VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5<br />
<br />
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO<br />
GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ DẠY HỌC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI<br />
Bùi Thu Hà - Đỗ Thị Hiền - Bùi Thị Thanh Thủy<br />
Trường Cao đẳng Sư phạm Nam Định<br />
Ngày nhận bài: 20/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 27/12/2018.<br />
Abstract: In the new general education curriculum of the Ministry of Education and Training, the<br />
Natural Science subject at the secondary level is a new subject, built on the basis of Physics,<br />
Chemistry and Biology. In order to teach this subject curriculum, it is necessary to foster teachers<br />
and develop training curriculums for teachers. In this article, we propose a training curriculum for<br />
natural science teachers in secondary schools to meet the requirements of the new general<br />
education curriculum.<br />
Keywords: Training curriculum, Natural Science, teacher.<br />
với 5 tiêu chuẩn và 15 tiêu chí theo Thông tư số<br />
20/2018/TT-BGDĐT [1], cần đảm bảo các nguyên tắc<br />
sau:<br />
- Cung cấp đầy đủ, có chọn lọc các kiến thức khoa<br />
học cơ bản về Vật lí, Hóa học, Sinh học làm kiến thức<br />
nền, đảm bảo cho người học nắm được các nội dung môn<br />
KHTN ở THCS.<br />
- Cung cấp đầy đủ kiến thức, kĩ năng về dạy học tích<br />
hợp liên môn, làm nền tảng để dạy học các chủ đề.<br />
- Tinh giản số giờ lí thuyết; gia tăng các nội dung thực<br />
hành, thực tập, các hoạt động trải nghiệm, sử dụng tiếng<br />
Anh trong dạy học và chú trọng rèn kĩ năng nghề.<br />
- Có tính mềm dẻo theo hướng mở, gia tăng nhu cầu<br />
lựa chọn cho người học thông qua một số học phần tự<br />
chọn cho mỗi khối kiến thức chuyên ngành.<br />
2.2. Nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở<br />
giáo dục phổ thông<br />
Căn cứ vào Chuẩn nghề nghiệp GV THCS theo<br />
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT [1], chúng tôi đã xác<br />
định những kiến thức tương ứng cần trang bị cho GV dạy<br />
học môn KHTN ở trường THCS như sau (xem bảng 1):<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, chương<br />
trình môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) ở trung học cơ sở<br />
(THCS) có rất nhiều điểm mới so với chương trình cũ. Để<br />
đáp ứng mục tiêu dạy học môn KHTN ở THCS theo<br />
chương trình giáo dục phổ thông mới, cần đổi mới các yếu<br />
tố: đội ngũ giáo viên (GV), điều kiện cơ sở vật chất, công<br />
tác quản lí giáo dục,... trong đó nhân tố quyết định, quan<br />
trọng nhất chính là đội ngũ GV trực tiếp tham gia giảng<br />
dạy. Do vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ GV<br />
dạy học môn KHTN ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi<br />
mới giáo dục phổ thông là nhiệm vụ cần thiết của các cơ<br />
sở đào tạo GV. Bài viết xây dựng chương trình đào tạo GV<br />
THCS dạy học môn KHTN nhằm đáp ứng yêu cầu của<br />
chương trình giáo dục phổ thông mới.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Những nguyên tắc khi xây dựng các học phần<br />
trong Chương trình đào tạo giáo viên trung học cơ sở<br />
dạy học môn Khoa học tự nhiên<br />
Ở các trường sư phạm, khi xây dựng các học phần<br />
trong chương trình đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN<br />
nhằm hình thành và phát triển cho người học các năng lực<br />
<br />
Bảng 1. Những kiến thức cần trang bị cho GV THCS dạy học môn KHTN theo Chuẩn nghề nghiệp<br />
Kiến thức đại cương, chuyên môn<br />
Chuẩn nghề nghiệp GV THCS dạy học môn KHTN<br />
nghiệp vụ tương ứng<br />
Tiêu chuẩn 1. Phẩm chất nhà giáo: Tuân thủ các quy định và rèn luyện<br />
về đạo đức nhà giáo; chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong rèn<br />
Các học phần thuộc khối kiến thức<br />
luyện đạo đức và xây dựng phong cách nhà giáo.<br />
giáo dục đại cương<br />
Tiêu chí 1. Đạo đức nhà giáo.<br />
Tiêu chí 2. Phong cách nhà giáo.<br />
Tiêu chuẩn 2. Phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: nắm vững kiến thức Các học phần thuộc khối kiến thức<br />
chuyên môn và thành thạo nghiệp vụ; thường xuyên cập nhật, nâng cao giáo dục chuyên nghiệp: - Các học<br />
<br />
1<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5<br />
<br />
năng lực chuyên môn và nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.<br />
Tiêu chí 3. Phát triển chuyên môn bản thân.<br />
Tiêu chí 4. Xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hướng phát triển<br />
phẩm chất, năng lực học sinh (HS).<br />
Tiêu chí 5. Sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục theo hướng phát<br />
triển phẩm chất, năng lực HS.<br />
Tiêu chí 6. Kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.<br />
Tiêu chí 7. Tư vấn và hỗ trợ HS.<br />
<br />
phần nghiệp vụ; - Các học phần<br />
chuyên ngành Vật lí, Hóa học, Sinh<br />
học và tích hợp; - Các học phần thay<br />
thế khóa luận tốt nghiệp.<br />
<br />
- Tư tưởng Hồ Chí Minh.<br />
- Quản lí hành chính nhà nước và<br />
Tiêu chuẩn 3. Xây dựng môi trường giáo dục: thực hiện xây dựng môi ngành GD-ĐT.<br />
trường giáo dục an toàn, lành mạnh dân chủ, phòng, chống bạo lực học<br />
- Giáo dục pháp luật.<br />
đường.<br />
- Tâm lí học.<br />
Tiêu chí 8. Xây dựng văn hóa nhà trường.<br />
- Giáo dục học.<br />
Tiêu chí 9. Thực hiện quyền dân chủ trong nhà trường<br />
- Hoạt động trải nghiệm trong dạy<br />
Tiêu chí 10. Thực hiện và xây dựng trường học an toàn, phòng chống bạo<br />
học KHTN.<br />
lực học đường.<br />
- Nghiệp vụ sư phạm.<br />
- Thực hành nghề.<br />
Tiêu chuẩn 4. Phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội:<br />
tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động phát triển mối quan hệ giữa<br />
nhà trường, gia đình, xã hội trong dạy học, giáo dục đạo đức, lối sống cho - Tâm lí học.<br />
HS.<br />
- Giáo dục học.<br />
Tiêu chí 11. Tạo dựng mối quan hệ hợp tác với phụ huynh hoặc người - Hoạt động trải nghiệm trong dạy<br />
giám hộ của HS và các bên liên quan.<br />
học KHTN.<br />
Tiêu chí 12. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện hoạt - Nghiệp vụ sư phạm.<br />
động dạy học và hoạt động giáo dục HS.<br />
- Thực hành nghề.<br />
Tiêu chí 13. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội để thực hiện giáo<br />
dục đạo đức, lối sống cho HS.<br />
- Tiếng Anh 1, 2, 3.<br />
Tiêu chuẩn 5. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ - Tin học.<br />
thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục. - Phương pháp dạy học KHTN.<br />
Sử dụng được ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc, ứng dụng công nghệ thông - Hoạt động trải nghiệm trong dạy<br />
tin, khai thác và sử dụng các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục.<br />
học KHTN.<br />
Tiêu chí 14. Sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc.<br />
- Thực hành nghề.<br />
Tiêu chí 15. Ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị - Phương pháp dạy học KHTN bằng<br />
công nghệ trong dạy học, giáo dục.<br />
tiếng Anh.<br />
- Tích hợp trong các học phần khác.<br />
- một trong những kĩ năng rất cần thiết đối với GV dạy<br />
học môn KHTN.<br />
Việc dạy học các môn KHTN bằng tiếng Anh đã<br />
được Bộ GD-ĐT triển khai từ năm học 2011-2012. Tuy<br />
nhiên, qua một quá trình thực hiện, những khó khăn, bất<br />
cập vẫn còn đối với đội ngũ GV. Vì vậy, hiện nay chúng<br />
tôi đưa ra học phần Phương pháp dạy học KHTN bằng<br />
tiếng Anh là học phần tự chọn, với mục đích cung cấp<br />
cho người học những kiến thức cần thiết để soạn giáo án,<br />
thiết kế các nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập<br />
của HS; trình bày các vấn đề khoa học và một số bài luận<br />
<br />
Chương trình đưa ra có tính “mở”, đó là người học có<br />
thể lựa chọn các học phần nâng cao kiến thức chuyên<br />
ngành, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao<br />
năng lực dạy học.<br />
Thông qua tìm hiểu thực tế quá trình dạy học tại các<br />
trường THCS, chúng tôi nhận thấy một trong những<br />
điểm hạn chế của đa số GV ở các trường THCS hiện nay<br />
là rất ít khai thác, sử dụng các phòng thí nghiệm, thực<br />
hành trong dạy học. Có nhiều nguyên nhân khác nhau,<br />
trong đó, GV còn thiếu kĩ năng thực hành, thực nghiệm<br />
<br />
2<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5<br />
<br />
khoa học bằng tiếng Anh. Từ đó, giúp người học hình<br />
thành, rèn luyện và phát triển năng lực dạy học, năng lực<br />
sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh.<br />
2.3. Đề xuất Khung chương trình đào tạo Sư phạm<br />
Khoa học Tự nhiên theo hệ thống tín chỉ<br />
2.3.1. Xây dựng Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối<br />
ngành sư phạm đào tạo giáo viên trung học cơ sở dạy<br />
học môn Khoa học Tự nhiên theo chương trình phổ<br />
thông mới<br />
Dựa trên: Quy trình xây dựng chương trình nhóm<br />
ngành KHTN, kĩ thuật xây dựng hồ sơ năng lực của GV<br />
nhóm ngành KHTN, kĩ thuật xây dựng chương trình<br />
khung, kĩ thuật xây dựng các module kiến thức và đề<br />
cương môn học [2]; Khung Chuẩn đầu ra trình độ đại học<br />
khối ngành sư phạm đào tạo GV trung học phổ thông [2];<br />
Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT về ban hành quy định<br />
Chuẩn nghề nghiệp GV cơ sở giáo dục phổ thông [3] và<br />
nội dung chương trình môn học KHTN [4], chúng tôi xây<br />
dựng Chuẩn đầu ra trình độ đại học khối ngành sư phạm<br />
đào tạo GV THCS dạy học môn KHTN theo chương trình<br />
phổ thông mới như sau:<br />
* Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống: - Yêu<br />
nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ<br />
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;<br />
sẵn sàng thực hiện các nghĩa vụ công dân; - Yêu nghề<br />
dạy học; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách<br />
nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo;<br />
- Tôn trọng, đối xử công bằng với HS, nhiệt tình giúp HS<br />
khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt; - Sẵn<br />
sàng hợp tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể<br />
vững mạnh để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; - Có lối<br />
sống lành mạnh, văn minh, tác phong sư phạm mẫu mực.<br />
* Về kiến thức, kĩ năng: - Hiểu rõ hệ thống tri thức<br />
khoa học những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt<br />
Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về các văn bản<br />
hiện hành trong quản lí và điều hành, về lĩnh vực rèn<br />
luyện thể chất, công tác quốc phòng - an ninh của Đảng<br />
và Nhà nước; nắm vững nhiệm vụ, nội dung, nguyên tắc<br />
dạy học, giáo dục ở trường THCS; nắm rõ các kiến thức<br />
về tâm lí con người nói chung và lứa tuổi THCS nói<br />
riêng, phương pháp dạy học bộ môn; có kĩ năng làm GV<br />
chủ nhiệm, làm công tác đoàn; - Có các kiến thức cơ bản,<br />
thiết thực về Vật lí, Hóa học, Sinh học, Khoa học trái đất.<br />
Biết tổ chức, thực hiện thí nghiệm, thực hành, sử dụng<br />
ngôn ngữ Vật lí, Sinh học, Hóa học; tìm hiểu, quan sát,<br />
nghiên cứu thiên nhiên; vận dụng kiến thức vào thực tiễn,<br />
xây dựng, giải quyết các chủ đề tích hợp của KHTN.<br />
* Về năng lực nghề nghiệp<br />
- Các năng lực chuyên ngành<br />
<br />
Có năng lực nắm vững các kiến thức cơ bản:<br />
Về Vật lí: Nắm được các kiến thức cốt lõi về vật lí: cơ<br />
học, nhiệt học, vật lí phân tử và hạt nhân, điện - từ, quang<br />
hình học và sơ lược về dao động - sóng; nhận biết được<br />
một số ngành, nghề liên quan đến vật lí. Thực hiện được<br />
hoạt động tìm tòi, khám phá, phân tích, so sánh, rút ra<br />
những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện<br />
tượng đơn giản, gần gũi trong thế giới tự nhiên. Vận dụng<br />
được kiến thức vật lí vào thực tiễn.<br />
Về Sinh học: nắm được nguồn gốc, sự phát sinh, phát<br />
triển của sự sống trên Trái đất; cấu trúc và các quá trình<br />
sống cơ bản diễn ra trong các cấp độ tổ chức sự sống từ<br />
mức phân tử đến sinh quyển; tác động qua lại giữa sinh<br />
vật với môi trường sống; phân loại các nhóm sinh vật;<br />
công nghệ sinh học; thực nghiệm và vận dụng kiến thức<br />
sinh học vào thực tiễn.<br />
Về Hóa học: nắm được các khái niệm, định luật, học<br />
thuyết cơ bản về hóa học; các nguyên tố, đơn chất, hợp<br />
chất hóa học; các phản ứng hóa học; kĩ thuật tổng hợp<br />
hóa học; thực nghiệm và vận dụng kiến thức hóa học vào<br />
thực tiễn.<br />
Về tích hợp: có kiến thức về khoa học trái đất. Vận<br />
dụng kiến thức Vật lí, Hóa học, Sinh học để xây dựng, giải<br />
quyết được các chủ đề tích hợp trong KHTN. Vận dụng<br />
kiến thức KHTN giải quyết các tình huống thực tế trong<br />
đời sống, khoa học kĩ thuật, sản xuất và bảo vệ môi trường.<br />
- Các năng lực sư phạm<br />
+ Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo<br />
dục: có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường<br />
xuyên về nhu cầu và đặc điểm của HS, về điều kiện giáo<br />
dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn<br />
hóa, xã hội của địa phương; sử dụng các thông tin thu<br />
được vào dạy học, giáo dục.<br />
+ Năng lực dạy học: biết tổ chức các hoạt động dạy<br />
học KHTN theo kế hoạch chuyên môn của cá nhân, đáp<br />
ứng mục tiêu giáo dục phổ thông. Có năng lực nhận xét,<br />
đánh giá và phát triển chương trình KHTN, đánh giá kết<br />
quả học tập của HS, xây dựng, quản lí và sử dụng hồ sơ<br />
dạy học. Năng lực dạy học gồm: năng lực chuẩn bị, năng<br />
lực thực hiện (năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử<br />
dụng các thiết bị và phương tiện dạy học, năng lực hoạt<br />
động xã hội trong và ngoài trường, năng lực sử dụng<br />
tiếng Anh và ứng dụng vào dạy học KHTN, năng lực sử<br />
dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục).<br />
+ Năng lực giáo dục: biết xây dựng, tổ chức kế hoạch<br />
hoạt động giáo dục phù hợp với đối tượng người học và<br />
môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.<br />
Có năng lực chủ nhiệm lớp; năng lực đánh giá các hoạt<br />
động giáo dục; năng lực tư vấn, tham vấn cho HS; năng<br />
lực quản lí và sử dụng hồ sơ giáo dục.<br />
<br />
3<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5<br />
<br />
+ Năng lực hoạt động xã hội: có năng lực phối hợp<br />
với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học<br />
tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS và góp phần huy<br />
động các nguồn lực trong nhà trường; năng lực tham gia<br />
các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường<br />
nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã<br />
hội học tập.<br />
+ Năng lực phát triển nghề nghiệp: năng lực tự học,<br />
tự bồi dưỡng về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên<br />
môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy<br />
học và giáo dục; năng lực phát hiện và giải quyết những<br />
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp<br />
nhằm đáp ứng yêu cầu của giáo dục phổ thông.<br />
+ Năng lực giao tiếp: phối hợp và sử dụng được các<br />
phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn<br />
ngữ và phi ngôn ngữ, phù hợp với từng tình huống; làm<br />
<br />
chủ được cảm xúc của bản thân, giải quyết xung đột, biết<br />
thuyết phục và chia sẻ.<br />
2.3.2. Đề xuất Khung chương trình đào tạo Sư phạm<br />
Khoa học tự nhiên theo hệ thống tín chỉ<br />
Căn cứ theo Chuẩn đầu ra trình độ đại học dành cho<br />
khối ngành Sư phạm đào tạo GV THCS dạy học môn<br />
KHTN được xây dựng ở trên, chúng tôi đã nghiên cứu<br />
chi tiết từng nội dung của mỗi học phần trong các chương<br />
trình đào tạo cao đẳng sư phạm Toán - Lí, Lí - Kĩ thuật<br />
Công nghiệp, Sinh - Hóa, Hóa - Sinh, Sinh - Kĩ thuật<br />
nông nghiệp để tìm ra những phần kiến thức độc lập,<br />
phần kiến thức giao thoa, kiến thức liên quan giữa Vật lí,<br />
Hóa học, Sinh học, Địa lí tự nhiên.<br />
Dưới đây, chúng tôi đề xuất Khung chương trình đào<br />
tạo Sư phạm KHTN như sau:<br />
<br />
TT<br />
Tên học phần<br />
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp<br />
1. Các học phần nghiệp vụ<br />
1<br />
Tâm lí học 1<br />
2<br />
Tâm lí học 2<br />
3<br />
Giáo dục học 1<br />
4<br />
Giáo dục học 2<br />
5<br />
Công tác đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh<br />
6<br />
Đại cương về phương pháp dạy học và đánh giá ở THCS<br />
7<br />
Rèn nghiệp vụ sư phạm<br />
8<br />
Phương pháp dạy học KHTN 1<br />
9<br />
Phương pháp dạy học KHTN 2<br />
10<br />
Hoạt động trải nghiệm trong dạy học KHTN<br />
11<br />
Thực tập sư phạm 1 (3 tuần)<br />
12<br />
Thực tập sư phạm 2 (6 tuần)<br />
2. Các học phần chuyên ngành Vật lí<br />
13<br />
Cơ học<br />
14<br />
Nhiệt học, Vật lí phân tử và hạt nhân<br />
15<br />
Điện từ học<br />
16<br />
Quang học<br />
17<br />
Vật lí trái đất và thiên văn<br />
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2)<br />
Thí nghiệm Vật lí ở THCS<br />
18<br />
Dao động sóng<br />
3. Các học phần chuyên ngành Hóa học<br />
19<br />
Hóa học đại cương<br />
20<br />
Hóa học vô cơ<br />
21<br />
Cơ sở hóa học hữu cơ<br />
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2)<br />
<br />
4<br />
<br />
Số tín chỉ<br />
83<br />
27<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
1<br />
2<br />
3<br />
2<br />
2<br />
3<br />
2<br />
4<br />
15<br />
3<br />
3<br />
3<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
12<br />
3<br />
3<br />
4<br />
2<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 1-5<br />
<br />
Hóa học công nghệ<br />
Thí nghiệm Hóa học ở THCS<br />
4. Các học phần chuyên ngành Sinh học<br />
Sinh học đại cương<br />
23<br />
Thực vật học<br />
24<br />
Động vật học<br />
25<br />
Giải phẫu, sinh lí người<br />
26<br />
Di truyền học<br />
27<br />
Sinh thái học và môi trường<br />
28<br />
Học phần tự chọn (chọn 1 trong 2)<br />
Sinh học phát triển cá thể động vật và tiến hóa<br />
29<br />
Bài tập di truyền<br />
5. Các học phần tích hợp<br />
Hóa Lí<br />
30<br />
Hóa Sinh<br />
31<br />
Khoa học trái đất<br />
32<br />
Một số chủ đề tích hợp trong dạy học KHTN<br />
33<br />
6. Các học phần thay khóa luận tốt nghiệp (chọn 2 học phần)<br />
Phương pháp dạy học KHTN bằng tiếng Anh<br />
34<br />
Thiết bị trong dạy học KHTN<br />
Thực hành nghề<br />
Vật lí ứng dụng<br />
Hóa học ứng dụng<br />
35<br />
Sinh học ứng dụng<br />
22<br />
<br />
2<br />
2<br />
16<br />
2<br />
3<br />
2<br />
3<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
8<br />
2<br />
2<br />
2<br />
2<br />
5<br />
2<br />
2<br />
2<br />
3<br />
3<br />
3<br />
<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2015). Phát triển chương trình đào tạo<br />
giáo viên phổ thông nhóm ngành tự nhiên. Tài liệu<br />
tập huấn cán bộ, giảng viên các cơ sở đào tạo giáo<br />
viên phổ thông về phát triển chương trình đào tạo.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2018). Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22/8/2018 về Ban hành quy định<br />
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo<br />
viên trung học phổ thông.<br />
[4] Bộ GD-ĐT (2015). Tài liệu hỏi - đáp về chương<br />
trình giáo dục phổ thông tổng thể.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2018). Kế hoạch số 270/KH-BGDĐT<br />
ngày 02/5/2018 về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cơ<br />
sở giáo dục phổ thông thực hiện chương trình, sách<br />
giáo khoa giáo dục phổ thông mới.<br />
[6] Đỗ Hương Trà (chủ biên, 2015). Dạy học tích hợp<br />
phát triển năng lực học sinh (quyển 1 - Khoa học tự<br />
nhiên). NXB Đại học Sư phạm.<br />
[7] Trần Bá Hoành (2010). Vấn đề giáo viên - những<br />
nghiên cứu lí luận và thực tiễn. NXB Đại học<br />
Sư phạm.<br />
<br />
3. Kết luận<br />
Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, môn<br />
KHTN là môn tích hợp, được xây dựng trên nền tảng các<br />
lĩnh vực: Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất.<br />
Thực hiện chương trình mới đã đặt ra cho đội ngũ GV<br />
THCS những thách thức không nhỏ. Theo lộ trình áp<br />
dụng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông<br />
mới, một trong những nhiệm vụ quan trọng của các<br />
trường sư phạm là cần xây dựng một chương trình đào<br />
tạo GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ<br />
thông hiện nay. Thông qua thực tiễn giảng dạy, quá trình<br />
nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo khoa học và lấy ý kiến<br />
của các chuyên gia, hi vọng rằng, Khung chương trình<br />
đào tạo Sư phạm KHTN theo hệ thống tín chỉ mà chúng<br />
tôi đã đề xuất ở trên sẽ được áp dụng rộng rãi và hiệu quả<br />
ở các trường cao đẳng sư phạm trong thời gian tới.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Bộ GD-ĐT (2018). Dự thảo Chương trình môn học<br />
Khoa học Tự nhiên.<br />
<br />
5<br />
<br />