intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mạch số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

149
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán ở tiểu học, từ đó đề xuất quy trình xây dựng và đưa ra một số mẫu hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mạch Số và phép tính môn Toán ở các lớp 1, 2, 3.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mạch số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MẠCH SỐ VÀ PHÉP TÍNH Ở CÁC LỚP 1, 2, 3 HỒ THỊ TRANG, NGUYỄN THANH HẰNG NGUYỄN THỊ THÙY DƯƠNG, NGUYỄN Ý NHI Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Một trong những điểm mới của chương trình môn Toán cấp Tiểu học năm 2018 là xác định 3 mạch kiến thức: Số và phép tính, Hình học và Đo lường, một số yếu tố Thống kê và Xác suất, đặc biệt là Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán. Mục tiêu của hoạt động thực hành và trải nghiệm nhằm giúp người học củng cố, luyện tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng toán học vào thực tiễn, giúp cho học sinh thấy được toán học xuất phát từ thực tiễn, toán học hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Bài báo này trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán ở tiểu học, từ đó đề xuất quy trình xây dựng và đưa ra một số mẫu hoạt động thực hành và trải nghiệm trong dạy học mạch Số và phép tính môn Toán ở các lớp 1, 2, 3. Từ khóa: Hoạt động thực hành và trải nghiệm, môn Toán, Tiểu học, Số và phép tính. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình mới các môn học được ban hành tháng 12 năm 2018 thể hiện sẽ nét việc chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phát triển phẩm chất, năng lực người học. Theo định hướng đó, môn Toán xác định “phương châm” cụ thể: tinh giản, thiết thực, hiện đại và khơi nguồn sáng tạo ở người học. Trong chương trình mới, các mạch kiến thức được xác định rõ ràng và sonh hành, đan xen bổ trợ với đường phát triển năng lực của người học. Bên cạnh đó, Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán được xác định như là một mạch kiến thức mới, hướng đến tăng cường khả năng thực hành, liên hệ với thực tiễn, kết nối với thực tiễn và vận dụng toán học và thực tiễn. Điều này nhằm giúp cho người học thấy được việc học toán có ý nghĩa thiết thực hơn, có niềm tin hơn với việc học toán. Đấy là một hoạt động bắt buộc phải thực hiện nhưng lại là hoạt động mở, tùy thuộc vào sự linh hoạt của giáo viên và nhà trường. Vấn đề đặt ra là cần có phương án, cách thức xây dựng các dạng hoạt động để có thể hỗ trợ giáo viên tổ chức và thực hiện nhiệm vụ này. Bài viết này nhằm xác định quy trình xây dựng hoạt động thực hành và trải nghiệm đáp ứng yêu cầu đó thông qua một mạch kiến thức cụ thể, quan trọng trong môn Toán cấp Tiểu học, đó là mạch Số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán a) Trải nghiệm Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó [3] Hoàng Phê (2004), Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, từ trải nghiệm hiểu theo nghĩa đơn giản là những gì con người đã từng trải qua thực tế, từng biết, từng hiểu. Theo Solovyev V.S, trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế, là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kĩ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 135
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Dưới góc độ của tâm lí học giáo dục, theo A. N. Leontiev, trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm có thể hiểu như sau: - Trải nghiệm trong đào tạo là một hệt thống kiến thức và kĩ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy; trải nghiệm là kiến thức, kĩ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giap tiếp với nhau, với người lớn hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường… - Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lí thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lí luận cụ thể. Kinh nghiệm giảng dạy là hệ thống các phương pháp đào tạo được giáo viên đúc kết và cải thiện dần trong quá trình làm việc thực tế của mình. Những khái niệm về trải nghiệm nêu ra ở trên có khái niệm trình bày rất dài, rất kĩ về trải nghiệm. Có khái niệm, quan điểm cho rằng trải nghiệm là hoạt động từng trải, nhưng củng có khái niệm, quan điểm lại cho rằng trải nghiệm là kiến thức, kinh nghiệm thực tế, là hệ thống kiến thức kĩ năng mà con người có được nhờ quá trình hoạt động tương tác. Như vậy, trải nghiệm có thể hiểu là quá trình hoạt động nhằm đúc rút những kinh nghiệm, những bài học thông qua việc tương tác với thế giới khách quan. b) Hoạt động thực hành và trải nghiệm Hiện nay, Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong chương trình mới môn Toán là một vấn đề rất được quan tâm tìm hiểu. Đây là một vấn đề khá mới mẻ vì còn ít khái niệm về Hoạt động thực hành và trải nghiệm được đưa ra. Có thể điểm qua một số quan niệm như sau: - Hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các kỹ năng, tích luỹ kinh nghiệm riêng và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân. - Theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống. Như vậy có thể hiểu hoạt động thực hành và trải nghiệm với những đặc trưng nổi bật như: - Đó là một hoạt động giáo dục bắt buộc. - Do nhà giáo dục định hướng và tổ chức. - Học sinh có cơ hội được liên hệ kiến thức, kĩ năng đã học với thực tiễn, vận dụng những kiến thức, kĩ năng để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. - Giúp học sinh phát triển năng lực và phẩm chất toàn diện. Từ những đặc trưng trên, có thể hiểu: hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán là một hoạt động bắt buộc, trong đó, giáo viên giữ vai trò định hướng và tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm giúp học sinh củng cố, luyện tập và vận dụng những kiến thức, kĩ năng toán học đã học để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn ở phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. 136
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 2.2. Đặc điểm của hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán. - Bản chất của hoạt động thực hành và trải nghiệm là gắn liền lý thuyết với thực tiễn bằng các hoạt động học tập. Thông qua đó, học sinh được hòa mình vào các hoạt động, được học trong hoạt động và học bằng chính hoạt động tích cực, tự giác của bản thân. Nhờ vậy, học sinh được kích thích hứng thú học tập, có cơ hội làm chủ quá trình học tập, đồng thời nhận ra mối quan hệ qua lại giữa kiến thức toán học và thực tiễn. Từ đó có thể xây dựng cách học đúng đắn và có niềm tin học toán. Ví dụ khi dạy bài Hình vuông - Hình tròn - Hình tam giác - Hình chữ nhật, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động tìm các đồ vật có các hình dạng đó trong khuôn viên trường. Mỗi nhóm được phân công một khu vực, tìm và báo cáo kết quả. Vì hoạt động được tổ chức ở khuôn viên trường kết hợp yêu cầu thi đua nên sự hứng thú của học sinh được tăng lên, thông qua hoạt động nhóm các em hợp tác tích cực, học hỏi lẫn nhau. Thông qua hoạt động này, học sinh thấy được những ứng dụng của hình học trong thực tiễn từ đó củng cố được niềm tin học toán và tăng cường khả năng sáng tạo (đồ vật có hình dạng đã học) của học sinh. - Nội dung của hoạt động thực hành và trải nghiệm là những vấn đề gần gũi với đời sống thực tiễn, phải tổng hợp được những kiến thức, kĩ năng cần thiết để phát triển được năng lực và phẩm chất của học sinh. Nội dung của hoạt động phải khơi gợi được sự hứng thú, quan tâm nhằm phát huy tính tích cực học tập của các em. Để làm được điều đó, nội dung phải phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi và sức khỏe của học sinh đồng thời có sự tích hợp giữa các mạch kiến thức toán học và tích hợp liên môn với các môn học khác như Tiếng Việt, Tự nhiên - Xã hội, Đạo đức,… Ví dụ: có thể lựa chọn nội dung thống kê một số cây thân gỗ trong công viên để tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm. Nội dung này yêu cầu học sinh thu thập số liệu và thống kê số lượng một vài cây thân gỗ trong công viên (đã được ghi cụ thể trong bảng số liệu). Những cây được lựa chọn để thống kê gần gũi với học sinh (cây phượng, cây bàng,…) đồng thời các em có cơ hội vận dụng kiến thức tự nhiên - xã hội vào giải quyết vấn đề và rút ra được kết luận từ việc thống kê (tích hợp việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường). - Hình thức tổ chức đa dạng: Hoạt động thực hành và trải nghiệm có thể tổ chức ở các địa điểm khác nhau với các hình thức và quy mô đa dạng. Hoạt động đó có thể được tiến hành ở trong khuôn viên trường, ngoài công viên hay tại các khu du lịch, địa điểm tham quan (thường mang tính tích hợp liên môn)… Khi tổ chức, giáo viên có thể cho các em hoạt động cá nhân, theo nhóm hoặc hợp tác chung cả lớp với các quy mô khác nhau tùy thuộc vào kinh phí và nội dung tổ chức. Tuy nhiên, thông thường giáo viên sẽ lựa chọn hình thức làm việc nhóm để phát huy sự hợp tác tích cực và nâng cao hiệu quả hoạt động. Ví dụ: Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động học vui – vui học, cho học sinh theo nhóm (chia lớp thành 4 đội tương ứng 4 tổ), tiến hành chơi tiếp sức trong nhóm và thi đua giữa các nhóm học sinh. Địa điểm tổ chức khá đa dạng, tuy nhiên với những hoạt động này, giáo viên có thể lựa chọn tổ chức trong khuôn viên trường để dễ quản lí và tiện cho công tác chuẩn bị, tổ chức. 2.3. Vai trò của hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán - Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán giúp học sinh hình thành sự hứng thú và sự yêu thích môn Toán: Toán là một môn học khá khô khan, nặng tính lí thuyết đối với học sinh Tiểu học. Đồng thời học sinh tiểu học vừa qua giáo dục mầm non với các hoạt động cơ bản là vui chơi, vận động, phát triển trí tuệ đa dạng của mình… Trong lúc đó, các hoạt động thực hành và trải nghiệm được tổ chức cho học sinh tiểu học là rất phong phú, hoàn toàn có khả năng đáp ứng được các nhu cầu lành mạnh của trẻ em. Ví dụ: các hoạt động dạy học toán được tổ chức như là vui học học toán, đố vui toán học, rung chuông vàng; các hoạt động ngoài giờ lên lớp như tham quan, văn nghệ,.. ngoài ra còn có thể tiến hành tổ chức các câu lạc bộ toán học, cuộc thi về toán, báo tường, giao lưu với học sinh có năng khiếu toán,… Nếu chỉ dạy học 137
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 những lí thuyết toán học cơ bản cho học sinh thì học sinh sẽ không sử dụng được những kiến thức toán học đã học vào trong thực tiễn hoặc việc dạy học sẽ mang tính lí thuyết, nặng nề nhưng nếu tổ chức được hoạt động thực hành và trải nghiệm thì học sinh sẽ có niềm tin, niềm yêu thích đối với môn Toán. - Hoạt động thực hành và trải nghiệm giúp phát triển tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong môn Toán. Để học sinh tích cực, tự giác, chủ động trước hết người giáo viên phải tạo ra một môi trường vui vẻ, hoà nhập, thoải mái, phải làm cho học sinh có hứng thú, phấn khởi trong học tập mà hoạt động thực hành và trải nghiệm thì có thể thực hiện được điều đó. Hoạt động thực hành và trải nghiệm giúp học sinh được cuốn hút vào các hoạt động học tập do người giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp nhận những kiến thức đã được sắp xếp. Được đặt vào những tình huống thực tế, người học trực tiếp quan sát, bàn bạc, làm thí nghiệm, giải quyết tình huống đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức, kĩ năng mới vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo [4] - Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn toán tạo điều kiện cho học sinh vận dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn. Việc tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm góp phần giúp các em tiếp cận, gia nhập đời sống xã hội một cách tích cực và chủ động. Qua đó, học sinh phát huy được năng lực của mình, làm quen với các hoạt động ngoài xã hội. Bên cạnh đó các em còn có cơ hội vận dụng một cách có ý thức những điều đã được học trong môn Toán vào thực tiễn của cuộc sống. Đặc biệt là, học sinh tiểu học còn thể hiện và bày tỏ những thái độ, tình cảm phù hợp qua các mối quan hệ khác nhau, hình thành được những kĩ năng, thực hiện hành vi và rèn luyện thói quen tích cực trong các tình huống khác nhau, qua các hoạt động đa dạng. Ví dụ hoạt động thực hành và trải nghiệm lớp 4-thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và các chủ đề liên môn như: Thực hành các hoạt động liên quan đến tính toán, đo lường và ước lượng như: tính toán và ước lượng chu vi, diện tích, góc của một số hình phẳng trong thực tế liên quan đến các hình phẳng đã học… - Hoạt động thực hành và trải nghiệm giúp gắn kết mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Qua việc tổ chức các hoạt động thực hành và trải nghiệm, nhà trường có thể lôi cuốn, huy động gia đình, các tổ chức xã hội tham gia vào việc giáo dục học sinh một cách thiết thực, giúp tổ chức các hoạt động, hỗ trợ về cơ sở vật chất, kiểm tra, giám sát, đánh giá học sinh… Nhờ đó, các lực lượng giáo dục có thể tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất, góp phần hạn chế những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục học sinh. - Các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán sẽ giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã được tích luỹ; giúp học sinh bước đầu xác định được năng lực, sở trường của bản thân. Khi học sinh được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, học sinh sẽ có hứng thú và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật. Học sinh có thể học các kỹ năng sống bằng việc lặp đi lặp lại hành vi qua các bài tập, hoạt động, từ đó tăng cường khả năng ứng dụng các kỹ năng đó vào thực tế, nâng cao hứng thú trong việc học toán. 2.4. Các dạng hoạt động cụ thể trong mạch Số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3. Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong mạch Số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3 gồm hai dạng hoạt động chính: Thực hành ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn và tổ chức các hoạt động ngoài giờ chính khóa. Trên cơ sỏ nghiên cứu nội dung và yêu cầu cần đạt của mạch Số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3, chúng tối xác định các dạng hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán cụ thể như sau: 138
  5. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Hoạt động Nội dung Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Thực hành đếm (đếm số Thực hành đếm, đọc, Thực hành đọc, viết bàn học, số cửa sổ trong viết các số trong phạm các số đến 100 000 lớp học; số cây, số vi 1000: số học sinh (đọc mệnh giá tờ tiền, phòng học trong trong trường, … giá tiền của một số đồ Số tự trường...), nhận biết số dùng có đến 5 chữ nhiên (mua hàng theo số số,… Thực lượng yêu cầu), so sánh hành (bạn nam với số bạn nữ, ứng số lượng hàng mua dụng các được của các đội) kiến Thực hiện được các Thực hiện tính toán Tính toán (chu vi thức Các phép tính (tính tổng số (tính tổng số sách ủng phòng học, sân toán học phép bồn hoa và số cây trong hộ của cả lớp; tính số bóng…) vào thực tính với trường, tính hiệu số cây bàn học, mỗi dãy có 5 tiễn số tự trồng được của 2 đội để bàn), ước lượng (số ghế nhiên xem đội này trồng hơn cần lấy cho tổ 10 đội kia bao nhiêu) người),… Nhận biết và xác định được phân số (mua Phân số được 1 phần mấy của nhóm đồ vật). Tổ chức các hoạt động Tổ chức các hoạt động Tổ chức các hoạt ngoài giờ chính khóa ngoài giờ chính khóa động ngoài giờ chính như: tổ chức trò chơi như: tổ chức trò chơi khóa như: “Rung dân gian (ô ăn quan, ném vòng (ném vòng chuông vàng” để củng nhảy dây…) để củng cố vào chai 2 điểm, 5 điểm, cố kiến thức ở cuối kiến thức về đếm các số tính tổng điểm) để củng năm, “Cùng đi siêu Các hoạt động ngoài trong phạm vi 100, trò cố kiến thức về bảng thị” để củng cố kiến giờ chính khóa chơi Khu vườn bí ẩn nhân 2, nhân 5; trò chơi thức sau khi học nội (giải quyết các yêu cầu bingo (mỗi ô chứa một dung đọc viết, các số trong mỗi chặng của nhiệm vụ) để củng cố trong phạm vi 100 khu vườn) để củng cố kiến thức vào cuối năm 000, trò chơi học Toán kiến thức về cộng, trừ học. hoặc các hoạt động các số trong phạm vi “Học vui – Vui học”. 100… 2.5. Quy trình xây dựng Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động thực hành và trải nghiệm Bước này nhằm trả lời câu hỏi: để làm gì?. Xác định mục tiêu là một bước quan trọng để định hướng nội dung hoạt động thực hành và trải nghiệm. Muốn xác định mục tiêu cần căn cứ vào mục tiêu của môn Toán, của mạch Số và phép tính, cần căn cứ vào nội dung và yêu cầu cần đạt trong chương trình. Ở đây, mục tiêu của hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán, thuộc mạch Số và phép tính có thể là để học sinh củng cố, luyện tập các kiến thức, kĩ năng đã học hoặc là để liên hệ kiến thức, kĩ năng toán học đã học với thực tiễn, vận dụng vào thực tiễn. Trong xác định mục tiêu của hoạt động thực hành và trải nghiệm cần chỉ rõ học sinh sẽ đạt được những kiến thức, kĩ năng gì và rèn luyện, phát triển những năng lực, phẩm chất nào. 139
  6. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 Bước 2: Lựa chọn nội dung cho hoạt động thực hành và trải nghiệm Căn cứ vào mục tiêu đề ra, giáo viên tiến hành lựa chọn nội dung cho hoạt động thực hành và trải nghiệm dựa trên các yêu cầu cụ thể như: Nội dung được lựa chọn phải giúp học phát triển được năng lực và phẩm chất cần thiết thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm, từ đó đạt được mục tiêu giáo dục đề ra; Khơi gợi được sự hứng thú, quan tâm của học sinh để phát huy tính tích cực học tập của các em; Có tính thiết thực, gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của học sinh; Phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lí lứa tuổi và sức khỏe của học sinh; Đảm bảo tính an toàn khi tham gia hoạt động. Bước 3: Thiết kế kế hoạch hoạt động thực hành và trải nghiệm - Đặt tên cho hoạt động: tên thể hiện được nội dung chính của hoạt động, đồng thời kích thích, khơi gợi được sự tò mò, hứng thú của học sinh. - Lựa chọn hình thức tổ chức và các phương tiện cần thiết. - Xác định các hoạt động chính và yêu cầu cần đạt được của hoạt động. - Đưa ra hình thức đánh giá hoạt động. Bước 4: Chuẩn bị cho hoạt động thực hành và trải nghiệm Dựa trên kế hoạch hoạt động, giáo viên và học sinh cùng tham gia công tác chuẩn bị để đảm bảo hoạt động thực hành trải nghiệm được tiến hành thuận lợi và đạt kết quả cao. Giáo viên dự kiến các điều kiện để hoạt động có thể diễn ra như: Thời gian, địa điểm tổ chức, chi phí tổ chức hoạt động, công tác quản lí (kết hợp sự quản lí của nhà trường, phụ huynh học sinh và các cơ quan khác); Các tình huống có thể xảy ra và đề xuất phương án giải quyết; Phân công học sinh chuẩn bị một số đồ dùng cần thiết phục vụ cho tổ chức hoạt động. Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch hoạt động thực hành và trải nghiệm - Tiến trình thực hiện các hoạt động chính của giáo viên và học sinh. - Hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động thực hành và trải nghiệm bằng văn bản. 2.6. Ví dụ minh họa Sau khi học xong nội dung đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 (ở lớp 1), để học sinh củng cố lại kiến thức đã học và biết vận dụng vào thực tiễn, giáo viên có thể tiến hành hoạt động thực hành và trải nghiệm như sau: Bước 1: Xác định mục tiêu hoạt động thực hành và trải nghiệm Sau hoạt động này, học sinh cần đạt được: - Ôn tập về đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - Vận dụng được kĩ năng đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100 trong thực hành đếm một số sự vật, viết và đọc số lượng các sự vật đã đếm được. - Rèn luyện tính nhanh nhẹn, tinh thần hợp tác, tích cực, chủ động trong hoạt động và yêu thích môn học; Góp phần phát triển năng lực năng lực giao tiếp toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học. Bước 2: Lựa chọn nội dung cho hoạt động thực hành và trải nghiệm - Tổ chức cho học sinh lớp 1 tiến hành đếm các sự vật trong trường như: phòng học, bồn hoa, ghế đá, cây (cây phượng/cây bàng/cây xà cừ,…). Sau đó báo cáo kết quả. 140
  7. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 Bước 3: Thiết kế kế hoạch hoạt động thực hành và trải nghiệm - Tên cho hoạt động: Vì hoạt động này tổ chức cho học sinh đếm các sự vật trong trường nên có thể lấy tên là “Khám phá trường em”. - Hình thức tổ chức: Ngoài lớp, chia lớp thành 4 nhóm (theo 4 tổ của lớp). - Phương tiện cần thiết: phiếu học tập. - Các hoạt động chính và yêu cầu cần đạt được của hoạt động: + Đếm số phòng học, bồn hoa, ghế đá, cây: học sinh đếm chính xác số lượng các sự vật đưa ra. + Báo cáo kết quả: học sinh viết và đọc đúng số lượng các sự vật đã đếm được. - Hình thức đánh giá hoạt động: giáo viên đánh giá thông qua sản phẩm của học sinh, học sinh đánh giá (tự đánh giá). Bước 4: Chuẩn bị cho hoạt động thực hành và trải nghiệm - Thời gian: 35 phút - Địa điểm tổ chức: khuôn viên trường - Chi phí tổ chức: không - Công tác quản lí: giáo viên - Chuẩn bị của giáo viên: phiếu học tập, bảng tổng kết (bảng phụ). Bước 5: Hoàn thiện kế hoạch hoạt động thực hành và trải nghiệm HOẠT ĐỘNG “KHÁM PHÁ TRƯỜNG EM” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - Giới thiệu hoạt động “Khám phá trường em”. - Tiến hành chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ. - Chia thành 4 nhóm. - Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm: - Lắng nghe. + Tổ 1: Đếm số phòng học. + Tổ 2: Đếm số bồn hoa. + Tổ 3: Đếm số ghế đá. + Tổ 4: Đếm số cây. - Quan sát, giúp đỡ học sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Tổ chức cho học sinh viết và báo cáo kết quả đếm - Thực hiện nhiệm vụ, ghi kết quả đếm vào được trong bảng phụ: phiếu học tập. - Cho học sinh nhận xét. Bồn Phòng Ghế đá Cây - Báo cáo kết quả. hoa học - Nhận xét, công bố kết quả. - Tổng kết hoạt động: Sau khi tham gia hoạt động - Nhận xét “khám phá trường em”, học sinh củng cố kiến thức về đếm, đọc, viết các số trong phạm vi 100. - Lắng nghe - Lưu ý cho học sinh một số nhận xét về số lượng vừa đếm được, chẳng hạn liên hệ bồn hoa đẹp, học - Lắng nghe sinh yêu thích, cần chăm sóc và bảo vệ bồn hoa,… 141
  8. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 3. KẾT LUẬN Hoạt động thực hành và trải nghiệm trong mạch Số và phép tính ở các lớp 1, 2, 3 là một điểm mới tích cực trong nội dung chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán, hoạt động này giúp học sinh củng cố lại kiến thức toán học và vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn. Việc xây dựng quy trình và đề xuất một số mẫu hoạt động thực hành và trải nghiệm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm đáp ứng mục tiêu của môn học và mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Thông qua bài báo này hi vọng sẽ hỗ trợ giáo viên tiểu học kênh tham khảo để xây dựng và tổ chức được các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong thực tiễn dạy học môn Toán theo chương trình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chương trình Giáo dục phổ thông môn Toán 2018 (26/1/2018). [2] Đỗ Đức Thái (2018). Dạy học phát triển năng lực môn Toán Tiểu học, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. [3] http://tieuhoc.most.gov.vn. [4] http://giasuttv.net/phuong-phap-day-hoc-tich-cuc-ban-day-du/. [5] Võ Thị Thùy Dung (2018). Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán ở các lớp 4, 5, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 182 kì I, 27, 28, 29. 142
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0