LỜI MỞ ĐẦU<br />
LỜI GIỚI THIỆU: ĐÂU LÀ DẤU ẤN CỦA BẠN?<br />
CHƯƠNG 1 HIỆN TRẠNG DOANH NGHIỆP CỦA BẠN<br />
CHƯƠNG 2 TẠI SAO BẠN CẦN PR?<br />
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH<br />
CHƯƠNG 4 CHĂM SÓC CÁC BÊN LIÊN QUAN<br />
CHƯƠNG 5 CÁC CHIẾN THUẬT<br />
CHƯƠNG 6 KẾT THÚC TRONG VÔ HẠN<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com<br />
<br />
Có bao giờ bạn thắc mắc về mục đích thật sự của quan hệ công chúng (Public<br />
Relations – PR) và tự hỏi liệu hoạt động này tác động thế nào đến sự phát triển của<br />
cái công ty bé xíu của bạn không? Hầu hết các chủ doanh nghiệp nhỏ đều nghĩ rằng<br />
PR là một hoạt động dài hơi và tốn kém. Điều này có thể đúng đối với những doanh<br />
nghiệp có nguồn lực hạn chế, nhưng bạn cũng không nên vì thế mà nản lòng. Vấn<br />
đề chỉ là bạn phải biết thu xếp thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu và sử dụng những<br />
nguồn lực sẵn có để tận dụng một chiến thuật marketing hiệu quả.<br />
Nghĩ đến PR, bạn có thể tưởng tượng ra cảnh phải vã mồ hôi khi gọi điện thuyết<br />
phục một nhà báo nào đó tin rằng doanh nghiệp của bạn là một đơn vị xuất sắc; vò<br />
đầu bứt tai khi viết một bản thông cáo báo chí để giới thiệu về doanh nghiệp mình;<br />
hoặc liên tục gửi bài viết cho hàng trăm biên tập viên để rồi cuối cùng được biết họ<br />
không thể cho in bài đó…<br />
Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tránh được những tình huống nản lòng như thế<br />
nếu biết cách làm PR hiệu quả. Khi được triển khai đúng, PR sẽ mang lại cho bạn<br />
những thành quả đáng kể, ví dụ như khách hàng tới tấp gọi đến văn phòng của bạn<br />
để hỏi về sản phẩm và dịch vụ của công ty; doanh nghiệp của bạn sẽ giành được<br />
niềm tin của công chúng và trở thành chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kinh<br />
doanh; bạn không cần tốn một đồng nào mà hàng nghìn người vẫn biết đến công ty<br />
bạn chỉ trong vài ngày! Một công ty “được lên báo” dĩ nhiên sẽ nổi bật và khiến mọi<br />
người chú ý nhiều hơn. Nếu biết quảng bá tốt, bạn sẽ thu hút được nguồn vốn, đối<br />
tác, nhân viên, cũng như các khách hàng tiềm năng, còn doanh nghiệp của bạn sẽ<br />
xây dựng được hình ảnh của một “chuyên gia”, một “nhà lãnh đạo tư tưởng” và là<br />
“thương hiệu của mọi nhà” trong lòng công chúng.<br />
Khi bạn cần quảng bá một sản phẩm/dịch vụ nào đó thì cách làm hiệu quả và<br />
tiết kiệm nhất chính là thu hút sự chú ý của công chúng đối với sản phẩm đó.<br />
Không như quảng cáo, PR được thực hiện dưới hình thức các bài viết xã luận thông<br />
qua lời xác nhận, quan điểm khách quan của một nhân vật thứ ba – ngoài nhà sản<br />
xuất và người tiêu dùng. Và lợi ích của những lời xác nhận tích cực thông qua báo<br />
đài này là không hề nhỏ.<br />
Vậy thì bạn hãy xây dựng và nuôi dưỡng hình ảnh một doanh nghiệp nhỏ được<br />
PR hoàn hảo trong lòng công chúng – và đó cũng chính là mục tiêu mà bạn hướng<br />
đến. Không gì quan trọng đối với sự phát triển sự nghiệp kinh doanh, hay với bất cứ<br />
nỗ lực nào, hơn chính ước mơ mà bạn đang cố gắng đạt được.<br />
Chuyên gia truyền thông người Mỹ, Lowell Paxson, từng nói: “Các nhà lãnh đạo<br />
tài ba đều là những người nhìn xa. Họ thấy được những điều vượt ra khỏi tầm nhìn<br />
<br />
mà người khác không trông thấy. Họ tin rằng ngay cả một điều bình thường vẫn có<br />
thể trở thành phi thường. Các nhà lãnh đạo đích thực có khả năng tưởng tượng sinh<br />
động và họ tin rằng cái gọi là ước mơ xa vời hôm nay sẽ trở thành hiện thực ngày<br />
mai”.<br />
- Carol Undy<br />
Chủ tịch Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhỏ<br />
<br />
iều gì tạo nên dấu ấn của một doanh nghiệp nhỏ – bạn có điểm gì khác biệt<br />
so với những doanh nghiệp lớn, yếu tố nào là quan trọng đối với bạn, tại sao việc<br />
“lùi một bước” trong kinh doanh và tầm nhìn chiến lược về sự phát triển của công ty<br />
lại hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp nhỏ?<br />
<br />
Thương trường là một chiến trường, nơi những nhà quản lý của các doanh<br />
nghiệp lớn là các sĩ quan luôn chỉ huy theo một quân lệnh nghiêm ngặt,<br />
còn các hộ kinh doanh gia đình là đám lưu manh chuyên chớp lấy cơ hội<br />
để tàn sát, chiếm đoạt và cướp bóc mà không hề quan tâm đến các quy tắc<br />
chính thống của cuộc chiến. Doanh nghiệp nhỏ ắt là khó tránh được<br />
thương vong trong cuộc chiến đó. Nhưng điều kỳ lạ là có rất nhiều doanh<br />
nghiệp nhỏ sống sót.<br />
Jim Torrance, Liên đoàn các Doanh nghiệp Nhỏ<br />
Thực tế cho thấy doanh nghiệp nhỏ thật ra lại là doanh nghiệp lớn. Đơn cử tại<br />
Mỹ, đội quân này lên đến khoảng 4 triệu công ty, chiếm hơn một nửa số lao động<br />
trong khu vực kinh tế tư nhân và tạo ra hơn một nửa tổng doanh số cả nước.<br />
Bởi vậy, nếu bạn chọn quyển sách này thì xin chúc mừng bạn vì bạn thuộc nhóm<br />
doanh nghiệp nhỏ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Sự thật<br />
là bạn đã và đang cung cấp các dịch vụ ở cấp địa phương mà những doanh nghiệp<br />
lớn không làm được. Bên cạnh đó, bạn là “nguồn đổi mới” và nhân tố thúc đẩy cạnh<br />
tranh mạnh mẽ. Hơn 60% phát kiến thương mại đều ra đời từ các doanh nghiệp<br />
nhỏ.<br />
Ngoài ra, bạn cũng giúp mở ra cơ hội mới cho người lao động khi họ bị mất việc<br />
làm tại các doanh nghiệp lớn. Tại nhiều quốc gia, các chiến lược khuyến khích khởi<br />
nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng doanh nghiệp nhỏ đã được áp dụng thành công sau<br />
khi nhà nước đóng cửa hàng loạt công ty lớn.<br />
Và bạn chính là một trong những doanh nghiệp lớn của tương lai. Marks and<br />
Spencer, Rolls-Royce và Boots đều là những câu chuyện thành công của các doanh<br />
nghiệp nhỏ. Hay Virgin cũng vậy – một doanh nghiệp khởi sự chỉ với bốn người<br />
trong một hầm mộ nhà thờ vào cuối những năm 60.<br />
Hoạt động kinh doanh của bạn là quá trình hiện thực hóa ước mơ và niềm tin<br />
<br />