intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xoắn tinh hoàn

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

128
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tổng quan: 1.Ðau và sưng bìu cấp + Mà không do chấn thương là vấn đề thường phải giải quyết ở khoa cấp cứu. + Chỉ có ba trường hợp phải điều trị cấp cứu: - xoắn tinh hoàn cấp, ap xe quanh niệu đạo, hoại tử bìu (Fournier). + Chẩn đoán phân biệt gồm: - viêm mào tinh- tinh hoàn cấp, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm tinh hoàn do quai bị, thóat vị bẹn nghẹt. 2. GPB + Là hậu quả của việc tinh hoàn xoay quanh thừng tinh và làm tắc nghẽn tĩnh mạch và động...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xoắn tinh hoàn

  1. Xoắn tinh hoàn I.Tổng quan: 1.Ðau và sưng bìu cấp + Mà không do chấn thương là vấn đề thường phải giải quyết ở khoa cấp cứu. + Chỉ có ba trường hợp phải điều trị cấp cứu: - xoắn tinh hoàn cấp, ap xe quanh niệu đạo, hoại tử bìu (Fournier). + Chẩn đoán phân biệt gồm: - viêm mào tinh- tinh hoàn cấp, xoắn phần phụ tinh hoàn, viêm tinh hoàn do quai bị, thóat vị bẹn nghẹt. 2. GPB + Là hậu quả của việc tinh hoàn xoay quanh thừng tinh và làm tắc nghẽn tĩnh mạch và động mạch của tinh hoàn. -Vì vậy, đây thật sự là một trường hợp cấp cứu về mạch máu. -Nếu không được điều trị cấp cứu (trong vòng 4 đến 6 giờ từ khi bắt đầu đau) tinh hoàn sẽ bị nhồi máu hoàn toàn và hậu quả là teo tinh hoàn về sau.
  2. +Có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường gặp nhất là trong giai đoạn thiếu niên (10 đến 20 tuổi) và ít gặp hơn là ở giai đoạn sơ sinh. +50% các trường hợp xoắn tinh hoàn xảy ra trong lúc ngủ. 3. Phân làm hai nhóm chính. a. Ngoài tinh mạc -Dạng này thường gặp ở trẻ sơ sinh. -Toàn bộ tinh hoàn và tinh mạc xoắn quanh trục dọc của thừng tinh do hậu quả của việc dây treo tinh hoàn cố định không hoàn toàn vào vách bìu, điều này làm cho tinh hoàn xoay tự do ở trong bìu. b. Trong tinh mạc -Dạng này thường gặp ở thiếu niên và người lớn hơn. -Do bẩm sinh tinh mạc bám cao vào thừng tinh gây nên tình trạng biến dạng hình quả lắc chuông, cho phép tinh hoàn xoay quanh thừng tinh. -Do tình trạng này gặp ở hai bên, nguy cơ xoắn tinh hoàn bên kia là rất cao. -Co thắt của cơ nâng bìu là nguyên nhân làm cho tinh hoàn phải xoắn theo chiều kim đồng hồ và tinh hoàn trái xoắn ngược chiều kim đồng hồ (nhìn từ chân giường lên). II. Triệu chứng 1. Lâm sàng
  3. a. Biểu hiện cổ điển - Là đau đột ngột và dữ dội ở tinh hoàn, buồn nôn, nôn ói, tinh hoàn bị kéo lên cao và rất đau khi sờ chạm. - Bệnh nhân đã từng có những đợt đau tương tự như thế. - Khám thực thể cho thấy tinh hoàn rất đau khi sờ chạm. - Tư thế tinh hoàn nằm ngang hơn và cao hơn so với bình thường. - Nếu có thể sờ được thì thấy mào tinh nằm ở phía trước, lúc này chẩn đoán xoắn tinh hoàn hầu như chắc chắn. b. Chẩn đoán phân biệt - Chẩn đoán phân biệt thường gặp nhất là trường hợp viêm mào tinh- tinh hoàn. - Trong trường hợp viêm cấp tính thường có kèm theo nhiễm trùng tiểu hoặc viêm tiền liệt tuyến. - Có một nghiệm pháp: nâmg tinh hoàn lên làm đau tăng thêm trong trường hợp xoắn tinh hoàn và làm giảm đau trong trường hợp viêm tinh hoàn, nhưng không phải lúc nào cũng thực hiện được (Prehn's sign) . - Mặc dù hiếm gặp, xoắn phần phụ của tinh hoàn, di tích của ống Muller, cũng có bệnh cảnh tương tự. - Tuy nhiên, điểm đau của tinh hoàn khu trú rõ nhất ở cực dưới và dấu hiệu đặc trưng là đốm xanh ở da bìu.
  4. 2. CLS - Phải luôn coi một tình trạng đau, sưng bìu cấp tính ở một thiếu niên là xoắn tinh hoàn cho đến khi có bằng chứng về một bệnh khác. - Siêu âm Doppler màu và Doppler duplex cho thấy dòng chảy động mạch và đồng vị phóng xạ với 99m Tc có độ chính xác tới 90%. - Hai phương pháp đều dựa trên nguyên tắc dòng chảy của động mạch tinh hoàn sẽ giảm trong trường hợp xoắn tinh hoàn và sẽ tăng trong trường hợp viêm. - Tuy nhiên không có phương pháp nào cho kết quả chắc chắn và chẩn đoán phải dựa trên khai thác bệnh sử và khám lâm sàng tỉ mỉ. III. Ðiều trị 1. Phụ thuộc vào thời gian từ lúc bắt đầu đau đến khi tới phòng cấp cứu. +Trong vòng 4 giờ, - có thể tháo xoắn tinh hoàn bằng tay dưới gây tê tại chỗ (cần nhớ là tinh hoàn xoắn về phía trục giữa nhìn từ chân bệnh nhân). - Nếu tháo xoắn bằng tay thành công, phẫu thuật cố định hai tinh hoàn được chỉ định trong vài ngày sau. - Nếu tháo xoắn thất bại, phẫu thuật thăm dò được chỉ định ngay lập tức. +Nếu bệnh nhân đến từ 4- 24 giờ sau khi đau, phẫu thuật thăm dò được chỉ định ngay, tháo xoắn và cố định hai tinh hoàn vào bìu.
  5. +Nếu bệnh nhân đến sau 24 giờ, phẫu thuật được chỉ định nhưng chưa chắc giữ được tinh hoàn. +Nếu cắt bỏ tinh hoàn cần đặt tại chỗ một dụng cụ giả, trong trường hợp này, cần dự trù đến khả năng nhiễm trùng và phản ứng miễn dịch của tinh hoàn còn lại. 2. Phân biệt giữa xoắn thừng tinh và viêm mào tinh- tinh hoàn cấp a. Xoắn -Thời gian ủ bệnh: Vài giờ đến vài ngày -Biểu hiện của tinh hoàn: Cao hơn bên kia -Mào tinh: Không sờ thấy -Tình trạng niệu đạo: Không có biểu hiện -Phản xạ cơ bìu: Có thể không có -Ðáp ưng nâng bìu (Prehn' s sign): Không thay đổi cơn đau -Sốt: Luôn luôn không có b. Viêm -Thời gian ủ bệnh: Ðột ngột -Biểu hiện của tinh hoàn: Không thay đổi tư thế -Mào tinh: Sờ được và nhạy cảm
  6. -Tình trạng niệu đạo: Có thể có biểu hiện -Phản xạ cơ bìu: Luôn luôn có -Ðáp ưng nâng bìu (Prehn' s sign): Ðau nhiều hơn -Sốt: Có thể có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2