -0,971 đến -1,942 trong đó<br /> cao nhất là GmDHN10. Tính ưa nước của các DHN ở cây đậu tương cũng tương đương với<br /> tính ưa nước của các DHN của cây quýt đường (Citrus clementina) đã được báo cáo [2]. Các<br /> gen này có chỉ số béo khác nhau dao động từ 31,34 đến 62,15 cao hơn so với các DHN ở cây<br /> quýt đường (Citrus clementina) [2].<br /> <br /> Hình 1. Kết quả sắp dãy các protein DHN của cây đậu tƣơng<br /> Ghi chú: Dấu  đánh dấu các amino acid bảo thủ, các kí tự được đóng khung thể hiện vùng bảo thủ.<br /> <br /> 50<br /> <br /> 3.2. Phân tích cây phả hệ<br /> Cây phả hệ được xây dựng từ các DHN của cây đậu tương và các loài cây khác<br /> (Arabidopsis, dương, quýt) được thể hiện ở Hình 2.<br /> <br /> Hình 2. Cây phả hệ đƣợc xây dựng từ các DHN của các loài A.thaliana (At),<br /> đậu tƣơng (Gm), dƣơng (Ptr) và quýt (Ccl)<br /> <br /> Các DHN của cây đậu tương nằm trên ba nhánh khác nhau. Nhánh thứ nhất gồm<br /> GmDHN2, GmDHN7 và GmDHN8. Ba trình tự này nằm trên cùng nhánh với PtrDHN2 và<br /> PtrDHN8 của cây dương. Hai trình tự này của cây dương được xếp vào nhóm YnSKn hay<br /> 51<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1