intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xơ gan và chai gan khác nhau thế nào?

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

151
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chai gan (Cirrhosis) là giai đoạn cuối của xơ gan (Liver fibrosis). Đây là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau và hình thành nên hai bệnh khác nhau nhưng có cùng một nguyên nhân gây bệnh. Thế nào là xơ gan? Một số trường hợp xơ gan diễn ra nhanh chóng, nhưng hầu hết xơ gan diễn ra từ từ. Điều đáng quan tâm là đa số các trường hợp xơ gan không có dấu hiệu báo trước gì đáng kể, trong khi đó bệnh càng ngày càng nặng thêm (trừ khi làm xét nghiệm về chức...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xơ gan và chai gan khác nhau thế nào?

  1. Xơ gan và chai gan khác nhau thế nào? PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU - BS. BÙI MAI HƯƠNG Chai gan (Cirrhosis) là giai đoạn cuối của xơ gan (Liver fibrosis). Đây là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau và hình thành nên hai bệnh khác nhau nhưng có cùng một nguyên nhân gây bệnh.
  2. Thế nào là xơ gan? Một số trường hợp xơ gan diễn ra nhanh chóng, nhưng hầu hết xơ gan diễn ra từ từ. Điều đáng quan tâm là đa số các trường hợp xơ gan không có dấu hiệu báo trước gì đáng kể, trong khi đó bệnh càng ngày càng nặng thêm (trừ khi làm xét nghiệm về chức năng gan, siêu âm gan và đặc biệt là làm sinh thiết gan mới phát hiện được). Thời gian từ viêm gan đến xơ gan là một quá trình lâu dài nhiều tháng, nhiều năm. Tốc độ phát triển của bệnh xơ gan tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của tế bào gan, sức tàn phá của tác nhân gây viêm gan, phản ứng tích cực của cơ thể cũng như việc ăn uống, chế độ sinh hoạt của từng bệnh nhân. Gọi là xơ gan vì các mạch máu ở xung quanh tổ chức tế bào gan bị xơ hóa, siết chặt lại một cách từ từ, gây tăng áp lực tĩnh mạch thực quản, tích tụ máu trong xoang phúc mạc, gây nên hệ thống tuần hoàn bàng hệ. Điển hình của xơ gan là cổ trướng, người gầy quắt queo, bụng có nước (ascite), tuần hoàn bàng hệ khắp cơ thể (đặc biệt là vùng ngực, bụng), không muốn ăn uống gì, người lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Thế nào là chai gan? Chai gan là giai đoạn nối tiếp của xơ gan. Tổ chức xơ hóa càng phát triển mạnh mẽ hơn làm cho gan rắn chắc (xơ chai). Người ta gọi chai gan là kết quả
  3. cuối cùng khi phản ứng của tổ chức gan đối với các tổn thương kéo dài nhiều tháng, nhiều năm. Khi đã trở thành chai gan, các tổ chức xơ trở nên chằng chịt hơn xơ gan rất nhiều và chúng sẽ chia tổ chức gan thành nhiều nốt nhỏ (các nốt nhỏ này là sự sống sót của tế bào gan). Khả năng phục hồi của tổ chức gan rất khó khăn (có thể gọi là bất khả kháng), đây là giai đoạn xơ teo gan làm cho gan ngày càng teo nhỏ lại và rắn chắc. Nguyên nhân của bệnh xơ gan, chai gan Rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể làm cho tế bào gan bị viêm và tổn thương. Trong quá trình tế bào gan bị tổn thương, bị viêm nếu không được điều trị, không kiêng khem đúng mức trong ăn, uống và chế độ sinh hoạt thì dễ dẫn đến xơ gan, chai gan. Một số nguyên nhân chính đưa đến xơ gan và chai gan thường gặp là: Rượu, bia: Uống rượu, bia quá nhiều và liên tục là một trong các tác  nhân quan trọng đưa đến xơ gan, chai gan. Viêm gan do virut viêm gan B, C là những tác nhân cực kỳ nguy  hiểm. Trong số những người bị viêm gan B có tới 90% không điều trị cũng tự khỏi không để lại hậu quả gì, còn 10% không khỏi và trở thành viêm gan mạn tính hoặc người lành mang virut viêm gan. Trong số viêm gan mạn tính thì tỷ lệ xơ gan khá cao và một số ít có thể bị ung thư gan.
  4. Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như sốt rét, độc chất...  nhưng tỷ lệ thấp hơn. Hậu quả của chai gan Xuất huyết đường tiêu hóa, điển hình là vỡ tĩnh mạch thực quản.  Có thể loét đường tiêu hóa như dạ dày, ruột.  Bệnh nhân hay đau bụng, chán ăn, ăn kém, buồn nôn hoặc nôn.  Người gầy đét, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ điển hình ở vùng bụng,  ngực. Thần kinh trở nên bần thần, mất ngủ, mất khả năng định hướng.  Lách, thận đều có tổn thương.  Bệnh nhân dần dần đi đến hôn mê và tử vong.  Cách phòng ngừa xơ gan và chai gan Khi bị viêm gan (có triệu chứng rõ rệt) hay nghi ngờ bị viêm gan  (mệt mỏi, chán ăn, ăn không tiêu, đau tức vùng gan...) cần đi khám bệnh để được xác định bệnh và nguyên nhân, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị, tư vấn về sức khỏe, ăn uống, chế độ sinh hoạt kịp thời, hợp lý. Khi đã biết bị viêm gan mạn tính cần kiểm tra chức năng gan, siêu  âm gan định kỳ, đặc biệt cần làm xét nghiệm về alpha-feto-protein (một loại
  5. protein thường gặp trong ung thư gan) để tích cực phòng bệnh chai gan (nếu nghi là ung thư gan thì điều trị càng sớm càng tốt). Tuyệt đối không uống rượu, bia trong khi đang bị viêm gan, xơ gan.  PGS.TS.BS. BÙI KHẮC HẬU - BS. BÙI MAI HƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2