intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk" dựa trên cơ sở tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số, kết hợp phân tích hiện trạng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bằng hình thức điều tra bằng phiếu khảo sát để đưa ra đề xuất tăng cường hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số tại tỉnh Đắk Lắk

  1. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Vũ Minh Chiến XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK Vũ Minh Chiến(*) Tóm tắt: Vấn đề việc làm có liên quan trực tiếp đến sự trưởng thành và phát triển của mỗi cá nhân trong xã hội, quyết định đến hạnh phúc gia đình, ổn định xã hội, an ninh trật tự và sự phát triển của mỗi quốc gia. Do vậy vấn đề hướng nghiệp cho học sinh là vấn đề nóng của ngành giáo dục và rất cần được xã hội chú trọng quan tâm. Học sinh dân tộc thiểu số gặp nhiều khó khăn trong chọn lựa và tìm kiếm việc làm do phải cùng lúc đối mặt với nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Bài viết này dựa trên cơ sở tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giáo dục hướng nghiệp đối với học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số, kết hợp phân tích hiện trạng chọn nghề của học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk bằng hình thức điều tra bằng phiếu khảo sát để đưa ra đề xuất tăng cường hiệu quả công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số. Từ khóa: Giáo dục hướng nghiệp, học sinh trung học phổ thông, dân tộc thiểu số. CAREER CHOICE TRENDS OF HIGH SCHOOL ETHNIC MINORITY STUDENTS IN DAK LAK PROVINCE Abstract: Employment is directly linked to the personal growth and development of individuals in society, influencing family happiness, social stability, law and order, and the progress of nations. Therefore, career guidance for students is a pressing concern in the field of education and demands significant attention from society. Minority students face numerous challenges in career decision-making and job searching, as they simultaneously contend with various influencing factors. The article explores the significance of career education for minority high (*) TS., Trường Đại học Tây Nguyên. 64
  2. VŨ MINH CHIẾN school students, analyzing the current state of career choices among minority high school students in Dak Lak Province through survey research. The study aims to propose measures to enhance the effectiveness of vocational education for ethnic minority high school students. Keywords: Vocational education, high school student, ethnic minority. 1. Ý NGHĨA CỦA GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP ĐỐI VỚI HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ Giai đoạn trung học phổ thông (THPT) là giai đoạn mà học sinh đưa ra những định hướng nghề nghiệp cho bản thân, do vậy các em rất cần được định hướng phân tích để nhận thức rõ về bản thân và hiện trạng phân công công việc trong xã hội để lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp trong tương lai, thuận lợi hiện thực hóa công việc mà bản thân lựa chọn. Đối với học sinh THPT là người dân tộc thiểu số (DTTS), sự lựa chọn nghề nghiệp để hiện thực hóa được ước mơ của bản thân sẽ ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích của cá nhân, đoàn kết dân tộc, sự ổn định xã hội và công cuộc kiến thiết đất nước1. Trước áp lực tìm kiếm cơ hội việc làm hiện nay, mỗi cá nhân đến tuổi lao động nói chung và học sinh THPT người DTTS nói riêng cần ý thức được sự cạnh tranh trên thị trường lao động là tất yếu và mỗi cá nhân cần phải đối mặt với những thách thức của thị trường lao động. Để giúp học sinh THPT người DTTS đạt được mục tiêu trên, nhà trường cần làm tốt công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT người DTTS, nhằm giúp các em sớm phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, nhận diện rõ sở trường của bản thân, khách quan đánh giá năng lực của bản thân để từ đó đưa ra định hướng nghề nghiệp đúng đắn cho tương lai, hình thành động cơ phấn đấu rõ ràng, tránh được tình trạng định hướng nghề nghiệp không phù hợp, ảnh hưởng đến cơ hội việc làm sau này. Do đó, giáo dục hướng nghiệp một cách khoa học, có hệ thống sẽ giúp ích rất lớn cho học sinh THPT nói chung, học sinh DTTS nói riêng trong việc xác định mục tiêu học tập và định hướng phát triển nghề nghiệp, thuận lợi lựa chọn nghề nghiệp và hiện thực hóa ước mơ. 2. KHẢO SÁT XU HƯỚNG CHỌN NGHỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 2.1. Mẫu khảo sát Phiếu khảo sát xu hướng chọn nghề của học sinh THPT người DTTS tỉnh Đắk Lắk được thiết kế sẵn. Chúng tôi tiến hành khảo sát tại 4 (năm) trường THPT và 2 1 Wu Ri Na and Zhong Hua Nian. (2015). Career planning education for minority college students, Vocational education. 65
  3. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM (hai) trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh Đắk Lắk, gồm: Trường THPT Dân tộc nội trú Nơ Trang Long và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Đắk Lắk tại thành phố Buôn Ma Thuột; Trường THPT EaH’leo tại huyện EaH’leo; Trường THPT Lắk tại huyện Lắk; Trường THPT Earok tại huyện Easup; Trung tâm giáo dục thường xuyên Krông Năng tại huyện Krông Năng. Số phiếu phát ra là 510 phiếu, số phiếu thu vào là 510 phiếu, trong đó số phiếu không hợp lệ là 21 phiếu, số phiếu hợp lệ là 489 phiếu, chiếm 95,9%. Thành phần học sinh THPT người DTTS được điều tra trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk gồm Êđê, Nùng, M’nông, Tày, Thái, Mường, Dao, Jrai (Gia Rai), Xơ Đăng, H’mông, Mông, Bana, Chưt, H’rê được thể hiện như trong bảng 1. Bảng 1. Thành phần học sinh Trung học phổ thông người dân tộc thiểu số tham gia khảo sát STT Dân tộc Tỷ lệ % 1 Ê đê 42.7 2 Nùng 14.7 3 M' Nông 13.1 4 Tày 13.1 5 Thái 4.5 6 Mường 4.3 7 Dao 2.0 8 Jrai (Gia Rai) 1.6 9 Xơ Đăng 1.6 10 H’ Mông 1.4 11 Bana 0.4 12 Chứt 0.2 13 H'rê 0.2 2.2. Kết quả khảo sát 2.2.1. Nhận thức về vai trò của nghề nghiệp trong cuộc sống của mỗi cá nhân Kết quả khảo sát cho thấy, có 100% học sinh THPT người DTTS cho rằng nghề nghiệp quan trọng hoặc rất quan trọng, trong đó có 91% chọn đáp án “nghề nghiệp là rất quan trọng” và 9% chọn đáp án “nghề nghiệp là quan trọng” trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Kết quả này cho thấy học sinh THPT người DTTS đã có nhận thức khá đúng đắn về ý nghĩa của nghề nghiệp trong cuộc sống, nhận thức về ý nghĩa của nghề nghiệp trong cuộc sống. Nhận thức về ý nghĩa của nghề nghiệp có liên quan chặt chẽ đến thái độ đối với công việc của học sinh THPT người DTTS khi tham gia thị trường lao động sau này. 2.2.2. Nhận thức về khái niệm nghề nghiệp Khái niệm về nghề nghiệp rất đa dạng nếu đứng trên các góc độ khác để định nghĩa. Dựa vào câu hỏi “Em quan niệm thế nào về nghề?” trong phiếu khảo sát có thể 66
  4. VŨ MINH CHIẾN đánh giá được mức độ hiểu biết của các em về nghề nghiệp. Kết quả thống kê cho thấy có 3 lựa chọn về khái niệm nghề nghiệp được các em học sinh THPT người DTTS đưa ra nhiều nhất, xếp theo thứ tự là: 1 - “nghề là một công việc để kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình” (chiếm 75%); 2 - “nghề là công việc bản thân yêu thích và giúp phát triển năng lực, kĩ năng của bản thân (chiếm 50,8%); 3 - “nghề là công việc mà bản thân cần thực hiện để phục vụ xã hội” (chiếm 30,8%). Những lựa chọn trả lời nêu trên cho thấy đại bộ phận các em học sinh THPT người DTTS có cách nhìn nhận rất thực tế, phù hợp với thực tiễn ý thức được vai trò của vật chất Đồng thời, cũng thể hiện được ý thức trách nhiệm của bản thân, yêu thương gia đình và có trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội, Đồng thời, còn cho thấy bộ phận học sinh THPT người DTTS còn có ý thức tự chủ, tự giác phấn đấu rèn luyện trong học tập và lao động. Có thể thấy rằng học sinh THPT người DTTS đã có cách nhìn nhận khá đúng đắn về khái niệm nghề nghiệp. 2.2.3. Nhận thức về nghề nghiệp lý tưởng của học sinh Trung học phổ thông người dân tộc thiểu số Nghề nghiệp lý tưởng chính là nguyện vọng hoặc ước mơ về việc làm trong lĩnh vực nghề nhất định mà cá nhân theo đuổi trong tương lai để đạt được những thành tựu trong công việc đó. Nghề nghiệp lý tưởng đáp ứng 2 nội dung, thứ nhất: nó là sự lựa chọn công việc trong tương lai; thứ hai: nghề nghiệp lý tưởng là mục tiêu phấn đấu được xác định để đạt được và thực hiện thành công công việc đã chọn. Lý tưởng nghề nghiệp của mỗi cá nhân không phải có sẵn từ khi sinh ra mà trong quá trình xã hội hóa của mỗi cá nhân, phụ thuộc vào sự hình thành ý thức nghề nghiệp mà phát sinh lý tưởng nghề nghiệp1. Ý thức nghề nghiệp là bước đệm cho lý tưởng nghề nghiệp hình thành. Giai đoạn học sinh THPT là giai đoạn quan trọng trong hình thành ý thức nghề nghiệp. Do đó, thăm dò lý tưởng nghề nghiệp của học sinh THPT nói chung và học sinh DTTS nói riêng làm cơ sở định hướng nghề nghiệp cho các em có vai trò khá quan trọng. Lý tưởng nghề nghiệp thường là lựa chọn về công việc thuộc một ngành nghề nhất định trong xã hội, sự lựa chọn này dựa trên nguyện vọng và năng lực của mỗi cá nhân để theo đuổi và hiện thực hóa sự nghiệp của bản thân. Kết quả thống kê các phiếu khảo sát ở câu hỏi “ngành/ nghề mà em sẽ lựa chọn là?” thì các lựa chọn được thể hiện theo thứ tự như trong Bảng 2. 1 Nguyễn Thị Nhân Ái (2013). Định hướng giá trị nghề của học sinh THPT một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Trường ĐHSP Hà Nội. 67
  5. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Bảng 2. Những ngành/ nghề được học sinh THPT người DTTS lựa chọn STT Tên ngành/nghề Tỷ lệ lựa chọn (%) 1 Giáo viên 18,9 2 Kế toán 13,8 3 Công nghệ thông tin 12,8 4 May mặc 11,7 5 Đầu bếp 10,1 6 Điện, cơ khí 10,0 7 Chăm sóc sắc đẹp 6,8 8 Điều dưỡng, bác sĩ 6,7 9 Quân đội 5,0 10 Phiên dịch 2,5 Các ngành khác: hướng dẫn viên du lịch, nghệ thuật, thể thao, quản 11 1,7 lý nhà hành, khách sạn Tổng cộng 100 Đối với các em học sinh THPT người DTTS thì nghề giáo viên, kế toán, may mặc, đầu bếp, công nghệ thông tin, cơ khí là những nghề được các em lựa chọn khá nhiều. 2.2.4. Động cơ chọn nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ chọn nghề của học sinh Trung học phổ thông người dân tộc thiểu số Động cơ chọn nghề là một quá trình tâm lý thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu nghề nghiệp của bản thân, nó được hình thành trên cơ sở nhu cầu nghề nghiệp của con người. Động cơ chọn nghề cũng là một phần của ý thức nghề nghiệp1. Động cơ chọn nghề là động lực nội tại của con người. Vì lý do động cơ chọn nghề xuất phát từ nhu cầu về công việc của con người, mà nhu cầu về nghề nghiệp của con người lại gồm nhiều mặt khá phức tạp như chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, cơ hội thăng tiến, hay có phù hợp với sở thích hay không. Kết quả khảo sát cho câu hỏi “lý do em lựa chọn ngành/ nghề là?” thì câu trả lời gồm 4 lựa chọn là: 1 - do sở thích (chiếm 52,5%); 2 - do nhận thấy phù hợp với năng lực (chiếm 38,6%); 3 - do cho rằng nghề nghiệp mình muốn chọn dễ xin việc vì nhu cầu xã hội lớn (chiếm 29,1%); 4 - do bố mẹ định hướng (chiếm 7,6%). Như vậy có thể thấy động cơ nghề nghiệp của học sinh THPT người DTTS khá rõ ràng chủ yếu chọn nghề dựa trên đam mê và năng lực của bản thân hoặc kết hợp nhu cầu xã hội với bản thân. Tuy nhiên, ở câu hỏi “hãy kể ra những khó khăn mà em gặp phải khi lựa chọn ngành nghề” thì kết quả thống kê có 66,0% lo lắng không đủ học phí để theo đuôi 1 Nguyễn Thị Nhân Ái (2013). Định hướng giá trị nghề của học sinh THPT một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Trường ĐHSP Hà Nội. 68
  6. VŨ MINH CHIẾN ngành nghề mơ ước, có 51,9% cho rằng trình độ văn hóa không đủ để thi đậu vào ngành nghề sẽ chọn, 28,2% cho rằng nhành nghề mình sẽ khó xin việc, 14,1% học sinh khó khăn trong việc chọn trường để theo học nghề, 6,4% học sinh do gia đình không ủng hộ và 1,9% học sinh lo lắng về chế độ tiền lương của ngành nghề mình chọn. Như vậy, khó khăn lớn nhất của các em học sinh THPT người DTTS có thể kể đến là vấn đề kinh tế và năng lực của bản thân. Trên thực tế, hoàn cảnh kinh tế của đa số người DTTS hiện nay còn khó khăn, nhiều gia đình không có điều kiện đầu tư cho con tham gia các khóa học thêm, bồi dưỡng kiến thức hoặc các hoạt động trải nghiệm khác, do đó năng lực cá nhân của các em cũng có phần hạn chế. Có thể thấy nguyên nhân khách quan này khá mâu thuẫn với động cơ chọn nghề và lý tưởng nghề nghiệp của học sinh THPT người DTTS như đã phân tích ở trên. Do vậy, việc này đặt ra yêu cầu cho công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT người DTTS trong việc định hướng các em nhằm giúp các em chọn được ngành nghề phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của bản thân. Thêm vào đó, kết quả khảo sát cho thấy có 98% phụ huynh của học sinh THPT người DTTS làm nghề nông và 71% phụ huynh thường xuyên định hướng nghề nghiệp cho con em mình, chính việc này gây áp lực và đòi hỏi càng cao cho công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT người DTTS khi phạm vi hoạt động nghề nghiệp của các bậc phụ huynh khá hẹp, khó có thể phối hợp tốt cùng nhà trường để định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh DTTS theo cách có khoa học. 3. ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI TỈNH ĐẮK LẮK 3.1. Nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp của đội ngũ giáo viên làm công tác giáo dục hướng nghiệp Giáo viên giáo dục hướng nghiệp là một mắt xích quan trọng trong công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT nói chung và người DTTS nói riêng. Do vậy, yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên là phải có đạo đức và trình độ để hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực này, cụ thể là cần có kiến thức chuyên môn về tư vấn hướng nghiệp và tình hình việc làm trong xã hội, nắm bắt được tâm tư nguyện vọng của một số yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn ngành nghề của những nhóm đối tượng cụ thể. Bên cạnh việc nâng cao lý luận cần phải nâng cao năng lực thực tiễn, triển khai thêm việc bồi dưỡng ngôn ngữ dân tộc thiểu số cho giáo viên nhằm tạo thuận lợi trong công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số. 69
  7. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế năm 2023: HƯỚNG NGHIỆP, KHỞI NGHIỆP TRONG THỜI ĐẠI SỐ - GIẢI PHÁP CHO GIÁO DỤC VIỆT NAM Tăng cường kết hợp chuyên gia tâm lý nhằm giúp đỡ học sinh THPT người DTTS vượt qua mặc cảm, tự tin vào bản thân. Việc triển khai giáo dục hướng nghiệp trong trường học sẽ đảm bảo tính khoa học, hệ thống giúp cho học sinh có định hướng đúng trong lựa chọn nghề nghiệp, do đó nhà trường cần thường xuyên cập nhật chương trình giáo dục hướng nghiệp. Tuy nhiên, để tư vấn một cách toàn diện cho học sinh, ngoài đội ngũ giáo viên có chuyên môn trong công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường cần kết hợp với doanh nghiệp, nhà tuyển dụng, gia đình và địa phương nơi cư trú để tạo thành một mạng lưới phục vụ và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông người dân tộc thiểu số. 3.2. Nâng cao nhận thức về định hướng nghề nghiệp cho học sinh Trung học phổ thông người dân tộc thiểu số Thầy, cô giáo có chuyên môn cần dẫn dắt học sinh nhận thức đúng đắn về lý tưởng nghề nghiệp của bản thân chứ không phải là kết quả mang tính cảm tính của học sinh. Do vậy, trong công tác giáo dục hướng nghiệp cần hướng dẫn học sinh phân tích rõ ràng đặc điểm của bản thân, đặc trưng của nghề nghiệp mà bản thân mong muốn lựa chọn và trên cơ sở phân tích nhu cầu thực tế của xã hội để thận trọng suy nghĩ, không ngừng điều chỉnh chọn ra ngành nghề phù hợp1. Trong thời kì hình thành và xác định lý tưởng nghề nghiệp, dưới sự chỉ dẫn của nhà trường, gia đình và xã hội, kết hợp với những thông tin về nghề nghiệp mà các em học sinh thu thập được là những yếu tố rất quan trọng. Lý tưởng bao giờ cũng mang yếu tố cảm tính, là sở thích mang tính cảm tính, nhưng trong quá trình hình thành cần dùng suy nghĩ mang tính lý trí và phải được cân nhắc kĩ lưỡng. Dựa vào kết quả điều tra có thể thấy học sinh trung học sinh THPT là người DTTS trên địa bàn tình Đắk Lắk còn khá cảm tính trong việc lựa chọn nghề nghiệp, ví dụ như một số em có nguyện vọng chọn nghề bác sĩ nhưng lại cho rằng bản thân không có đủ năng lực để thi đậu vào ngành Y; thích ngành quản trị kinh doanh nhưng lại rất mâu thuẫn khi chọn thi khối khoa học xã hội; có trường hợp học sinh thích thi vào ngành công an nhưng nguyện vọng chọn trường tại Đắk Lắk, nơi mà không có trường đào tạo trong lĩnh vực này. Qua các ví dụ nêu trên có thể thấy các em học sinh THPT người DTTS rất cần được hướng dẫn để nhận thức rõ về bản thân, về ngành học, trường học và khối thi kĩ lưỡng nhằm giúp các em có được nhận thức rõ ràng trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai. 1Li Xiao Qin (2015), Thinking on how to reinforce the career planning education of minority student, Student training and employment, 45 - 49. 70
  8. VŨ MINH CHIẾN 4. KẾT LUẬN Giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường đóng vai trò quan trọng trong việc hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân đáp ứng nhu cầu của xã hội. Đề xuất tranh thủ sự hợp tác của gia đình, đồng hành của các đơn vị sử dụng lao động và tư vấn của các tổ chức cùng chung tay thực hiện giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THPT nói chúng và học sinh THPT người DTTS nói riêng. Căn cứ vào kết quả khảo sát trên có thể thấy học sinh THPT người DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn khá cảm tính trong việc lựa chọn nghề nghiệp, nhiều học sinh còn mơ hồ về định hướng tương lai, đa số học sinh DTTS có học lực ở mức trung bình nên chưa biết mình sẽ làm gì và làm như thế nào trong tương lai, một bộ phận học sinh người DTTS còn thụ động trong tìm kiếm thông tin về ngành nghề,… những khó khăn này sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn nghề của các em. Từ thực tế trên, có thể thấy học sinh THPT người DTTS rất cần tăng cường giáo dục hướng nghiệp, cần được hướng dẫn để nhận thức rõ về bản thân, về yêu cầu của nghề mà mình mong muốn, về ngành học, trường học và các khối thi kĩ lưỡng nhằm giúp HS có được nhận thức rõ ràng trước khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Li Xiao Qin. (2015). Thinking on how to reinforce the career planning education of minority student, Student training and employment, p. 45 - 49. Wu Ri Na and Zhong Hua Nian. (2015). “Career planning education for minority college students”. Vocational education. Nguyễn Thị Nhân Ái. (2013). Định hướng giá trị nghề của học sinh THPT một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Luận án tiến sĩ Tâm lí học, Trường ĐHSP Hà Nội. Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk. (2019). Quyết định số 1541/QĐ-UBND, ngày 14/6/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án giáo dục hướng nghiệp và định huống phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2019-2025. Phạm Mạnh Hà. (2009). Bài giảng tâm lý học hướng nghiệp. Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn TP. HCM. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền. (2006). Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kĩ thuật trong trường phổ thông. NXB Giáo dục, Hà Nội. Chính phủ. (2018). Quyết định số 552/QĐ-TTg, ngày 14/5/2018 Thủ tướng chính phủ Phê duyệt Đề án “giáo dục hướng nghiệp và định huống phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018-2025”. 71
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2