Xây dựng Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam
lượt xem 139
download
Tài liệu gồm các chương chính: Giới thiệu, những bài học kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ sinh kế khu vực ven biển, hỗ trợ sinh kế tìm kiếm nguồn thu nhập thay thế - bài học từ Việt Nam, đề xuất phương án quản lý quỹ giảm nghèo trong hợp phần LMPA, đánh giá và chiến lược tín dụng, giám sát và đánh giá. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung tài liệu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xây dựng Sinh kế bền vững cho các khu bảo tồn biển Việt Nam
- SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC KHU BẢO TỒN BIỂN VIỆT NAM Tháng 7/2007 Angus McEwin Nguyễn Tố Uyên Thẩm Ngọc Diệp Hà Minh Trí Keith Symington
- Mục lục Tóm tắt�����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������2 � Chương 1: Giới thiệu������������������������������������������������������������������������������������������������������������������5 1.1. Hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB���������������������������������������������5 1.2. Sinh kế và các KBTB ��������������������������������������������������������������������������������������������������������5 � 1.3. Mục tiêu �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������6 � 1.4. Phương pháp nghiên cứu �����������������������������������������������������������������������������������������������7 � Chương 2: Những bài học kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ sinh kế khu vực ven biển���������9 2.1. Lý thuyết và các khái niệm về hỗ trợ sinh kế ��������������������������������������������������������������������9 2.2. Sinh kế bền vững vùng ven biển ������������������������������������������������������������������������������������12 2.3. Khái quát bài học kinh nghiệm quốc tế ���������������������������������������������������������������������������13 2.4. Các loại hình hỗ trợ sinh kế ���������������������������������������������������������������������������������������������13 � 2.5. Các loại hình hoạt động được chú trọng ���������������������������������������������������������������������������15 2.6. Hỗ trợ cấp cộng đồng và cấp hộ gia đình ����������������������������������������������������������������������16 � 2.7. Các hoạt động tạo thu nhập thay thế ��������������������������������������������������������������������������������16 2.8. Quá trình hỗ trợ sinh kế bền vững vùng ven biển �������������������������������������������������������������18 2.9. Quản lý chương trình và dự án �����������������������������������������������������������������������������������������21 2.10. Tóm tắt các bài học chính��������������������������������������������������������������������������������������������������24 Chương 3: Hỗ trợ sinh kế tìm kiếmnguồn thu nhập thay thế - Bài học từ Việt Nam ���������29 � 3.1. Tổng quan về sinh kế tại vùng đảo và ven biển �������������������������������������������������������������27 3.2 Nhóm kinh tế xã hội �����������������������������������������������������������������������������������������������������������28 3.3 Những vấn đề cần lưu ý về đảo nhỏ ��������������������������������������������������������������������������������29 3.4. Nhóm mục tiêu ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������30 3.5. Các loại hình hỗ trợ sinh kế - Tạo môi trường thuận lợi �����������������������������������������������32 � 3.6. Cải thiện sinh kế hiện tại ��������������������������������������������������������������������������������������������������36 3.7 Giới thiệu các sinh kế mới ���������������������������������������������������������������������������������������������37 � 3.8. Quá trình xây dựng và phê chuẩn SKTT �����������������������������������������������������������������������������3 3.9. Tiếp cận bảo tồn biển dựa vào cộng đồng ����������������������������������������������������������������������45 � 3.10 Bài học kinh nghiệm về hoạt động nâng cao nhận thức �����������������������������������������������49 � 3.11 Tóm tắt điểm chính và bài học kinh nghiệm ����������������������������������������������������������������������51 � 3.12 Khuyến nghị trong hỗ trợ sinh kế ������������������������������������������������������������������������������������52 Chuơng 4: Đề xuất phương án quản lý quỹ giảm nghèo trong hợp phần LMPA���������������61 4.1. Mục tiêu hỗ trợ sinh kế trong hợp phần LMPA ������������������������������������������������������������������59 4.2. Quỹ Xóa đói giảm nghèo LMPA �����������������������������������������������������������������������������������������59 4.3. Loại hình hoạt động được Quỹ PRF cấp vốn ������������������������������������������������������������������60 4.4. Xác định và đề xuất hoạt động hỗ trợ sinh kế ������������������������������������������������������������������69 4.5. Nộp đơn xin vay vốn từ quỹ PRF ������������������������������������������������������������������������������������71 4.6. Quản lý Quỹ Giảm nghèo PRF �����������������������������������������������������������������������������������������73 4.7. Giải ngân và sử dụng vốn ���������������������������������������������������������������������������������������������75 � 4.8. Vận hành Hợp phần LMPA ���������������������������������������������������������������������������������������������76 � 4.9. Các bước tiếp theo �����������������������������������������������������������������������������������������������������������86
- Chương: Đánh giá và chiến lược tín dụng ��������������������������������������������������������������������������90 5.1. Những kinh nghiệm chung và bài học tại Việt Nam ���������������������������������������������������������88 5.2. Tiếp cận tín dụng và kinh nghiệm tại các điểm KBTB ����������������������������������������������������91 5.3. Khuyến nghị cơ chế tín dụng nhỏ cho Hợp phần LMPA �����������������������������������������������94 � Chương 6: Giám sát và Đánh giá����������������������������������������������������������������������������������������100 � 6.1. Giới thiệu �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������98 6.2. Giám sát và đánh giá Qũy giảm nghèo PRF ������������������������������������������������������������������99 6.3. Giám sát và đánh giá ở cấp độ cộng đồng ����������������������������������������������������������������������99 � 6.4. Sử dụng các kết quả của công tác Giám sát & Đánh giá ���������������������������������������������100 � Phụ lục 1: Báo cáo thực địa ������������������������������������������������������������������������������������������������107 1. Thực địa tại KBTB Vịnh Nha Trang ������������������������������������������������������������������������������107 2� Thực địa tại KBTB Cù Lao Chàm ���������������������������������������������������������������������������������� 113 3. KBTB đang thành lập Côn Đảo ���������������������������������������������������������������������������������������121 4� KBTB Phú Quốc ��������������������������������������������������������������������������������������������������������������128 5� KBTB đề xuất Bạch Long Vỹ �������������������������������������������������������������������������������������������137 � Tài liệu tham khảo������������������������������������������������������������������������������������������������������������������149
- Viết tắt SKTT Sinh kế thay thế (Additional/Alternative Income Generation – AIG) CLC Cù Lao Chàm VNT Vịnh Nha Trang Danida Danish International Development Aid / Quỹ hỗ trợ phát triển Đan Mạch LMPA Hợp phần Sinh kế trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển KBTB Khu bảo tồn biển NGO Tổ chức Phi chính phủ WWF Quỹ quốc tế về bảo vệ thiên nhiên CDF Quỹ phát triển cộng đồng PIN Bản trích lục thông tin dự án
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Lời cảm ơn Nhóm nghiên cứu chân thành gửi lời cảm ơn tới nhóm cán bộ Hợp phần LMPA, Ban quản lý và cán bộ tại các Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang, Cù Lao Chàm, Phú Quốc, và Dự án Côn Đảo đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ nhóm trong thời gian công tác. Chúng tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn tới các đồng nghiệp tại WWF cũng như các đồng nghiệp làm việc tại các tổ chức Phi chính phủ khác tại Việt Nam (CARE, Oxfam…) đã cung cấp những thông tin quý báu cho nghiên cứu này. Tuy còn nhiều hạn chế và khó khăn trong quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu đã cố gắng tổng hợp từ các tài liệu hiện có và nghiên cứu thực địa những bài học và kinh nghiệm trong công tác hỗ trợ sinh kế và hoạt động sinh kế thay thế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đưa ra các khuyến nghị và hướng dẫn cho những hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ Hợp phần “Sinh kế bền vững cho cộng đồng sống trong và xung quanh các Khu bảo tồn biển”, cụ thể là việc quản lý Quỹ Giảm nghèo. Nhóm nghiên cứu mong nhận được ý kiến góp ý quý báu cho báo cáo này để có thể thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ trong tương lai.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Tóm tắt Chính Phủ Việt Nam đang xúc tiến một kế hoạch quan trọng nhằm thiết lập mạng lưới các Khu bảo tồn biển (KBTB) nhằm bảo tồn đa dạng sinh học biển và đảm bảo tốt hơn việc sử dụng bền vững tài nguyên biển trong tương lai. Phải nói rằng, để đạt được thành công tối ưu cho một KBTB, chính quyền cần phải phối hợp với cộng đồng tại các KBTB nhằm đưa ra phương pháp bảo tồn giúp giảm thiểu sự phụ thuộc của cộng đồng vào nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt đồng thời vẫn có thể phát triển sinh kế một cách bền vững. Vào tháng 1/2007, WWF Việt Nam tiến hành phối hợp với cán bộ Hợp phần Sinh kế bền vững cho các Khu bảo tồn biển (LMPA) thuộc Bộ Thủy Sản (trước kia), nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nhằm xây dựng một Kế hoạch Sinh kế Bền vững mà: 1) mang tính hệ thống, đưa ra một hệ thống hướng dẫn sinh kế chung cho các KBTB trong mạng lưới ; và 2) có khả năng thích nghi, thiết thực, và có thể áp dụng tại các KBTB – tất cả những gì thể hiện đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội, và quản lý của từng địa phương. Thông qua việc tổng hợp các “bài học kinh nghiệm” quốc tế và tại Việt Nam về nhiều loại hình dự án liên kết bảo tồn với phát triển sinh kế, và đánh giá cụ thể tại các địa điểm KBTB Việt Nam, nhóm tác giả đã đưa ra các nhận xét về kết quả thu thập được, kết luận và khuyến nghị. Quan trọng nhất, nhóm nghiên cứu nhận thấy sinh kế và các kế hoạch KBTB cần phải nắm bắt rõ hơn sự năng động và biến đổi của môi trường kinh tế xã hội tại các nước đang phát triển, nơi mà người nghèo thường thiếu kỹ năng, kiến thức, hiểu biết về kinh doanh, thời gian, sự tự tin, mạng lưới mua bán v.v… để có thể tận dụng các cơ hội tăng trưởng kinh tế và đầu tư kinh doanh. Chỉ khi nào nhận thức được rõ nét tính chất biến đổi này cũng những hạn chế và khó khăn nó gây ra, lúc đấy “sinh kế thay thế” mới thực sự tạo ra sự khích lệ để người dân ngừng các hoạt động sinh kế không bền vững của mình và chuyển sang các hoạt động khác bền vững hơn. Trên cơ sở này, các chiến lược sinh kế cho Hợp phần LMPA cần tập trung nhiều hơn vào kiến tạo một môi trường kinh tế thuận lợi cho cộng đồng, chứ không nên chỉ tập trung vào các dự án tạo thu nhập nhỏ lẻ mang tính cá nhân. Một môi trường thuận lợi là cách tiếp cận bao quát hơn, hướng tới cải thiện các nguồn lực sinh kế chung cho hộ gia đình và toàn thể cộng đồng, giảm sự bấp bênh và tăng điều kiện sống cho họ với nhiều lựa chọn sinh kế mới. Hình thức hỗ trợ sinh kế này cần phải được ưu tiên hơn các dự án kinh doanh cá nhân nhỏ lẻ, bởi vì nó ít rủi ro hơn và đặt trọng tâm giúp đỡ cộng đồng tự cải thiện các sinh kế của chính họ. Cách tiếp cận này cũng cho phép kết hợp với các chương trình giảm nghèo và các hoạt động sinh kế quan trọng khác tại Việt Nam, nó hướng tới tăng khả năng tiếp cận của người dân và cộng đồng đến các chương trình này chứ không chỉ dựa vào và phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Hợp phần LMPA. Việc xây dựng các dự án Tạo nguồn thu nhập thay thế (AIG) cho cá nhân cần phải quả thật có thể giúp hình thành chiến lược sinh kế thành công tại mỗi điểm KBTB. Nó cho phép thử nghiệm, kiểm tra và cải tiến đối với mỗi dự án tạo thu nhập hướng đến những thành phần cụ thể trong cộng đồng (VD: hộ ngư dân) đang có đời sống hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên đang bị cạn kệt (thiếu bền vững), và/hoặc gây tác động xấu đến đa dạng sinh học. Tuy nhiên, hầu hết 2
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB các dự án SKTT tại các KBTB Việt Nam đều chưa thành công. Hàng loạt các yếu tố – bao gồm tính không khả thi của dự án, cơ chế và hệ thống tín dụng không phù hợp, thiếu quản lý hành chính và tài chính vững chắc, thiếu đánh giá chặt chẽ đối với các đề xuất, không giám sát tính hiệu quả của dự án, nhận thức của cộng đồng còn kém, tổ chức và hỗ trợ chưa hiểu quả, cùng hàng loạt các vấn đề khác – đã tạo ra các rào cản và trở ngại cho sự thành công và bền vững của các dự án ngoài giới hạn của LMPA. Do đó chỉ nên thực hiện các SKTT mới sau khi đã đánh giá một cách thấu đáo và triệt để. Hỗ trợ sinh kế trong giai đoạn LMPA sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn nếu tiếp cận theo hướng nhất quán và có hệ thống nhằm đánh giá, lựa chọn và triển khai các dự án, cũng như giám sát tiến độ. Để đạt được đieùe này, nhóm tác giả đề xuất phương án quản lý Quỹ Giảm nghèo (PRF) cho hợp phần LMPA. Quỹ này cho phép tài trợ theo nhu cầu khi các điểm KBTB đề xuất dự án lên văn phòng hợp phần. Các hoạt động tiềm năng sẽ được đánh giá về tính phù hợp và khả thi theo bộ 8 tiêu chí đã đưa ra (xem Chương 4). Việc đánh giá được thực hiện theo 2 giai đoạn: đánh giá bước đầu bản Trích lục thông tin dự án (PIN), và đánh giá chi tiết Đề cương Dự án (PP). Về mặt hoạt động, quá trình SKTT cần phải được hướng dẫn bởi cộng đồng và cộng đồng phải đóng vai trò chủ đạo trong tất cả các bước. Về mặt này, cần thành lập một Tổ chức cộng đồng (CBO) tại mỗi địa phương là đại diện của các nhóm đối tượng mục tiêu. Những tổ chức cộng đồng này cần phải được tập huấn và nâng cao năng lực nhằm thúc đẩy, điều phối, quản lý dự án và chuẩn bị các bản đề xuất. Cần xây dựng Cẩm nang hoạt động để hướng dẫn Tổ chức cộng đồng và các đối tác của họ khi tham gia quá trình PRF. Cần chú trọng để đảm bảo rằng Tổ chức cộng đồng thực sự là đại diện của cộng đồng và đại diện cho quan tâm của các nhóm kinh tế xã hội khác nhau, đặc biệt là nhóm đối tượng mục tiêu. Cần lưu ý để nguồn tài trợ từ Quỹ PRF không bị sử dụng vào các hoạt động khác như chi tiêu cho các dự án, kế hoạch sẵn có của nhà nước. Cung cấp tín dụng cần được hợp phần LMPA coi là một hoạt động hỗ trợ sinh kế chủ chốt. Nghiên cứu này cho thấy Hội Phụ nữ nên được trao vai trò làm cơ quan đối tác với LMPA để quản lý các hoạt động cung cấp tín dụng cho các địa điểm KBTB trong hợp phần LMPA. Với mạng lưới cơ sở rộng khắp, Hội phụ nữ có vai trò chủ động tại cộng đồng, có trách nhiệm và quản lý hiệu quả đảm bảo nhóm đối tượng mục tiêu có thể tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng. Ngân hàng và các đơn vị tín dụng nhỏ khác hoạt động tại cấp cao hơn (huyện, tỉnh) thường không hiểu rõ tính chất của cộng đồng, cũng như không có cơ chế giúp phân biệt các đối tượng hưởng lợi mục tiêu, không trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quản lý KBTB giống như Hội phụ nữ. Nói chung, từ những kinh nghiệm rút ra tại các KBTB, cơ chế tín dụng cần chú trọng tốt hơn đến đối tượng hưởng lợi mục tiêu (tức là nhóm có đời sống bấp bênh nhất và bị ảnh hưởng nhất bởi các quy chế và phân vùng của KBTB). Cần thiết lập các tiêu chí cho việc vay vốn đảm bảo rằng vốn tín dụng được sử dụng một cách phù hợp với mục tiêu của KBTB và Hợp phần LMPA. Vốn tín dụng có thể được cung cấp đồng thời với việc tập huấn và triển khai các dịch vụ khuyến nông – lâm – ngư cũng như những hình thức hỗ trợ khác hướng tới phát triển “môi trường kinh tế thuận lợi” , thí điểm các dự án SKTT có triển vọng đáp ứng các tiêu chí được xác định cho Quỹ PRF. Cần tập huấn cho các cán bộ Hội Phụ nữ để họ có kỹ năng quản lý cần thiết đối với chương trình tín dụng – tiết kiệm và trợ giúp người vay vốn. Các dự án sinh kế thường không hoặc chưa quan tâm đầy đủ đến các nhóm được hưởng lợi mục tiêu. Các đối tượng mục tiêu trong hỗ trợ sinh kế, dù dưới hình thức tạo môi trường kinh tế thuận lợi hay dự án SKTT, phải là các hộ hoặc cá nhân chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi KBTB, hoặc những người đang tiến hành các hoạt động đánh bắt làm đe dọa đa dạng sinh học và sự bền vững lâu dài của nguồn lợi.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Giám sát & đánh giá cần được thực hiện ở cấp Hợp phần, cấp cộng đồng, và cho từng hoạt động cụ thể. Cần xác định mục tiêu (kết quả dự định) một cách rõ ràng, và lựa chọn những chỉ báo phù hợp. Việc xác định và lựa chọn các chỉ báo ở cấp cộng đồng và cho từng hoạt động cần tiến hành theo một quá trình có sự tham gia của người dân và liên kết một cách thống nhất với các cộng cụ giám sát KBTB tiêu chuẩn (VD: các chỉ báo lý sinh, kinh tế xã hội và quản lý). Kế hoạch Giám sát & đánh giá, với những chỉ tiêu cụ thể, đối tượng sử dụng, thời gian và cách thức thu thập số liệu, cần được xây dựng cho từng KBTB và đưa vào nội dung của kế hoạch quản lý KBTB.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Chương 1: Giới thiệu 1.1. Hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB Hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB (LMPA) trong khuôn khổ Chương trình Môi trường của Quỹ Hợp tác Phát triển Việt Nam – Đan Mạch đang trong giai đoạn triển khai từ năm 2005 đến 2010. Mục đích chính của Hợp phần LMPA nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển mạng lưới các Khu bảo tồn biển (KBTB) dựa trên khung pháp lý vững chắc tại cấp quốc gia và hệ thống quản lý hiệu quả tại địa phương ở cấp tỉnh và các điểm hiện trường. Ba mục tiêu trước mắt của hợp phần dự án Sinh kế bền vững trong và xung quanh KBTB là: 1. Một mạng lưới các KBTB bao gồm những vùng nước ven biển ưu tiên của Việt Nam được tăng cường và các hệ thống quản lý hiệu quả được xây dựng phù hợp. 2. Những cộng đồng dễ bị tổn thương sống trong và quanh các KBTB trình diễn được chọn có thể được đáp ứng nhu cầu sinh sống của họ mà không làm suy thoái tài nguyên biển hoặc huỷ hoại môi trường. 3. Việt Nam thực hiện đầy đủ cam kết đối với những nỗ lực quốc tế nhằm phát triển các mạng lưới KBTB và đóng góp kinh nghiệm về giải quyết những nhu cầu cho các cộng đồng dễ bị tổn thương. Hợp phần LMPA xác định 6 Đầu ra mong muốn, trong đó, Đầu ra 5 liên quan trực tiếp tới các hoạt động hỗ trợ sinh kế và Quỹ xóa đói giảm nghèo: Đầu ra 5: An ninh kinh tế-xã hội cho các cư dân sống trong và xung quanh các KBTB trình diễn được cải thiện trên cơ sở quản lý tài nguyên thiên nhiên hợp lý và tạo nguồn thu nhập đa dạng1. Phần đánh giá và chiến lược trình bày trong báo cáo này liên quan tới Mục tiêu 2 và Đầu ra 5 của Hợp phần LMPA. 1.2. Sinh kế và các KBTB Chúng ta có thể nhận thấy rằng để đảm bảo thành công đối với các KBTB và sinh kế cho các cộng đồng địa phương cần có sự hỗ trợ nhằm cải thiện sinh kế và đảm bảo tính bền vững. Nói tóm lại, hợp phần Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB sẽ cố gắng đảm bảo rằng: Văn kiện Hợp phần LMPA, tháng 4/2005
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB “các cộng đồng dễ bị tổn thương sống trong và xung quanh các KBTB được lựa chọn có thể đáp ứng những yêu cầu về sinh kế mà không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên biển hoặc làm suy thoái môi trường” Nhìn chung, nguồn cá tại các KBTB Việt Nam đang bị suy thoái và ngày càng cạn kiệt chủ yếu do khai thác và đánh bắt qúa mức. Phần lớn chúng ta đều chấp nhận rằng sự phát triển bền vững của nghề cá phải dựa trên việc bảo vệ các sinh cảnh biển và ven biển cũng như giảm mức khai thác các loài đã bị khai thác quá mức và/hoặc đang bị đe dọa. Sinh kế bền vững cho cộng đồng ngư dân phụ thuộc lớn vào việc bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển. Với công tác bảo vệ và quản lý nguồn tài nguyên biển, các KBTB đóng vai trò quyết định đầu tiên nhằm đạt được sinh kế bền vững tại các cộng đồng chịu ảnh hưởng. Vùng cấm khai thác, hay các “khu dự trữ cá” bên trong KBTB đã được kiểm nghiệm tại quốc tế về khả năng tăng trữ lượng cá và hải sản khác (“hiệu ứng tràn”). Bảo vệ rạn san hô và các sinh cảnh liên quan tại các KBTB sẽ làm tăng lợi ích cho nghề cá, nhưng chỉ ở trung và dài hạn. Nhìn chung, phải mất tối thiểu từ 2 đến 3 năm thì nguồn lợi thủy sản mới có thể phục hồi trở lại mức tạo ra lợi ích rõ ràng đối với các bên liên quan. Đan Đan lưới cá (Bãi Hương, Cù Lao Chàm) Bước tiếp theo để đạt được sinh kế bền vững trong các cộng đồng chịu ảnh hưởng là hỗ trợ đa dạng hóa nguồn thu nhập nhằm giảm sự phụ thuộc của người dân vào nguồn lợi thủy sản. Cộng đồng địa phương cần sự hỗ trợ để cải thiện sự bền vững đối với sinh kế của họ và để phát triển thêm các hình thức khác ngoài nghề cá. “Người dân nghèo thường là đối tượng phụ thuộc nhiều nhất vào môi trường và cũng là đối tượng trực tiếp và gián tiếp sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên (ví dụ như vùng duyên hải). Do đó, họ là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi môi trường bị suy thoái hoặc khi quyền tiếp cận của họ đối với nguồn tài nguyên thiên nhiên bị hạn chế hoặc không được chấp thuận. Không chỉ có các hoạt động kinh tế của họ có liên quan tới việc tiếp cận các nguồn tài nguyên, mà khả năng thực hiện các hoạt động kinh tế của họ cũng bị ảnh hưởng do chất lượng môi trường kém và tác động hệ quả đối với sức khỏe của họ. (IDL và IUCN, 2004, trang 4)”. 1.3. Mục tiêu Nghiên cứu này, được thực hiện bởi Hợp phần LMPA với sự hỗ trợ kỹ thuật của WWF Việt Nam, nhằm mục tiêu: • Tiến hành đánh giá các bài học kinh nghiệm về hoạt động Sinh kế thay thế tại Việt Nam, bao gồm các trải nghiệm tại các KBTB và tại các khu vực khác (không thuộc ven biển) liên quan tới phát triển sinh kế hỗ trợ, thay thế, chương trình tín dụng và công tác giảm nghèo. • Thực hiện đánh giá nhu cầu nhằm xác định nguyên nhân sâu xa gây nên tính dễ bị tổn thương của các cộng đồng tại KBTB và xác định các ưu tiên cho việc hỗ trợ nhằm giảm tính dễ bị tổn thương theo quan điểm cộng đồng và chính quyền địa phương.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB • Đưa ra các khuyến nghị nhằm xây dựng phương pháp chuẩn cho việc đánh giá và giám định các đề xuất dự án nghề nghiệp và Sinh kế thay thế từ phía các KBTB, trong đó bao gồm các khuyến nghị về loại hình hoạt động SKTT nào là phù hợp/khả thi nhất, lời khuyên về xây dựng chương trình tín dụng, phạm vi đề xuất dự án, mẫu đề xuất dự án, quy trình, tiêu chí và các chỉ thị (indicator) nhằm lựa chọn và đánh giá các đề xuất dự án. • Thiết kế một hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) đơn giản nhằm đánh giá các tác động của việc phát triển cộng đồng và sinh kế bền vững và cho phép việc điều chỉnh các hành động đó một cách kịp thời trong quá trình thực hiện. Các báo cáo tổng quan tại năm (05) KBTB chứa đựng thông tin tóm tắt về các vấn đề chủ yếu và đặc điểm cụ thể của từng địa điểm. Mục đích là nhằm cung cấp khái quát về: • Giai đoạn thực hiện hiện nay của các KBTB • Các dữ liệu hiện có và phân tích về nền kinh tế cũng như sinh kế địa phương • Hiện trạng và tiến độ hiện thời của các hoạt động hỗ trợ sinh kế Ngoài ra, phân tích ngắn đã được thực hiện nhằm: • Xác định và miêu tả các nhóm mục tiêu nhận hỗ trợ từ Hợp phần LMPA • Xác định các vấn đề chính liên quan tới hỗ trợ nghề nghiệp và hoạt động SKTT • Đề xuất các hỗ trợ nghề nghiệp và hoạt động SKTT tiềm năng Không nên nhìn nhận các báo cáo thực địa như một phân tích sâu sắc về nghề nghiệp hay điều tra kinh tế xã hội cơ bản. Chúng cũng không phải là đánh giá chi tiết về các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Những vấn đề đó đòi hỏi phải có khối lượng lớn nghiên cứu và phân tích. Tại một số điểm, chẳng hạn Vịnh Nha Trang và Cù Lao Chàm, phần lớn những nghiên cứu và phân tích đã được thực hiện, nhưng tại các điểm khác mới chỉ là bắt đầu. Báo cáo tổng quan thực địa trong nghiên cứu này không nhằm lặp lại hay thay thế các đánh giá chi tiết và sâu sắc đó. Có thể nhận thấy rằng một số các bên liên quan trông chờ nghiên cứu này xác định và đưa ra những hỗ trợ nghề và hoạt động SKTT cho từng địa điểm (KBTB). Nhóm tác giả hy vọng rằng nghiên cứu này đã cho thấy việc xác định, đánh giá và lựa chọn các hỗ trợ sinh kế bền vững và hoạt động SKTT không phải là nhiệm vụ đơn giản. Để thành công, hỗ trợ sinh kế cần phải dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về nghề nghiệp địa phương và tình trạng kinh tế xã hội tại mỗi nơi. Các dự án tiềm năng cần phải được đánh giá cẩn trọng. Do đó, nghiên cứu này không nhằm lựa chọn một dự án cụ thể nào, nhưng nó đưa ra các khuyến nghị chung về các ngành nghề và loại hình có tính khả thi, đồng thời đề xuất các ý tưởng cho các bước nghiên cứu và điều tra tiếp theo. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn thứ cấp và thông qua điều tra thực tế. Các báo cáo và kinh nghiệm hỗ trợ nghề nghiệp, phát triển sinh kế bền vững trong nước và quốc tế, do chính phủ và các tổ chức phi chính phủ tiến hành v.v… đã được chọn lọc và học hỏi nhằm có được cái nhìn tổng quát và khách quan nhất về thực trạng, kết quả, cũng như bài học kinh nghiệm rút ra trong công tác hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo, tại các vùng duyên hải và đảo, cũng như các khu vực khác (không thuộc duyên hải) tại Việt Nam. 7
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Các chuyến thực địa ngắn đã được tiến hành vào giữa năm 2007. Tại mỗi địa điểm, các cuộc họp được tổ chức với các bên liên quan chủ chốt, ví dụ Ban quản lý KBTB, các phòng ban chính quyền địa phương. Họp nhóm cũng được tổ chức với cộng đồng địa phương. Nhóm nghiên cứu cố gắng tìm hiểu về nhận thức và ý tưởng của người dân về KBTB và các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Trọng tâm là nhằm tìm hiểu về quá trình (ai và như thế nào) trong đó: • Cộng đồng và các nhóm mục tiêu được tham gia, • Các cơ hội và nhu cầu được xác định, • Các hoạt động tiềm năng được đánh giá và lựa chọn, và • Các hoạt động này được thực hiện và giám sát như thế nào. Nhóm đánh giá cũng đi đến cộng đồng và thảo luận nhóm với người dân địa phương đã tham gia vào các hoạt động hỗ trợ nghề nghiệp, kể cả thành công và không thành công. Các câu hỏi được đưa ra nhằm xác định phương thức các hộ gia đình đã được lựa chọn và tham gia vào các chương trình này, đồng thời xác định xem họ có thực sự thuộc “nhóm mục tiêu” hay không. Các hộ không thuộc đối tượng được hỗ trợ cũng được tìm hiểu nhận thức của họ về KBTB và các hoạt động hỗ trợ sinh kế. Cuối cùng, các cuộc phỏng vấn được tiến hành với các bên liên quan chủ chốt tham gia và cung cấp tín dụng như Hội phụ nữ, hội nông dân. Báo cáo này gồm 7 phần: 1. Giới thiệu 2. Đánh giá về những bài học kinh nghiệm quốc tế về hoạt động hỗ trợ sinh kế, đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư tại vùng duyên hải; 3. Đánh giá về những bài học kinh nghiệm trong nước về hoạt động hỗ trợ sinh kế, đặc biệt đối với các cộng đồng dân cư tại vùng duyên hải; 4. Đề xuất chiến lược cho quản lý Quỹ Xóa đói giảm nghèo; 5. Phân tích tình hình cho vay tín dụng tại Việt Nam và đề xuất cơ chế tín dụng cho các KBTB; 6. Các đề xuất về giám sát và đánh giá Quỹ XĐGN cùng các hoạt động hỗ trợ sinh kế; Các khuyến nghị đối với hợp phần dự án Sinh kế bền vững trong và xung quanh các KBTB.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Chương 2: Những bài học kinh nghiệm quốc tế về hỗ trợ sinh kế khu vực ven biển Hợp phần LMPA chủ trương thực hiện các chương trình can thiệp hỗ trợ sinh kế bền vững và thành công nhằm đáp ứng những mục tiêu đặt ra cho hợp phần. Tuy nhiên, làm sao chúng ta có thể bảo đảm rằng những chương trình đó là phù hợp và thành công? Tài liệu này tổng kết các bài học quốc tế cũng như ở Việt Nam, nhằm tăng cường sự hiểu biết của chúng ta đối với việc hỗ trợ sinh kế và cung cấp định hướng cho hợp phần LMPA. 2.1. Lý thuyết và các khái niệm về hỗ trợ sinh kế 2... Sinh kế là gì? Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người. Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lại mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên (DFID). 2..2. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế bền vững (SLF) do DFID và một số tổ chức xây dựng, là một phương tiện hữu ích để phân tích và tư duy về sinh kế (xem Hình 2.1). Nó cũng giúp tổ chức nghiên cứu và xác định, thiết kế các hoạt động hỗ trợ. Theo Khung này, các hộ gia đình đều có phương thức kiếm sống dựa vào những nguồn lực sinh kế sẵn có trong một bối cảnh chính sách và thể chế nhất định ở địa phương. Những nhân tố này cũng chịu ảnh hưởng của rủi ro như bão lụt, các khuynh hướng và tác động theo thời vụ. Chiến lược sinh kế là cách mà hộ gia đình, nhằm sử dụng các tài sản sẵn có để đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống (VD: một hộ ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh cá). Để làm điều này, hộ gia đình cần sử dụng một số nguồn lực sinh kế như: Nguồn lực vật chất – thuyền đánh cá, ngư cụ, bến tàu Nhân lực – tri thức và kinh nghiệm về khai thác cá, sức khỏe, nguồn lao động Nguồn lực xã hội – bán cá cho những đầu mối thị trường Tài nguyên thiên nhiên – bắt cá từ tự nhiên Nguồn lực tài chính – tiền vay từ ngân hàng, bà con thân thích, thương lái
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Hình 2.1: Khung Sinh kế bền vững (do DFID xây dựng) Một hộ gia đình có thể có nhiều nguồn cung cấp thực phẩm hoặc thu nhập, do một số thành viên nào đó đảm nhiệm. Các hoạt động có thể thay đổi theo mùa, theo thời gian hoặc bị tác động bởi những sự kiện như bão lũ hoặc những thời kỳ thiếu đói (giáp hạt). Tất cả các hoạt động này cấu thành nên phương thức kiếm sống. Cần hiểu rằng các nhóm dân cư khác nhau trong cộng đồng cũng có những đặc trưng riêng biệt về mặt kinh tế - xã hội và quyền tài sản. Do vậy, họ cũng có những vấn đề, sự lựa chọn và chiến lược sinh kế khác nhau. Hộp Hộp 2.1: Chiến lược sinh kế của hộ gia đình Chiến lược sinh kế là tổng thể các hoạt động và nghề nghiệp được hộ gia đình sử dụng để đáp ứng những nhu cầu về sinh kế và quản lý rủi ro. Chẳng hạn, ông N sống trong một gia đình ở vùng ven biển Trung Bộ. Gia đình ông có một phương thức kiếm sống đa dạng. Là một ngư dân, ông dành phần lớn thời gian trong năm đi đánh cá, nhưng công việc khai thác cũng thay đổi theo mùa. Vào mùa đông, ông dùng lưới cá mòi và lưới 3 lớp đi đánh cá ở các ngư trường gần bờ ở phía nam hòn đảo. Mùa hè, ông dùng lưới vó và đèn ở ngư trường khác và đánh bắt loài khác. Từ tháng 1 đến tháng 2, ông không đi đánh cá mà làm phụ việc cho anh trai mình. Vợ ông N có một cửa hàng nhỏ, còn con gái ông đang dạy học. Mẹ ông N cùng sống trong nhà ông, và dù đã nghỉ hưu nhưng bà vẫn đi hái rau trong rừng và mỗi năm còn nuôi thêm 2 con lợn. Anh trai ông N là một bác sĩ làm việc ở Đà Nẵng và giúp con trai ông học tập tại đó. Ông này thỉnh thoảng cho ông N một khoản tiền để sửa chữa thuyền đánh cá. Mặc dù anh trai ông N không phải là nhân khẩu trong gia đình, nhưng tất cả các hoạt động trên đều là một phần trong chiến lược sinh kế của gia đình ông. IMM đã sửa đổi lại Khung Sinh kế Bền vững nói trên để sử dụng với các cộng đồng ven biển, gọi là “Khung Sinh kế Bền vững vùng Ven biển” (Hình 2.2). Vòng tròn bao quanh cộng đồng ven biển thể hiện các nguồn lực (con người, tự nhiên, xã hội, tài chính, vật chất) mà họ có thể sử dụng. Một số các yếu tố ảnh hưởng có thể liên quan đến đặc điểm cá nhân, ví dụ tuổi tác, giới tính, tôn giáo. Các yếu tố khác có thể liên quan tới khía cạnh của xã hội mà họ đang sống, cơ câu chính trị, chính quyền, khu vực kinh tế tư nhân mà họ có tương tác trực tiếp, do đó có thể kiểm soát. Các 0
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB yếu tố này thuộc vòng tròn thứ 2 bao quanh cộng đồng ven biển, là Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp. Trong vòng tròn thứ 3. là các yếu tố ảnh hưởng gián tiếp – mùa vụ, biến đổi cảnh quan theo chu kỳ và trong dài hạn, tương ác trực tiếp và tác động đến Các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như sự tiếp cận nguồn lực, do đó quyết định tính dễ bị tổn thương và những rủi ro mà cộng đồng phải đối mặt. Các lựa chọn chiến lược sinh kế của cộng đồng ven biển, dựa trên cơ sở những nguồn lực họ có, là kết quả tương tác giữa các yếu tố ảnh hưởng phức tạp và biến thiên này. Hình 2.2: Khung sinh kế bền vững vùng ven biển (IMM, 2004) Những chiến lược sinh kế cuối cùng theo quyết định là tốt nhất do chính cộng đồng dân cư ven biển lựa chọn. Việc áp dụng Khung phân tích này giúp khám phá các đặc trưng của các tình huống cụ thể mà cộng đồng ven biển phải đối mặt, cũng như những biện pháp khác nhau mà mỗi hộ gia đình sử dụng để đối phó với những thách thức này.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB 2.2. Sinh kế bền vững vùng ven biển Việc xây dựng cơ sở sinh kế bền vững cho các cộng đồng ven biển ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đang trở thành một nhu cầu cấp thiết. Trong khi dân số liên tục tăng, thì nguồn lợi biển lại đang trên đà suy kiệt, vì có quá nhiều cùng tham gia đánh một lượng cá hạn chế. Nguồn lợi ven bờ cũng đang phải chịu những áp lực ngày một tăng, và những mô hình khai thác hiện tại lại thiếu bền vững, và nếu không giải quyết được, sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho đa dạng sinh học và sinh kế địa phương. Cải tiến công tác quản lý nguồn lợi thủy sản và sinh kế thay thế có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các cộng đồng ven biển, Tàu đánh cá trên biển Phú Quốc đồng thời giúp bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái ở biển cũng như ven bờ. Hộp 2.2: Thay đổi sinh kế vùng ven biển và cuộc sống dân nghèo Trên toàn thế giới, những cơ hội sinh kế cho người dân vùng ven biển đang thay đổi nhanh chóng. Ở nhiều vùng ven biển, sự thay đổi đó đồng nghĩa với việc tăng lên đáng kể những cơ hội đổi đời, nhưng năng lực của các nhóm dân cư lại rất khác biệt nhau trong việc tận dụng các cơ hội đó. Trong khi những hộ khá giả hơn có thể dễ dàng hưởng lợi, thì dân nghèo ven biển lại có ít điều kiện để tiếp cận với các công nghệ mới, vì họ thiếu kỹ năng, tri thức, sự tự tin hoặc trình độ văn hóa để sử dụng, cũng như không có tiền mua. Họ không có nhiều thời gian để đầu tư phát triển sản xuất, và có quá ít nguồn dự trữ để đương đầu với những rủi ro thường đi kèm với sự lựa chọn của họ. Hiện trạng phổ biến là họ thiếu những mạng lưới giúp họ tiếp cận với tri thức, kinh nghiệm, kỹ thuật mới; với các nguồn tài chính và các thị trường có thể tận dụng để làm thay đổi cuộc sống. Tiếp cận tài chính được coi là chìa khóa nhằm nắm bắt các cơ hội đổi đời. Sinh kế vùng ven biển sẽ tiếp tục thay đổi do tác động của một môi trường năng động. Các chương trình hỗ trợ sinh kế cần phải chú ý đến cục diện này cũng như yêu cầu về tính linh hoạt khi lựa chọn và thiết kế các hoạt động hỗ trợ. (Nguồn: IMM, SCL CLIP 9) Các hoạt động tạo thu nhập bổ sung hoặc thay thế thường được định nghĩa là các hoạt động có thể thay thế, hoặc bổ sung cho những hoạt động tạo thu nhập truyền thống được coi là không bền vững ở các mức độ hiện tại: “Ý tưởng về sinh kế thay thế là các hoạt động này có thể tạo ra động lực cho người dân để họ chấm dứt những họat động sinh kế thiếu bền vững đang được áp dụng, và theo đuổi những loại hình khác có tính bền vững hơn. Để đạt kết quả, phương án thay thế cần phải đem lại lợi ích kinh tế. Tuy nhiên… khả năng sinh lợi không phải là một nhân tố duy nhất. Thái độ đối với việc giải quyết rủi ro, việc tiếp cận quyền tài sản, bối cảnh gây thương tổn và những ảnh hưởng về thể chế sẽ tạo ra những tác động tới quá trình ra quyết định của người dân. Do vậy, khái niệm về các phương án thay thế trở nên phức tạp hơn nhiều. Mục đích của sinh kê thay thế không chỉ là tìm ra hoạt động thay thế mà trên lý thuyết có thể đưa ra một sự lựa chọn nào đó và dự kiến sẽ thúc đẩy tính bền vững… Trên thực tế, mục đích đó là tìm ra các giải pháp phù hợp với các chiến lược sinh kế hiện tại của người dân, và nhờ đó sẽ tạo ra tác động tích cực đến sinh kế của họ cũng như đến việc khai thác - sử dụng tài nguyên thiên nhiên” (IDL và IUCN, 2004, tr. 7). 2
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB 2.3. Khái quát bài học kinh nghiệm quốc tế Những đánh giá tổng kết về kinh nghiệm hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng ven biển đề cập trong tài liệu này được dựa vào nguồn tư liệu sẵn có. Quá trình tổng kết đi sâu vào phân tích nội dung các chương trình hỗ tợ sinh kế, cũng như các loại hình hoạt động đã được triển khai ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, các tư liệu sẵn có đều liên tục nhấn mạnh rằng sinh kế là vấn đề mang đặc trưng bối cảnh, và phụ thuộc vào những thông số riêng biệt ở từng địa điểm. Do vậy, thành công của các hoạt động sinh kế nhất định ở những nơi khác chưa hẳn đã phù hợp hoặc có khả năng thành công với một cộng đồng nào đó tại Việt Nam. Như vậy, chỉ có thể học hỏi được một phần từ kinh nghiệm hỗ trợ sinh kế cụ thể cũng như các hoạt động tạo thu nhập thay thế ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Điều có giá trị hơn là cần rà soát lại quá trình cung cấp những dịch vụ hỗ trợ sinh kế, bao hàm cách thức xác định, đánh giá và triển khai các hoạt động nhằm tăng khả năng thành công. Những bài học thu dedược về quá trình này sẽ có tính khả thi cao hơn đối với chương trình LMPA cũng như các địa điểm KBTB ở Việt Nam, và đưa ra những định hướng quý báu. 2.4. Các loại hình hỗ trợ sinh kế Hỗ trợ sinh kế có thể được cung cấp tới các cộng đồng nhằm giúp họ giảm bớt sự phụ thuộc cũng như tác động tiêu cực đối với nguồn lợi biển. Hỗ trợ sinh kế có thể được thực hiện theo các hình thức như sau: 1. Tạo dựng một môi trường thuận lợi - cải thiện các nguồn lực sinh kế 2. Tăng cường các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế hiện tại 3. Phát triển các hoạt động sinh kế thay thế hoặc bổ trợ (AIG) 4. Tạo môi trường thuận lợi về thể chế, chính sách Phương pháp thứ 4 - là thành phần không thể tách rời của dự án mạng lưới KBTB - được coi là giải pháp vượt quá phạm vi thực hiện của Hợp phần LMPA, do đó sẽ không được tổng kết ở đây. A: Tạo dựng một môi trường kinh tế thuận lợi Những người dân sống phụ thuộc vào các tài sản sẵn có để phục vụ cho sinh kế của họ (Hộp 2.1). Một cộng đồng nào đó có thể thiếu một vài loại nguồn lực sinh kế và như vậy họ bị hạn chế về các giải pháp lựa chọn để sinh sống. Bằng việc tạo ra một môi trường kinh tế thuận lợi, chúng ta có thể làm gia tăng nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng. Cải thiện nguồn lực sinh kế, và tạo điều kiện tiếp cận chúng, có thể giúp đạt được 2 mục tiêu cùng lúc: cải thiện điều kiện sống, và mở ra những giải pháp sinh kế tích cực hơn. (i) Cái thiện điều kiện sống Mức sống người dân có thể được cải thiện nhờ môi trường tự nhiên tốt hơn, và có điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn lực sinh kế. Những cải thiện như vậy có thể giúp tăng mức sống và sự thịnh vượng trong cộng đồng, giảm thiểu những khó khăn. Một cách gián tiếp, những cải thiện đó cũng có thể giúp tăng thu nhập hoặc thực phẩm phục vụ sức khỏe người dân, mặt khác lại đỡ tốn thời gian (cải thiện nguồn nhân lực).
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Ví dụ: Một hệ thống quản lý chất thải tốt có thể giảm ô nhiễm, bảo đảm vệ sinh và ngăn ngừa bệnh tật Cải thiện chất lượng và cung ứng nước sạch giúp nâng cao sức khỏe, giảm công lao động phải dành cho việc lấy nước. (ii) Mở ra những giải pháp sinh kế tích cực hơn Nhờ gia tăng nguồn lực sinh kế của cộng đồng và giúp người dân dễ dàng tiếp cận với chúng, mà cộng đồng có năng lực tốt hơn để tự cải thiện cuộc sống. Không chỉ dừng lại ở việc phát triển những hình thức doanh nghiệp tư nhân hoặc các hoạt động sinh kế bổ trợ, mà những nguồn sinh kế được gia tăng cũng tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho các thành viên cộng đồng phát triển những hoạt động sinh kế bổ trợ cho chính bản than họ. Ví dụ: Một KBTB giúp cải thiện nguồn lực tự nhiên cho cộng đồng nhờ việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi cá. Các hoạt động khác cũng có thể giúp tăng nguồn lợi tự nhiên, chẳng hạn như việc phục hồi rừng ngập mặn, chống ô nhiễm, tái tạo các quần đàn thủy sản tự nhiên. Cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông như đường sá, bến tàu v.v... có thể giúp tiếp cận dễ dàng hơn với thị trường, mở ra các cơ hội trao đổi thương mại với các cộng đồng khác. Việc giảm chi phí vận chuyển cũng có nghĩa là một số doanh nghiệp rất nhỏ cũng có thể thu lợi. Tăng khả năng tiếp cận tới các nguồn thông tin có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn. Cải thiện nguồn lực xã hội, chẳng hạn như hỗ trợ trên đất liền, cũng giúp cho các thành viên cộng đồng có thể tận dụng tốt hơn các cơ hội này. Tiếp cận tốt hơn đến các nguồn vốn tín dụng có thể tạo cơ hội cho các thành viên cộng đồng vay tiền để phát triển kinh doanh. Vốn tín dụng sẽ có thể giúp họ bớt phụ thuộc vào những cơ chế cho vay tư nhân đang phổ biến, đồng thời có nhiều giải pháp tiêu thụ sản phẩm hơn (bán sản phẩm cho người khác mà không phải là chủ nợ). Cải thiện giáo dục đào tạo giúp người dân có được công việc ổn định hơn (điều mà họ khó đạt được trước đây), chẳng hạn như một công việc trên đất liền, mặt khác giúp họ phát triển các ngành nghề mới nhờ trang bị các kỹ năng và tri thức cần thiết, chẳng hạn như làm đồ thủ công mỹ nghệ hoặc dịch vụ lưu trú. Cải thiện việc cung cấp điện và các nhu yếu phẩm khác cũng sẽ tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội. B: Tăng cường các hoạt động tạo thu nhập và sinh kế hiện tại Nguồn lực sinh kế được tăng cường cũng giúp nâng cao khả năng sinh lợi và tính bền ững của các hoạt động sinh kế hiện tại. Bên cạnh việc làm gia tăng nguồn lực sinh kế, các chương trình hỗ trợ có thể tập trung vào việc cải thiện sinh kế hiện tại và giải quyết những khó khăn trong công tác phát triển. Ví dụ: Giảm thiểu rủi ro – xây dựng kế hoạch đối phó với những nguy cơ gây hại cho sức khỏe
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB con người, cũng như những hiểm họa kinh tế o Radio trên các tàu cá giúp dự báo phòng chống bão lụt và liên lạc về cộng đồng o Nâng cấp các bến cảng Gia tăng giá trị – tạo thêm giá trị gia tăng cho các sản phẩm và dịch vụ hiện có, chẳng hạn như: o Chế biến sản phẩm từ cá o Nâng cao số lượng và chất lượng dịch vụ du lịch Giới thiệu các công nghệ tiên tiến để thu lợi nhuận cao hơn và bền vững hơn, chẳng hạn như: o Các kỹ thuật ưu việt hơn về nuôi trồng thủy sản o Các phương thức khai thác ít mang tính hủy diệt hơn o Các mô hình cải tiến trong nông nghiệp Quản lý nguồn lợi tốt hơn – các nguồn lợi tự nhiên nếu được quản lý và bảo vệ tốt hơn sẽ làm tăng tính bền vững của sinh kế, và duy trì được lâu dài các hoạt động tạo thu nhập: o Thành lập các KBTB o Tái tạo nguồn lợi biển tự nhiên o Nâng cao nhận thức và thi hành nghiêm chỉnh các quy định cấm khai thác hủy diệt o Kiểm soát việc khai thác nguồn lợi chung (VD: cua đá) Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận các thị trường và tiêu thụ sản phẩm – giúp cho người sản xuất thu lãi nhiều hơn thông qua các cơ chế trao đổi thương mại tốt hơn: o Làm hợp đồng với người mua o Mô hình hợp tác xã.v.v… C: Phát triển các hoạt động tạo thu nhập thay thế hoặc bổ trợ Ngoài việc làm gia tăng nguồn lực sinh kế nói chung để tạo ra những giải pháp lựa chọn sinh kế tốt hơn, các chương trình hành động có thể tập trung vào việc xác định và trợ giúp cho các hoạt động tạo nguồn thu nhập thay thế hoặc bổ sung cho các hoạt động hiện thời. Đối với các cộng đồng KBTB, hoạt động sinh kế bổ trợ nhìn chung nhằm thay thế cho nghề khai cá hoặc các hoạt động khác phụ thuộc vào nguồn lợi tự nhiên đang suy giảm. Có thể sẽ có nhiều cơ hội sinh kế bổ trợ hơn, nếu các nguồn lực sinh kế được tăng cường, và một môi trường kinh tế thuận lợi được hình thành. Tuy nhiên, trong trường hợp này, cần có thêm việc hỗ trợ sinh kế theo mục tiêu nhằm phát triển các sinh kế bổ trợ đã được xác định và đánh giá là có tiềm năng lớn để thành công. Cần hướng sự hỗ trợ vào việc cải thiện những nguồn lực sinh kế cụ thể, và các nhân tố cần thiết khác trong quá trình phát triển này, chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, tiếp cận thị trường, áp dụng công nghệ mới, và đào tạo dạy nghề. 2.5. Các loại hình hoạt động được chú trọng Trong 3 loại hình hoạt động, nhóm A được chú trọng hơn nhóm B, và nhóm B được chú trọng hơn nhóm C. Đó là do việc tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi, chẳng hạn như làm gia tăng các nguồn lực sinh kế, có thể trực tiếp nâng cao mức sống và cho phép cộng đồng cũng như các hộ gia đình tự cải thiện sinh kế của chính họ. Loại hình hoạt động này cũng thường rộng hơn và có tiềm năng để trợ giúp trực tiếp hoặc gián tiếp đối với nhiều hộ gia đình hơn. Những hoạt động như vậy đều có các tác động về lâu dài, ít rủi ro và ít thất bại hơn.
- Nghiên cứu WWF về Sinh kế bền vững cho các KBTB Để có thể mở rộng phạm vi tác động, việc phân tích sinh kế luôn chỉ ra rằng phải khắc phục kịp thời những thất bại trong môi trường hoạt động: “…trừ khi những khó khăn chồng chất mà các cộng đồng nghèo ven biển đang phải đối mặt, chẳng hạn như bị bỏ rơi trong quá trình xây dựng chính sách, thiếu vắng các tổ chức địa phương, không có đủ các dịch vụ xã hội và cơ sở hạ tầng, cũng như khả năng bị tổn hại do những biến động theo mùa được hiểu rõ và giải quyết triệt để, người dân sẽ không thể tận dụng những cơ hội hoặc lợi thế được tạo ra bởi các dự án bảo tồn [và sử dụng bền vững] tài nguyên thiên nhiên ”. Nguồn: Andrew Hurd & Melita Samoilys (IUCN) : 2004) 2.6. Hỗ trợ cấp cộng đồng và cấp hộ gia đình Hỗ trợ cấp cộng đồng có thể được thực thi nhằm giúp cho nền kinh tế phát triển, và xây dựng một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của những ngành nghề nhất định. Hỗ trợ cấp cộng đồng phải hướng tới đa số người dân trong cộng đồng và đặt trọng tâm về phát triển kinh tế, chẳng hạn như các dự án về cơ sở hạ tầng. Ví dụ, một cộng đồng hoặc một địa điểm nào đó có thể có những tiềm năng du lịch lớn chưa được khai thác, mà chính quyền địa phương đã coi phát triển du lịch là lĩnh vực then chốt cho phát triển kinh tế địa phương. Các hoạt động hỗ trợ sinh kế có thể giúp phát triển du lịch và bảo đảm cho nhóm mục tiêu và những đối tượng khác đều được tham gia và hưởng lợi từ du lịch. Để bổ sung hoặc thay thế cho hình thức hỗ trợ ở cấp cộng đồng, hỗ trợ cấp hộ gia đình cũng có thể được áp dụng. Hình thức này có lẽ ít tốn kém hơn nhưng cũng bị giới hạn ở quy mô nhỏ hơn, trong phạm vi của một số chương trình hỗ trợ sinh kế nhất định. Các chiến lược hỗ trợ sinh kế thành công đều phải có những hoạt động hướng tới các cá nhân nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Tuy nhiên, việc tập trung vào một số hộ gia đình hoặc cá nhân nhất định có thể có một số vấn đề. Những ý kiến đề xuất cho rằng, hỗ trợ cấp hộ gia đình cần có: • Tiêu chí rõ ràng, có căn cứ và quy trình minh bạch để lựa chọn các nhóm mục tiêu cho hoạt động hỗ trợ; và có sự chấp thuận của cộng đồng đối với những tiêu chí đó; • Tài liệu hướng dẫn hoạt động, trong đó nêu ra những tiêu chí thẩm định cụ thể cho các đề án xin cấp vốn tài trợ hoặc tín dụng. Các tiêu chí thẩm định phải gồm những tiêu chuẩn về xã hội, thể chế, kinh tế, kỹ thuật, tài chính và môi trường (ILO và Ngân hàng Thế giới, 2005) 2.7. Các hoạt động tạo thu nhập thay thế “Việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho phép người dân mưu cầu một cuộc sống ổn định sẽ thành công nhờ sử dụng bền vững các nguồn lực hơn là các dự án sinh kế thay thế đơn lẻ (Nhóm IDL và IUCN 2004, tr. 8)”. Có những ý kiến trái ngược về việc phát triển sinh kế bổ trợ. Những ý kiến ủng hộ cho rằng đây là một phương thức tiềm năng để cải thiện sinh kế, có lẽ bởi vì chúng không khó hiểu, và những lợi ích mà chúng có thể đem lại đều rõ ràng và trực tiếp phục vụ người dân. Tuy vậy, các tài liệu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thiết kế định hình các nhà vệ sinh nông thôn
29 p | 589 | 230
-
Xây dựng khung quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2020
47 p | 135 | 21
-
Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long – thí điểm tại một huyện điển hình
7 p | 61 | 8
-
Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang
9 p | 112 | 6
-
Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở Việt Nam
8 p | 78 | 6
-
Nghiên cứu đề xuất bộ chỉ số khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu cho thành phố Đà Nẵng
7 p | 34 | 5
-
Tài liệu Hướng dẫn lựa chọn công nghệ phù hợp trong quản lý chất thải rắn bền vững
30 p | 62 | 4
-
Nghiên cứu đánh giá nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái - xã hội tại 3 xã thuộc huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
9 p | 43 | 4
-
Xây dựng mô hình sinh kế bền vững ở khu dự trữ sinh quyển thế giới ứng phó với biến đổi khí hậu
7 p | 87 | 4
-
Tổ chức quy hoạch môi trường sinh thái đô thị - nông thôn: Phần 2
129 p | 11 | 4
-
Xây dựng chỉ số an ninh sinh kế bền vững (SLSI) phục vụ đánh giá mức độ phát triển bền vững tại tỉnh Bình Thuận
10 p | 42 | 3
-
Xây dựng bộ chỉ số đánh giá khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp bằng phương pháp phân tích thứ bậc mờ (fuzzy AHP) thí điểm tại một số huyện ven biển tỉnh Thái Bình
11 p | 8 | 2
-
Xây dựng hệ thống dữ liệu phân loại cây xanh hoa cảnh ứng dụng trong thiết kế và trang trí cảnh quan đô thị các tỉnh miền Đông Nam Bộ
6 p | 52 | 2
-
Dự thảo Kế hoạch chia sẻ lợi ích đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025
94 p | 27 | 2
-
Phân vùng nguy cơ trượt lở khu vực huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình trên cơ sở phân tích thứ bậc AHP
12 p | 4 | 2
-
Nhà cộng đồng truyền thống các dân tộc xã Hồng Hạ huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên Huế với biến đổi khí hậu
4 p | 23 | 1
-
Nghiên cứu trích xuất màu tự nhiên từ lá cây và áp dụng in trên vải bằng kỹ thuật in sinh thái
13 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn