HNUE JOURNAL OF SCIENCE<br />
Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 141-151<br />
This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br />
<br />
DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0014<br />
<br />
XÂY DỰNG BÀI TẬP TỰ HỌC PHẦN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG<br />
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG<br />
<br />
Cao Cự Giác1, Nguyễn Thị Phượng Liên2<br />
Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh<br />
Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn<br />
Tóm tắt. Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng việc đổi mới căn bản và toàn diện<br />
giáo dục của nước ta, việc sử dụng bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh Trung học<br />
phổ thông là cần thiết và quan trọng. Việc hình thành khái niệm và quy trình xây dựng bài<br />
tập tự học hóa học cho học sinh trường Trung học phổ thông sẽ giúp giáo viên biên soạn các<br />
dạng bài tập tự học môn hóa học nhằm bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, qua đó sẽ<br />
nâng cao hiệu quả dạy học cho các trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay.<br />
Từ khóa: Năng lực, tự học, bài tập tự học, hóa đại cương, bài tập hóa học.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Theo dự thảo về chương trình giáo dục phổ thông tổng thể [1], giáo dục ở phổ thông chú<br />
trọng việc hình thành và phát triển cho học sinh (HS) những năng lực cốt lõi trong đó năng<br />
lực tự chủ bao gồm năng lực tự học được quan tâm hàng đầu.<br />
Chúng ta được sinh ra và lớn lên biết bao nhiêu điều phải học hỏi để hiểu biết và khám phá<br />
thế giới xung quanh - một kho tàng kiến thức sống động. Con người ngay từ nhỏ đã phải làm<br />
quen, phải tự học để chiếm lĩnh nó, có như vậy thì mỗi con người mới hòa nhịp với cuộc sống và<br />
thích ứng nhanh với xã hội phát triển [2].<br />
Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ phát triển cực kì nhanh<br />
chóng như ngày nay thì phương pháp tự học lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ nhằm thỏa<br />
mãn nhu cầu hiểu biết của người học trong lúc quỹ thời gian học tập ngày càng eo hẹp do ảnh<br />
hưởng cuộc sống hiện đại. Do đó quá trình dạy học cần phải hướng đến dạy cách tự học. Biết<br />
cách tự học là đồng nghĩa với mọi thứ đều biết [2, 3].<br />
Một trong những phương pháp hỗ trợ HS tự học môn hóa học ở trường Trung học phổ thông<br />
(THPT) là sử dụng hệ thống bài tập [4-6]. Bài tập hoá học (BTHH) đóng vai trò vừa là nội dung<br />
vừa là phương tiện để chuyển tải kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn một<br />
cách hiệu quả nhất. Bài tập hoá học không chỉ củng cố nâng cao kiến thức, vận dụng kiến thức<br />
mà còn là phương tiện để tìm tòi, hình thành kiến thức mới.<br />
Như vậy, việc hình thành khái niệm và thiết kế quy trình xây dựng bài tập tự học hóa học là<br />
rất cần thiết để giáo viên biên soạn hệ thống bài tập bồi dưỡng năng lực tự học cho HS.<br />
Ngày nhận bài: 17/8/2017. Ngày chỉnh sửa: 15/11/2017. Ngày nhận đăng: 22/11/2017.<br />
Tác giả liên hệ: Cao Cự Giác, e-mail: giaccc@vinhuni.edu.vn<br />
<br />
141<br />
<br />
Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên<br />
<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số vấn đề lí luận<br />
2.1.1. Tự học<br />
2.1.1.1. Khái niệm tự học<br />
Theo GS.TS. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử dụng các năng<br />
lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, ...) và có khi cả cơ bắp (khi phải sử dụng công<br />
cụ) cùng các phẩm chất của mình, rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như<br />
tính trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòng say<br />
mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khó khăn thành thuận lợi, ... vv...) để chiếm lĩnh một lĩnh vực<br />
hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [7].<br />
Từ quan điểm về tự học nêu trên, chúng tôi đi đến định nghĩa về tự học như sau: Tự học là<br />
quá trình cá nhân người học tự giác, tích cực, độc lập tự chiếm lĩnh tri thức ở một lĩnh vực nào<br />
đó trong cuộc sống bằng hành động của chính mình nhằm đạt được mục đích nhất định.<br />
2.1.1.2. Vai trò của tự học<br />
Tự học là một giải pháp khoa học giúp giải quyết mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức đồ sộ<br />
với quỹ thời gian ít ỏi ở nhà trường [6].<br />
Tự học là giúp tạo ra tri thức bền vững cho mỗi người bởi lẽ nó là kết quả của sự hứng thú, sự<br />
tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn.<br />
Tự học của HS THPT còn có vai trò quan trọng đối với yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo,<br />
nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông. Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng<br />
tích cực hóa người học sẽ phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học<br />
trong việc lĩnh hội tri thức khoa học. Vì vậy, tự học chính là con đường phát triển phù hợp với<br />
quy luật tiến hóa của nhân loại và là biện pháp sư phạm đúng đắn cần được phát huy ở các<br />
trường phổ thông [8, 9].<br />
Theo phương châm học suốt đời thì việc “tự học” lại càng có ý nghĩa đặc biệt đối với HS<br />
THPT. Vì nếu không có khả năng và phương pháp tự học, tự nghiên cứu thì khi lên đến các bậc<br />
học cao hơn như đại học, cao đẳng,… HS sẽ khó thích ứng do đó khó có thể thu được một kết<br />
quả học tập tốt [7]. Hơn thế nữa, nếu không có khả năng tự học thì chúng ta không thể đáp ứng<br />
được phương châm “Học suốt đời” mà Hội đồng quốc tế về giáo dục đã đề ra vào tháng 4 năm<br />
1996 [10].<br />
2.1.2. Bài tập hóa học<br />
2.1.2.1. Khái niệm bài tập hóa học<br />
Theo từ điển tiếng Việt, bài tập là yêu cầu của chương trình cho HS làm để vận dụng những<br />
điều đã học và cần giải quyết vấn đề bằng phương pháp khoa học [11]. Theo các nhà lí luận dạy<br />
học Liên Xô (cũ), bài tập bao gồm cả câu hỏi và bài toán, mà trong khi hoàn thành chúng, HS<br />
vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó, bằng cách trả lời miệng, trả<br />
lời viết hoặc kèm theo thực nghiệm [12].<br />
Ở nước ta, sách giáo khoa hoặc sách tham khảo, thuật ngữ “bài tập” được dùng theo quan<br />
điểm này.<br />
142<br />
<br />
Xây dựng bài tập tự học phần Hóa đại cương cho học sinh Trung học phổ thông<br />
<br />
Như vậy, bài tập hóa học bao gồm cả câu hỏi hoặc bài toán hóa học, mà trong khi hoàn thành<br />
chúng, HS vừa nắm được, vừa hoàn thiện một tri thức hay một kĩ năng nào đó [12].<br />
2.1.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học<br />
− BTHH là một trong những phương tiện hiệu nghiệm cơ bản nhất để dạy HS vận dụng các<br />
kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên cứu khoa học, biến những kiến<br />
thức đã thu được qua bài giảng thành kiến thức của chính mình.<br />
− Đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động, phong phú. Chỉ có vận dụng kiến<br />
thức vào giải bài tập HS mới nắm vũng kiến thức một cách sâu sắc.<br />
− Là phương tiện để ôn tập, củng cố, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.<br />
− Rèn luyện kĩ năng hoá học cho HS như kĩ năng viết và cân bằng phương trình phản ứng, kĩ<br />
năng tính toán theo công thức và phương trình hoá học, kĩ năng thực hành như cân, đo, đun nóng,<br />
nung, sấy, lọc, nhận biết hoá chất, ...<br />
− Phát triển năng lực nhận thức, rèn trí thông minh cho HS (HS cần phải hiểu sâu mới hiểu<br />
được trọn vẹn).<br />
− BTHH còn được sử dụng như một phương tiện nghiên cứu tài liệu mới (hình thành khái<br />
niệm, định luật...) khi trang bị kiến thức mới, giúp HS tích cực, tự lực, lĩnh hội kiến thức một<br />
cách sâu sắc và bền vững.<br />
− BTHH phát huy tính tích cực, tự lực của HS và hình thành phương pháp học tập hợp lí.<br />
− BTHH còn là phương tiện để kiểm tra kiến thức, kĩ năng của HS một cách chính xác.<br />
− BTHH có tác dụng giáo dục đạo đức, tác phong, rèn tính kiên nhẫn, trung thực, chính xác<br />
khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học (có tổ chức, kế hoạch...), nâng cao hứng thú<br />
học tập bộ môn. Điều này thể hiện rõ khi giải bài tập thực nghiệm [12].<br />
<br />
2.2. Khái niệm và quy trình xây dựng bài tập tự học hóa học cho học sinh ở trường<br />
Trung học phổ thông<br />
2.2.1. Khái niệm bài tập tự học hóa học<br />
Nhằm đưa ra được khái niệm bài tập tự học, chúng tôi đã tiến hành điều tra 72 giáo viên hóa<br />
học thuộc một số trường THPT ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Đồng Nai và Tp Hồ Chí Minh<br />
trong năm học 2015-2016. Kết quả điều tra thực trạng về hiểu biết của giáo viên về bài tập tự học<br />
hóa học, như sau:<br />
<br />
Như vậy, đã có 91,2 % ý kiến cho rằng bài tập tự học hóa học là những bài tập chứa đựng<br />
thông tin cần thiết giúp HS có thể tự giải bài tập.<br />
143<br />
<br />
Cao Cự Giác, Nguyễn Thị Phượng Liên<br />
<br />
Dựa trên quan điểm chung đó, chúng tôi đưa ra khái niệm về bài tập tự học hóa học như sau:<br />
“Bài tập tự học hóa học là những câu hỏi và bài toán hóa học được thiết kế gồm hai phần:<br />
- Phần dẫn: Cung cấp thêm thông tin dưới dạng kênh chữ và kênh hình một cách ngắn gọn và<br />
sinh động để học sinh có đầy đủ dữ kiện tự giải quyết bài tập mà không cần sự can thiệp của thầy<br />
cô cũng như trợ giúp từ các nguồn học liệu khác.<br />
- Phần câu hỏi: Bao gồm nhiều câu hỏi (ít nhất là 2 câu) được biên soạn dưới nhiều hình thức<br />
khác nhau (tự luận và trắc nghiệm khách quan) với mức độ từ dễ đến khó trong đó chú trọng việc<br />
phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh.<br />
2.2.2. Đặc điểm của bài tập tự học hóa học<br />
- Bài tập tự học hóa học cung cấp cho học sinh những thông tin cần thiết để giải quyết vấn<br />
đề đặt ra.<br />
- Bài tập tự học hóa học chứa những gợi ý giúp học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức về bộ môn<br />
hóa học.<br />
- Bài tập tự học hóa học có sự phân hóa mức độ ở mỗi câu hỏi giúp học sinh tự đánh giá được<br />
kết quả học tập của mình để từ đó điều chỉnh phương pháp học tập nhằm đạt được kết quả tốt nhất.<br />
2.2.3. Nguyên tắc, quy trình xây dựng bài tập tự học<br />
2.2.3.1. Nguyên tắc<br />
Dựa vào các đặc điểm của bài tập tự học, chúng tôi đề xuất nguyên tắc xây dựng bài tập tự<br />
học như sau:<br />
Nguyên tắc 1. Đảm báo tính chính xác và khoa học.<br />
Nguyên tắc 2. Đảm bảo tính vừa sức, phân hóa được các đối tượng học sinh.<br />
Nguyên tắc 3. Đảm bảo tính thống nhất với mục đích và nội dung chương trình đã quy định.<br />
Nguyên tắc 4. Các kiến thức có tính liên quan, kế thừa và phát triển.<br />
Nguyên tắc 5. Đảm bảo được các yêu cầu, đặc điểm của bài tập tự học và tiêu chí về năng lực<br />
tự học.<br />
2.2.3.2. Quy trình xây dựng bài tập tự học<br />
Trên cơ sở các nguyên tắc đã đề xuất, chúng tôi xây dựng bài tập tự học theo quy trình các<br />
bước sau:<br />
Bước 1. Xác định mục tiêu bài tập.<br />
Bước 2. Chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng liên quan đến bài tập.<br />
Bước 3. Viết đề bài tập, viết phần dẫn của bài tập bao gồm các dữ kiện kiến thức mở rộng,<br />
nâng cao, sử dụng hình ảnh minh họa để tăng tính hấp dẫn cho học sinh; viết các câu hỏi (trắc<br />
nghiệm hoặc tự luận) theo thang đánh giá các mức độ nhận thức từ dễ đến khó (biết, hiểu, vận<br />
dụng, sáng tạo).<br />
Bước 4. Loại bỏ các dữ kiện không cần thiết, chỉnh sửa lỗi chính tả, viết lại phần dẫn và câu<br />
hỏi... để hoàn thiện bài tập. Giải lại bài tập theo các cách khác nhau (nếu có), phân tích ý nghĩa và<br />
tác dụng của mỗi câu hỏi cũng như của cả bài tập.<br />
Bước 5. Đánh giá năng lực tự học đối với HS sau khi giải bài tập.<br />
Ví dụ: Xây dựng bài tập tự học về nội dung “Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng”<br />
144<br />
<br />
Xây dựng bài tập tự học phần Hóa đại cương cho học sinh Trung học phổ thông<br />
<br />
trong SGK Hóa học 10 – Nâng cao (Nxb Giáo dục, 2006, tr.199-201).<br />
Bước 1. Xác định mục tiêu bài tập: Bài tập giúp học sinh tự học về các yếu tố ảnh hưởng đến<br />
tốc độ phản ứng.<br />
Bước 2. Chuẩn bị những kiến thức và kĩ năng liên quan đến bài tập:<br />
- Các yếu tố làm tăng tốc độ của phản ứng.<br />
- Vận dụng công thức tính tốc độ phản ứng.<br />
Bước 3. Viết đề bài tập:<br />
Đề bài tập: Để tăng tốc độ của phản ứng người ta cần phải thay đổi các yếu tố như: tăng nồng độ,<br />
tăng nhiệt độ, tăng áp suất, tăng diện tích tiếp xúc và thêm chất xúc tác thích hợp.<br />
1. (Mức độ biết) Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?<br />
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) ở cùng nhiệt độ.<br />
b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).<br />
c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) ở cùng nhiệt độ.<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
t thöôøng<br />
t thöôøng<br />
d) 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br />
→ 2H2O<br />
→ 2H2O và 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br />
Pt<br />
<br />
2. (Mức độ vận dụng) Hãy cho biết tốc độ của phản ứng Fe + CuSO4 (2M) bằng bao nhiêu lần so<br />
với phản ứng Fe + CuSO4 (4M), khi hai phản ứng đều xảy ra ở cùng nhiệt độ? Biết công thức tính<br />
tốc độ của phản ứng A + B → C + D là V = kCA.CB.<br />
Bước 4. Giải lại bài tập theo các cách khác nhau, phân tích ý nghĩa và tác dụng của mỗi câu<br />
hỏi cũng như của cả bài tập.<br />
1. Các phản ứng có tốc độ lớn hơn là<br />
a) Fe + CuSO4 (4M)<br />
b) Zn + CuSO4 (2M, 500C)<br />
c) Zn (bột) + CuSO4 (2M)<br />
o<br />
<br />
t thöôøng<br />
→ 2H2O<br />
d) 2H2 + O2 ⎯⎯⎯⎯<br />
Pt<br />
<br />
Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS sử dụng dữ kiện trong phần dẫn, nhận biết các phản ứng có tốc độ<br />
lớn hơn dựa vào những tác động của một trong các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng. Từ đó HS dễ<br />
dàng tiếp thu được kiến thức về các yếu tố làm tăng tốc độ phản ứng.<br />
2. Tốc độ của phản ứng Fe + CuSO4 (2M) bằng 1/2 lần so với tốc độ của phản ứng Fe +<br />
CuSO4 (4M).<br />
Ý nghĩa: Câu hỏi giúp HS vận dụng công thức tính tốc độ phản ứng đã cho để so sánh tốc độ<br />
của hai phản ứng với hai nồng độ ban đầu khác nhau. HS tiếp nhận được kiến thức khi nồng độ<br />
chất phàn ứng tăng thì tốc độ phản ứng cũng tăng.<br />
Trên cơ sở đó, chúng ta hoàn thiện bài tập.<br />
Bài tập: Để tăng tốc độ của phản ứng người ta cần phải thay đổi các yếu tố như: tăng nồng<br />
độ, tăng nhiệt độ, tăng áp suất, tăng diện tích tiếp xúc và thêm chất xúc tác thích hợp.<br />
1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?<br />
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) cùng nhiệt độ.<br />
b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50oC).<br />
145<br />
<br />