intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng hành vi tốt ở bé

Chia sẻ: Longlay Paris | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ở độ tuổi mẫu giáo, bạn nên cho bé tự lựa chọn hành động để khuyến khích tinh thần độc lập. Chẳng hạn, bạn có thể để bé quyết định việc bé sẽ lau bàn hay dọn đồ chơi. Bạn có thể tham khảo những lưu ý khác để dạy bé ngoan hơn, từ Keepkidshealthy. - Đề ra lịch sinh hoạt hàng ngày: Bạn nên thống nhất những phần việc mà bé phải hoàn thành trong một ngày. Chẳng hạn, bạn nên cố định thời gian ăn các bữa chính, bữa phụ, giờ đi tắm và giờ đi ngủ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng hành vi tốt ở bé

  1. Xây dựng hành vi tốt ở bé Ở độ tuổi mẫu giáo, bạn nên cho bé tự lựa chọn hành động để khuyến khích tinh thần độc lập. Chẳng hạn, bạn có thể để bé quyết định việc bé sẽ lau bàn hay dọn đồ chơi. Bạn có thể tham khảo những lưu ý khác để dạy bé ngoan hơn, từ Keepkidshealthy. - Đề ra lịch sinh hoạt hàng ngày: Bạn nên thống nhất những phần việc mà bé phải hoàn thành trong một ngày. Chẳng hạn, bạn nên cố định thời gian ăn các bữa chính, bữa phụ, giờ đi tắm và giờ đi ngủ cho bé.
  2. - Khiến bé háo hức: Phần lớn các bé đều thích làm theo yêu cầu của cha mẹ trong tâm trạng thoải mái. Vì vậy, bạn có thể gợi ý bé bằng cách: “Xem mẹ con mình, ai nhặt đồ chơi nhanh hơn nhé!” - Đảm bảo tính liên tục khi đặt ra quy tắc: Bạn nên giới hạn rõ ràng hành vi được khen thưởng và hành vi phải chịu phạt ở bé. Bé sẽ học được cách tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp với yêu cầu được cha mẹ đề ra. - Hướng dẫn bé cách thực hiện: Trước khi đề nghị bé làm một việc gì, bạn nên phác thảo những phương án giải quyết phù hợp với tư duy và thể chất của bé. Bạn không nên đưa cho bé những việc làm quá sức. Bạn cũng nên tránh giao việc cho bé một cách ngẫu hứng mà không cần biết bé có làm tốt được hay không. - Giải thích cho bé: Nếu bạn muốn bé làm một điều gì, bạn nên trao đổi những lợi ích và ước mong của bạn khi bé thực hiện điều đó. Khi bé làm sai, bạn nên giải thích cho bé chỗ sai; đồng thời, hướng dẫn bé đến với những hành vi đúng. - Nên nói “Mẹ muốn” thay vì “Con phải”; ví dụ, bạn có thể nói “Mẹ muốn con quét nhà” thay vì “Con phải quét nhà”.
  3. - Đánh lạc hướng: Nếu bé nhất định muốn làm một việc không đúng, bạn nên tìm cách lôi kéo bé vào những trò chơi vui vẻ khác. Nếu bé đang có những hành vi tự làm đau mình như kéo tóc, cắn tay… bạn nên gợi ý bé đến những hoạt động bổ ích hơn. Cho bé cùng bạn ra bên ngoài trong ít phút cũng khiến bé tạm quên đi việc xấu. - Phớt lờ tính xấu của bé: Khi bé rên rỉ khóc lóc, mè nheo đòi thứ này, thứ khác, bạn không nên bày tỏ thái độ quan tâm quá mức tới bé. Bạn nên để bé tự hiểu rằng, không phải điều gì bé muốn là cũng có được. - Tránh những câu mệnh lệnh khô cứng khi nhìn vào mắt bé: Bạn nên để cho bé thấy rằng, một điều nào đó là nên làm chứ không phải bị ép buộc. - Thay đổi giới hạn tùy thuộc vào độ phát triển của bé: Bạn nên nhớ rằng, các bé ở những độ tuổi khác nhau thì mức độ tự giác thực hiện hành vi cũng khác nhau. Bạn khó có thể khiến các bé 2-3 tuổi chấm dứt sự mè nheo. Nhưng với các bé 5-6 tuổi thì sự vòi vĩnh sẽ giảm đi đáng kể. - Cha mẹ nên hợp tác với bé: Bạn không nên ra lệnh “Con đi tắm đi” và để bé tự thực hiện điều này. Thay vào đó, bạn
  4. có thể gợi ý để bé chuẩn bị quần áo và giúp bé tắm rửa sau đó. - Bỏ qua những lỗi nhỏ: Những hành vi nằm ngoài tầm kiểm soát của bé như chứng tè dầm, bạn cũng nên thông cảm cho bé. - Thưởng, phạt ngay lập tức: Bạn không nên đợi quá lâu mới đề cập đến chuyện thưởng những hành vi tốt hoặc phạt những hành vi xấu với bé. Bé có thể bị quên mất mình đã thực hiện được những việc gì hoặc xuất hiện dấu hiệu nhầm lẫn giữa hai loại hành vi. - Không tranh luận với bé về hình phạt: Bé có thể khóc lóc, van xin và khiến bạn nản chí khi bạn định đề ra hình phạt nghiêm khắc với bé. Kết quả, những lần sau, hiệu quả hình phạt dành cho bé sẽ bị suy yếu. - Tránh phàn nàn quá nhiều: Bạn chỉ nên trách mắng bé một lần là đủ, không nên nói đi nói lại chỉ một điều. Bé sẽ mệt mỏi và “chán ngán” những thuyết giáo dài dòng từ cha mẹ. - Để cho bé chịu hậu quả: Chẳng hạn, nếu bé ném món đồ chơi qua cửa sổ, bạn sẽ tạm giữ đồ vật này lại. Khoảng vài
  5. ngày sau, bạn mới nên cho bé tiếp tục sử dụng món đồ chơi này. - Chú ý những tình huống đặc biệt: Nếu bạn đưa bé đi ra ngoài mua sắm hoặc trong nhà sắp có khách, bạn nên thống nhất những quy tắc ứng xử lịch thiệp dành cho bé trước. Bạn nên dạy bé cần làm những gì và không nên làm những gì. Lưu ý: Các nguyên tắc nên linh hoạt, nhất là với những bé lì lợm, bạn càng nên khéo léo khi muốn bé thực hiện tốt yêu cầu. Khi để bé dọn dẹp, bạn nên bảo vệ bé khỏi những tác nhân dễ gây tai nạn như dao, kéo hoặc những ngăn tủ đóng mở không đúng cách.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2