RETRODUCING SPACES OF CHINESE URBANISATION: NEW CITY-BASED AND LAND<br />
CENTERED URBAN TRANSFORMATION<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Xây dựng không gian đô thị hóa ở Trung Quốc: chuyển dạng trên cơ sở đô<br />
thị mới và lấy đất làm trung tâm<br />
<br />
<br />
George C. S. Lin<br />
<br />
Tóm tắt<br />
<br />
Hầu hết không gian dành cho đô thị hóa ở Trung Quốc vào những năm 1980 và 1990 đã bị chiếm dụng<br />
cho mục tiêu công nghiệp hóa và phát triển khu phố. Kể từ giữa những năm 1990, không gian đô thị của<br />
Trung Quốc đã bị tái tạo thông qua quá trình đô thị hóa trên cơ sở khu đô thị mới và lấy đất làm trung<br />
tâm trong đó các thành phố lớn đã thành công trong việc tái khẳng định vị thế dẫn đầu của họ trong một<br />
nền kinh tế ngày càng có tính cạnh tranh, quốc tế hóa và đô thị hóa. Nghiên cứu này phân tích những<br />
thay đổi đối với đất vi nông nghiệp của Trung Quốc trong mối quan hệ với sự tăng trưởng và những thay<br />
đổi về cơ cấu tại các thành phố Trung Quốc. Môt phân tích hệ thống về 3 nhóm thông tin chỉ ra mức độ<br />
day đặc và sự không đồng đều lớn của sử dụng đất phi nông nghiệp tại đất nwóc này. Trung quốc có 29,5<br />
triệu hecta đất phi nông nghiệp vào năm 1996, chỉ chiếm 3% diện tích đất toàn quốc. Hơn 80% lượng<br />
tăng lên của diện tích đất phi nông nghiệp là kết quả của sự mở rộng định cư ở thành thị và nông thôn,<br />
công nghiệp hóa và rất nhiều “khu phát triển”, đã đóng góp vào việc chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất<br />
nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Cùng lúc, công nghiệp hóa nông thôn và sự bùng nổ nhà ở đã làm<br />
tăng các dạng phát triển đất phi nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc. Với tác động lan tỏa của động lực<br />
tiếp tục đô thị hóa và toàn cầu hóa, nỗ lực của nhà nước nhằm bảo vệ diện tích đất nông nghiệp đang<br />
ngày càng bị thu hẹp sẽ không đảo ngược xu hướng sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, nhưng<br />
có thể làm chậm tốc độ chuyển đổi đất. Những bằng chứng giai thoại kiểu “nhà ma” và đất không sử<br />
dụng tại rất nhiều “khu vực phát triển” bị khoanh vùng đã chỉ ra rằng có rất nhiều cách để Trung Quốc<br />
có thế sử dụng đất phi nông nghiệp của mình hiệu quả và kinh tế hơn từ trước tới nay.<br />
<br />
<br />
<br />
Giới thiệu<br />
<br />
Một trong những quá trình thay đổi thường thấy tại những quốc gia đang phát triển trải qua công nghiệp hóa và<br />
đô thị hóa là việc chuyển đổi kỳ lạ từ sản xuất nông nghiệp thành phát triển công nghiệp và đô thị (Healey và<br />
Barrett, 1990; Healey, 1991; Guy và Henneberry, 2000). Hầu hết mọi người đều tin rằng đô thị hóa có cả tác<br />
động trực tiếp và gián tiếp lên chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Mở rộng đô thị là một trong những tác động dễ<br />
nhận biết nhất của đô thị hóa lên sử dụng đất. Ít rõ ràng hơn, nhưng cũng quan trọng không kém là sự khác biệt<br />
trong lối sống của một xã hội được đô thị hóa, nơi tạo ra rất nhiều nhu cầu thị trường đối với việc lấy đất nông<br />
nghiệp sử dụng cho việc phát triển cơ sở vật chất công nghiệp, cơ sở hạ tầng giao thông, nhà ở và khu giải trí<br />
(Heilig, 1994 và 1997; Smil, 1999). Các địa điểm trung tâm, nơi có mật độ dân số cao và tập trung kinh tế điển<br />
hình của việc định cư tại đô thị, làm tăng giá trị sử dụng đất và cho thuê đất hơn rất nhiều so với đất ở khu vực<br />
nông thôn và tạo ra sự khác biệt thành thị- nông thôn, đủ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông thôn thành<br />
thành thị vì lý do lợi nhuận. (Ingram, 1998; Harvey và Jowsey, 2004; Zhou và Ma, 2000; Ding, 2004; Ho và<br />
Lin, 2004). Trong khi mối quan hệ giữa đô thị hóa và mục đích sử dụng đất phi nông nghiệp dường như rõ ràng,<br />
mắc độ đo thị hóa tác động tới sử dụng đất phi nông nghiệp và cách thức chúng tương tác nhằm tạo ra rất nhiều<br />
dạng không gian (spatial) trong các bối cảnh chính trị và địa lý vẫn chưa được biết đến một cách đầy đủ.<br />
<br />
Trung Quốc, một trong những nước đang phát triển lớn nhất đang trải qua những dịch chuyển kinh tế và không<br />
gian, đã chứng kiến sự đô thị hóa ngày càng nhanh sau kinh tế có cải tổ và tăng trưởng ổn định từ những năm<br />
1980. Tài liệu về đô thị hóa của Trung quốc do đó tập trung nhiều hơn vào tăng trưởng và phân phối dân cư của<br />
Trung Quốc. Những nỗ lực quan trọng đã được thực hiện nhằm làm rõ cách Trung Quốc định nghĩa “dân cư đô<br />
thị”, phán đoán mức độ thực sự của đô thị hóa và làm rõ các dạng di cư phức tạp từ nông thôn ra đô thị (Ma và<br />
Cui, 1987; Goldstein, 1990; Zang và Zhao, 1998; Zhou và Ma, 2003, Chan và Hu, 2003; Pannell, 1990 và 2002;<br />
Ma, 2002; Solinger, 1999; Fan, 2003). Mặc dù có sự phát triển đất đai mạnh mẽ xuất phát từ mở rộng đô thị và<br />
đô thị hóa nông thôn, tài liệu về quy mô và các nguyên nhân chuyển đổi mục đích sử dụng từ nông nghiệp sang<br />
phi nông nghiệp tại quôc gia đang công nghiệp hóa một cách nhanh chóng này lại rất ít ỏi. Mặt khác, những<br />
nghiên cứu hiện nay về sử dụng đất tại Trung Quốc vào những năm gần đây chủ yếu chỉ quan tâm hoặc sự mất<br />
đi của đất trồng trọt để có đất làm thị trường (tái cơ cấu nông nghiệp), xây dựng, những đe dọa tự nhiên tại nông<br />
thôn hay cải cách nhà ở và thương mại hóa quyền sử dụng đất tại rất nhiều thành phố tại Trung Quốc (Ngân<br />
hàng Thế giới, 1993; Wu, 1996; Yeh và Wu 1996; Wang và Murie, 1999; Xie và các cộng sự, 2002; Zhu, 2002<br />
và 2005; Ding, 2004). Người ta tương đối ít hiểu biết về tác động của phát triển đô thị và đô thị hóa lên sử dụng<br />
đất một phần do thiết số liệu cần thiết và một phần do bản chất phức tạp của đối tượng.<br />
<br />
Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi đất từ nông nghiệp sang ngành phi công nghiệp nhằm phục vụ phát triển đô thị và<br />
công nghiệp thường đóng vài trò quan trọng đối với quốc gia và quốc tế. Trong khi những vấn đề liên quan tới<br />
số liệu sử dụng đất của Trung Quốc (như thiếu báo cáo về các khu vực canh tác và ít hoặc không có thông tin về<br />
sử dụng đất ph nông nghiệp) đã khiến việc tính toán chính xác thay đổi về sử dụng đất trở nên khó khăn, bằng<br />
chứng có sẵn thực sự chỉ ra sự phát triển to lớn về đất đô thị và công nghiệp thay vào vị trí đất nông nghiệp. Các<br />
thống kê chính thức của Trung Quốc chỉ ra rằng, từ năm 1978 đến 1995, tổng đất trồng trọt đã giảm nhanh<br />
chóng từ 99,39 xuống còn 94,97 triệu hectá trong khi tổng dân số tiếp tục tăng từ 962,59 triệu lên 1,21 tỷ người<br />
(CSSB, 1996, trang 69 và 335; Lin và Ho, 2003, trang 88). Sự sụt giảm diện tích đất trồng trọt đã đạt đỉnh điểm<br />
vào những năm 1980 khi trong 3 năm (1984- 86), Trung Quốc thông báo mất ròng 2,1 triệu hecta đất trồng trọt.<br />
Trong khi hầu hết số đất mất đi cần phải được hỗ trợ cho những thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp (như chuyển<br />
từ đất trồng trọt thành rừng, đồng cỏ, vườn quả và hồ cá), hầu hết sự chuyển đổi là chuyển từ đất nông nghiệp<br />
sang phi nông nghiệp (Heilig, 1997; Ash và Edmonds, 1998, trang 847- 848; Smil, 1999, trang 425- 426; Ho và<br />
Lin, 2004a, trang 102). Những bức ảnh từ trên không và các hình ảnh vệ tinh chụp từ những năm 1980 và 1990<br />
cho thấy sự mở rộng nhanh chóng trong các khu vực xây dựng, định cư, đường phố và các khu phát triển công<br />
nghiệp (Y.Li, 2000; Yeh và Li, 1997; Lo, 2002; Weng và Wei, 2003; Xie và Fan, 2003). Sự mất đi hàng loạt<br />
của đất nông nghiệp vì mục đích sử dụng phi nông nghiệp đã khiến quốc tế lo ngại về khả năng Trung Quốc<br />
cung cấp thực phẩm cho nhân dân của họ và dẫn tới một “cuộc điện thoại báo thức” về an ninh lương thực đối<br />
với “hành tinh nhỏ” của chúng ta (Brown, 1995). Điều này nguy hiểm tới mức Hội đồng Nhà nước và Ủy ban<br />
Trung ương của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã tuyên bố vào tháng 5 năm 1997 tạm ngừng chuyển đổi sử dụng<br />
đất nông nghiệp trong vòng 1 năm, sau đó được kéo dài tới năm 1999.<br />
<br />
Nghiên cứu này đánh giá mức độ và loại hình thay đổi trong sử dụng đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc trong<br />
thập niên vừa qua với việc tham chiếu đặc biệt tới tăng trưởng của các thành phố trong khu vực duyên hải, nơi<br />
đô thị hóa và thay đổi sử dụng đất là mạnh mẽ nhất. Mục tiêu của nghiên cứu là xác định dạng cấu trúc và<br />
không gian của thay đổi gần đây đối với sử dụng đất phi nông nghiệp tại Trung Quốc và nhằm đánh giá một<br />
cách chặt chẽ hơn tác động của đô thị hóa lên chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang phi nông nghiệp. Đặc biệt,<br />
nghiên cứu này nỗ lực tìm hiểu một số câu hỏi nghiên cứu dường như đơn giản, không lắt léo và cơ bản nhưng<br />
lại tương đối quan trọng. Trung Quốc có bao nhiêu đất cho các mục đích phi nông nghiệp khác nhau? Các mảnh<br />
đất này ở những địa điểm nào và có sự khác biệt giữa các địa điểm hay không? Số đất này đã thay đổi thế nào<br />
qua thời gian và tại sao? Đâu là xu hướng thay đổi sử dụng đất phi nông nghiệp trong thập kỷ qua dưới tác động<br />
của công nghiệp hóa, đô thị hóa và toàn cầu hóa nhanh chóng? Các nhân tố nào đã đóng góp vào sự chuyển đổi<br />
đất từ mục đích nông nghiệp sang phi nông nghiệp? Sự mở rộng của các thành phố lớn nhỏ đã tác động thế nào<br />
tới chuyển đổi đất? Mối quan hệ giữa đô thị hóa ở Trung Quốc và sự tăng trưởng đất phi nông nghiệp là gì?<br />
Cuối cùng, những chúng ta có được những bài học nào từ đánh giá tiên nghiệm nhằm quản lý và quy hoạch sử<br />
dụng đất tốt hơn tại quốc gia đông dân này, nơi mà cạnh tranh đất đai đã trở nên ngày càng căng thẳng? Những<br />
câu hỏi này có vai trò quan trọng không chỉ nhằm hiểu hơn về mặt lý thuyết về sự linh hoạt của thay đổi mục<br />
đích sử dụng đất trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển và đô thị hóa mà còn quan trọng đối với việc xây<br />
dựng các chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ sử dụng đất một cách hiệu quả và bền vững.<br />
<br />
Các định nghĩa, Số liệu, và Phương pháp luận<br />
Trước khi nghiên cứu tiếp tục được tiến hành, có rất nhiều khái niệm cần được làm rõ. Đối với mục đích phân<br />
tích số liệu, nghiên cứu này tuân theo kết hoạch phân loại đất chính thức của Trung Quốc trong đó toàn bộ đất<br />
được phân thành 3 loại theo mục đích sử dụng- được gọi là “đất nông nghiệp” (có nghĩa là đất sử dụng cho việc<br />
canh tác, vườn quả, vườn nho, đất trồng cây, trồng rau, rừng, đồng cỏ…), “đất xây dựng” (đất được sử dụng cho<br />
mục đích phi nông nghiệp) và “đất không sử dụng” (đất không phải là đất nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp)<br />
(Trung Quốc, 1998, điều 4: Lin và Ho, 2005). Đất phi nông nghiệp do đó tương đương với “đất xây dựng” có<br />
nghĩa là đất được sử dụng cho việc định cư tại đô thị (các thành phố được công nhận chính thức và các khu phố<br />
được chỉ định), định cư ở nông thôn (các khu phố và làng không được chỉ định), giao thong (đường sắt, đường<br />
cao tốc, sân bay, cảng và đường nông thôn), các khu công nghiệp tách biệt (các khu công nghiệp và khu phát<br />
triển kinh tế bên ngoài khu vực dân cư) và các mục tiêu khác (đồng muối, nghĩa trang, khu quân sự…) (Y.Li,<br />
2000; Ho và Lin, 2004a và 2004b). Đô thị hóa được định nghĩa là sự tăng tỷ lệ dân cư đô thị đối với tổng dân<br />
số. Tuy nhiên, định nghĩa liên tục thay đổi của Trung Quốc về dân cư đo thị đã dẫn tới việc mất phương hướng<br />
trầm trọng và các cuộc tranh cãi liên tục trong giới học thuật về việc cái gì chính xác là dân cư đô thị của Trung<br />
quốc và cách thức tính toán mức độ thự sự của đô thị hóa ở Trung Quốc. (Zhang và Zhao, 1998; Zhou và ma,<br />
2003). Nhằm giảm thiểu sự bóp méo do những thay đổi hành chính tùy tiện, nghiên cứu này sử dụng thuật ngữ<br />
dân cư phi nông nghiệp (shiqu fei-nongye renkou) và khu xây dựng đô thị tại các khu phố ở đô thị (shiqu<br />
Jiangchengqu) như hai chỉ số cơ bản nhằm phân tích sự mở rộng của định cư tại thành thị và nhằm đánh giá tác<br />
động của việc định cư lên sử dụng đất phi nông nghiệp2.<br />
<br />
Định cư tại thành thị ở Trung Quốc bao gồm các thành phố và các khu phố được chỉ định chính thức3. Do thiếu<br />
số liệu có hệ thống về các khu phố được chỉ định, nghiên cứu này sẻ tập trung vào sự mở rộng của ác thành phố<br />
được công nhận một cách chính thức. Việc đánh giá thay đổi cấu trúc tại các thành phố Trung Quốc sẽ dựa trên<br />
một phương pháp đánh giá theo đó các nhóm ở tất cả các tahnhf phố trong 4 nhóm theo quy mô của dân số phi<br />
nông nghiệp tại khu phố thành thị, gọi là “rất lớn” (từ 1 triệu người trở lên), “lớn” 0,5- 1 triệu người), trung bình<br />
(từ 0,2 đến -,5) và nhỏ (dưới 0.2 triệu người). Thay đổi dạng không gian sẽ được phân tích trên khung địa lý<br />
thường được sử dụng, trong đó chia Trung Quốc thành 3 khu vực, được gọi là miền Đông, miền Trung và miền<br />
Tây.4<br />
<br />
Ba hệ thống số liệu được phân tích trong nghiên cứu này. Hệ thống đầu tiên được lấy ra từ khảo sát đất toàn<br />
quốc được thực hiện ở cấp độ hạt trong giai đoạn 81- 96, là khảo sát đầu tiên của dạng khảo sát này được thực<br />
hiện kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Trung Hoa (Y. Li, 2000; K. Ma 2000; Lin và ho, 2003). Số liệu có được<br />
từ khảo sát đất đai năm 1996 là số liệu có hệ thống nhất được tạo ra bởi các nhà chức trách về thống kê ở Trung<br />
Quốc cho tới nay. Họ xây dựng cơ sở thong tin quan trọng cho việc phân tích thành tố cấu trúc và sự phân bổ<br />
không gian của đất phi nông nghiệp Trung Quốc cũng như những thay đổi trong thập niên trước. Hệ thống số<br />
liệu thứ hai được thu thập từ niên giám thống kê về thanh thị của Trung Quốc. Bắt đầu từ năm 1985, Cục Thống<br />
kê Quốc gia Trung Quốc đã xuất bản số liệu thống kê về thành thị hang năm đối với tất cả các thành phố được<br />
chính thức công nhận là đô thị (CSSB, 1985). Những số liệu về đô thị được xuất bản chính thức này không phải<br />
hoàn toàn nhất quán và không có lỗi. Trên thực tế, chúng cần được sử dụng với sự thận trọng tối đa và cần kiểm<br />
tra chéo với các nguồn thong tin khác, Tuy nhiên, những thống kê đô thị này cung cấp một nguồn hữu dụng<br />
nhằm giúp hiểu đwọc không chỉ sự mở rộng về đất đai và dân cư của các thành phố hiện có mà con là sự bổ<br />
sung hoặc loại bỏ những thành phố theo thời gian và qua không gian (Fan, 1999; Lin 2002).<br />
<br />
Hệ thống số liệu cuối cùng bắt nguồn từ quá trình xử lý của chúng tôi đối với các hình ảnh vệ tinh được chụp<br />
đối với một số địa điểm vào hai thời điểm khác nhau. Chúng tôi đã chọn Quảng Châu để là nghiên cứu điển<br />
hình đối với thay đổi trong sử dụng đất tại một thành phố rất lớn (chaoda chengshi) đang diễn ra quá trình đô thị<br />
hóa và toàn cầu hóa. Chúng tôi cũng lựa chọn Hefei làm ví dụ cho thành phố rất lớn (teda) tại một tỉnh tương<br />
đối nghèo ở Anhui và khu vực thành phố Wuxi làm ví dụ cho khu vực đang đô thị hóa nhanh chóng của những<br />
khu định cư đô thị nhỏ hơn. Các hình ảnh vệ tinh được xử lý và phân tích được chụp vào mùa đông những năm<br />
1980 và năm 2000 (xem Phụ lục). Cần lưu ý ngay từ đầu răng những phân tích đối với những ví dụ được lựa<br />
chọn này không phải nhằm mục đích rút ra bất kỳ ứng dụng chung chung nào cho tất cả các thành phố của<br />
Trung Quốc. Mục đích chỉ đơn giản là hiểu cụ thể hơn cách thức trong đó đo thị hóa đã tác động tới những thay<br />
đổi trong sử dụng đất nông nghiệp tại các khu vực địa lý khác nhau. Bằng việc tập trung vào các ví dụ ở duyên<br />
hải miền Đông, nơi tác động của toàn cầu hóa có thể được cảm nhận rõ ràng hơn ở bất kỳ đâu khác, chúng tôi<br />
hy vọng rằng nghiên cứu này có thể tạo ra những cái nhìn sâu sắc quan trọng đói với sự tác động lẫn nhau giữa<br />
các lực lượng đô thị hóa, toàn cầu hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng đất.<br />
Phần còn lại của tài liệu này được chia làm 3 phần. Bắt đầu với phân tích phê bình đối với các tài liệu hiện thời<br />
về đô thị hóa ở Trung Quốc, với việc tham chiếu đặc biệt tới những nghiên cứu trước đó về “đô thị hóa nhìn từ<br />
dưới” và tác phẩm gần đây hơn về chính trị tại đô thị mới trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm. Phần<br />
tiếp theo của tài liệu là nghiên cứu tiên nghiệm đối với 3 bộ số liệu được xác định trước đó, bao gồm viẹc đánh<br />
giá các đặc điểm về cấu trúc và không gian của sử dụng đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc cũng như xu hướng<br />
thay đổi của nó, một nghiên cứu thận trọng về sự tăng trưởng của dân số phi nông nghiệp và khu vực xây dựng<br />
đô thị trong hệ thống thành phố của Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ 1984 tới 1996 khi có sẵn số liệu có thể<br />
so sánh5, và phân tích số liệu của chúng tôi có được từ việc xử lý các hình ảnh vệ tinh được lấy từ 3 thành phố<br />
được lựa chọn từ những năm 1980 đến năm 2000. Tài liệu được kết thúc bởi tổng kết những phát hiện của<br />
nghiên cứu và thảo luận ý nghĩa của nó đối với việc hoạch định chính sách.<br />
<br />
Hiểu về đô thị hóa ở Trung Quốc: Hướng tới cấu trúc trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm đối<br />
với chính sách đô thị mới<br />
<br />
Ngày nay, người ta đều hiểu rằng kể từ giữa những năm 1980, Trung Quốc đã lao vào con đường kiên định và<br />
tăng cường đô thị hóa sau những cải cách thị trường và sự gắn kết ngày càng cao với các nguồn lực toàn cầu<br />
hóa. Cuộc điều tra dân số quốc gia gần đây nhất được thực hiện vào năm 2000 đã cho thấy một dạng tăng tốc độ<br />
đô thị hóa ở một quy mô và tốc độ chưa từng có tại quốc gia này và không giống với bất kỳ nơi nào trên trái đất<br />
(Pannell, 2002; Lin, 2002; Zhou và Ma, 2003). Cùng với rất nhiều yếu tố khác, cuộc điều tra đã xác định tổng<br />
dân số đô thị là 456 triệu và một mức độ đô thị hóa 36%. Mặc dù những thay đổi liên tục về định nghĩa chính<br />
thức của việc định cư ở đô thị đã khiên việc đưa ra tính toán chính xác về quy mô đô thị hóa, những tính toán<br />
khoa học nghiêm túc đã đưa ra tính toán chính thức là “một con số hợp lý” không quá xa rời so với thực tiễn<br />
(Zhou và Ma, 2003, trang 176; Chan và Hu, 2003, trang 64). Nếu điều này là đúng, tốc độ tăng dân số thành thị<br />
của Trung Quốc gần như là bấp ba và mức độ đô thị hóa gần gấp đôi6. Điều này tương phản mạnh mẽ với dạng<br />
liên quan tới đô thị (urban involution) hay công nghiệp hóa mạnh mẽ song song với đô thị hóa có kiểm soát đặc<br />
trưng cho giai đoạn tiền cải cách ở Trung Quốc khi mức độ đô thị hóa tăng nhẹ từ 11% lên 18% trong vòng 30<br />
năm.<br />
<br />
Trong khi dạng đô thị hóa nhanh chóng này được chứng minh bởi Trung Quốc hậu cải cách dường như là hiển<br />
hiên và được thừa nhận rộng rãi, những quá trình đằng sau nó vẫn còn mơ hồ và khó nắm bắt, một phần bởi<br />
“mục tiêu di động” liên tục thay đổi một cách thường xuyên ở tóc độ cao khiến việc nắm bắt trở nên khó khăn<br />
và một phần vì Trung Quốc có tính “lai” và phụ thuộc vào đường lối trong đó không có mô hình lý thuyết được<br />
chấp nhận rộng rãi nào có mối quan hệ trực tiếp. Tăng trưởng và những thay đổi cơ cấu cảu “thành phố Trung<br />
Quốc mới” đã được nghiên cứu một cách rộng rãi (Logan, 2002; Ma và Wu, 2005). Thông qua việc so sánh,<br />
tương đối ít điều được viết ra nhằm làm ssáng tỏ những quá trình bên trong của đô thị hóa. Tuy nhiên, những nỗ<br />
lực quan trọng gần đây đã được thực hiện nhằm đánh giá những thay đổi về dân cư đô thị và đô thị hóa, sự tăng<br />
di cư từ nông thôn ra thành thị và những tác động của công nghiệp hóa nông thôn, phát triển khu phố, tái cơ cấu<br />
nhà nước (state reconfiguration) và toàn cầu hóa ở Trung Quốc lên quá trình đô thị hóa (Pannell, 2002; L. Ma,<br />
2002; Zhou và Ma, 2003; Chan, 1994; Fan, 1999 và 2003; Lin, 1998 và 2001; Ma và Cui, 2002; Shen và các<br />
cộng sự, 2002). Những nỗ lực đáng khen ngợi này phải được hiểu và đánh giá trong bối cảnh thực tiến đô thị<br />
thay đổi nhanh chóng tại Trung Quốc.<br />
<br />
Những cải cách kinh tế của Trung Quốc bắt đầu tại nông thôn vào năm 1978. Những quá trình mới bao gồm<br />
việc tái cơ cấu không gian và ngành của dân cư nông thôn theo sau những cải cách kinh tế nông thôn ngay lập<br />
tức đã hấp dẫn sự chú ý của các học giả quan tâm tới đô thị hóa ở Trung Quốc. Việc áp dụng hệ thống trách<br />
nhiệm sản xuất hộ gia định nông thôn gắn liền với đầu ra đã thúc đẩy nhiệt tình sản xuát của nông dân một cách<br />
đáng kể và làm tăng sản lượng. Một trong những kết quả của tăng sản lượng là sự nổi lên của một lực lượng lao<br />
động nông thôn giàu có không cần phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp nữa và cần phải được chuyển đổi thành<br />
các ngành phi nông nghiệp và có thể là dân cư đô thị. Chính quyền hậu cải cách đã đáp ứng tình hình mới này<br />
với việc thả lỏng một phần sự điều chỉnh đối với di cư từ nông thôn ra thành thị. Trong khi việc di cư ra các<br />
thành phố, đặc biệt là các thành phố lớn, vẫn chịu sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ, di cư ra một số khu phố<br />
nhỏ lân cận đã khả thi kể từ năm 1984 khi nhà nước cho phép các nông dân vào các khu phố để định cư ới điều<br />
kiện họ sẽ tự thỏa mãn những nhu cầu của mình đối với gạo và các phúc lợi khác và không tạo ra gánh nặng cho<br />
nhà nước. Kết quả là đã có hiện tượng đô thị hóa nhanh chóng không dựa quá nhiều vào các thành phố hoặc các<br />
thành phố lớn mà dựa vào rất nhiều khu phố nhỏ nằm rải rác tại các khu vực nông thôn rộng lớn. Trong lúc đó,<br />
các doanh nghiệp làng và phố tại nền kinh tế nông thôn đã phát triển nhanh chóng để trở thành đại lý chính cung<br />
cấp nơi ở cho lực lượng lao động nông thôn. Kết quả kết hợp của đô thị hóa dựa trên cơ sở phố này và đo thị<br />
hóa tại nông thôn đã trở thành đô thị hóa ở cấp độ cơ bản nhất, giúp tăng ý niệm về đô thị hóa từ dưới lên (Ma<br />
và Lin, 1993; Ma và Fan, 1994; Ma và Cui, 2002). Do những khu phố này tiếp tục phát triển, rất nhiều trong số<br />
đó đã đạt hoặc vượt qua ngưỡng chính thức để được coi là một thành phố và thự sữ đã được nâng cấp thành<br />
thành phố nhỏ. Điều này dẫn tới việc tái cơ cấu hệ thống đô thị Trung Quốc nhằm tạo thuận lợi cho sự tăng<br />
trưởng của các thành phố nhỏ và khu phố. Dựa trên cuộc điều tra thực hiện vào năm 1987, rất nhiều nghiên cứu<br />
đã tìm ra những con phố đã twngf là điểu đến quan trọng nhất cho việc di cư nông thôn- thành thị, chấp nhận<br />
41% lượng di cư từ nông thôn ra than thị trong giai đoạn 1982- 1987, cao hơn con số được chấp nhận bởi các<br />
thành phố (33%) và vùng quê (26%) (Ma và Lin, 1993, trang 595). Điều tra này tập trung quá nhiều vào việc<br />
nghiên cứu về kinh tế và dân số và ít quan tâm tới vấn đề đất đai với vai trò là một phần không thể thiếu trong<br />
sự nổi lên của đô thị hóa từ dưới lên.<br />
<br />
Tuy nhiên, kể từ giữa những năm 1990, một làn sóng đô thị hóa mới, hay chính xác hơn, một cuộc cách mạng<br />
thành thị trên cơ sở thành phố và lấy đất làm trung tâm, đã dần diễn ra qua đó các thnh phố, đặc biệt là các<br />
thành phố lớn, đã thành công nhanh chóng trong việc nâng cấp và mở rộng môi trường xây dựng đô thị như một<br />
công cụ tái khẳng định vị thế trung tâm của họ trong nền kinh tế Trung Quốc đô thị hóa và quocó tế hóa nhanh<br />
chóng. Một hướng nghiên cứu và các ấn phẩm đã được tung ra nhằm dẫn chứng bằng tài liệu khía cạnh mới này<br />
của đô thị hóa và giải thích tầm quan trọng của nó. Trong xu hướng ấn phẩm này, sự nổi lên của Thượng Hải<br />
như “đầu con rồng” của Trung Quốc đã nhận được sự chú ý rộng khắp, mặc dù sự tăng trưởng và chuyển đổi<br />
ngoạn mục của các thành phố lớn khác như Bắc Kinh và Quảng Châu cũng được nhắc đến một cách rộng rãi<br />
(Gaubatz, 1999; Wu và Yeh, 1999; F. Wu, 2000 và 2003; Yusuf và Wu, 2002; W. Wu, 2004; Lin, 2004). Mặc<br />
dù có những biến đổi lớn trong quá trình phát triển của địa phương, một đặc điểm chung được xác định đối với<br />
quá trình đô thị hóa ở các thành phố là sự áp dung chiến lược “tạo ra không gian” và “xúc tiến không gian”<br />
trong đó phát triển đô thị hóa thông qua việc nâng cấp và mở rộng môi trường xây dựng đô thị được nhìn nhận<br />
và sử dụng như một phương pháp nhằm đáp ứng cạnh tranh gay gắt trên khu vực và thế giới (F. Wu, 2000 và<br />
2003; Yusuf và Wu, 2002; Han và Wang, 2003; Zhu, 2002 và 2005). Trung tâm của theo đuổi đô thị hóa ở<br />
thành phố dưới dạng “tạo ra không gian” và “xúc tiễn không gian” là sự tận dụng đất đô thị như một nguồn tạo<br />
vốn (Xu và Yeh, 2005; Hsing, 2006; Lin, 2007). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, như một kết quả của cả việc<br />
phi tập trung hóa tài khóa và những thay đổi về thể chế đối với thị trường đất, các chính quyền thành phố không<br />
còn phụ thuộc vào phân bổ ngân sách nhằm phục vụ cho các dự án phát triển đô thị và phải cấp vốn trên đất đai<br />
mà họ có quyền trưng thu, phân bổ và/hoặc chuyển đổi mục đích (Wong và Zhao, 1999; Zhu 2002; Ho và Lin,<br />
2003; Yeh, 2005). Đây không phải là điều ngạc nhiên vì đất, không giống tài chính và lao động, là tài sản cố<br />
định duy nhất nằm dưới sự điều chỉnh của chính quyền thành phố. Hơn thế, chiến lược hiện nay về thương mại<br />
hóa một phần đối với đất đai trong đó các tài sản còn lại từ thời phân bổ đất miến phí dưới dạng hành chính<br />
cùng tồn tại với cơ chế thị trường mới được đưa ra về mua bán chuyển nhwọng quyền sử dụng đất đã tạo ra bất<br />
đối xứng lợi ích (profitable asymmetry) và các cơ hội lợi nhận cho các chính quyền thành phố khai thác (Yeh<br />
và Wu, 1996; Lin và Ho, 2005; Smart và tang, 2005). Người ta đã thấy rằng ở rất nhiều thành phố, việc bán đất,<br />
hay chính xác hơn là việc cho thuê quyền sử dụng đất, đã đóng góp từ 30 đến 70% doanh số của thành phố và<br />
do đó đã trở thành nguồn cung cấp tài chính chủ yếu cho phát triển đô thị (Ho và Lin, 2003; zhu, 2005). Chính<br />
sách “đô thị dựa trên cơ sở đất đai” này đã được xác định một cách chính xác bởi rất nhiều nhà nghiên cứu đô<br />
thị như một trong những động lực quan trọng vận hành đằng sau sự mở rộng ngoạn mục của các thành phố, đặc<br />
biệt là các thành phố lớn, và sự nổi lên của các đô thị làm hình thành các thành phố mới kể từ giữ những năm<br />
1990.<br />
<br />
Trong khi bản chất phức tạp và luôn thay đổi của các quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc đã được hiểu rõ hơn<br />
nhờ có những nghiên cứu liên tục, rất nhiều vấn đề về lý thuyết và thực tiễn vẫn chưa được nghiên cứu một<br />
cách hệ thống. Tài liệu trước đây về đô thị hóa nông thôn tập trung vào việc hấp thụ và di chuyển của lực lượng<br />
lao động nông thôn dư thừa và không đề cập đến vấn đề đất đai- mặc dù thực tế là đất đai, cùng với vốn và lao<br />
động, luôn là một trong những nhân tố quan trọng của sản xuất. Mặt khác. Ngheien cứu gần đây về chính sách<br />
đô thị dựa tren cơ sở đất đai và đô thị hóa ở thành phố đã được đưa ra chủ yếu trên cơ sở những nghiên cứu điển<br />
hình và phỏng vấn có lựa chọn mà không đưa ra bức tranh toàn cảnh trên quy mô quốc gia một cách có hệ<br />
thống. Hơn thế phương pháp tiếp cận được áp dụng là phân tích thực trạng tại một thời điểm mà không so sánh<br />
cần thiết giữa các giai đoạn do những khó khăn trong việc thu thập số liệu thống nhất và có thể so sánh. Về mặt<br />
địa lý, hầu hết những quá trình nghiên cứu gần đây về đô thị hóa lấy đất làm trung tâm và trên cơ sở thành phố<br />
tập trung vào thị trường đất đô thị và chưa quan tâm đủ đến quy mô và cáchc thức trong đó đất được chuyển từ<br />
quỹ nông thôn thành các tài sản phát triển đô thị giá trị. Do đất thành thị và đất nông thôn có mối quan hệ với<br />
nhau, sẽ không thể hiểu được các quá trình đo thị hóa mà không xem xét tính năng động của chuyển đổi đất một<br />
cách có hệ thống. Thông qua việc phân tích kết hợp 3 bộ thông tin có được tại các quy mô thành phố và quốc<br />
giatại 2 thời điểm, nghiên cứu này nỗ lực lấp đầy thực thể đang phát triển của các nghiên cứu hiện nay về các<br />
quá trình đô thị hóa ở Trung Quốc. Mục đích ở đây không phải là phân tích các quá trình thu hút vốn hay huy<br />
động vốn bằng đất phức tạp của địa phương, cũng không nhằm nghiên cứu về các quá trình cạnh tranh quyền<br />
lực liên quan tới các mức độ và các bộ phận khác nhau của nhà nước xã hội chủ nghĩa này, do những điều này<br />
đã được nghiên cứu trong rất nhiều tài liệu khác. Thay vì đó, mục tiêu của nghiên cứu này đơn giản là xác định<br />
và giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về thay đổi sử dụng đất tại các mức độ thành phố và quốc gia với vai trò<br />
vừa là một kết quả, vừa là một phần không thể thiếu của các quá trình liền kề nhau của đô thị hóa ở Trung<br />
Quốc.<br />
<br />
Thay đổi sử dụng đất trong đô thị hóa ở Trung Quốc- Đánh giá tiên nghiệm<br />
<br />
Cho tới gần đây, các nhà chức trách trung ương Trung Quốc và giới học thuật đã có những quan tâm lớn tới<br />
việc tính toán đất canh tác và những ý nghĩa của nó đối với an ninh lương thực quốc gia và quốc tế (Brown,<br />
1995; Heilig, 1997; Ash và Edmonds, 1998; Smil, 1999; Lin và Ho, 2003). Mặc dù đất phi nông nghiệp đã trải<br />
qua những thay đổi lớn trong những thập niên gần đây sau công nghiệp hóa nhanh chóng và đô thị hóa ngày<br />
càng tăng, vẫn chưa có thông tin thống kê chỉ ra chính xác Trung Quốc có bao nhiêu đất phi nông nghiệp, chúng<br />
nằm ở đâu và đẫ thay đổi như thế nào teho thời gian. Cho tới năm 2000, Trung Quốc mới xuất bản những kết<br />
quả của nghiên cứu đất đai quốc gia đầu tiên, từ đó người ta có được các thông tin quan trọng. Bảng 1 chỉ ra<br />
phân bổ không gian và cấu trúc của đất phi nông nghiệp tại Trung Quốc dựa trên những kết quả của cuộc điều<br />
tra đất đai năm 1996.<br />
<br />
Trung Quốc có tổng diện tích đất phi nông nghiệp là gần 30 triệu hecta, nhỏ hơn rất nhiều so với đất nông<br />
nghiệp (634 triệu hecta) hay đất không sử dụng (245 triệu hecta). Trên thực tế, đất phi nông nghiệp chỉ chiếm<br />
3% lãnh thổ quốc gia mặc dù thực tế rằng dân số phi nông nghiệp chiếm tới 24% tổng dân số trong cùng năm.<br />
Với thực tế rằng đất phi nông nghiệp được sử dụng cho rất nhiều mục đích (thành phố và khu phố, định cư nông<br />
thôn, và đường nông thôn, giao thông…), lượng và phần trăm tương đối nhỏ đất được sử dụng cho mục đích phi<br />
nông nghiệp chỉ ra mật độ và cường độ tương đối cao của các hoạt động phi nông nghiệp trong quốc gia đông<br />
dân nay. Do quá trình đô thị hóa đô thị hóa nhanh vẫn tiếp tục, có áp lực ngày càng cao đối với Trung Quốc<br />
trong việc hoặc sử dụng đất phi nông nghiệp hiện tại một cách hiệu quả hơn, hoạc chuyển đất nông nghiệp<br />
thành đất phục vụ mục tiêu phi nông nghiệp.<br />
Bảng 1. Các dạng sự dụng đất ở Trung Quốc năm 1996 theo khu vực<br />
<br />
Trung Quốc Đông Trung Quốca Trung Trung Quốcb Tây Trung Quốcc<br />
<br />
Phần trăm Phần trăm Phần trăm Phần trăm<br />
<br />
Diện tích Tổng Tổng Diện tích Tổng Tổng Diện tích Tổng Tổng Diện tích Tổng Tổng<br />
(dặm phụ (dặm phụ (dặm phụ (dặm phụ<br />
vuông) vuông) vuông) vuông)<br />
<br />
Tổng diện tích 9506762 100.00 1 318 091 100.00 2 815 902 100.00 5 371 960 100.00<br />
<br />
Đất nông nghiệp 6337365 66.66 100.00 934 192 70.83 100.00 2 224 323 78.99 100.00 3 178 850 59.17 100.00<br />
<br />
Đất canh tác 1300392 13.68 20.52 369 559 28.02 39.56 561 189 19.93 25.23 369 645 6.88 11.63<br />
<br />
Đất nông nghiệp khác 5036973 52.98 79.48 564 633 42.81 60.44 1 662 134 59.06 74.77 2 809 205 52.29 88.37<br />
<br />
Yuan did 100238 1.05 1.58 55 145 4.18 5.90 22 215 0.79 1.00 22 878 0.43 0.72<br />
<br />
Rừng 2276087 23.94 35.92 488 685 37.05 52.31 915 574 32.51 41.16 871 828 16.23 27.43<br />
<br />
Đồng cỏ 2660648 27.99 41.98 20 803 1.58 2.23 725 345 25.76 32.61 1 914 499 35.64 60.23<br />
<br />
Đất phi nông nghiệp 295430 3.11 100.00 110 019 8.34 100.00 117 540 4.17 100.00 67 871 1.26 100.00<br />
<br />
Thành phố và phố 26502 0.28 8.97 12 521 0.95 11.38 9 736 0.35 8.28 4 245 0.08 6.25<br />
<br />
Định cư nông thôn 164558 1.73 55.70 58 001 4.40 52.72 69 182 2.46 58.86 37 375 0.70 55.07<br />
<br />
Các khu công nghiệp 27688 0.29 9.37 13 789 1.05 12.53 9 557 0.34 8.13 4 342 0.08 6.04<br />
và phát triển<br />
<br />
Giao thông 54677 0.58 18.51 18 371 1.39 16.70 23 059 0.82 19.62 13 247 0.25 19.52<br />
<br />
Đường sắt 3230 0.03 5.91 931 0.07 5.07 1 721 0.06 7.46 579 0.01 4.37<br />
<br />
Đường cao tốc 13263 0.14 24.26 4 860 0.37 26.45 4 696 0.17 20.36 3 707 0.07 27.99<br />
<br />
Đường nông thôn 37730 0.40 69.01 12 339 0.94 67.17 16 548 0.59 71.77 8 843 0.16 66.75<br />
<br />
Khác 454 0.00 0.83 241 0.02 1.31 94 0.00 0.41 118 0.00 0.89<br />
<br />
Khác 22005 0.23 7.45 7 336 0.56 6.67 6 007 0.21 5.11 8 661 0.16 12.76<br />
<br />
Diện tích nước 423088 4.45 117 755 8.93 139 083 4.94 166 251 3.09<br />
<br />
Đất không sử dụng 2450879 25.78 156 935 11.90 334 995 11.90 1 958 989 36.47<br />
Khi số liệu được đưa ra trong bảng 1 được nghiên cứu kỹ hơn, hai điểm bổ sung có thể được xác định. Thứ nhất<br />
người sử dụng đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc chủ yếu ở nông thôn. Định cư ở nông thôn và những con<br />
đường nông thôn chiếm hơn 2/3 diện tích đất cho những mục đích phi nông nghiệp. Định cư ở thành thị chỉe chỉ<br />
chiếm 9% và các khu công nghiệp tách biệt chiếm 9% còn lại (xem bảng 1). Dạng này thống nhất với phân phối<br />
dân cư, với hơn 70% dân số sống ở nông thôn vào năm 1996. Nó cũng có nghĩa là tăng trwỏng và địa điểm của<br />
đất phi nông nghiệp ở Trung Quốc không chỉ hạn chế ở các khu định cư đô thị được xác lập. Công nghiệp hóa<br />
và đô thị hóa, bao gồm cả cuộc bùng nổ nhà ở gần đây, là các nhân tố hình thành nên sự tăng sử dụng đất phi<br />
nông nghiệp, và có tầm quan trọng như, nếu không muốn nói là hơn. Sự mở rộng của các khu định cư ở đô thị<br />
(Yeh và Li, 1997; Ho và Lin, 2003; Lin và Ho, 2005).<br />
<br />
Thứ haicó những khác biệt vùng tương đối xét trên cách thức sử dụng đất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiêp<br />
với vai trò là một phần của tổng đất chiếm tỉ lệ cao nhất ở duyên hải miền Đông (8,34%) và giảm ở miền Trung<br />
(4,17%) và miền Tây (1,26%), Trong số đất phi nông nghiệp, Đông Trung Quốc chiếm tỷ lệ cso hơn đối với đất<br />
được sử dụng cho phát triển đô thị và đô công nghiệp hơn so với các khu vực miền Trung và miền Đông (Bảng<br />
1). Điều này không quá ngạc nhiên do cách thức đất được sử dụng phụ thuộc vào mật độ dân số và mức độ phát<br />
triển kinh tế . Đông Trung Quốc có mật độ dân số cao gấp hơn 2,5 lần so vớiTrung Trung Quốc và gần 8 lần so<br />
với Đông Trung Quốc vào năm 1996. GDP trên đầu người ở Đông Trugn Quốc cao hơn miền Đông Trung Quốc<br />
khoảng 80%. Nếu coi những nhân tố khác bằng nhau, mật độ dân số cao hơn và kinh tế khu vực phát triển hơn<br />
sẽ tạo ra nhu cầu sử dụng đất lơn hơn cho phát triển đô thị và công nghiệp. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, Đô<br />
Trung Quốc cũng đóng góp một tỷ lệ cao hơn (40%) đất nông nghiệp của họ dành cho canh tác so với miền<br />
Trung (25%) và miền Tây (12%). Tác động kết hợp của các dạng thức này có nghĩa là có độ căng thẳng và cạnh<br />
tranh giữa nhu cầu đất canh tác và đất phi nông nghiệp ở Đông Trung Quốc, nơi dân số, đất định cư thàh thị và<br />
các hoạt động công nghiệp có tính tập trung cao.<br />
<br />
Đất phi nông nghiệp của Trung Quốc đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Việc đưa ra tính toán chính xác về<br />
quy mô và nguồn gốc những thay đổi trong đất phi nông nghiệp là khó khăn do số liệu cụ thể từ nghiên cứu đất<br />
đai năm 1996 là sẵn có chỉ với 1 năm. Tuy nhiên, khảo sát đất đai quốc gia thực ra đã đwọc thực hiện trên các<br />
hạt và khu vực trong suốt giai đoạn 1984- 1996, dẫn tới 2 hệ thống số liệu tại những thời điểm khác khau- một<br />
số bộ số liệu thô tại các thời điểm khác nhau từ năm 1984 tới 1995 và bộ thông tin điều tra dân số chuẩn hóa đã<br />
sử dụng thông tin thô nhằm điều chỉnh thay đổi sử dụng đất từ cuộc khảo sát ngày 31 tháng 10 năm 1996.<br />
Chúng tôi tin rằng bộ số liệu thô tương ứng với dạng sử dụng đất vào năm 1990 và bộ số liệu điều tra chuẩn hóa<br />
được điều chỉnh cho năm 1996. Thông qua việc so sánh 2 bộ thông tin này, những thay đổi đối với đất phi nông<br />
nghiệp có thể được xác định. Bảng 2 đưa ra những kết quả của 2 bộ thông tin và so sánh thống kế đất trong<br />
những nhóm 1 chữ số. Từ năm 1990 tới 1996, đất phi nông nghiệp của Trung Quốc đã tăng 2,3 triệu hecta hay<br />
8,5%, đây là mức tăng đáng kể chỉ trong vòng 5 năm. Trong cùng giai đoạn đó, đất canh tác giảm 4,8 triệu hécta<br />
hay gần 3%. Ngoài tái cơ cấu nông nghiệp, một lượng lớn đất canh tác bị mất nhằm phục vụ mục tiêu phi nông<br />
nghiệm, chiếm 2/3 lượng đất canh tác bị mất ở Đông Trung Quốc, đặc biệt là Bắc Kinh, Thiên Tân, Thương<br />
Hải, Hà Bắc, Sơn Đông, Jiangsu, Zhejiang và Fujian (Y. Li, 2000, trang 159). Nghiên cứu gần đây về khu<br />
vực thủ phủ của Jinan ở Sơn Đông đã kết luận rằng, trong số 12.682 hecta đát xây dựng được phát triển từ<br />
1987 đến 1997, 54% được chuyển đổi từ đất canh tác (Dou và các cộng sự, 2000, Trang 42). Số liệu được đưa<br />
ra trong bảng 2 cũng chỉ ra sự sụt giảm với đất không sử dụng tới gần 3 triệu hecta. Tuy nhiên, sẽ là sai nếu cho<br />
rằng sự tăng đất phi nông nghiệp là hậu quả của sự sụt giảm đất không sử dụng. Điều này là rõ ràng khi chia<br />
tổng đất quốc gia thành các vùng. Hầu hết lượng tăng đất phi nông nghiệp diễn ra tại các khu vực phát triển<br />
kinh tế tại miền Đông và miền Trung, trong khi hơn 80% đất không sử dụng bị tịch thu lại nằm ở miền Tây<br />
Trung Quốc. Nói cách khác, sự mở rộng khu vực đất phi nông nghiệp chủ yếu phải đánh đổi bằng đất canh tác<br />
tại miền Đông và miền Trung Trung Quốc chứ không phải đất không sử dụng ở miền Tây7.<br />
Bảng 2: Những thay đổi sử dụng đất từ năm 1990 đến 1996 (Hecta)<br />
<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
<br />
Đất nông nghiệp Tổng phụ Các khu Giao Diện tích Đất không<br />
định cư, thông mặt nước sử dụng<br />
công<br />
Năm Tổng diện Tổng phụ Đất canh tác Yuan di Rừng Đồng cỏ<br />
nghiệp và<br />
tích<br />
mỏ<br />
<br />
Trung<br />
Quốc<br />
<br />
1990 950650010 663906887 134890239 8041792 225358379 265616748 27218854 22198289 5020565 41442398 248081872<br />
<br />
1996 950676195 633736518 130039229 10023796 227608719 226064775 29542982 24075286 5467695 42308827 245087868<br />
<br />
Thay 0 0 -4 25 1 0 9 8 9 2 -1<br />
đổi,<br />
1990-<br />
1996<br />
<br />
Phần<br />
trăm<br />
thay<br />
đổi<br />
1990-<br />
96<br />
<br />
Đông<br />
<br />
<br />
1990 131863934 93810316 38821234 6648602 48237376 2103376 10005983 8344075 1661097 11573152 16474484<br />
<br />
1996 131890053 93419224 36955888 5514545 48 868495 1080297 11001852 9164773 1837079 11775492 15693485<br />
<br />
Thay 26119 -391092 - 1865346 865943 631118 - 22 807 995 869 820 698 175 171 202 340 - 780 999<br />
đổi<br />
1990-<br />
96<br />
<br />
Thay 0 0 -5 19 1 -1 10 10 11 2 -5<br />
đổi %<br />
1990-<br />
96<br />
<br />
<br />
Trung<br />
<br />
<br />
1990 281589991 223591138 57998342 1780367 90132930 73679499 10968186 8848914 1119272 13424106 33606561<br />
<br />
1996 281590107 222432293 56118890 2221453 91557403 72534548 11754037 9448165 2305872 13908260 33495517<br />
<br />
Thay 116 - 1158845 - 1879453 441085 1424474 - 1144951 785851 599252 186600 484153 - 111044<br />
đổi<br />
1990<br />
– 96<br />
<br />
Phần 0 -1 -3 25 2 -2 7 7 9 4 0<br />
trăm<br />
thay<br />
đổi,<br />
1990-<br />
96<br />
<br />
Tây<br />
1990 537196015 316505433 38070662 1612822 86988073 189833876 6244615 5005230 1239385 16445140 198000827<br />
<br />
1996 537196036 317885001 36964452 2287798 87182821 191449930 6787093 5462348 1324745 16625075 195898867<br />
<br />
Thay 1 1379569 - 1106210 674976 194748 1616055 542477 457118 85360 179935 - 2101961<br />
đổi<br />
1990<br />
– 96<br />
<br />
Phần 0 0 -3 42 0 1 9 9 7 1 -1<br />
trăm<br />
thay<br />
đổi,<br />
1990-<br />
96<br />
<br />
<br />
Nguồn: Liu (2000, Trang 99)<br />
Trong số đất phi nông nghiệp tăng thêm, đất định cư tại thành thị và nông thôn cũng như đất phát triển công<br />
nghiệp chiếm 80% và giao thông chiếm 20% còn lại (bảng 2). Không thể tìm hiểu cụ thể hơn cách thức mà<br />
những nhân tố khác nhau của phát triển kinh tế và tăng trưởng đô thị cũng như định cư tại nông thôn đóng góp<br />
vào sự tăng đất phi nông nghiệp do số liệu đó không có sẵn ở cấp độ quốc gia. Tuy nhiên, số liệu mà chúng tôi<br />
đã thu thập từ Tỉnh Sơn Đông chỉ ra rẳng, từ năm 1992 đén năm 1996, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên<br />
chủ yếu là do sự mở rộng các khu định cư ở đô thị (32,9%), phát triển công nghiệp (31,5%) và giao thông<br />
(22,7%). Diện tích đất định cư nông thôn tăng lên chỉ chiếm gần 11% trong tổng tăng đất phi nông nghiệp (Ho<br />
và Lin, 2004a, trang 86; 2004b, trang 762). Mặc dù định cư ở thành thị chiếm phần lớn đất phi nông nghiệp ở<br />
Trung Quốc, lượng tăng đất phi nông nghiệp những năm gần đây chủ yếu là kết quả của sự mở rộng các khu<br />
định cư đô thị cũng như phát triển công nghiệp và giao thông. Phần tiếp sau đây sẽ đánh giá kỹ hơn cách thức<br />
sự mở rộng của các thành phố tác động lên sự gia tăng của đất phi nông nghiệp.<br />
<br />
Tăng trưởng của các Thành phố và Thay đổi Sử dụng Đất<br />
<br />
Cải cách thị trường và toàn cầu hóa sâu rộng hơn đã dãn tới đô thị hóa chóng mặt, mở rộng nhanh chóng cũng<br />
như môi trường xây dựng đô thị được nâng cấp. Cho tới gần đây, những nghiên cứu về đô thị hóa Trung Quốc<br />
đã ngày càng quan tâm tới sự tăng dân số đô thị mà không tham chiếu nhiều tới sự mở rộng về đất đai. Ấn phẩm<br />
thương niên về thống kê đô thị của các cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc kể từ năm 1985 đa cung cấp<br />
thông tin quan trọng nhằm kiểm tra những tác động của tăng trưởng đô thị đối với sử dụng đất. Bảng 3 và 4 chỉ<br />
ra sự tăng trưởng của các thành phố Trung Quốc cả dưới dạng dân cư đô thị (ví dụ, dân cư phi nông nghiệp ở<br />
các khu phố đô thị) và các khu xây dựng từ năm 1984 (năm đầu tiên có các số liệu thống kê về đô thị) và năm<br />
1996 (năm tương ứng với khảo sát đất quốc gia).<br />
<br />
Trung Quốc có 295 thành phố được chỉ định chính thức năm 1984, chiếm tổng diện tích xây dựng là 8816 km2.<br />
Trong giai đoạn 12 năm kể từ 1984 tới 1996, các thành phố được chỉ định chính thức tăng từ 295 lên 666 và khu<br />
vực xây dựng tăng lên 20.153 km2, tăng 130%. Sự mở rộng đáng chú ý nhất của các khu vực xây dựng xuất<br />
hiện tại các thành phố được phân loại là cỡ vừa và nhỏ, nhưng sự tăng ở các thành phố lớn với dân số hơn 1<br />
triệu người cũng rất ấn tượng (Bảng 3). Sự tăng trưởng này của các thành phố và tăng trưởng trong khu vực đất<br />
đô thị, tất nhiên, không thể tách rời khỏi những thay đổi về quản lý- đặc biệt là sự chỉ định các thành phố chính<br />
thức. Khi chính quyền Trung Quốc thả lỏng kiểm soát đối với cả việc chỉ định thành phố và di cư nông thôn-<br />
thành thị, rất nhiều khu phố và hạt đã đạt được vị thế thành phố và một số thành phố quy mô trung bình được<br />
nâng cấp thành thành phố lớn hoặc siêu lớn8. Mặc dù sự so sánh đó có thể không phản ánh toàn bộ tăng trưởng<br />
“tự nhiên” của các thành phố và những tác động của nó lên đất đai, nó thường chứng minh tầm quan trọng của<br />
sự can thiệp của nhà nước lên việc tái cơ cấu hệ thống thành phố của Trung Quốc. Ví dụ, kể từ năm 1984 chính<br />
phủ đã cho phép nông dân di chuyển tới gần các khu phố để định cư, với điều kiện họ tự chăm sóc những nhu<br />
cầu của mình đối với thực phẩm, nhà ở, công việc và những dịch vụ đô thị khác. Di cư tới các thành phố lớn và<br />
siêu lớn đã được duy trì kiểm soát chặt bởi chính phủ. Sự buông lỏng một phần của nhà nước đối với di cư nông<br />
thôn- đô thị đã là môtrj trong những nhân tố giải thích cho sự tăng trưởng phi thường của các thành phố nhỏ,<br />
hầu hết được nâng cấp từ những khu phố.<br />
<br />
Bảng 3. Phân phối các thành phố, dân cư đô thị và các khu vực xây dựng đô thị, 1984 và 1996<br />
<br />
1984 1996<br />
<br />
Phân loại quy mô Phần trăm phân Phần trăm phân Thay đổi phần trăm<br />
Số lượng Số lượng<br />
thành phốa phối phối 1984- 96<br />
<br />
Các thành phốb<br />
<br />
Tổng 293 100.0 657 100.0 124.2<br />
<br />
Hơn 1 triệu 19 6.5 34 5.2 78.9<br />
<br />
0,5- 1 triệu 31 10.6 44 6.7 41.9<br />
<br />
0,2- 0,5 triệu 81 27.6 194 29.5 139.5<br />
Ít hơn 0,2 triệu 162 55.3 385 58.6 137.7<br />
<br />
Dân cư đô thị<br />
(triệu)c<br />
<br />
Tổng 109.8 100.0 206.8 100.0 88.3<br />
<br />
Hơn 1 triệu 43.4 39.5 73.2 35.4 68.7<br />
<br />
0,5- 1 triệu 23.1 21.0 30.0 14.5 29.9<br />
<br />
0,2- 0,5 triệu 25.4 23.1 59.3 28.7 133.5<br />
<br />
Ít hơn 0,2 triệu 17.9 16.3 44.3 21.4 147.5<br />
<br />
Diện tích đất xây<br />
dựng đô thị (km2)d<br />
<br />
Tổng 8 816 100.0 20 532 100.0 132.9<br />
<br />
Hơn 1 triệu 2 640 29.9 5 462 26.6 106.9<br />
<br />
0,5- 1 triệu 1 930 21.9 2 966 14.4 53.7<br />
<br />
0,2- 0,5 triệu 2 235 25.4 6 280 30.6 181.0<br />
<br />
Ít hơn 0,2 triệu 2 011 22.8 5 824 28.4 189.6<br />
a<br />
Phân loại quy mô dựa trên số liệu dân số phi nông nghiệp (fei nongye renkou) trong nôi đô (shiqu)<br />
b<br />
Trung Quốc có 295 thành phố được chỉ định vào năm 1984 và 666 năm 1996. Hai trong số các thành phố vào năm 1984 và 9 trong số các thành phố năm 1996 không được đưa vào trong<br />
Nhằm loại trừ “tiếng động” của những thay đổi hành chính và tái phân loại đô thị chính thức,bảng 4 phân tích<br />
bản này do thiếu số liệu về diện tích xây dựng.<br />
c<br />
dân số phi nông nghiệp trong nôi đô thành phố (shiqu)<br />
286 thành phố giống nhau mà số liệu sử dụng đất là có thể so sánh đối với 2 năm 1984 và 1996. Sau 12 năm<br />
d<br />
“diện tích xây dựng đô thị” trong nôi đô thành phố (shiqu jiangchengqu)<br />
2<br />
1984- 96, những thành phố tương đồng này đã phát triển các khu xây dựng từ 8713 lên 14135 km hay tăng<br />
Nguồn: CSSB (1985, trang 35- 50; 1997, trang 16- 25 và 71- 90)<br />
<br />
62%. Trong số đất đô thị tăng lên, các thành phố nhỏ đóng góp 1674 km2 (31%), các thành phố trung bình đóng<br />
góp 1512 (28%) các thành phố lớn 938 (17%) và các thành phố siêu lớn 1298 (24%). Nói cách khác, các thành<br />
phố vừa và nhỏ đóng góp gần 60% tổng lownjg tăng trong khu vực xây dựng đô thị. Dưới dạng tốc độ tăng<br />
trwỏng, các thành phố lớn và siêu lớn đã tăng đất của họ lên 49%, các thành phố trung bình tăng 70% và các<br />
thành phố nhỏ tăng 84% (Bảng 4). Do đó, có thể thấy rõ các thành phố cỡ vừa và nhỏ không phải là nhân tố chủ<br />
yếu duy nhất đóng góp vào sự tăng trưởng diện tưichs đất đo thị, nhưng là nhân số có tốc độ tăng trưởng cao<br />
nhất. Xét về mặt địa lý, tăng trưởng lớn nhất đối với đất đô thị có thể được thấy ở Đông Trung Quốc (67%) nơi<br />
tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa là nhanh hơn ở các khu vực khác. Cùng với nhau, số liệu được đưa ra ở<br />
Bảng 3 và Bảng 4 chỉ ra những dạng khác biệt của mở rộng đô thị trong đó phát triển đất đã diễn ra trên diện<br />
rộng và rải rác. Dạng này có vẻ là kết quả của một quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa từ dưới lên mà đã<br />
được nghiên cứu bằng tài liệu một cách kỹ lưỡng (Ma và Lin; Ma và Fan, 1994; Ho, 1994, Ma và Cui, 2002).<br />
Bảng 4. Dân số và khu vực xây dựng của 286 thành phố của Trung Quốc, theo quy mô và vùng, 1984 và 1996<br />
<br />
Dân số đô thị Diện tích xây dựng đô thị<br />
<br />
Phần trăm Phần trăm<br />
Phân loại quy mô thành Số lượng<br />
1984 (triệu) 1996 (triệu) thay đổi 1994- 1984 (km2) 1996 (km2) thay đổi 1994-<br />
phố và địa điểm a thành phố<br />
86 86<br />
<br />
Tất cả thành phố 286 108.76 154.36 41.9 8 713 14 135 62.2<br />
<br />
Đông Trung Quốc 103 54.51 76.81 40.9 3 966 6 648 67.6<br />
<br />
Trung Trung Quốc 120 36.99 53.37 44.3 3 384 5 239 54.9<br />
<br />
Tây Trung Quốc 19 43.39 5.16 27.1 2 640 3 938 49.2<br />
<br />
Các thành phố có dân<br />
số lớn hơn 1 triệu năm<br />
1984 (rất lớn)<br />
<br />
Đông Trung Quốc 11 29.11 36.63 25.9 1 667 2 570 54.2<br />
<br />
Trung Trung Quốc 4 7.90 10.08 27.7 575 735 27.8<br />
<br />
Tây Trung Quốc 4 6.39 8.44 32.2 398 633 59.0<br />
<br />
Các thành phố có dân<br />
số từ 0,5 đến 1 triệu 31 23.11 31.06 34.4 1 930 2 868 48.6<br />
năm 1984 (lớn)<br />
<br />
Đông Trung Quốc 14 9,94 13.58 36.6 836 1 155 382<br />
<br />
Trung Trung Quốc 14 10.40 13.82 32.8 917 1 434 56,4<br />
<br />
Tây Trung Quốc 3 2.77 3.66 32.3 177 279 57.6<br />
<br />
Các thành phố có dân<br />
số từ 0,2 đến 0,5 triệu<br />
79 24.66 36.14 46.5 2156 3 668 70.1<br />
vào năm 1984 (trung<br />
bình)<br />
<br />
Đông Trung Quốc 30 9.62 14.63 52.2 804 1 596 98.5<br />
<br />
Trung Trung Quốc 36 11.37 16.51 45.2 1 073 1 610 50.5<br />
<br />
Tây Trung Quốc 13 3.67 4.99 35.9 279 462 65.6<br />
<br />
Các thành phố có dân<br />
số nhỏ hơn 0,2 triệu<br />
157 17.60 32.00 81.8 1 987 3 661 84.2<br />
vào năm 1984 (trung<br />
bình<br />
<br />
Đông Trung Quốc 48 5.84 11.97 104.8