Xây dựng chính phủ kiến tạo nhìn từ mô hình cà phê doanh nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Bài viết phân tích mối liên hệ giữa mô hình cà phê doanh nghiệp với việc xây dựng chính phủ kiến tạo cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Cùng với việc phân tích các khía cạnh của việc xây dựng chính phủ kiến tạo gắn với mô hình cà phê doanh nghiệp, nhóm tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm xây dựng thành công chính phủ kiến tạo ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng chính phủ kiến tạo nhìn từ mô hình cà phê doanh nghiệp ở Việt Nam
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ KIẾN TẠO NHÌN TỪ MÔ HÌNH CÀ PHÊ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM PGS. TS. Phan Thế Công, ThS. Đặng Thị Thanh Bình Trường Đại học Thương mại Email: congpt@tmu.edu.vn thanhbinh42dhtm@gmail.com Tóm tắt Mô hình cà phê doanh nghiệp xuất hiện ở Việt Nam từ đầu năm 2016 tại tỉnh Đồng Tháp. Trải qua quá trình phát triển và nhân rộng, mô hình này đã cho thấy sự thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong quá trình kinh doanh. Bài viết phân tích mối liên hệ giữa mô hình cà phê doanh nghiệp với việc xây dựng chính phủ kiến tạo cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Cùng với việc phân tích các khía cạnh của việc xây dựng chính phủ kiến tạo gắn với mô hình cà phê doanh nghiệp, nhóm tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm xây dựng thành công chính phủ kiến tạo ở Việt Nam. Từ khóa: Chính phủ kiến tạo; Cà phê doanh nghiệp; Xây dựng chính phủ kiến tạo. Abstract The model of “coffee with enterprises” has operated in Vietnam since the beginning of 2016 in Dong Thap province. During the time of development and replication, this model has shown achievements in supporting enterprises to solve difficulties in their business. The paper analyzes the relationship between the model and the building of “tectonic government” at local level in Vietnam. In addition to analyzing aspects of constructing “tectonic government” in accordance with the model of “coffee with enterprises”, the authors offer some policy implications for the successful construction of “tectonic government” of a state in Vietnam. Key words: Tectonic government; Coffee with enterprises; Tectonic government practice. 1. Đặt vấn đề Trong một báo cáo của mình có tiêu đề “Government and development” (World Bank, 1992) đã đưa ra khái nghiệm về nhà nước quản trị tốt hay nhà nước kiến tạo là nhà nước giúp tạo lập “kiểu nhà nước mà ở đó quyền lực được sử dụng để quản trị các nguồn lực kinh tế và xã hội của đất nước cho sự phát triển của quốc gia”. Nội hàm của thuật ngữ này rất gần với thuật ngữ “good governance of a state” – tạm dịch là một nhà nước quản trị tốt mà thế giới đã sử dụng và tranh luận từ những năm 1990. Tuy nhiên, cho đến hiện tại vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về “tectonic government” hay nhà nước kiến tạo hoặc nhà nước quản trị tốt. (OECD, 1995) cho rằng nhà nước kiến tạo là việc nhà nước sử dụng các quyền lực chính trị để quản trị xã hội và quản lý các nguồn lực của quốc gia phục vụ cho sự phát triển kinh tế và xã hội. Sau đó, (UNDP, 1997) đưa ra định nghĩa về Nhà nước kiến tạo trên ba chiều hướng quản trị nhà nước về kinh tế, chính trị và hành chính nhà nước. Theo đó, nhà nước cần tạo lập được các cơ chế, quy trình, tổ chức về cả kinh tế, chính trị và hành chính mà qua đó người dân và các nhóm xã hội đạt được lợi ích của họ, thực hành các quyền theo pháp luật, chấp hành các nghĩa vụ liên quan cũng như điều hoà được những khác biệt. Tóm lại, có thể hiểu Nhà nước kiến tạo là Nhà nước xây dựng được các quy trình ra quyết định chính sách và hệ thống vận hành các quy trình đó nhằm kích thích sự phát triển của quốc gia. Việt Nam thuật ngữ Chính phủ kiến tạo được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại hội nghị cấp cao APEC 2017, là thông điệp được thủ tướng trong việc đổi mới, cải tạo và điều hành tốt công tác quản lý nhà nước. Theo đó, chính phủ kiến tạo là chính phủ mang những đặc điểm sau đây: - Thứ nhất, đó phải là một Chính phủ chủ động thiết kế ra một hệ thống pháp luật tốt, những chính sách tốt, thể chế tốt để nuôi dưỡng nền kinh tế phát triển, chứ không phải bị động đối phó với những diễn biến trên thực tế. 919
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 - Thứ hai, là Nhà nước không làm thay thị trường, những khu vực nào thị trường có thể làm được, doanh nghiệp tư nhân có thể làm được thì Nhà nước không can thiệp, mà thay vào đó là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp làm. Nhà nước sẽ chỉ đầu tư vào những khu vực các doanh nghiệp tư nhân không thể đầu tư. - Thứ ba, Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi, không chỉ đứng đầu trong nhóm các nước ASEAN, mà còn phấn đấu vươn lên tiêu chí của các nước nhóm OECD. - Thứ tư là Chính phủ cũng phải nói đi đôi với làm, siết chặt kỷ cương, đặc biệt phải thay ngay cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc. Cần xây dựng chính quyền điện tử, thương mại điện tử đến tòa án điện tử… Đây là yếu tố quan trọng để xây dựng Chính phủ kiến tạo. Mô hình cà phê doanh nghiệp hay còn được biết đến với cái tên “cà phê doanh nhân” hay "quán cà phê doanh nhân” đầu tiên được xây dựng ở Đồng Tháp, là một minh chứng điển hình cho những nỗ lực xây dựng chính phủ kiến tạo của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Trải qua quá trình phát triển và nhân rộng, mô hình này đã cho thấy sự thành công trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp giải quyết khó khăn trong quá trình kinh doanh. Bài viết phân tích mối liên hệ giữa mô hình cà phê doanh nghiệp với việc xây dựng chính phủ kiến tạo cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam. Cùng với việc phân tích các khía cạnh của việc xây dựng chính phủ kiến tạo gắn với mô hình cà phê doanh nghiệp, nhóm tác giả cũng đưa ra một số gợi ý chính sách nhằm xây dựng thành công chính phủ kiến tạo ở Việt Nam. 2. Các đặc trưng của chính phủ kiến tạo Cho đến nay cũng có nhiều cách tiếp cận về các đặc trưng của Nhà nước kiến tạo, Chính phủ liêm chính. Đáng chú ý là cách tiếp cận của World Bank và Ủy Ban Châu Âu (CEC). Theo World Bank, xây dựng nhà nước kiến tạo cần tập trung vào ba điểm sau (WB, 1997), (WB, 2000): Thứ nhất, hệ thống luật pháp và quy định trong khu vực công, trong đó bao gồm sự chia sẻ quyền lực, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, các quy định về chi tiêu ngân sách trong các tổ chức thuộc khu vực công, các nguyên tắc và sự giám sát nội bộ và văn hóa của các tổ chức chính quyền. Thứ hai, cơ chế khuyến khích tiếng nói và sự tham gia của người dân dưới nhiều hình thức khác nhau của cơ chế biểu quyết đại diện cũng như sự tham gia trực tiếp của người dân và xã hội dân sự. Thứ ba, các cơ chế khuyến khích cạnh tranh, bao gồm cạnh tranh về mặt chính trị (ví dụ như giữa các vùng, các đảng phái), cạnh tranh giữa các cơ quan thuộc khu vực công và giữa khu vực công với khu vực tư nhân trong cung cấp hàng hóa, dịch vụ và thông tin, thậm chí là cạnh tranh trong nội bộ từng cơ quan thuộc khu vực công. (CEC, 2001) đưa ra cách tiếp cận khá gần gũi với định nghĩa mà các tổ chức quốc tế đã đưa ra nhưng tập trung chủ yếu vào khía cạnh quản trị hành chính nhà nước (một trong ba hướng tiếp cận của UNDP). Theo đó, một Nhà nước kiến tạo được định hình dựa trên 5 đặc điểm: Tính mở (Openness), sự tham gia (participation), tính giải trình (accountability), tính hiệu quả (effectiveness) và sự gắn kết (coherence). Cụ thể, “Tính mở”: các tổ chức nên làm việc dưới một hệ thống mở và sử dụng ngôn ngữ một cách dễ hiểu, dễ tiếp cận đối với đại bộ phận công chúng. “Tính tham gia”: Các chính sách của chính phủ chỉ có thể có hiệu quả, có chất lượng và phản ánh nhu cầu của người dân khi nó đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp công chúng xuyên suốt quy trình chính sách. “Tính giải trình”: hay tính trách nhiệm trính trị. Vai trò của các cơ quan lập pháp cũng như hành pháp cần phải rõ ràng hơn. Mỗi cơ quan nhà nước cần phải giải thích và nhận trách nhiệm trước công chúng với những gì mà họ làm. “Tính hiệu quả”: các chính sách cần đảm bảo sự hiệu quả và kịp thời, được đưa ra và thực thi đáp ứng được nhu cầu của người dân, có mục tiêu rõ ràng, có đánh giá về những tác động trong tương lai cũng như xem xét và học hỏi được từ những kinh nghiệm đã có. “Tính gắn kết”: giữa chính sách và hành động phải có sự gắn kết chặt chẽ, nhất quán với nhau. 920
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Hình 1: Các đặc trưng của Nhà nước kiến tạo theo World Bank Nguồn: World Bank Ủng hộ cách tiếp cận của WB, IMF nhấn mạnh nhà nước kiến tạo là nhà nước thúc đẩy sự minh bạch (transparency), tính giải trình (accountability), tính hiệu quả (efficiency), sự công bằng (fairness), sự tham gia (participation) và quyền sở hữu (ownership) (IMF, 2017). Đặc biệt, IMF nhấn mạnh vai trò của các chính phủ trong việc phòng chống tham nhũng. Những giá trị này trở thành những mục tiêu mà nhà nước hướng tới: tính trách nhiệm trính trị (hay tính giải trình), sự tham gia, hiệu lực của luật pháp, minh bạch và các dòng thông tin giữa chính quyền và người dân. Cũng dựa trên cách tiếp cận của CEC và các tổ chức quốc tế, nghiên cứu của (Vyas- Doorgapersad & Aktan, 2017) mở rộng và đưa ra đầy đủ hơn các đặc trưng của Nhà nước kiến tạo bao gồm rất nhiều yếu tố như: tham gia (participatory), đồng thuận (consensus oriented), trách nhiệm (accountable), minh bạch (transparent), đạo đức (ethical), tài năng (meritocratic), trách nhiệm (responsive), hiệu lực và hiệu quả (effective and efficient), chất lượng (quality-oriented), bình đẳng và bao trùm (equitable and inclusive), phân quyền và dựa trên cơ sở của luật pháp (decentralized and follows the rule of law), bền vững… - Sự “tham gia” của tất cả cộng đồng và xã hội. Sự tham gia ở đây hàm ý tất cả những bên có liên quan về mặt lợi ích và chịu tác động của chính sách đều phải có sự tham gia một cách chủ động và quy trình chính sách. “Sự đồng thuận” hàm ý tất cả các cá nhân phải đạt được sự đồng thuận để thông qua quyết định chính sách phục vụ tốt nhất cho lợi ích của toàn xã hội. Thực tế cho thấy, xã hội phải điều hành trên nguyên tắc thượng tôn pháp luật “rule of law”, trong đó công chúng bao gồm cả Chính quyền đều phải tuân thủ luật pháp, trong đó các quyền hạn của Chính quyền phải được quy định trong luật pháp và phải nằm trong một giới hạn nhất định. - “Tính trách nhiệm” yêu cầu các công chức chính quyền, những người được dân chúng bầu ra hay được chỉ định phải có nghĩa vụ giải thích các quyết định và hành động của họ cho công chúng. “Tính mở và minh bạch” hàm ý thông tin phải sẵn có, dễ dàng tiếp cận một cách trực tiếp và tự do đối với công chúng. “Đạo đức” của chính quyền có nghĩa là các tất cả các công chức chính quyền phục vụ trong khu vực công phải xây dựng và có được đạo đức nghề nghiệp. “Hiền tài”. Nó hàm ý quyền lực chỉ nên được đặt vào tay của các cá nhân có năng lực, có tài, có đức. Nó đòi hỏi phải có sự vắng mặt 921
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 chủ nghĩa tư lợi (bao gồm cho cả bản thân và gia đình công chức), chủ nghĩa thân hữu trong chính quyền. Đội ngũ công chức làm việc trong các tổ chức chính quyền cần phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ và nâng cao chất lượng của các dịch vụ công. Sự chuyên nghiệp chính là một trong những phẩm chất cơ bản nhất của công chức. - “Xã hội dân sự” là khu vực thứ ba bên cạnh khu vực chính quyền và khu vực tư nhân. Khu vực này bao gồm các tổ chức từ thiện, các tổ chức được xây dựng dựa trên sự tin cậy lẫn nhau, labor unions, các tổ chức công đoàn, hội đồng hương, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức gây quỹ… Sự xuất hiện và tham gia của các tổ chức xã hội dân sự là cần thiết để có được một nền quản trị nhà nước tốt. “Sự phân quyền”, là quá trình chia sẻ quyền lực, vai trò và chức năng của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương. - “Hiệu lực và hiệu quả” hàm ý chính sách phải đáp ứng được nhu cầu của công chúng trên cơ sở tối ưu hóa các nguồn lực. Chính phủ luôn phải đặt người dân làm trung tâm trong các quyết định của mình. “Tính trách nhiệm” có nghĩa là các tổ chức chính quyền và quy trình chính sách phải phục vụ tất cả các bên liên quan (stakeholders) sao cho đúng thời điểm và theo cách thức phù hợp. “Công bằng và bao trùm” hàm ý tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương phải nhận được sự quan tâm thích đáng. “Chính phủ điện tử”: là việc ứng dụng các thiết bị điện tử, thông tin, máy tính và internet trong cung ứng các dịch vụ công. Ủng hộ “tự do cạnh tranh” và các lực lượng thị trường. Vai trò và các chức năng của Nhà nước phải được chia sẻ và chuyển giao cho kinh tế thị trường. - Cuối cùng là “tính bền vững”, nghĩa là việc sử dụng các nguồn lực để đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ hiện tại không làm tổn hại đến các nguồn lực mà các thế hệ tương lai có thể sử dụng để đáp ứng nhu cầu họ. Như vậy, có thể thấy rằng trải qua quá trình tranh luận và phát triển, các đặc trưng của Nhà nước kiến tạo đã không ngừng được mở rộng và hoàn thiện theo thời gian, trong đó xem xét một cách toàn diện các yếu tố của một nhà nước quản trị tốt trên cả ba chiều hướng, về kinh tế, về chính trị và quản trị hành chính nhà nước. Các đặc trưng này về Chính phủ kiến tạo cũng bao trùm các nội dung mà thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã nhắc đến. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong bài viết này, các tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp để tìm hiểu hệ thống các quan điểm và các cách tiếp cận khác nhau về chính phủ kiến tạo và đặc trưng của chính phủ kiến tạo nhằm đưa ra một cách hiểu đầy đủ về nội hàm của thuật ngữ chính phủ kiến tạo. Bên cạnh đó, các tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống (case study), xem xét thực tiễn triển khai và vận hành mô hình cà phê doanh nghiệp tại một số địa bàn cụ thể, đặc biệt là xem xét trường hợp của tỉnh Đồng Tháp để thấy được tại sao mô hình này lại thành công trong việc hỗ trợ doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động kinh doanh của mình. Thêm nữa, các tác giả cũng sử dụng phương pháp suy luận logic để nhận diện những đặc trưng của chính phủ kiến tạo được thể hiện trong mô hình, những thành công và hạn chế của mô hình; từ đó liên hệ để đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng thành công chính phủ kiến tạo ở Việt Nam. 4. Mô hình cà phê doanh nghiệp Việt Nam 4.1. Mô hình cà phê doanh nghiệp Mô hình cà phê doanh nghiệp hay còn được biết đến với cái tên “cà phê doanh nhân” hay "quán cà phê doanh nhân” đầu tiên được xây dựng ở Đồng Tháp, là một minh chứng điển hình cho những nỗ lực xây dựng chính phủ kiến tạo của chính quyền cấp tỉnh, thành phố. Cà phê doanh nghiệp là một sáng kiến của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương và các thành viên UBND. Quán cà phê được mở vào đầu năm 2016 ngay tại nơi làm việc của ông Dương để tiếp các doanh nhân, doanh nghiệp vào mỗi buổi sáng, kịp thời lắng nghe những vướng mắc, tâm tư và nguyện vọng của họ. 922
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Trước đó, thông qua các kênh như e-mail, Facebook, điện thoại, vào cuối ngày, tổ thông tin trực thuộc Văn phòng UBND tỉnh sẽ báo cáo với ông Dương những vướng mắc, phản ánh của các doanh nghiệp. Khi tiếp nhận các thông tin này, ông Dương xem các phản ánh liên quan đến Sở, ngành nào rồi gửi nội dung đó cho các Sở, ngành có liên quan để gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp vào buổi cà phê sáng hôm sau. "Quán cà phê" doanh nhân – doanh nghiệp chỉ rộng khoảng 30 m2 được thiết kế trong một tiểu hoa viên cạnh nhà ăn của UBND tỉnh Đồng Tháp với những bộ bàn ghế đơn giản. Những doanh nhân đến đây không chỉ có cơ hội trình bày những vướng mắc trong kinh doanh mà còn được các lãnh đạo tỉnh giới thiệu, tư vấn những kênh đầu tư hiệu quả nhất trong tỉnh, mà còn được Chủ tịch tỉnh mời uống cà phê miễn phí. 4.2. Một số thành công của mô hình Nhờ có mô hình cà phê doanh nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh đã kịp thời phản ánh những vướng mắc trong kinh doanh. Nếu các cơ quan, công chức trong hệ thống công quyền ở các sở, ban ngành thuộc tỉnh có biểu hiện sách nhiễu với doanh nghiệp cũng được doanh nghiệp trực tiếp phản ánh trực tiếp lên các lãnh đạo cao nhất của tỉnh. Bên cạnh việc khai thông những vướng mắc, đây cũng là nơi các doanh nghiệp và lãnh đạo của tỉnh trao đổi về kế hoạch kinh doanh, kết nối các đối tác đầu tư. Lãnh đạo tỉnh sẽ chia sẻ về những chính sách thu hút đầu tư, giới thiệu các đơn vị có thể giúp các doanh nghiệp giải đáp mọi thắc mắc, lắng nghe ý kiến của các doanh nghiệp. Nhờ có cà phê doanh nghiệp mà các khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải được kịp thời tháo gỡ. Các nguyện vọng của doanh nghiệp được trình bày trực tiếp với các lãnh đạo sở, ban ngành, mọi việc vì vậy mà được giải quyết nhanh chóng và kịp thời hơn. Cũng từ những buổi cà phê này mà nhiều sản phẩm của Đồng Tháp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính. Ví dụ như quả xoài được xuất khẩu qua Nhật, Hàn Quốc, Nga,… quả nhãn xuất khẩu vào thị trường Mỹ; quả chanh xuất sang Nhật, Hàn Quốc,… Đồng Tháp liên tục đứng đầu và hiện nằm trong top 3 các tỉnh thành có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước (theo báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI). Tinh thần khởi nghiệp tại tỉnh này vì thế cũng phát triển rất mạnh. Hình 2: Xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của một số tỉnh thành triển khai mô hình cà phê doanh nhân qua các năm Nguồn: VCCI Từ những thành công của mô hình này, thủ tướng đã kêu gọi nhiều tỉnh thành khác học tập theo mô hình cà phê doanh nhân tại Đồng Tháp. Mô hình cà phê doanh nhân đã được nhân rộng tại nhiều tỉnh thành khác, ví dụ như cà phê doanh nhân tại Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, TP Hồ Chí Minh, Đắk Nông, Bến Tre, Yên Bái, An Giang…; trà doanh nhân tại Thái Nguyên. Các chính quyền 923
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 địa phương cấp huyện hay thành phố trực thuộc các tỉnh cũng học hỏi mô hình này nhằm tạo mối gắn kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và chính quyền, như thành phố Móng Cái – Quảng Ninh. Ngoài Đồng Tháp thì các tỉnh thành khác cũng đạt được điểm số hoặc cải thiện được điểm số PCI khá nhanh qua các năm. Ngoài Đồng Tháp hiện xếp hạng thứ hai về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (năm 2018) thì Quảng Ninh đứng đầu, Bến Tre đứng thứ 4. Các tỉnh như Đắk Nông, Bạc Liêu xếp hạng thấp hơn, nhưng cũng đã cải thiện được điểm số đánh giá PCI. 4.3. Những đặc trưng của chính phủ kiến tạo thể hiện trong mô hình Mô hình cà phê doanh nhân đã thể hiện rõ tinh thần của chính phủ kiến tạo với việc xây dựng một hệ thống công quyền cũng như quy trình chính sách mang tính mở, tính minh bạch, tính tham gia, tính giải trình, tính trách nhiệm, tính nhất quán nhằm hướng tới sự phát triển mà quốc tế và thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đề cập. Những buổi trò chuyện giữa các lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp được tiến hành dưới hình thức vừa trò chuyện, uống cà phê một cách thân thiện, chứ không gò bó. Chính vì vậy nó mang tính mở và dễ tiếp cận với người dân và doanh nghiệp hơn. Tại đây các thông tin cũng được truyền tải trực tiếp giữa các lãnh đạo có thẩm quyền cao nhất với các doanh nghiệp, do vậy nó thúc đẩy dòng thông tin minh bạch, truyền tải thông điệp một cách rõ ràng giữa các bên. Đây là nơi các doanh nghiệp tham gia trực tiếp và thể hiện ý chí, nguyện vọng của doanh nghiệp. Doanh nghiệp trực tiếp cho ý kiến về các chính sách, thủ tục, quy trình quản lý của hệ thống chính quyền, trực tiếp tham gia vào quá trình hoạch định, thực hiện và giám sát chính sách. Tính trách nhiệm và tính giải trình cũng được thúc đẩy nhờ hoạt động của mô hình này khi các lãnh đạo địa phương trao đổi về các chính sách của doanh nghiệp cũng như mục đích của các chính sách, cam kết giải quyết những vướng mắc phát sinh từ phía doanh nghiệp. Việc các lãnh đạo có thẩm quyền ở những cấp cao nhất ngồi lại với doanh nghiệp cũng đã thể hiện cam kết rất mạnh mẽ, thể hiện tính nhất quán giữa chính sách hành động để mang lại một môi trường lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển. Từ những điểm trên có thể thấy mô hình cà phê doanh nhân là một trong những ý tưởng góp phần đắc lực cho việc hiện thực hoá xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam. Có thể thấy mô hình cà phê doanh nghiệp mang lại rất nhiều thành công và kết quả tích cực, thể hiện nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc tạo lập môi trường kinh doanh có hiệu quả cho sự phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mô hình này cũng có những hạn chế nhất định. Một số vấn đề đặt ra có thể kể đến như: - Thứ nhất, mặc dù những buổi cà phê tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể trình bày những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động kinh doanh một cách trực tiếp với các lãnh đạo tỉnh, thành phố nhưng việc trao đổi vẫn được xem là cơ chế phi chính thức. Tính không chính thức của hoạt động có thể là một trong những rào cản ảnh hưởng đến việc triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trên thực tế. - Thứ hai, việc triển khai hoạt động cũng như hiệu quả của mô hình phụ thuộc khá nhiều vào tính năng động sáng tạo và khả năng tổ chức, điều phối của các lãnh đạo đứng đầu tỉnh, thành phố. Mô hình thường chỉ thành công khi các lãnh đạo thực sự đi sâu đi sát, dành tâm huyết cho việc hoạt động của mô hình. - Thứ ba, theo như phản ánh của một số tỉnh thì công tác phổ biến, tuyên truyền về hoạt động của mô hình tại một số nơi còn chưa hiệu quả, dẫn đến nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư chưa biết đến. Do vậy, tại một số địa bàn, thành phần doanh nghiệp, nhà đầu tư tham gia mô hình vẫn còn hạn chế. 5. Một số hàm ý chính sách đối với việc xây dựng chính phủ kiến tạo ở Việt Nam nhìn từ mô hình cà phê doanh nghiệp Từ việc tổng quan lý thuyết về chính phủ kiến tạo, các đặc trưng của chính phủ kiến tạo cũng như những phân tích những thành công của mô hình cà phê doanh nghiệp, tác giả đưa ra một số gợi ý chính sách sau đây nhằm hướng tới việc xây dựng thành công chính phủ kiến tạo: 924
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Thứ nhất, đổi mới hệ thống chính quyền theo cách tiếp cận bottom-up trong đó nhấn mạnh vai trò tham gia của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động quản lý nhà nước, từ hoạch định, thực thi cho đến giám sát các hoạt động của nhà nước và hệ thống chính sách. Một chính phủ quan liêu và “phi kiến tạo” thường chỉ hoạt động bằng mệnh lệnh hành chính, truyền tải từ chính quyền trung ương đến địa phương (top-down) nên các chủ trương chính sách không thực sự “của dân, do dân và vì dân”. Ngược lại, chính phủ kiến tạo được xây dựng theo hướng phục vụ nhân dân, tất cả vì lợi ích của dân, do vậy vai trò và sự tham gia của người dân cần được đặc biệt nhấn mạnh. Muốn vậy, cần xây dựng các cơ chế (chính thức và phi chính thức) để người dân, doanh nghiệp tham gia nhiều hơn vào việc hoạch định, thực thi và giám sát chính sách. Nhìn vào thành công của mô hình cà phê doanh nghiệp có thể thấy chính nhờ việc được tham gia để nói lên tiếng nói của mình, trực tiếp phản ánh các khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải đã kịp thời được phản ánh tới hệ thống chính quyền, nhờ đó các vấn đề của doanh nghiệp được giải quyết kịp thời. Mô hình cà phê doanh nhân một mặt giúp tăng cường tiếng nói phản biện từ người dân, mặt khác tăng tính giải trình từ phía chính quyền địa phương. Những buổi cà phê là cơ hội rất tốt để người dân và doanh nghiệp có cơ hội góp ý vào việc xây dựng thể chế, chính sách và xây dựng hệ thống hành chính thực sự hướng tới phục vụ người dân. Tuy nhiên có thể cơ chế hoạt động của “cà phê doanh nghiệp” vẫn còn là phi chính thức. Một mặt, tính không chính thức phát huy những ưu điểm nhất định khi nó mở và dễ tiếp cận hơn đối với doanh nghiệp, nhưng mặt khác sự phi chính thức cũng có những hạn chế nhất định. Do vậy, song song với việc phát triển mô hình, cần tạo lập những cơ chế và chính sách thiết thực và chính thức để người dân tham gia vào quy trình chính sách. Thứ hai, phân quyền và trao quyền tự chủ nhiều hơn cho chính quyền địa phương. Mục đích của phân cấp, phân quyền quản lý nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền địa phương. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân định rõ ràng, cụ thể, chính quyền địa phương có điều kiện phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Mô hình cà phê doanh nghiệp là nơi kết nối giữa hệ thống chính quyền cấp tỉnh và các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Các cấp chính quyền địa phương là những người gần dân và hiểu dân nhất. Do vậy các khúc mắc, vấn đề cần giải quyết của doanh nghiệp, chính quyền địa phương là người nắm và hiểu rõ nhất. Vì thế, khi được giao những trách nhiệm và quyền hạn cao hơn, chính quyền địa phương mới có khả năng giải quyết tốt hơn các vấn đề của doanh nghiệp. Như đã đề cập ở trên, Nhà nước kiến tạo là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng là phục vụ trực tiếp lợi ích của nhân dân thay vì quản lý nhân dân. Chính quyền địa phương các cấp là những người phục vụ trực tiếp nhân dân nên hệ thống chính quyền địa phương cần được giao phó những trọng trách và thẩm quyền tương ứng để đáp ứng tốt nhất nhu cầu phụng sự nhân dân. Những vấn đề phục vụ trực tiếp nhân dân thì giao chủ yếu cho chính quyền địa phương (các bộ, ngành ở Trung ương không tham gia trực tiếp mà chủ yếu làm chức năng kiểm tra, hướng dẫn). Phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương cần đảm bảo nguyên tắc tự quyết, tự chủ của địa phương. Song song với quyền hạn là trách nhiệm, là tinh thần tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Do đó, cần quy định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng, minh bạch, trong đó cần nhấn mạnh tính minh bạch trong phân cấp ngân sách và quyền tự quyết thu chi của chính quyền địa phương. Thứ ba, phát huy vai trò của người đứng đầu là các lãnh đạo cấp cao; khuyến khích đổi mới sáng tạo, tính năng động trong hệ thống công chức chính quyền nói chung và trong đội ngũ lãnh đạo, quản lý của khu vực công nói riêng. Mô hình cà phê doanh nghiệp được khởi xướng từ ý tưởng của lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp và sau đó đã được nhân rộng ra nhằm phát huy các mô hình mới, các điểm mới, ý tưởng mới, tính năng động trong khu vực công. Mô hình được hình thành từ ý tưởng sáng tạo của các lãnh đạo đứng đầu các tỉnh thành và sự thành công của mô hình cũng phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu các tỉnh thành này. 925
- Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020 Do đó việc phát huy vai trò của người đứng đầu, trao cho họ quyền tự quyết và song song với đó là trách nhiệm cao hơn là rất quan trọng trong việc xây dựng có hiệu quả nhà nước kiến tạo. Thực tiễn mô hình này cũng cho thấy, cùng với phong trào khuyến khích đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của khu vực tư nhân, cần có chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo trong khu vực công. Cần xây dựng hiệu quả chế độ tuyển dụng, đánh giá đối với công chức chính quyền, có chế độ thưởng phạt rõ ràng và những đãi ngộ thích đáng nhằm khuyến khích người tài gia nhập vào hệ thống chính quyền. Xây dựng môi trường văn hoá trong hệ thống chính quyền nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo của công chức. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh triển khai hoạt động tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy, lấy tiêu chí hiệu quả và chất lượng phục vụ lên hàng đầu trong đánh giá công chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Bank. (1992). Governance and development. World Bank. 2. OECD. (1995). Participatory Development and Good Governance. The Organization of Economic Cooperation and Development. 3. UNDP. (1997). Governance for Sustainable Human Development. United Nations Development's Program. 4. WB. (1997). The state in a changing world. World Bank. 5. WB. (2000). Reforming Public Institutions and strengthen governance. World Bank. 6. CEC. (2001). Promoting a European framework for Corporate Social Responsibility. Commission of the European Communities. 7. Vyas-Doorgapersad, S., & Aktan, C. C. (2017). Progression from ideal state to good governance: An introductory overview. International journal of business and management studies. 8. IMF. (1997). Good Governance -The IMF’s Role. IMF. International monetary fund. 9. IMF. (2017). The role of the fund in governance issues - Review of the guidance note - Preliminary considerations - Background notes. International monetary fund. Washington, D.C.: International monetary fund. 10. Lê Nam (2015), Phân cấp, phân quyền, nâng cao tính tự chủ của chính quyền địa phương, bài viết đăng trên website http://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=341003 truy cập ngày 09/07/2019. 11. Trang facebook: Cổng thông tin Đồng Tháp: https://m.bizlive.vn/thoi-su/nhieu-tinh-thanh-dong-loat-hoc- theo-mo-hinh-quan-ca-phe-doanh-nhan-cua-dong-thap-3124046.html 926
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng chuyên đề Kỹ năng quản trị thông tin
32 p | 903 | 308
-
Kiến thức thương mại điện tử
57 p | 253 | 134
-
Thương hiệu quốc gia: Chưa đậm!
6 p | 113 | 27
-
Xây dựng các thành tố thương hiệu sản phẩm
9 p | 178 | 27
-
Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt
0 p | 109 | 18
-
CHƯƠNG VI :NGHIỆP VỤ MUA BÁN NHỮNG HÀNG HOÁ ĐẶC BIỆT
43 p | 57 | 12
-
Xây thương hiệu hàng hóa Việt mang tầm toàn cầu
7 p | 62 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn