intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xin nghỉ việc -yếu tố cần cân nhắc.

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

82
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'xin nghỉ việc -yếu tố cần cân nhắc.', kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xin nghỉ việc -yếu tố cần cân nhắc.

  1. Xin nghỉ việc -yếu tố cần cân nhắc. Bạn thông báo với sếp bạn xin nghỉ việc vì đã nhận được một công việc mới. Nhưng sếp đề nghị tăn lương hoặc thăng chức cho bạn nếu bạn quyết định ở lại. Bạn cảm thấy khoan khoái trong người vì thực ra sếp cũng trân trọng khả năng của bạn đấy chứ? Nhưng thực tế có phải như vậy không? Chưa hẳn. Nếu quả thực sếp hay công ty hiểu rõ các giá trị của bạn ta liệu có khiến bạn phải cố công cố sức tìm việc trong suốt thời gian qua hay không. Khi đã quyết định ra đi, tức là bạn có lý do để không hài lòng với công việc hiện tại. Tiền lương chưa thỏa đáng, không thấy cơ hội thăng tiến, hay các mối quan hệ không suôn sẻ. Vì thế có quyết định tiếp tục làm việc cho công ty cũ không đòi hỏi những cân nhắc thận trọng. Thật ấm lòng khi được thừa nhận là một phần quan trọng củc công ty và nhìn thấy các sếp lo lắng tìm cách giữ mình lại. Nhưng khi bạn đã quyết định sẽ ra đi, việc chấp nhận đề nghị ở lại của công ty có thể sẽ đem đến cho bạn những bất lợi. Trước hết, bạn sẽ đánh mất niềm tin của công ty đang chuẩn bị đón bạn về làm việc. Người sếp mới xẽ rất thất vọng và đánh giá bạn là người thiếu nghiêm túc. Điều này cũng có nghĩa là bạn đã loại bỏ công ty mới trong danh sách các công ty tiềm năng nếu trong tương lai bạn lại tính đến chuện tìm việc mới.
  2. Thứ hai, bạn sẽ phải đối mặt với việc giảm sút niềm tin của công ty đang làm việc. Bạn chấp nhận một mức tăng lương, một chức danh oai hơn hoặc một số ưu đãi khác mà công ty đề nghị để ở lại. Thế nhưng điều này dất có thể sẽ làm tổn hại hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp. Nếu đề nghị công ty đưa ra là tăng lương sếp có thể nghĩ rằng bạn làm việc chỉ vì tiền. Nếu được thăng chức, liệu các nhân viên mới hay đồng nghiệp của bạn có bằng lòng? Bạn có chắc mình muốn ở lại trong điều kiện đó không? Thứ ba, khi niềm tin của công ty với bạn bị giảm sút, bạn có thể không còn được giao nhiều trọng trách nữa vì sếp lo rằng bạn không còn hết lòng với công việc hoặc bạn có thể sẽ ra đi bất kỳ lúc nào nếu bạn không hài lòng với công ty. Cuối cùng, bạn có chắc rằng việc tăng lương hay thăng chức có giải quyết vấn đề của bạn - vấn đề đã khiến bạn hao tổn bao tâm sức để đi tìm việc khác không? Đặc biệt nếu lý do ra đi là vì các mối quan hệ trong công việc (quan hệ với sếp, quan hệ với đồng nghiệp hay với khách hàng) làm bạn nệt mỏi. Trong trường hợp này, việc ở lại là hoàn toàn không nên. Vì tiếp tục làm việc trong một môi trường làc việc không vui vẻ sẽ khiến bạn bị ảnh hưởng rất lớn cả về vật chất lẫn tinh thần. Và nếu bạn ở lại để chịu đựng những điều đó để đổi lại một khoản tiền nào đó thì mọi người sẽ đánh giá thế nào về bạn? Về nguyêv tắc, một khi đã quyết định ra đi, bạn nên đi. Cảm ơn sếp vì đã tin tưởng và trân trọng bạn, nhưng hãy đi theo con đường mình đã chọn. Cuộc
  3. sống rất dài, có thể sau này bạn sẽ quay lại làm cho công ty nhưng không phải lúc này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2