intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xây dựng tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong nhóm

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

226
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong các công ty, tập đoàn lớn hiện nay, cách làm việc độc lập, riêng lẻ từng cá nhân đã không còn được “ưa chuộng”. Thay thế vào đó, xu hướng làm việc theo từng nhóm nhỏ đang ngày càng được “tín nhiệm” nhiều hơn bởi những lợi ích nổi trội mà nó đem lại. Làm việc theo nhóm có thể giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ, công việc mà làm việc độc lập không thể làm được. Nếu đang là một nhà lãnh đạo hoặc mong muốn trở thành lãnh đạo, bạn cần được phải tìm hiểu và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xây dựng tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong nhóm

  1. Xây dựng tinh thần đồng đội giữa các thành viên trong nhóm Trong các công ty, tập đoàn lớn hiện nay, cách làm việc độc lập, riêng lẻ từng cá nhân đã không còn được “ưa chuộng”. Thay thế vào đó, xu hướng làm việc theo từng nhóm nhỏ đang ngày càng được “tín nhiệm” nhiều hơn bởi những lợi ích nổi trội mà nó đem lại. Làm việc theo nhóm có thể giúp bạn thực hiện những nhiệm vụ, công việc mà làm việc độc lập không thể làm được.
  2. Nếu đang là một nhà lãnh đạo hoặc mong muốn trở thành lãnh đạo, bạn cần được phải tìm hiểu và học cách “nuôi dưỡng” và phát triển tinh thần làm cho những thành viên trong nhóm. 1. Một nhóm làm việc tốt nhất nên có từ 5 đến 11 thành viên. Nếu số thành viên quá ít sẽ khiến nhóm gặp khó khăn trong việc “huy động” đủ các kỹ năng cần thiết để hoạt động hiệu quả. Ngược lại, nếu quá đông, từng thành nhóm cũng sẽ giảm đi sự liên kết cũng như khiến cho người trưởng nhóm gặp khó khăn trong việc quản lý.
  3. 2. Lập ra một chế độ khen thưởng – xử phạt riêng của nhóm. Điều này sẽ tạo động lực để các thành viên làm việc tốt hơn để họ có thể nâng cao địa vị của mình trong mắt các thành viên khác của nhóm. 3. Sắp xếp thời gian để các thành viên có thể giao lưu, gắn kết với nhau nhiều hơn bằng các hoạt động bên ngoài công việc như đi dã ngoại, tổ chức các bữa tiệc nhỏ, tụ tập cuối tuần... Điều này sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn, từ đó cũng sẽ giảm bớt những bất đồng không đánh có trong công việc. 4. Người trưởng nhóm nên biết cách hướng dẫn các thành viên trong nhóm cùng hợp tác, làm việc với nhau như thế nào. Điều này là rất cần thiết bởi một trong những đặc điểm nổi bật của làm việc nhóm so với làm việc độc lập đó là các thành viên có thể giúp đỡ, bổ trợ lẫn nhau trong công việc cũng như khi phải đối mặt với các tình huống khó khăn cần sự hợp lực của cả nhóm.
  4. 5. Tạo ra sự thi đua giữa các nhóm. Các nhóm ở đây nên là các nhóm có chức năng độc lập với nhau và không cần đến sự hợp tác của nhau để thành công trong công việc. Ví dụ như, các đội bán hàng thuộc các khu vực địa lý khác nhau sẽ cùng nhau thi đua để đạt được chỉ tiêu do tổng công ty đề ra. Điều này không chỉ giúp sinh lợi cho công ty mà còn giúp tự thân các thành viên trong mỗi nhóm gắn kết với nhau hơn để thực hiện cùng một mục tiêu chung, giúp đưa lại thành công cho nhóm. 6. Trong thời gian khó khăn, người trưởng nhóm nên biết cách khuyến khích, động viên để các thành viên “đồng tâm hiệp lực” cùng vượt qua thử thách. Sau khi cùng vượt qua, các nhóm sẽ trở nên cực kỳ gắn kết và mạnh mẽ. 7. Các thành viên trong nhóm nên biết cách học hỏi lẫn nhau trong quá trình làm việc. Điều này sẽ giúp cho tất cả các thành viên có thể hỗ trợ lẫn nhau trong các tình huống khủng hoảng.
  5. 8. Các cấp lãnh đạo nên khen thưởng một cách công khai cho những nhóm làm việc tốt. Họ sẽ ngày càng “tỏa sáng” hơn nếu như thấy những cố gắng của mình được ghi nhận.Tương tự như vậy, chúng ta cũng không nên phê bình các nhóm khác hoặc các thành viên trong nhóm của mình sau lưng họ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2