intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây rau cho học sinh lớp 4

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của cây rau cho học sinh lớp 4, các em đã được tiếp cận với mạch nội dung hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp về các ngành nghề nông nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quá trình sinh trưởng của cây rau cho học sinh lớp 4

  1. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 XÂY DỰNG CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG CỦA CÂY RAU CHO HỌC SINH LỚP 4 NGUYỄN THỊ KHÁNH HÒA* HOÀNG YẾN NHI, ĐÀO THỊ LOAN Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế * Email: nguyenkhanhhoa0210@gmail.com Tóm tắt: Thông qua các hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của cây rau cho học sinh lớp 4, các em đã được tiếp cận với mạch nội dung hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp về các ngành nghề nông nghiệp. Ngoài ra, các em còn được rèn luyện các năng lực khoa học như tự học, tự nghiên cứu, hợp tác, vận dụng những điều đã học vào thực tiễn trồng trọt. Từ khóa: Hoạt động trải nghiệm, quá trình sinh trưởng, cây rau lớp 4, nông nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, chương trình Hoạt động trải nghiệm ở lớp 4 có các mạch nội dung: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp. Căn cứ vào nội dung dạy học môn Khoa học lớp 4, chúng tôi lựa chọn đề tài Tổ chức hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quá trình sinh trưởng cây rau cho học sinh lớp 4 nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn theo hướng nghiên cứu khoa học. 2. NỘI DUNG 2.1. Hoạt động trải nghiệm Trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông) là hoạt động giáo dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12 Hoạt động trải nghiệm hình thành cho học sinh thói quen tích cực trong cuộc sống hằng ngày, chăm chỉ lao động; thực hiện trách nhiệm của người học sinh ở nhà, ở trường và địa phương; biết tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân; hình thành những hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hoá; có ý thức hợp tác nhóm và hình thành được năng lực giải quyết vấn đề. Trên thế giới, từ những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, hoạt động trải nghiệm đã được quan tâm nghiên cứu và đưa vào nhà trường phổ thông. Nhà giáo dục John Dewey (1859 - 1952) với nguyên lí “học thông qua làm” (learning by doing) đã có ảnh hưởng lớn tới giáo dục Mĩ và giáo dục trên toàn thế giới. Nguyên lí này đã được xem là có tác động tích cực đến nền giáo dục Nhật Bản trong công cuộc cải cách giáo dục thời hậu chiến. Chương trình và nội dung giáo dục Nhật Bản sau năm 1945 được thiết kế dựa trên cơ sở của trải nghiệm và đặc biệt nhấn mạnh sự “cọ xát” với thực tiễn trong đời sống của học sinh, lấy chúng làm nguyên liệu, đầu mối, xuất phát điểm để xây dựng nội dung giáo dục. Các chương trình hành động tiêu biểu lấy hoạt động trải nghiệm làm trọng tâm ở Nhật Bản được thể hiện rõ nét qua các công trình, tác phẩm như: “Đời sống ở làng quê” (Omura Sakae, 1948), “Bố, mẹ” (Ishihashi Katsuji, 1948), “Cuộc đời của một người” (Yanagita, 1996). Những năm gần đây, một số tác giả nước ngoài tiếp tục công bố các tài liệu về việc tăng cường để trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm nhằm phát triển khả năng sáng tạo, khơi dậy hứng thú và đam mê học tập; tiêu biểu là “Adventure Learning for Primary school” (2012) và 119
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 “Adventure Learning Professional Development for teacher” (2012). Với “Adventure Learning for Primary school”, chúng ta biết được sự cần thiết phải đưa hoạt động trải nghiệm vào quá trình giáo dục, đồng thời học cách đề xuất một số chương trình - khóa học trải nghiệm thiết thực, bổ ích đối với học sinh tiểu học. “Adventure Learning Professional Development for teacher” lại là bộ tài liệu tham khảo hữu ích giành riêng cho giáo viên, các nhà giáo dục nhằm tổ chức hoạt động trải nghiệm một cách phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất. Ở Việt Nam, nhiều nhà khoa học cũng đã giới thiệu những bài viết, công trình nghiên cứu của mình về hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Tiêu biểu có “Cơ sở xác định hệ thống lĩnh vực, môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam sau 2015” (Đỗ Ngọc Thống, 2014), “Nghiên cứu phát triển năng lực thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho giáo viên phổ thông” (Nguyễn Thị Hằng, 2014), “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo - góc nhìn từ lí thuyết “Học từ trải nghiệm”” (Đinh Thị Kim Thoa, 2014), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông” của nhóm tác giả Nguyễn Thị Liên - Nguyễn Thị Hằng - Tưởng Duy Hải - Đào Thị Ngọc Minh. Hoạt động trải nghiệm cũng được thể nghiệm trong thực tiễn dạy học mà kết quả cụ thể được tường minh trong một số nghiên cứu như: “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học qua dự án học tập” (Phan Thị Thanh Nga, 2017), “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học phần sinh sản Sinh học 11” (Phạm Thảo Trang, 2017), “Thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh lớp năm thông qua dạy học chủ đề Thực vật và động vật” (Nguyễn Thị Huệ, 2016)... Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu xây dựng hoạt động trải nghiệm với nội dung hướng đến thiên nhiên và hướng nghiệp cho học sinh lớp 4. Với sự kết hợp những kiến thức về điều kiện để thực vật phát triển tốt trong môn khoa học, chúng tôi thiết kế các hoạt động trải nghiệm cho học sinh tìm hiểu quá trình sinh trưởng cây rau cho học sinh lớp 4 để phát triển năng lực vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2.2. Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu về quá trình sinh trưởng của cây rau Chúng tôi đã xây dựng các hoạt động trải nghiệm ở trường Tiểu học Lý Thường Kiệt cho học sinh lớp 4. Nội dung 1: “Em là bác nông dân tí hon” nhằm giúp các em trải nghiệm thông qua các hoạt động trồng và chăm sóc cây như cây rau khoai, cây rau muống cạn, cây rau mồng tơi, cây rau dền, cây rau cải, cây cà chua, cây đậu cô ve,… Với kiến thức về điều kiện sống của thực vật mà các em đã được học trong môn khoa học lớp 4 như cây cần đủ nước, không khí, ánh sáng và chất dinh dưỡng để phát triển tốt, thì trong các hoạt động trải nghiệm, các em sẽ hiểu trong từng loại cây khác nhau sẽ có nhu cầu về nước, chất dinh dưỡng khác nhau và trong từng loại cây ở các giai đoạn sống khác nhau, nhu cầu về phân bón (chất dinh dưỡng) sẽ khác nhau. Từ đó, các em biết cách chăm sóc cây, yêu thích việc trồng cây và hứng thú chờ đợi thu hoạch sản phẩm. Nội dung 2: “Vườn sau sạch” nhằm giúp các em tìm hiểu cách thức chăm sóc, thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây mà đảm bảo an toàn cho môi trường và sức khỏe của con người khi sử dụng các sản phẩm của vườn rau. Với kiến thức về phân bón, các em biết lựa chọn các sản phẩm phân bón là bạn của nhà nông, biết cách bón phân và thời điểm thu hoạch sao cho tăng năng suất cây trồng mà vẫn an toàn cho người dùng. Từ đó, các em biết hướng đến tự nhiên có môi trường sống giảm thiểu ô nhiễm, hướng đến xã hội có sức khỏe tốt. Nội dung 3: “ Chúng em là kĩ sư nông nghiệp” nhằm giúp cho các em biết quá trình phát triển của một cây cụ thể, biết quy trình trồng cây, chăm sóc cây cho đến thu hoạch, biết các 120
  3. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019 bệnh thường gặp của cây và cách xử lí,… qua đó hướng đến các ngành nghề nông nghiệp trong xã hội. 2.3. Kết quả của việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm Những kết quả của việc nghiên cứu vô cùng thú vị và nhiều bất ngờ, giúp nhóm nghiên cứu của chúng tôi rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Hoạt động trải nghiệm tìm hiểu quá trình trồng và chăm sóc cây rau có thể thiết kế nhiều hoạt động đa dạng và phong phú về hình thức, cách thức tổ chức thực hiện. Chúng tôi nhận thấy khả năng hiểu biết, nhận thức của các em học sinh về kiến thức, kỹ năng trồng cây, chăm sóc cây đã thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau. Các hoạt động trải nghiệm đã diễn ra rất thoải mái và hết sức sinh động. Thông qua cách thức tổ chức, hướng dẫn hoạt động trải nghiệm, cách các em tiến hành hoạt động mà chúng tôi phần nào có thể hiểu được mức độ lĩnh hội kiến thức, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế của các em. Các em thoải mái học tập và tìm hiểu, áp dụng những thứ các em đã học được vào trong các hoạt động, trải nghiệm với bạn bè xung quanh bằng chính sức lao động của các em tạo ra sản phẩm làm cho các em hứng thú, yêu thích lao động, yêu thích chăm sóc cây xanh. Tuy nhiên, vì khả năng hiểu biết về trồng và chăm sóc cây rau của các em còn hạn chế nên hiệu suất và chất lượng cây trồng chưa cao. Nếu như hoạt động “Em là bác nông dân tí hon” cho các em được thực hành trồng rau thì hoạt động “Vườn sau sạch” đã giúp cho các em biết quy trình trồng rau xanh an toàn là như thế nào, chăm sóc ra làm sao cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Còn trong hoạt động “Chúng em là kĩ sư nông nghiệp” giúp các em có điều kiện trong vai một bác nông dân thực thụ, một kỹ sư nông nghiệm để quan sát quá trình sinh trưởng của cây rau, giải thích vì sao cần tưới nước, bổ sung chất dinh dưỡng cho cây vào khoảng thời gian nào là hợp lí, phát hiện khi cây xuất hiện mầm bệnh và biết chọn biện pháp khắc phục phù hợp. Kết quả của hoạt động cho thấy các em rất hứng thú khi được tham gia hoạt động trải nghiệm. Các em đã biết sử dụng vốn hiểu biết, kiến thức đã học của bản thân để trải nghiệm thực tế đời sống. Một số em đã áp dụng rất tốt kiến thức về khoa học mà các em đã học để hoạt động trải nghiệm đem lại hiệu quả cao. Qua cách các em tiến hành thực nghiệm, chúng tôi có thể thấy được học sinh nào có khả năng học tập, ghi nhớ và vận dụng, sáng tạo tốt. Em nào có năng khiếu về Khoa học tự nhiên...Bên cạnh đó chúng ta cũng biết được khả năng lĩnh hội kiến thức, kĩ năng của học sinh đến đâu để có biện pháp, hướng giảng dạy phù hợp. Mặc dù kết quả rất tốt nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất cập, ví dụ như nhiều em còn rụt rè, e ngại khi tham gia hoạt động tập thể, kĩ năng làm việc nhóm chưa cao. 3. KẾT LUẬN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo đã tạo ra một không gian mở, là môi trường hết sức lí tưởng để giúp học sinh có hứng thú với khoa học tự nhiên, hướng đến tự nhiên, hướng đến xã hội, định hướng nghề nghiệp tương lai. Mỗi cá nhân tích cực, yêu thích lao động, sáng tạo sẽ tạo nên một cộng đồng xã hội phát triển. Song song với việc học sinh phát triển năng lực hoạt động trải nghiệm thì yêu cầu giáo viên, những người hướng dẫn phải thực sự tâm huyết, tận tâm với nghề, trau dồi vốn tri thức, hiểu biết, năng lực chuyên môn của mình để thiết kế hoạt động trải nghiệm sáng tạo, khơi dậy 121
  4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 nguồn đam mê, hiểu rõ mong muốn cá nhân để phát triển bản thân, giúp học sinh hình thành năng lực chuyên biệt. Qua đề tài nghiên cứu, chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục thiết kế những hoạt động trải nghiệm hiệu quả cho học sinh tiểu học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách Khoa học lớp 4, NXB Giáo dục. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. [4] Phòng Giáo dục Nam Trực, Trường Tiểu học Đồng Sơn. Tài liệu tập huấn trải nghiệm sáng tạo, http://thnamthuong.pgdnamtruc.edu.vn/hoat-dong-chuyen-mon/tai-lieu-tap-huan-trai-nghiem- sang-tao.html. 122
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2