intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

xách ba lô lên và đi (tập 2): phần 2 - nxb văn học

Chia sẻ: Nguyễn Thị Hiền Phúc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:108

42
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

nối tiếp tập 2 - phần 1 quyển sách, tập 2 - phần 2 với các 37 câu chuyện như: chút dư vị Ý, thiên đường hải tặc lamu, tạm biệt mombasa, phía Đông zimbabwe, những thị trấn đất đỏ ở mozambique, người việt nam ở mozambique,... mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung phần 2 quyển sách.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: xách ba lô lên và đi (tập 2): phần 2 - nxb văn học

21. Mombasa<br /> <br /> Hai vợ chồng tốt bụng ngày hôm sau đến đón tôi về lại Nairobi. Cả hai nhiệt<br /> tình mời tôi nghỉ lại nhà họ, nhưng tôi đành từ chối. Sau một thời gian dài ăn<br /> nhờ ở đậu, tôi tự nhiên có một ham muốn cháy bỏng được ở trong một căn<br /> phòng của riêng mình, muốn làm gì thì làm, không ai cảm thấy có trách nhiệm<br /> phải cư xử lịch sự với ai cả.<br /> Tôi tìm cho mình một khách sạn bình dân ở ngay trung tâm thành phố. Lúc<br /> đứng chờ lễ tân gửi chìa khóa để ra ngoài, tôi phát hiện ra một anh chàng cao<br /> kều, tóc vàng hoe cũng đang đứng chờ ở đấy. Anh quay ra hỏi tôi:<br /> - Em có bật lửa không?<br /> - Anh hút thuốc à?<br /> - Không, anh không hút…thuốc lá.<br /> Anh nheo mắt nhìn tôi như để ướm chừng tôi hiểu đến đâu. Tôi cũng nheo<br /> mắt nhìn lại. Rồi bất chợt cả hai phá lên cười. Một đoạn code vô hình đã được<br /> truyền tải thành công. Chúng tôi ngay lập tức cảm giác như đã là bạn lâu năm<br /> vậy. Anh hỏi tôi đang chuẩn bị đi đâu đấy, tôi bảo tôi muốn đi dạo. Anh bật cười:<br /> - Thật chẳng có ai hồn nhiên như em. Em không biết tên gọi khác của Nairobi<br /> là Nairobbery à? (Robbery – cướp giật). Ai dám nửa đêm đi dạo ở thành phố<br /> nguy hiểm nhất châu Phi này chứ?<br /> - Em đi gần thôi. Em chưa nhìn thấy Nairobi về đêm bao giờ.<br /> - Để anh làm một người đàn ông chân chính đi theo bảo vệ em vậy.<br /> <br /> Vậy là hai đứa điếc không sợ súng nửa đêm đi dạo vòng quanh Nairobbery.<br /> Thành phố thường ngày ồn ào huyên náo, mù mịt khói bụi, đông nghịt xe cộ, về<br /> đêm bỗng chốc dịu dàng, xinh đẹp đến lạ. Thành thật mà nói, tôi chưa bao giờ có<br /> cảm tình với Nairobbery cho đến thời điểm này. Tôi không biết có phải sự thay<br /> đổi đó là do tôi nhìn Nairobbery từ một góc cạnh khác, hay đơn giản chỉ vì<br /> người “đàn ông chân chính” đang đi cạnh tôi lúc này không. Philip là một người<br /> Ireland điển hình: mắt xanh, mũi lõ, nói “i” giống như “oi”, thích uống bia và cứ<br /> nghĩ rằng mình nhảy đẹp. Anh hiền lành và tốt tính. Mỗi lần bị chọc quê là anh<br /> lại cười tít mắt. Anh đi nhiều và biết rất nhiều. Trong mười năm trở lại đây, anh<br /> đã đặt chân đến trên tám mươi quốc gia. Hiện nay anh đang làm việc cho một<br /> doanh nghiệp xã hội của Ireland ở Mombasa. Anh nói tiếng Swahili thành thạo<br /> và thuộc châu Phi như lòng bàn tay. Anh bảo nhà anh rất rộng, còn một phòng<br /> trống, khi nào đến Mombasa thì tôi có thể thoải mái ở nhà anh.<br /> Nói nhà anh rộng có lẽ còn khiêm tốn. Nhà anh phải nói là bát ngát mênh<br /> mông. Căn hộ gồm hai tầng, tầng dưới bao gồm bếp, phòng khách rộng thênh<br /> thang, một phòng ngủ con con và một ban công lộng gió. Tầng trên bao gồm ba<br /> phòng ngủ: phòng ngủ của anh, phòng ngủ của bạn anh và phòng ngủ cho khách,<br /> hay còn gọi là Chip. Tôi yêu căn phòng đó vô cùng. Căn phòng có một chiếc<br /> giường đôi kê cạnh bức tường làm toàn bằng kính, buổi tối nằm trên giường mở<br /> mắt ra là có thể nhìn thấy một bầu trời đầy sao. Căn hộ nằm ở tầng trên cùng một<br /> tòa nhà nhìn thẳng ra biển, vừa có thể ngắm bình minh, vừa có thể xem mặt trời<br /> lặn. Một buổi chiều, khi đứng ở ban công ngắm hoàng hôn cùng Philip, bỗng<br /> nhiên tôi thấy yêu Mombasa kinh khủng. Lần đầu tiên nhìn ra Ấn Độ Dương từ<br /> Mumbai, trái tim tôi đã đập loạn nhịp. Đúng một năm sau đó, đứng ở bên kia bở<br /> Ấn Độ Dương, tôi lại một lần nữa thấy trái tim mình rung rinh.<br /> Nhà rộng mà tâm hồn anh cũng rộng, nên lúc nào nhà anh cũng có đủ người<br /> tứ xứ đến chơi. Quan anh, tôi quen thêm được bao nhiêu người hay ho thú vị.<br /> Nói chính xác hơn, bạn anh ai cũng hay ho thú vị đến mức tôi đã mặc định một<br /> quy luật: “Nếu người đó không thú vị thì đó không phải bạn Philip”. Một câu<br /> chuyện cứ thỉnh thoảng lại xuất hiện trong cuộc nói chuyện của chúng tôi là<br /> huyện thoại Kent Rock. Kent Rock là tên Philip và bạn bè anh đặt cho một thanh<br /> sắt lởm chởm nhô lên ở ngay bên đường chỗ gần nhà Philip. Mỗi lần chúng tôi<br /> đi bộ qua đấy, Philip đều phải cảnh báo: “Cẩn thận Kent Rock”. Không ít người<br /> không để ý đã đá phải thanh sắt này. Nạn nhân đầu tiên là Kent, bạn Philip khi<br /> anh hy sinh mất hai móng chân, nhưng bù lại tên anh được bất tử hóa cùng với<br /> <br /> thanh sắt. Đâu phải ai cũng có một thanh sắt đặt tên theo mình đâu nhỉ? Tôi nghe<br /> nhắc đến tên anh nhiều đến mức mặc dù lúc đó anh không còn ở Mombasa nữa,<br /> tôi cũng phải add anh trên facebook để xem mặt mũi anh như thế nào.<br /> Nhưng nạn nhân của Kent Rock không chỉ dừng lại ở đấy. Một buổi tối tôi<br /> đang ngủ thì nghe có tiếng ồn ào ở dưới nhà nhưng rồi vì ngái ngủ không biết<br /> tiếng ồn đó là thật hay mơ, tôi quay ra ngủ tiếp. Sáng hôm sau mắt nhắm mắt mở<br /> đi xuống cầu thang, tôi tá hỏa phát hiện ra sàn nhà bê bết máu. Fredrik Rosberg,<br /> anh chàng làm phim điển trai người Thụy Điển của What Took You So Long<br /> (WTYSL), đã vinh dự trở thành nạn nhân thứ tư của Kent Rock.<br /> Tôi không thể nhắc đến Mombasa mà không nhắc đến WTYSL, những con<br /> người trẻ, tài năng, đầy ham mê và nhiệt huyết. Đây chính là những người đã<br /> truyền cho tôi vô vàn cảm hứng, theo đuổi một cuộc sống thực sự không bị bó<br /> hẹp về mặt không gian và thời gian. WTYSL là một nhóm làm phim du kích đi<br /> vòng quanh thế giới với mục đích làm thay đổi cách thế giới nhìn các quốc gia<br /> đang phát triển. Khi thì nhóm ổ Haiti với cựu Tổng thống Bill Clinton để làm<br /> phim về những món ăn tuyệt vời của nước này. Khi thì nhóm ở Brazil để quay<br /> Hội nghị thượng đỉnh Doanh nhân Quốc tế. Khi thì nhóm ở Somalia hỗ trợ sự<br /> kiện TEDx đầu tiên của đất nước mà ai cũng nghĩ là chỉ toàn cướp biển. Khi thì<br /> nhóm lại lang thang ở Trung Đông làm phim về tầm quan trọng của sữa lạc đà.<br /> Đến tận bây giờ, ngay cả khi đang ngồi ở trong một căn phòng đầy nắng ở Chile,<br /> nhìn ra dãy Andes phủ tuyết hùng vĩ, mỗi lần kiểm tra facebook của Alicia hay<br /> Sebastian, tôi vẫn không kìm nén được một ngọn lửa ghen tị nhen nhóm trong<br /> tim. Nhóm gồm năm người đến từ khắp nơi trên thế giới, nhưng sau mỗi lần<br /> chinh chiến đường dài, mọi người lại quay trở về Mombasa bới đây là nơi mọi<br /> người yêu nhất.<br /> ©STENT<br /> <br /> Người tôi yêu quý nhất ở Mombasa là Shak, một anh chàng người Anh gốc<br /> Trung Đông, da đen nhẻm, mắt sâu hoắm, lông mày rậm nhưng lại nói giọng<br /> Anh đặc sệt, yêu tưởng chết. Tôi luôn bị phát cuồng về chất giọng như vậy. Shak<br /> ở cùng nhà với Philip và cũng làm cùng công ty với anh luôn. Shak là chàng trai<br /> tốt bụng và hào phóng nhất quả đất. Mỗi lần nói chuyện, thế nào hai đứa tôi cũng<br /> chi chóe như chó với mèo, nhưng tôi biết anh luôn chăm sóc tôi như em gái. Biết<br /> <br /> tôi thích ăn bánh ngọt, thỉnh thoảng anh lại mua bánh về để trong tủ lạnh cho tôi.<br /> Biết tôi thèm đồ ăn Việt, anh bí mật lên mạng tìm công thức, rồi không biết bằng<br /> cách nào mà lại tìm ra được nước mắm ở cái thành phố châu Phi nhỏ xíu này,<br /> nấu cho tôi một nồi canh chua cá hoành tráng với đầy đủ tất cả gia vị.<br /> - Ngon thật không?<br /> - Em thề là ngon kinh khủng.<br /> - Tốt tốt. Thế em ghi cho anh cái giấy chứng nhận rằng chính người Việt Nam<br /> đã khen anh nấu canh chua cá ngon để sau này anh còn mang đi tán gái.<br /> Tôi trịnh trọng lấy một tờ giấy, nắn nót ghi dòng chữ:<br /> “Ủy ban người Việt Nam ở Mombasa trân trọng chứng nhận<br /> Shak Padamsey<br /> Nấu canh chua cá ngon tuyệt vời<br /> Ký tên<br /> Một con bé Việt Nam dễ thương kinh khủng”.<br /> <br /> 22. Chút dư vị Ý<br /> <br /> Lamu là tên gọi chung cho quần đảo gồm bảy hòn đảo nằm ở phía Bắc bở<br /> biển Kenya, cách Somalia không xa. Lamu là tên gọi cho cả quần đảo, tên gọi<br /> cho hòn đảo lớn nhất và cũng là tên gọi cho nơi tập trung dân cư đông đúc nhất ở<br /> đây: thị trấn Lamu. Cùng với quần đảo Zanzibar, quần đảo Lamu là cái nôi của<br /> nền văn hóa Swahili. Từ Swahili bắt nguồn từ từ “sahil” trong tiếng Ả Rập nghĩa<br /> <br /> là “ven biển”. Nền văn hóa Swahili phát triển qua hàng thế kỷ nhờ sự va chạm<br /> và hòa trộn văn hóa giữa những bộ tộc gốc Bantu của châu Phi và những lái<br /> buôn Ả Rập, Ấn Độ, Phổ, Bồ Đào Nha, thạm chí cả Trung Quốc thời nhà Minh.<br /> Văn hóa Swahili là nền văn hóa đặc trưng khắp khu vực ven biển Đông Phi và<br /> những hòn đảo lân cận. Vì yêu ngôn ngữ Swahili, tôi yêu lây văn hóa Swahili,<br /> nên quyết tâm phải đến nơi đây bằng được.<br /> Tôi ở Kenya đúng lúc mối quan hệ Kenya – Somalia đang ở tình trạng căng<br /> thẳng cực độ. Hải tặc Somalia càng ngày càng hoành hoành, thậm chí đã liều<br /> lĩnh vào tận Lamu tấn công và bắt cóc nhiều du khách vừa để đòi tiền chuộc, vừa<br /> để phá hủy danh tiếng ngành du lịch của Kenya. Kenya lấy lý do tiêu diệt hải tặc<br /> đem quân đội vào hẳn Somalia, nhưng người Somalia lại coi đây là một hành<br /> động xâm lược. Al-Shabaab, nhóm vũ trang bị gắn mác khủng bố của Somalia,<br /> trả đũa bằng hàng loạt hành động tấn công khủng bố. Khu vực biên giới Kenya –<br /> Somalia bỗng chốc trở thành khu vực chiến sự nảy lửa. Lamu xinh đẹp vốn được<br /> mệnh danh là “thiên đường bị bỏ quên”, do nằm ở vị trí chiến lược giữa hai<br /> nước, bỗng chốc trở thành đấu trường để người ta so kiếm. Khách du lịch không<br /> ai dám đến đây, những người nước ngoài sinh sống và làm việc ở đây cũng tạm<br /> thời bỏ đi lánh nạn. Khi biết tôi chuẩn bị đi Lamu, ai cũng ngăn cản, ngoại trừ<br /> Philip. Theo lý luận của anh, đây là thời gian tốt nhất để đến thăm nơi được<br /> mệnh danh là “thiên đường bị bỏ quên” này. Không có khách du lịch đồng nghĩa<br /> với việc giá cả mọi thứ đều rẻ hơn. Không có khách du lịch cũng đồng nghĩa với<br /> việc tôi có cơ hội tìm hiểu cuộc sống thực sự hàng ngày của người dân địa<br /> phương. Nghe anh nói kể cũng có lý. Với kinh nghiệm đi lang thang cả gần trăm<br /> nước rồi, không lẽ anh lại dồn tôi vào chỗ chết. Tôi quyết định đi một chuyến<br /> cho biết. Trước khi đi, tôi mở tủ lạnh tìm gì ăn đỡ. Thấy bát súp ở đấy, tôi húp<br /> một hơi mà không biết đó là súp gì.<br /> Lúc ra ngoài, tôi cảm thấy trong người không ổn. Lúc đấy, trời lại bắt đầu<br /> mưa. Tôi nhảy xe buýt vừa để ra ngoài thành phố, vừa để nghỉ ngơi một lúc<br /> nhưng người tôi mỗi lúc một khó chịu. Chóng mặt, buồn nôn, mồ hôi vã ra như<br /> tắm. Đầu tôi căng ra như dây đàn. Quá mệt để có thể câu nệ, tôi nằm dài ra trên<br /> ghế xe buýt, không biết là xỉu hay ngủ gục đi nữa. Khoảng hai tiếng sau tỉnh dậy,<br /> tôi đã thấy mình ở bến xe. Anh chàng phụ xe ngồi nhìn tôi chằm chằm:<br /> - Em bị sao à? Để tụi anh đưa lên bệnh viện nhé?<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0