Xây dựng quy trình cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng đồng bằng sông Cửu Long
lượt xem 2
download
Những năm gần đây, tình trạng hạn hán thiếu nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng, điển hình như các năm 2005, 2013, 2016, 2020, đã tác động đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy trình cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa thực tiễn đối với việc đề ra giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng quy trình cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Doi: 10.15625/vap.2021.0119 XÂY DỰNG QUY TRÌNH CẢNH BÁO SỚM NGUỒN NƢỚC MẶT MÙA CẠN VÀO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Đức Thiện, Lưu Thị Hồng Linh, Nguyễn Phương Anh Viện Khoa học tài nguyên nước - Bộ Tài nguyên và Môi trường Tóm tắt Những năm gần đây, tình trạng hạn hán thiếu nước tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gia tăng, điển hình như các năm 2005, 2013, 2016, 2020, đã tác động đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân. Vì vậy, việc nghiên cứu xây dựng quy trình cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn vào vùng Đồng bằng sông Cửu Long có ý nghĩa thực tiễn đối với việc đề ra giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước. Từ khóa: Cảnh báo sớm. 1. Mở đầu Vùng ĐBSCL chiếm 12 % diện tích tự nhiên, gần 20 % dân số, đóng góp 17 % GDP cả nước, 47 % diện tích trồng lúa, 56 % sản lượng lương thực, 90 % lượng gạo xuất khẩu, 60 % sản phẩm thủy sản xuất khẩu của nước ta… Đây là vùng kinh tế trọng điểm, bảo đảm an ninh lương thực cả nước nhưng nền sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị kiệt quệ do tác động của tình trạng hạn hán thiếu nước xảy ra hàng năm vào mùa khô. Những năm gần đây, tại khu vực ĐBSCL, tình trạng hạn hán thiếu nước ngày càng xảy ra khốc liệt, như các năm 2005, 2013, 2016, 2020 đã tác động đến sinh hoạt và sản xuất của hàng triệu người dân. Chính vì vậy việc cảnh báo sớm nguồn nước mặt mùa cạn sẽ tạo sự chủ động trong việc khai thác sử dụng nước, phòng tránh hạn hán thiếu nước, xâm nhập mặn đối với ĐBSCL. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.1. Phạm vi nghiên cứu Dòng chính sông Mê Kông tính từ trạm thủy văn Kratie tại Campuchia đến vị trí 2 trạm thủy văn Tân Châu và Châu Đốc và Sông Tonle Sap thuộc Campuchia (Hình 1). 122 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Hình 1. Phạm vi nghiên cứu 2.2. Dữ liệu Trong nghiên cứu này, các dữ liệu thu thập có nguồn gốc từ bộ cơ sở dữ liệu của dự án Decision Support Framework (DSF) và các bản tin dự báo của Ủy hội sông Mê Kông, với số liệu thủy văn tại các trạm Kratie, Kongpong Luong, Prek Dam, Tân Châu và Châu Đốc. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 123
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 2.3. Cơ sở khoa học cảnh báo sớm dòng chảy mùa cạn vào Việt Nam trên lưu vực sông Mê Kông Dòng chảy mùa cạn vào Việt Nam chủ yếu do lượng nước trên dòng chính sông Mê Kông và từ hồ Tonle Sap cung cấp. Cảnh báo sớm lượng dòng chảy này trong mùa cạn có thể thực hiện được vì: - Lưu vực Mê Kông có diện tích rất lớn, do đó có tính điều tiết cao. Đường quá trình nước rút trong mùa cạn phụ thuộc chặt chẽ vào nền nước trong mùa lũ. Tức là những năm lũ lớn thì dòng chảy cạn dồi dào. Dòng chảy mùa lũ quyết định dòng chảy cạn. - Lượng mưa mùa cạn không quyết định nhiều đến dòng chảy mùa cạn. - Dòng chảy mùa lũ trên dòng chính quyết định lượng trữ hồ Tongle Sap, - Hồ Tonle Sap vào mùa cạn chiếm 30 - 40 % dòng chảy vào Việt Nam. Dòng chính đóng góp 60 - 70 %. - Hệ thống trạm đo trên dòng chính đầy đủ số liệu. Hiện nay, các hồ chứa trên dòng chính hạ lưu Mê Kông là đập dâng toàn tuyến điều tiết ngày đêm, ít ảnh hưởng đến đường nước rút. Trong mùa cạn, thông tin điều tiết nước của các hồ phía Trung Quốc, có thể biết được thông qua số liệu tại trạm Chieng Sean nằm ở biên giới Trung Quốc, Lào và trên 20 ngày sau mới ảnh hưởng đến Việt Nam. Tỉ lệ đóng góp dòng chảy trong mùa cạn phần lưu vực thuộc Trung Quốc so với toàn lưu vực khoảng 24 %, còn lại chủ yếu là phần hạ lưu. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích thống kê các số liệu thủy văn của các trạm Kratie, Kongpong Luong, Prek Dam, Tân Châu và Châu Đốc. Trên cơ sở phân tích số liệu thủy văn kết hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên, quy luật hình thành lũ, truyền lũ của lưu vực sông Mê Kông trước khi chảy vào Việt Nam, nghiên cứu sẽ phân tích và đưa ra các cơ sở cụ thể nhằm cảnh báo nguồn nước mùa cạn trên lưu vực sông Mê Kông vào Việt Nam. 3. Phân tích kết quả và thảo luận 3.1. Một số đặc điểm lũ tại Krattie quyết định đến nhận dạng nguồn nước mùa cạn Lưu vực sông Mê Kông như một hồ chứa khổng lồ, trữ nước vào mùa mưa, điều tiết cho mùa cạn. Lưu vực càng lớn tính điều tiết càng cao và lượng trữ nước tiềm năng cho mùa cạn càng dồi dào. Do đó, lượng nước về mùa lũ có vai trò quyết định đến lượng nước mùa cạn. Nghiên cứu sử dụng số liệu mực nước tại Kratie đo từ 1960 đến 2020, quan hệ Q-H mà Ủy hội 124 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Mê Kông đang dùng trong dự báo để xác định được lưu lượng nước tại trạm Kratie. Kết quả phân tích cho thấy, quan hệ lưu lượng trung bình (Qtb) mùa cạn với Qtb mùa lũ và lưu lượng đỉnh lũ của các năm nước ít khá chặt chẽ. Qtb mùa cạn = 0,384Qtb mùa lũ + 3351,4 (R2 = 0,7874) Qtb mùa cạn = 0,254Qmax+ 326,59 (R2 = 0,8742) Điều này cho phép khi kết thúc mùa lũ hoặc kết thúc đỉnh lũ lớn nhất năm ta có thể cảnh báo được khả năng nguồn nước mùa cạn. Phân tích các năm hạn điển hình cho thấy, nếu Qmax năm nhỏ hơn 35.000 m3/s, hoặc Qtb mùa lũ nhỏ hơn 15.000 m3/s thì hạn hán chắc chắn xảy ra. Cũng bởi diện tích lưu vực lớn, lũ tại Kratie có tính phân kỳ rõ rệt. Các trận lũ lớn hơn mức cảnh báo (Alarm level) tại Kratie (Z=22 m [7]) tập trung trong khoảng khoảng 20/7 đến 30/9, có thể gọi là thời kỳ lũ chính vụ. Như vậy, hàng năm cứ qua 30/9 là khả năng xảy ra lũ lớn trên mức cảnh báo đã hết. Lũ có Qmax > 35000 m3/s hầu hết xuất hiện trong thời gian từ 25/6 đến 15/10 và qua 15/10 thì coi như kết thúc lũ. Nếu xuất hiện ngoài khoảng thời gian này thì sẽ chỉ là lũ nhỏ và năm đó sẽ là năm hạn. Nhưng việc hình thành lũ lớn trên lưu vực sông Mê Kông còn phụ thuộc nhiều vào đường nước nền lũ hay còn gọi là đường trữ nước lũ tiềm năng của lưu vực. Nối chân lũ của các năm lũ nhỏ và lũ lớn được đường trữ nước lũ tiềm năng nền và lớn. Các đường này và đường Qtb mùa lũ chia thành các khu vực như sau: - Vùng lũ rất nhỏ: Khi đường quá trình lưu lượng trong mùa lũ phát triển dưới đường nước lũ tiềm năng nền. - Vùng lũ nhỏ: Khi đường quá trình lưu lượng trong mùa lũ phát triển trên đường nước lũ tiềm năng nền và dưới đường lưu lượng lũ trung bình. Điển hình là các năm 1988, 1998, 2010, 2015. - Vùng lũ lớn: Khi đường quá trình lưu lượng trong mùa lũ phát triển trên đường đường lưu lượng lũ trung bình và dưới đường tiềm năng lũ lớn. Điển hình là các năm 1978, 2001, 2011. - Vùng lũ lịch sử: Khi đường quá trình lưu lượng trong mùa lũ phát triển trên đường tiềm năng lũ lớn. Điển hình là năm 2000. Theo dõi sự phát triển của đường quá trình dòng chảy trong mùa lũ đến khoảng 20/7 là thời điểm bắt đầu vào thời kỳ lũ chính vụ. Nếu đường quá trình lưu lượng rơi vào vùng nào thì có thể cảnh báo sớm được khả năng lũ của năm đó với mức tin cậy trên 70 % và từ đó cảnh báo được nguồn nước mùa cạn. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 125
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Hình 2. Đường trữ nước lũ tiềm năng lưu vực trạm Kratie 3.2. Quan hệ Qmax Krattie với lượng trữ lớn nhất hồ Tonle Sap Về mùa cạn, hồ Tonle Sap giữ một vai trò quan trọng trong việc cấp nước cho Đồng bằng sông Cửu Long. Thông thường hàng năm vào giữa tháng 10, nước từ hồ Tonle Sap bắt đầu đổ về ĐBSCL và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Lượng trữ lớn nhất của hồ Tonle Sap phụ thuộc khá chặt chẽ với lượng nước trên dòng chính sông Mê Kông. Thông qua quan hệ mực nước lớn nhất tại trạm Kongpong Luong (đại diện cho mực nước hồ) với Qmax và Qtb mùa lũ có thể biết được lượng trữ lớn nhất của hồ Tonle Sap. Phương trình thể hiện quan hệ mực nước lớn nhất tại trạm Kongpong Luong (đại diện cho mực nước hồ) với Qmax và Qtb mùa lũ lần lượt như sau: Quan hệ Zmax hồ Tonle Sap và Qmax Kratie: y = (-3E-0,9)x2 + 0,00004x – 2,644 (R2 = 0,628) Quan hệ Zmax hồ Tonle Sap và Qmùa lũ Kratie: y = (-9E-0,9)x2 + 0,0006x – 0,4961 (R2 = 0,7169) Trong cảnh báo lượng trữ hồ Tonle Sap thông thường dựa vào quan hệ Zmax Tonle Sap = F (Qmax Kratie) vì không cần chờ kết thúc mùa lũ để có thông tin Qtb mùa lũ mà Qmax có thể xuất hiện trước đó cả tháng. 126 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 3.3. Quan hệ lưu lượng giữa các tháng trong mùa cạn của dòng chảy vào Việt Nam Cảnh báo được dòng chảy mùa cạn thông qua thông tin dòng chảy trong mùa lũ với thời gian trước ít nhất 3 tháng. Để cảnh báo lưu lượng cho các tháng tiếp theo, căn cứ vào quan hệ lưu lượng tháng sau với lưu lượng tháng trước đó. Lượng nước vào Việt Nam về mùa cạn có thể xem như là lượng nước trên dòng chính (lấy tại Kratie) cộng với lưu lượng tại Prek Dam (cửa ra của hồ Tonle Sáp). Lưu lượng vào mùa cạn tại Prek Dam được xác định bằng mô hình toán ISIS của Ủy hội sông Mê Kông và quan hệ Q-H tại trạm. Quan hệ lượng nước vào Việt Nam giữa các tháng vào đầu mùa cạn khá chặt chẽ về cuối mùa cạn, khi lượng nước trong hồ Tonle Sap đã gần cạn, thì quan hệ này khá phân tán. - Phương trình quan hệ QXI với QX: y = 0,7798x – 2206,3 (R2 = 0,7523) - Phương trình quan hệ QXII với QXI: y = 0,515x – 1960,2 (R2 = 0,8778) - Phương trình quan hệ QI với QXII: y = 0,505x +1935,3 (R2 = 0,9409) - Phương trình quan hệ QII với QI: y = 0,5088x + 1917 (R2 = 0,888) - Phương trình quan hệ QIII với QII: y = 0,4753x + 2105,8 (R2 = 0,5457) - Phương trình quan hệ QIV với QIII: y = 0,5659x + 1706,6 (R2 = 0,579) Lúc này, dòng chính sông Mê Kông đóng vai trò chủ đạo, đóng góp đến 75-85 % tổng dòng chảy vào Việt Nam. Tại Kratie, quan hệ giữa lưu lượng tháng III với II và IV với III lại rất chặt chẽ. - Phương trình quan hệ QII với QIII: y = 0,9785x - 351,72 (R2 = 0,8288) - Phương trình quan hệ QIII với QIV: y = 1,1905x - 442,44 (R2 = 0,8385) Do đó những tháng đầu mùa cạn, dự báo dòng chảy vào Việt Nam theo các tháng dựa vào quan hệ theo những phương trình trên; về cuối mùa cạn dựa vào quan hệ có tham khảo thêm mực nước hiện trạng của hồ Tonle Sap để đánh giá lượng trữ nước còn lại của hồ. 3.4. Đề xuất quy trình cảnh báo sớm dòng chảy vào Việt Nam trong mùa cạn 3.4.1. Cảnh báo sớm 6 tháng - Căn cứ vào thông báo, dự báo khí hậu, tình hình ENSO để cảnh báo khả năng năm nước ít hay nhiều. - Theo dõi nền nước lũ tiềm năng cảnh báo khả năng lũ lớn hay bé. - Khi xuất hiện đỉnh lũ năm hoặc kết thúc mùa lũ, đánh giá được Qtb mùa cạn trên dòng chính thông qua quan hệ trong Hình 2. Dự tính khả năng trữ nước lớn nhất của hồ Tonle Sap nhờ quan hệ trong phương trình. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 127
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” - Cảnh báo khả năng nguồn nước trong mùa cạn chảy vào Việt Nam dựa vào thông tin Qtb mùa cạn trên dòng chính và khả năng trữ nước lớn nhất của hồ Tonle Sap. 3.4.2. Cảnh báo và dự báo tháng Từ tháng XI đến tháng II, qua tổng lưu lượng tại Kratie và Prek Dam tháng trước, thông qua quan hệ trên Hình 6 để dự báo dòng chảy vào Việt Nam tháng tiếp theo. Từ tháng III và IV, căn cứ vào lưu lượng trên dòng chính là chủ yếu thông qua hệ Hình 7 và lượng trữ nước hiện trạng của hồ Tonle Sap để dự báo dòng chảy vào Việt Nam tháng tiếp theo. 3.4.3. Dự báo 15 ngày. Dùng quan hệ Q15 ngày trước với Q15 ngày tiếp theo để cảnh báo. Dùng mô hình toán để dự báo dòng chảy đến Tân Châu, Châu Đốc với biên trên là Q tại Kratie và Q tại PrekDam, kết hợp kết quả dự báo 15 ngày của Ủy hội sông Mê Kông. Có thể tóm lược quy trình cảnh báo sớm dòng chảy vào Việt Nam trong mùa cạn như sơ đồ dưới đây (Hình 3). Hình 3. Lược đồ quy trình cảnh báo, thông báo sớm và dự báo lượng nước vào Việt Nam trong mùa cạn ở BSCL 128 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” 3.5. Đề xuất mô-đun quản lý, giám sát Để quản lý, theo dõi diễn biến nguồn nước, cũng như đưa được các thông tin cảnh báo nguồn nước một cách kịp thời, trực quan và dễ dàng tiếp cận. Nghiên cứu đã xây dựng một mô-đun quản lý, giám sát dựa trên nền tảng WebGIS với kiến trúc như sau: Tầng cơ sở dữ liệu: Lưu trữ các cơ sở dữ liệu nền, cơ sở dữ liệu chuyên ngành và các cơ sở dữ liệu phí cấu trúc như thư mục, file, ảnh,... Tầng dịch vụ: Cung cấp các dịch vụ về dữ liệu, dịch vụ file, dịch vụ bản đồ và các dịch vụ nghiệp vụ khác nhằm cung cấp cho tầng ứng dụng sử dụng. Tầng ứng dụng: Bao gồm các ứng dụng được thiết kế trên web. Cung cấp các giao diện, chức năng cho từng đối tượng người dùng khác nhau và sử dụng các dịch vụ do tầng dưới cung cấp. Các đối tượng người dùng sẽ sử dụng các trình duyệt web được kết nối mạng internet để cập nhật và xem thông tin CSDL. Thông tin từ tầng giao diện đến tầng ứng dụng có thể được truyền trên kênh an toàn, thông tin được mã hóa để đảm bảo tính bảo mật, vẹn toàn và xác thực của thông tin nếu cần thiết. Ngoài ra hệ thống còn cung cấp các chức năng, các cơ chế và các tiêu chuẩn kỹ thuật để cho phép kết nối với các hệ thống khác (Hình 4). Hình 4. Kiến trúc hệ thống VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 129
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” Để xây dựng môđun quản lí, các tác giả đã xây dựng môđun riêng sử dụng ngôn ngữ lập trình Python, Javascript và kỹ thuật lập trình Web cho phép thực hiện các thao tác cơ bản đặc trưng của một hệ GIS như: Phóng to- thu nhỏ, kích hoạt các đối tượng không gian theo điểm hay theo vùng, thêm- xoá-sửa các đối tượng không gian, thực hiện các phép chồng lớp thông tin giữa các đối tượng hay giữa các lớp thông tin. Và các lớp thông tin hiển thị bao gồm: Vị trí trạm cảnh báo, mực nước tại trạm; lượng mưa hiện tai; lượng mưa dự báo 24h tới; lượng nước đến trong tháng, dự báo lượng nước đến trong 1 tháng tới, cảnh báo lượng nước đến trong 3 tháng tới và cảnh báo lượng nước đến trong 6 tháng tới (Hình 5). Hình 5. Hệ thống thông tin tài nguyên nước 4. Kết luận Trên cơ sở đặc điểm thủy văn của dòng chính sông Mê Kông và hồ Tonle Sap, cho phép cảnh báo sớm khả năng nguồn nước vào Việt Nam về mùa cạn. Những năm ít nước việc cảnh báo sớm quy mô dòng chảy mùa cạn có độ tin cậy cao hơn. Quy trình cảnh báo sớm dòng chảy mùa cạn dễ dàng tin học hóa, không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp. Để công tác thông báo nguồn nước về mùa cạn hàng năm như một nhiệm vụ thường xuyên, cần phải thực hiện thêm một số nội dung sau: - Thu thập cập nhật liên tục thông tin dự báo, thực đo từ MRC và TT DB KTTV Quốc gia. 130 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” - Phân tích số liệu quá khứ, đánh giá tác động hồ chứa. - Thu thập thông tin và phân tích hoạt động ENSO đến khô hạn, xâm nhập mặn ĐBSCL. - Cập nhật mô hình thủy lực hạ lưu và thượng lưu có xét điều tiết hồ chứa. - Thu thập, cập nhật số liệu mặn các trạm vùng ven biển. - Thu thập thông tin độ ẩm lưu vực từ ảnh viễn thám. - Xây dựng thông báo TNN, đưa lên trang WEB. Tài liệu tham khảo 1. Trung tâm Dự báo KTTV Trung ương. Các bản tin dự báo trên website: http://www.nchmf.gov.vn/web/vi-VN/69/148/Default.aspx. 2. Viện QHTL Miền Nam. Các bản tin dự báo trên website: siwrp.org.vn/news/duong-qua-trinh-lu-dong-chinh-me-cong_581.html. 3. Mekong River Commission. http://www.mrcmekong.org/mekong- flood-forecasting. VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC 131
- Tuyển tập Báo cáo khoa học Hội thảo “Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý tài nguyên nước” BUILDING AN EARLY WARNING PROCESS FOR SURFACE WATER IN THE DRY SEASON IN THE MEKONG DELTA Tran Duc Thien, Luu Thi Hong Linh, Nguyen Phuong Anh Water Resources Institute - Ministry of Natural Resources and Environment Abtracts In recent years, the situation of drought and water shortage in the Mekong River Delta has increased, typically in 2005, 2013, 2016, 2020. That has affected daily life and production of millions of people. Therefore, the study and development of an early warning process for surface water in the dry season in the Mekong Delta will be of practical significance for proposing solutions for rational exploitation and use of water resources. Keywords: Early warning. 132 VIỆN KHOA HỌC TÀI NGUYÊN NƯỚC
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng tới những công trình xanh, đô thị xanh: Cần đồng bộ những giải pháp
3 p | 230 | 39
-
Nghiên cứu bước đầu xây dựng quy trình xử lý nước thải sản xuất bún quy mô hộ gia đình tại làng nghề Phú Đô - Từ Liêm - Hà Nội
9 p | 188 | 38
-
Giải pháp thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan sáng – xanh – sạch – đẹp trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu
14 p | 105 | 21
-
Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống giám sát việc thực hiện quy trình dự báo khí tượng thủy văn, cảnh báo thiên tai
7 p | 82 | 5
-
Xây dựng quy trình cảnh báo lũ quét bằng phương pháp ngưỡng mưa cảnh báo lũ quét FFG và đường tới hạn CL, thí điểm cho thượng nguồn sông Cả
12 p | 76 | 4
-
Tác động của hoạt động nhân sinh đến lũ lụt trên sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi
6 p | 13 | 4
-
Đánh giá nguy cơ trượt đất khu vực xã Nấm Dẩn, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang
10 p | 70 | 4
-
Xây dựng, hoàn thiện bộ ký hiệu bản đồ phân loại đất ngập nước nội địa ở Việt Nam trong môi trường ArcGIS
5 p | 29 | 4
-
Tính toán để quy chuyển véc tơ cạnh từ các tâm pha anten máy thu về các tâm mốc trắc địa
6 p | 64 | 3
-
Đánh giá và đề xuất các khu vực ven bờ có hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên cần bảo vệ tại tỉnh Bình Thuận
9 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu cảnh báo sét bằng nguồn số liệu tổng hợp, thử nghiệm cho khu vực Gia Lâm, Thành phố Hà Nội
17 p | 31 | 3
-
Nghiên cứu, xây dựng bộ công cụ lưu trữ, xử lý số liệu điện báo khí tượng, thủy văn, hải văn phục vụ công tác dự báo
9 p | 41 | 3
-
Ngăn chặn và hạn chế lũ quét và sạt lở đất ở Tây Nguyên
2 p | 72 | 2
-
Nghiên cứu xây dựng phần mềm cảnh báo, dự báo lũ phục vụ quy trình vận hành liên hồ chứa cho lưu vực sông Sê San
9 p | 44 | 2
-
Một cách tiếp cận mới trong việc giải quyết bài toán biên tập thửa đất sử dụng cấu trúc dữ liệu danh sách cạnh liên kết kép
5 p | 23 | 1
-
Hoàn nguyên lũ đầu tháng 10 năm 2007 trên sông Hoàng Long
7 p | 47 | 1
-
Kinh nghiệm quốc tế trong xem xét khía cạnh kỹ thuật, môi trường, kinh tế để lựa chọn kỹ thuật hiện có tốt nhất (BAT)
10 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn