YOMEDIA
ADSENSE
Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu và giải pháp chiến lược đối với Việt Nam
38
lượt xem 1
download
lượt xem 1
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài viết tập trung thảo luận về những xu hướng chủ đạo đó, cũng như nhận diện những cơ hội, thách thức đối với hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam; từ đó kiến nghị một số giải pháp chiến lược nhằm giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, tăng khả năng chống chịu với các cú sốc và phát triển bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu và giải pháp chiến lược đối với Việt Nam
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1. Cấn Văn Lực & các cộng sự* Tóm tắt Kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu đã trải qua “cú sốc bất lợi nhất trong vòng một thế kỷ” do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song cũng đang chuyển mình mạnh mẽ trong kỷ nguyên số. Theo đó, hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2025 đang chứng kiến nhiều xu hướng chủ đạo, đặt ra nhiều cơ hội đan xen không ít nguy cơ, thách thức do những biến động phức tạp và khó lường của dịch Covid-19, sự vận động không ngừng của thị trường và sự xuất hiện của những yếu tố mới. Cùng với những thành công trong kiểm soát dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội từ đầu năm 2020 đến nay, hệ thống tài chính Việt Nam đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, góp phần huy động, phân bổ và cung ứng nguồn tài lực cho nền kinh tế. Bài viết sẽ tập trung thảo luận về những xu hướng chủ đạo đó, cũng như nhận diện những cơ hội, thách thức đối với hệ thống tài chính toàn cầu và Việt Nam; từ đó kiến nghị một số giải pháp chiến lược nhằm giúp Việt Nam tận dụng được cơ hội, vượt qua thách thức, tăng khả năng chống chịu với các cú sốc và phát triển bền vững. Từ khóa: Xu hướng tài chính toàn cầu, tài chính số, tài chính xanh, trung tâm tài chính quốc tế, tài chính Việt Nam. 1 *Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV 1
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 1. Xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu giai đoạn 2021-2030 Dưới tác động của chuyển đổi số, xúc tác của dịch bệnh và quá trình hội nhập quốc tế cùng sự thay đổi của xu hướng tiêu dùng dịch vụ tài chính theo hướng “xanh” hơn, có thể quan sát thấy 6 xu hướng chủ đạo của hệ thống tài chính toàn cầu trong giai đoạn tới. (1) Xu hướng thứ nhất: chuyển đổi số mạnh mẽ Sự phát triển của CMCN 4.0 cùng với xu hướng chuyển đổi số đã và đang thay đổi mọi mặt hoạt động của lĩnh vực dịch vụ tài chính. Các nền tảng công nghệ hiện đại, đột phá như điện toán đám mây (Cloud Computing), dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet vạn vật (IoT), tự động hóa quy trình bằng robot (Robotic Process Automation - RPA)... ngày càng được ứng dụng rộng rãi, góp phần đa dạng hóa các hoạt động và kênh phân phối, hiện đại hóa sản phẩm, dịch vụ tài chính; gia tăng am hiểu nhu cầu, hành vi khách hàng; tăng năng suất, chất lượng hoạt động của hệ thống tài chính. Cùng với đó, các ứng dụng sinh trắc học, công nghệ thực tế - ảo góp phần nâng cao hiệu quả xác thực, tương tác khách hàng... Các mô hình và phương thức kinh doanh mới (ví điện tử, cho vay ngang hàng, huy động vốn cộng đồng, tiền kỹ thuật số…) đang phát triển nhanh, tạo nên sự cạnh tranh và thách thức với mô hình, hệ thống tài chính truyền thống. Sự phát triển của công nghệ cũng là nền tảng tạo nên sự phát triển mạnh của các “Trung tâm công nghệ tài chính” (Fintech centers) trên toàn cầu, trong đó có các trung tâm tài chính hàng đầu khu vực Châu Á như Singapore, Hongkong, Dubai… đang rất chú trọng phát triển thị trường fintech này. Thay đổi về môi trường như dịch bệnh có xúc tác mạnh mẽ tiến trình chuyển đổi số, gồm cả dịch vụ tài chính (Bảng 1). Bảng 1: Ứng dụng công nghệ mới trong lĩnh vực tài chính toàn cầu Dịch vụ Dịch vụ tư Đầu tư & Cho vay Bảo Chứng Tác Giao An ninh Công nghệ thanh toán vấn & đại lý tự doanh và tài trợ hiểm khoán nghiệp dịch mạng Chuỗi khối (Blockchain) X X X X X X X X Dữ liệu lớn (Big Data) X X X X X X X X Internet vạn vật (IoTs) X X Điện toán đám mây (Cloud computing) X X X Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence) X X X X X X X Công nghệ sinh học (Biometric technology) X X X X X Công nghệ tăng cường/Thực tế ảo (Augmented/Virtual reality) X X X Nguồn: OECD và quan sát của tác giả. 2
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Trên góc độ quản lý - giám sát; phương thức quản lý “truyền thống” đơn thuần sẽ dần được thay thế bởi các phương thức quản lý “hiện đại và đa dạng” phù hợp với “nền kinh tế số và hệ thống tài chính số”. Thực tế, các ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm phương thức quản lý phù hợp với những bước phát triển mới của công nghệ và sự đa dạng của các các loại hình, chủ thể tài chính, đặc biệt là Fintech và các công ty công nghệ tham gia lĩnh vực tài chính/thanh toán (Bigtech). Ngân hàng Thanh toán quốc tế (Bank for International Settlements - BIS) và một số NHTW đã thống nhất thành lập “Trung tâm đổi mới ứng phó các xu hướng công nghệ”, dự kiến sẽ đặt trụ sở tại Basel (Thụy Sỹ), Hồng Kông và Singapore, nhằm ứng phó kịp thời với các xu hướng công nghệ mới, tăng cường sự ổn định của hệ thống tài chính toàn cầu. Như vậy, xu hướng công nghệ quản lý, tiết chế (Regtech) đang hình thành. Chuyển đổi số cũng đang diễn ra mạnh mẽ trong lĩnh vực bảo hiểm (Insurtech), kinh doanh bất động sản (Proptech), giáo dục - đào tạo nói chung (Edutech) và giáo dục tài chính (Finedu) nói riêng. Xu hướng này mang lại không ít cơ hội (giảm chi phí, tăng trải nghiệm khách hàng, đa dạng hóa SP-DV, thị trường, tăng năng suất lao động, tăng chất lượng và tốc độ dịch vụ…), nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức (an ninh mạng, an toàn thông tin - dữ liệu, bảo mật riêng tư, tội phạm tài chính như rửa tiền, tài trợ khủng bố, đánh bạc, giao dịch xuyên biên giới tăng, đầu tư CNTT, xây dựng nhân sự số, thay đổi văn hóa kinh doanh, tiêu dùng…). Cùng với đó, Deloitte (2020) dự báo 8 xu hướng sẽ xuất hiện trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính đến năm 2025; đó là: (i) hình thành nhà máy tài chính (do giao dịch được tự động hóa), (ii) vai trò của tài chính thay đổi (SP-DV, tổ chức – nhân sự, văn hóa kinh doanh, quy trình thay đổi…), (iii) chu kỳ tài chính nhanh và phức tạp hơn (do giao dịch diễn ra nhanh, tự động, trực tuyến…), (iv) Hình thức tự phục vụ (self-service) trở nên phổ biến; (v) Mô hình hoạt động thay đổi, (vi) Kế hoạch hóa nguồn lực DN bị thay đổi; (vii) vai trò của dữ liệu thông minh tăng, và (viii) Phương thức và nơi làm việc thay đổi. (2) Xu hướng thứ hai: phát triển tiền kỹ thuật số Tiền kỹ thuật số (KTS) do NHTW phát hành (CBDC), được hiểu là tiền KTS chính thống, có vai trò như tiền truyền thống, nhưng ở dạng số, được phát hành và quản lý bởi NHTW. CBDC đang trong quá trình phát triển và triển khai thử nghiệm. Đầu tháng 1/2020, BIS đã công bố kết quả khảo sát năm 2019 với 66 NHTW (21 NHTW ở các nước phát triển và 45 NHTW từ các nước mới nổi, chiếm 75% dân số thế giới và 90% GDP toàn cầu) cho thấy 70% cho biết không có ý định phát hành CBDC trong tương lai gần và 30% trả lời rằng đã tích cực chủ động chuẩn bị kế hoạch phát hành; trong đó 10% đang phát triển các dự án thí điểm. Theo đó, BIS ước tính khoảng 20% dân số thế giới có thể tiếp cận CBDC trong vòng 3 năm tới. 3
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Xét trên góc độ toàn cầu, quá trình phát hành đồng CBDC có sự khác biệt lớn giữa nhóm nước phát triển và nhóm nước mới nổi và có thể chia thành 3 nhóm: (i) Nhóm tiên phong (gồm Trung Quốc, Thụy Điển, Uruguay, Barbados, Bahamas…); (ii) Nhóm ủng hộ tích cực và đang nghiên cứu phát hành (như Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Sỹ, Pháp, Arab Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập, Campuchia, Ecuador, Đông Caribê, Canada, Thái Lan, Singapore…); và (iii) Nhóm thận trọng xem xét bởi lo ngại những tác động tiêu cực, rủi ro do CBDC mang lại đối với sự ổn định tài chính, cấu trúc ngân hàng, sự gia nhập của các tổ chức phi ngân hàng trong hệ thống tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ gồm có Mỹ, Đức, Anh, Nga… Như vậy, việc phát triển CBDC là xu thế, chắc chắn sẽ xảy ra và đang ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, cũng còn những hạn chế nhất định về mặt công nghệ, pháp lý… để chính thức vận hành tại mỗi quốc gia cũng như xuyên biên giới. Ngoài ra, tiền KTS không chính thống do một nhóm người phát hành cũng đang phát triển nhanh. Tính đến hết ngày 15/4/2021, trên thế giới ghi nhận sự xuất hiện của 4.684 loại tiền KTS khác nhau với tổng giá trị vốn hóa gần 2.200 tỷ USD; trong đó, giá trị vốn hóa của 10 đồng tiền KTS phổ biến nhất đạt gần 1.930 tỷ USD (chiếm gần 90% toàn thị trường) và riêng Bitcoin chiếm đến 55% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường. Trong bối cảnh bất định, tiền KTS nói chung và Bitcoin nói riêng đang chứng kiến biến động giá lớn nhất trong lịch sử. Với đồng Bitcoin, từ thời điểm hình thành vào năm 2009 đến nay, đã có 3 đợt biến động giá mạnh vào năm 2013, 2017 và mạnh nhất là từ đầu năm 2020 đến nay. Giá Bitcoin đã tăng đến 170% trong năm 2020 dù bị giảm tới 2/3 giá trị vào tháng 3/2020 do ảnh hưởng của sự bùng phát dịch Covid-19. Trong gần 3,5 tháng đầu năm 2021, giá Bitcoin tăng thêm 37%. Đầu năm 2021, Ngân hàng JPMorgan dự báo đồng Bitcoin có thể đạt mức giá "lý thuyết" trong dài hạn 146.000USD, khi nó bắt đầu cạnh tranh với vàng; còn theo chuyên gia phân tích của Citibank, giá Bitcoin có thể lên đến 318.000USD vào cuối năm 2021 (tương tự sự gia tăng của giá vàng trong thập niên 1970). Ở mức thận trọng hơn, các chuyên gia (của Công ty Quản lý tài sản số - Morgan Creek và Quỹ SkyBridge Capital của Mỹ) cùng dự báo giá Bitcoin có thể đạt 100.000USD cuối năm 2021. Rõ ràng sức hút của đầu cơ tiền KTS (như Bitcoin) là lớn, nhưng cũng nhiều rủi ro (như rủi ro chưa được công nhận chính thống, rủi ro pháp lý, rủi ro kỹ thuật và mất tiền, rủi ro phục vụ các hoạt động phi pháp. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia cần có cách tiếp cận phù hợp và hợp tác quốc tế trong công nhận (nếu có), quản lý, giám sát các loại tiền KTS này. 4
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM (3) Xu hướng thứ ba: thay đổi chính sách tiền tệ và tài khóa Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến kinh tế thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng kép về y tế và kinh tế. Trong năm 2020, bên cạnh nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh, Chính phủ và NHTW các nước đã đưa ra nhiều chính sách, gói hỗ trợ chưa có tiền lệ để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp và khôi phục nền kinh tế. Theo đó, chính sách tiền tệ - tín dụng chủ yếu gồm 6 giải pháp chính: (i) giảm lãi suất điều hành và giữ lãi suất thấp; (ii) hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hỗ trợ thanh khoản thị trường; (iii) cho các NHTM vay tái cấp vốn để có thể cho doanh nghiệp vay với lãi suất ưu đãi hơn; (iv) cho phép giãn, hoãn nợ, giữ nguyên nhóm nợ; (v) tăng cường các biện ổn định tỷ giá và thanh khoản của hệ thống tài chính; và (vi) tiếp tục các gói nới lỏng định lượng (QE) nhằm mua tài sản xấu hoặc trái phiếu dài hạn do các tổ chức tài chính phát hành. Chính sách tiền tệ tại mỗi quốc gia được nới lỏng ở mức độ khác nhau, tùy thuộc vào thể chế và mức độ thiệt hại do dịch gây ra. Tuy nhiên, dư địa của chính sách tiền tệ dần bị thu hẹp vì lãi suất đã ở mức rất thấp và thường chỉ mang tính thời điểm, khẩn cấp; do đó, các nước tập trung nhiều hơn vào chính sách tài khóa. Chính sách tài khóa chủ yếu gồm 6 giải pháp chính: (i) đầu tư nghiên cứu, sản xuất vaccine và thiết bị y tế; (ii) trợ cấp người lao động phải tạm nghỉ việc hoặc thất nghiệp; (iii) chia tiền mặt cho người dân thu nhập trung bình và thấp; (iv) cho vay lãi suất thấp hoặc bảo lãnh tín dụng đối với DNNVV và DN kiệt quệ tài chính, khó khăn thanh khoản; (v) giãn, hoãn, giảm thuế thu nhập DN và thuế thu nhập cá nhân; (vi) kích cầu tiêu dùng, du lịch và hỗ trợ xuất khẩu thông qua phiếu mua hàng, giảm giá du lịch và tăng cường bảo hiểm xuất khẩu. Các gói hỗ trợ tài khóa có quy mô khác nhau, tùy thuộc vào thể chế, khả năng ngân sách và mức độ thiệt hại do dịch gây ra. Theo thống kê của IMF (tháng 1/2021), tính đến hết năm 2020, thế giới đã cam kết chi khoảng 14.360 tỷ USD, tương đương 13,5% GDP năm 2020, trong đó khoảng 8.322 tỷ USD (7,4% GDP, chiếm 59,3% tổng các gói hỗ trợ) là các biện pháp tài khóa, còn lại 6.041 tỷ USD (6,1% GDP, chiếm 40,7%) là các biện pháp tiền tệ (không kể các gói QE). Riêng Mỹ đã có 3 gói hỗ trợ với tổng giá trị khoảng 5.400 tỷ USD, tương đương 25,5% GDP năm 2020. Bảng 2: Quy mô các gói hỗ trợ của các nước năm 2020 Các gói tài khóa Các gói tiền tệ Nhóm nước Tỷ USD % GDP Tỷ USD % GDP Các nước phát triển 6.982 8,3 6.194 8,2 Các nước mới nổi 1.304 3,8 169 3,5 Các nước thu nhập thấp 36 3,2 6.8 1 Toàn thế giới 8.322 7,4 6.041 6,1 Nguồn: IMF (tháng 1/2021); Viện ĐT & NC BIDV tổng hợp. 5
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Tuy nhiên, hiện nay chưa có số liệu chính thức đánh giá về kết quả giải ngân cũng như hiệu quả của các chính sách này trên phạm vi toàn cầu. Các gói hỗ trợ khổng lồ (cao hơn 3-4 lần các gói kích thích giai đoạn 2008-2009) cùng với lãi suất giảm về mức thấp đã khiến “tiền rẻ” chảy mạnh vào các kênh đầu tư như chứng khoán, vàng, tiền kỹ thuật số, bất động sản… Kể từ đầu năm 2020 đến hết quý 1/2021, chỉ số Dow Jones (Mỹ) đã tăng gần 17%, chỉ số MSCI châu Á tăng 22%, giá bất động sản tăng bình quân trên 40 thị trường khoảng 8% (theo GlobalPropertyGuide) trong bối cảnh các nền kinh tế vẫn bị tác động nặng nề bởi dịch bệnh đã làm gia tăng nguy cơ về rủi ro bong bóng tài sản toàn cầu. Với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khả năng phục hồi kinh tế có nhiều tiến triển nhưng còn mong manh; đa số quốc gia dự định tiếp tục chính sách tiền tệ và tài khóa nới lỏng (ít nhất đến giữa hoặc cuối năm 2022 như Fed là một thí dụ). (4) Xu hướng thứ tư: Tái cấu trúc, lành mạnh hóa và chuẩn hóa theo thông lệ “Tái cấu trúc” là cụm từ được nhắc đến nhiều nhất trong những kế hoạch khôi phục nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu trong và sau dịch Covid-19. Các chiến lược tái cơ cấu tập trung vào cắt giảm nhân sự, chi phí vận hành; sáp nhập các bộ phận, điều chuyển các vị trí nhân sự; cơ cấu lại mạng lưới hoạt động (kể cả việc giảm chi nhánh vật lý); đầu tư mạnh vào công nghệ số; hợp tác, mua lại một số sản phẩm, dịch vụ của Fintech, hợp tác với Bigtech tạo lập hệ sinh thái… Hoạt động M&A trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đã tăng mạnh từ nửa cuối năm 2020 và dự báo tiếp tục sôi động về số thương vụ và giá trị trong giai đoạn 2021-2022. Tiếp nối các thương vụ sáp nhập ngân hàng huyền thoại của thế giới trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, thị trường có thể sẽ chứng kiến các thương vụ M&A lớn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng như: UBS và Credit Suisse (Thụy Sỹ); Caixa Bank và Bankia (Tây Ban Nha); Citic Sercurities và CSC Financial (Trung Quốc), làn sóng M&A của các tổ chức tài chính Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á1… Với thị trường vốn, tái cấu trúc, hiện đại hóa hoạt động là yêu cầu quan trọng nhằm khắc phục các sự cố rủi ro kỹ thuật (nghẽn lệnh, tạm ngừng giao dịch, đóng cửa…) trên toàn cầu khi nhiều thị trường chứng khoán (TTCK) xác lập mốc lịch sử. Cơ quan quản lý, giám sát tài chính ở nhiều quốc gia yêu cầu các định chế tài chính (ĐCTC) tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp song đa số không hạ chuẩn tín dụng, kiểm soát rủi ro, tăng bộ đệm an toàn vốn, áp dụng nhiều hơn các chuẩn mực quản lý rủi ro theo Basel III (nhất là quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro đòn bẩy tài chính và kinh doanh phái sinh….). 1 Chiến lược M&A của Nhật Bản được hỗ trợ bởi nguồn tiền dồi dào tích lũy trong 20 năm (lên tới hơn 2.345 tỷ USD, tồn tại ở hình thức tiền gửi ngân hàng với lãi suất 0%), Việt Nam thuộc danh sách Top 5 điểm đến M&A của Nhật Bản (năm 2020). 6
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM (5) Xu hướng thứ năm: phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh Trước những tác động nặng nề của dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, nhận thức và hành vi của nhân loại toàn cầu (đặc biệt thế hệ Y, Z) ngày càng chuyển biến mạnh mẽ theo hướng gắn với bảo vệ sức khỏe, môi trường, tiết kiệm và dự phòng, xu hướng ưu tiên phát triển kinh tế xanh, năng lượng sạch2. Theo Refinitiv, xu hướng tìm kiếm về tam giác phát triển bền vững (ESG-môi trường, xã hội và quản trị) qua Google giai đoạn 2017-2020 đã tăng gấp 10 lần giai đoạn 2011-2015, cho thấy mức độ quan tâm ngày càng lớn đến xanh hóa nền kinh tế và thị trưởng tài chính. ESG cũng là một trong các tiêu chí bổ sung của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế như Moody’s và Fitch. Chiến lược “xanh hóa” tài chính sẽ bao trùm toàn bộ các bộ phận cấu thành của hệ thống tài chính: trung gian tài chính xanh, thị trường tài chính xanh (bao gồm thị trường carbon, thị trường trái phiếu và cổ phiếu xanh, và chỉ số chứng khoán xanh), công cụ huy động vốn xanh và đầu tư xanh. Xu hướng đầu tư bền vững (qua các quỹ ESG) đang trở thành xu hướng chủ đạo trên toàn cầu (bên cạnh các tiêu chí truyền thống như tăng trưởng lợi nhuận, năng lực tài chính). Theo JPMorgan, tổng tài sản có cách tiếp cận đầu tư bền vững trên toàn cầu ước đạt 45.000 tỷ USD, gấp 45 lần tổng tài sản của các quỹ ESG. Theo Morningstar, tổng vốn đầu tư của các quỹ ESG đạt 350 tỷ USD năm 2020, gấp 2 lần năm 2019, giá trị tài sản của các quỹ ESG đạt ngưỡng kỷ lục hơn 1.000 tỷ USD vào 30/06/2020 nhờ tập trung vào các lĩnh vực “kinh tế xanh” như: năng lượng tái tạo, dịch vụ môi trường, nước, bất động sản xanh, giao thông xanh; thực phẩm, ứng phó với biến đổi khí hậu, năng lượng hiệu quả; khoảng 60% quỹ ESG mang lại lợi nhuận cao hơn so với các quỹ đầu tư thông thường. Bảng 2: Quy mô tài sản và dòng tiền của các quỹ ESG toàn cầu Nguồn: Morning star (tháng 6/2020). 2 Theo Báo cáo “Việt Nam thế hệ kế tiếp” do Hội đồng Anh phát hành vào tháng 8/2020, thế hệ kế tiếp lựa chọn 3 ưu tiên hàng đầu là: an toàn thực phẩm, tiếp cận nguồn nước sạch, và tiếp cận đào tạo cấp độ cao hơn. 7
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM (6) Xu hướng thứ sáu: hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Cùng với sự phát triển của các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) thế hệ mới và các trung tâm Fintech, cơ hội hợp tác, phát triển thương mại và đầu tư quốc tế, tài chính quốc tế ngày càng rộng mở, đặc biệt với các nền kinh tế đang phát triển năng động. Trên góc độ quản lý, sự hợp tác trong quản lý, chia sẻ dữ liệu, thông tin giữa các NHTW, các cơ quan quản lý tiền tệ quốc tế sẽ góp phần đổi mới nguyên tắc và phương thức quản lý theo hướng tập trung quản lý quá trình cung ứng dịch vụ tài chính, không chú trọng vào tổ chức hay công nghệ; chuyển từ quản lý dựa trên nguyên tắc chung sang quản lý dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro (risk-based) theo thông lệ quốc tế. Đồng thời, hội nhập quốc tế sẽ góp phần tăng cường bảo mật thông tin và an ninh mạng, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và đảm bảo ổn định hệ thống tài chính. Theo đó, các quy định về thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính; phòng chống tội phạm công nghệ cao cần thường trực hơn, có sự hợp tác trên phạm vi khu vực và quốc tế và với quy mô, phạm vi rộng lớn hơn để thích ứng với sự phát triển nhanh, liên tục, đa chiều, xuyên biên giới của công nghệ tài chính, tiền KTS3 cũng như sự tinh vi, phức tạp của tội phạm công nghệ cao và tội phạm tài chính. 2. Rủi ro, thách thức hệ thống tài chính toàn cầu Xu hướng phát triển tài chính toàn cầu và kỳ vọng phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế và doanh nghiệp là nền tảng tạo nên sự khởi sắc của thị trường tài chính toàn cầu năm 2020-2021 và trung hạn. Tuy nhiên, hệ thống tài chính toàn cầu đã, đang và sẽ chịu tác động không nhỏ bởi diễn biến phức tạp khó lường của dịch Covid-19, vấn đề sản xuất và phân phối vaccine chưa đồng đều; sự phục hồi chưa bền vững của nền kinh tế và nguy cơ rủi ro nội tại của TTTC. Theo đó, có thể quan sát thấy 4 rủi ro, thách thức chính đối với hệ thống tài chính toàn cầu trong thời gian tới. Một là, nguy cơ bất ổn tài chính toàn cầu đang hiện hữu: mặc dù nguy cơ bong bóng tài chính, bong bóng chứng khoán toàn cầu khó xảy ra, song không thể loại trừ nguy cơ sụt giảm, đảo chiều mạnh trước khi thực sự hồi phục bền vững. Thực tế, các dấu hiệu rủi ro chính đối với hệ thống tài chính toàn cầu mặc dù đã được nhận diện và cảnh báo song vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, bùng phát thậm chí kéo dài 2-3 năm tới (giai đoạn 2021-2023, đáng lo ngại là dạng nguy cơ “Tê giác xám”)4. 3 Theo BCG Digital Ventures và IOSCO 2017, có hơn 10.000 công ty Fintech trên toàn cầu, hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau. 4 Báo cáo “Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu và Việt Nam – Nhận diện và giải pháp” – Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tháng 10/2020, trong đó, tê giác xám là thuật ngữ miêu tả rủi ro mà nền kinh tế một quốc gia đã nhận thấy song thường bị lơ là. 8
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA Figure 1.1.1. Global Financial Vulnerabilities ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀNVulnerabilities CẦUremainVÀ elevatedCHIẾN across the large firmsLƯỢC CỦA of the nonbank financial sector and VIỆT amid rising debtNAM improved liquidity conditions in the corporate sector have tempered near-term risks for large firms. levels in the sovereign sector, while 1. Proportion of Systemically Important Economies with Elevated Vulnerabilities, by Sector (Percent of countries with high and medium-high vulnerabilities, by GDP or assets; numbers of countries, in parentheses) Other Hình 1: Khu vực chính phủ, hộ gia đình, bảo hiểm và quản lý tài sản rủi ro tăng nhẹ Sovereigns financial 100% (13) institutions (16) 80% More 60% vulnerable Khu vực 40% Nonfinancial chính phủ Asset 20% firms 100.0 managers (20) (8) 80.0 Tổ chức tài KV DN/ phi chính phi NH 60.0 tài chính 40.0 Insurers Households 20.0 (12) (16) 0.0 Apr. 2021 GFSR Banks Quản lý tài KV Hộ gia (14) Oct. 2020 GFSR Global financial crisis sản đình 2. Financial Vulnerabilities by Sector and Region Oct. 2020 April.2021 Worst Best Bảo hiểm Ngân hàng Nonfinancial Asset Other Financial Sovereigns Households Banks Insurers Firms Managers Institutions Oct. Apr. Khủng Oct. Apr. hoảng Oct. Apr. tàiApr. Oct. Oct. Apr. Oct. Apr. Oct. Apr. 2020 2021 2020 2021 2008-2009 chính 2020 2021 2020 2021 2020 2021 2020 2021 2020 2021 Advanced Economies United States Euro area Other advanced Nguồn: IMF, Viện Đào tạo và nghiên cứu (tháng 4/2021). Emerging Market Economies China Other emerging Bảng 4: Mức độ rủi ro tài chính toàn cầu theo khu vực, quốc gia Sources: Banco de Mexico; Bank for International Settlements; Bank of Japan; Bloomberg Finance L.P.; China Insurance Regulatory Commission; European Central Bank; Haver Analytics; IMF, Financial Soundness Indicators database; Reserve Bank of India; S&P Global Market Intelligence; S&P Leveraged Commentary and Data; Securities and Exchange Commission of Brazil; Securities and Exchange Board of India; WIND Information Co.; and IMF staff calculations. (so sánh tại thời điểm tháng 10/2020 và tháng 4/2021) Note: Panel 1 is based on 29 jurisdictions with systemically important financial sectors. Vulnerabilities are by GDP for sovereigns, households, and nonfinancial firms; and by assets for banks, asset managers, other financial institutions, and insurers. “Global financial crisis” reflects the maximum vulnerability value during 2007–08. In panel 2, dark red shading indicates a value in the top 20 percent of pooled samples (advanced and emerging market economies pooled separately) for each sector during 2000–20 (or the longest sample available). Dark green shading indicates values in the bottom 20 percent. In panels 1 and 2, for households, the debt service Cấp độ 5 Cấp độ 5: Cấp độ 4: Cấp độ 2: Cấp độ ratio for emerging market economies is based on all private nonfinancial firms and households. In panel 2, a change in data s ources for India and a related Cấp độ rủi ro reorganization of the data for India led—due the relative ranking used in the methodology—to some changes in the values for other emerging markets compared to Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro 1: Rủi ro the values reported in the October 2020 GFSR. “Other advanced” economies are Australia, Canada, Denmark, Hong Kong Special Administrative Region, Japan, Korea, Norway, Singapore, Sweden, Switzerland, and the United Kingdom. “Other emerging” market economies are Brazil, India, M exico, Poland, Russia, and cao trung bình trung bình thấp rất thấp Turkey. Tổ chức tài chính phi Các khu vực tài chính Khu vực chính phủ KV DN/phi tài chính Khu vực hộ gia đình Ngân hàng Bảo hiểm Quản lý tài sản ngân hàng Oct.2020 April.2021 Oct.2020 April.2021 Oct.2020 April.2021 Oct.2020 April.2021 Oct.2020 April.2021 Oct.2020 April.2021Oct.2020 April.2021 Nhóm các nước phát triển Hoa Kỳ Châu Âu Các nước phát triển khác Nhóm các nước mới nổi Trung Quốc Các nước mới nổi khác Nguồn: IMF - GFSR (tháng 4/2021), Viện ĐT & NC BIDV thể hiện. Ba dấu hiệu rủi ro bất ổn chính về khía cạnh nợ nần bao gồm: Thứ nhất, “Bom nợ” vẫn là nguy cơ lớn nhất, cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp. Mặc dù áp lực nợ công và thâm hụt tài khóa không lớn như năm 2020 song vẫn còn ở mức cao, đặc biệt tại các nước phát triển khiến gánh nặng nợ toàn cầu tiếp tục tăng lên tới 365-370%GDP năm 2021; tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu doanh nghiệp Trung Quốc dự báo sẽ tăng 10-30% giai đoạn 2021-2022. Dòng vốn đầu tư gián tiếp (FII) dù đã ổn định hơn từ cuối năm 2020 song vẫn có nguy cơ sụt giảm trong giai đoạn 2021-2022. Theo dự báo IMF (tháng 4/2021), nếu tiến trình cung ứng vaccine xấu hơn so với kịch bản cơ sở, dòng vốn FII sẽ giảm khoảng 25% so với năm 2020 (ở mức -110 tỷ USD toàn cầu và mức sụt giảm lớn hơn là ở các quốc gia thu nhập thấp, thâm hụt vãng lai lớn, nợ công cao, tình trạng dịch bệnh diễn biến phức tạp song việc phân phối vaccine chậm như Trung Đông và Bắc Phi, châu Âu và Trung Á). Với “bom nợ” này, khi lãi suất tăng lên, thanh khoản thị trường giảm, trách nhiệm trả nợ tăng theo, sẽ là gánh nặng và rủi ro tài chính khó lường, nhất là các 9
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM nước đang phát triển và mới nổi, vốn dĩ dễ bị tổn thương và khả năng tiếp cận vaccine khó khăn hơn. Hình 2: Nợ công/GDP của một số khu vực, quốc gia giai đoạn 2019-2021f 300 250 200 150 2019 2020 2021 100 50 0 Nguồn: World Bank, IMF (tháng 4/2021), Viện ĐT & NC BIDV thể hiện. Thứ hai, thị trường chứng khoán (TTCK) và thị trường bất động sản (BĐS) vẫn tiềm ẩn nguy cơ sụt giảm do sự phục hồi chưa bền vững của nền kinh tế thực5. Thứ ba, nguy cơ và những thách thức mới với hệ thống ngân hàng toàn cầu vẫn tiềm ẩn dù khả năng chống chịu rủi ro của hệ thống ngân hàng ngày càng tốt hơn (rủi ro nợ xấu, ngân hàng ngầm - shadow banking ngày càng lớn và tinh vi, sự phát triển của các giao dịch xuyên biên giới, an ninh mạng và tội phạm tài chính…). Hai là, nguy cơ “phục hồi chưa chắc chắn và không đồng đều” của nền kinh tế toàn cầu khiến rủi ro tài chính gia tăng. Cuộc khủng hoảng kinh tế và y tế do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 đã sụt giảm -3,3% so với năm 2019 - mức thấp nhất kể từ năm 1930; đà phục hồi dự báo ở mức tăng trưởng 6% năm 2021 và 4,4% năm 2022 (IMF, tháng 4/2021). Quá trình phục hồi kinh tế phụ thuộc rất chặt chẽ vào việc phát triển, cung cấp, phân phối và tiêm chủng vaccine trên phạm vi toàn cầu. Theo dự báo của CitiResearch (tháng 2/2021), vaccine sẽ giúp GDP toàn cầu tăng trưởng thêm 4,1 điểm % giai đoạn 2021-2022 thông qua việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, kiểm soát dịch bệnh, thúc đẩy nhu cầu đầu tư, thương mại, tiêu dùng. Tuy nhiên, việc phân phối vaccine đang đối diện với nhiều khó khăn, đáng lo ngại nhất là “tình trạng bất bình đẳng, không đồng đều, yếu tố tâm lý”6. Đây sẽ là yếu tố tiêu cực khiến đà phục hồi kinh tế bị chậm 5 https://cafef.vn/chuyen-gia-giai-ma-da-tang-nhanh-cua-thi-truong-chung-khoan-va-nhung-khuyen-nghi- 20210121084125015.chn. 6 “Tiến trình cung ứng Vaccine Covid-19 và vai trò của nó trong phục hồi kinh tế” TS. Cấn Văn Lực và nhóm tác giả Viện ĐT&NC BIDV, tháng 3/2021. 10
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM lại, kéo dài và mức độ phục hồi “không chắc chắn”, từ đó có thể ảnh hưởng, làm trầm trọng thêm nguy cơ rủi ro tài chính. Thêm vào đó, biến động địa chính trị còn phức tạp khiến giá vàng, giá dầu biến động mạnh, có tác động đến thị trường tài chính toàn cầu cũng là một thách thức lớn. Ngoài ra, áp lực lạm phát tăng, lãi suất tăng và xu hướng giảm dần các gói nới lỏng định lượng; xu hướng bảo hộ thương mại; cạnh tranh chiến lược, căng thẳng thương mại - công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc còn leo thang và khó đoán; sự biến động mạnh và khó đoán hơn của giá cả hàng hóa thế giới… đều khiến rủi ro bất ổn tài chính gia tăng. Ba là, nguy cơ do thể chế không theo kịp sự phát triển của thị trường tài chính; giải pháp ứng phó dịch bệnh và cơ chế phối hợp kém hiệu quả. Kể từ sau khủng hoảng tài chính giai đoạn 2008-2009, các nước đã tăng cường hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, điều hành tỷ giá linh hoạt hơn; tăng tính minh bạch và hiệu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ, thực hiện tái cơ cấu thị trường tài chính; qua đó đã góp phần tăng khả năng chống chịu của hệ thống tài chính toàn cầu. Bối cảnh năm 2020 và sau này cũng đặt ra nhiều thách thức khi mà thể chế chưa theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của CMCN 4.0 và sự phát triển của kinh tế số và tài chính – tiền tệ số, giao dịch xuyên biên giới, đồng thời sự xuất hiện của các bất ổn mới chưa từng có trong lịch sử (như sự mất dần kết nối giữa thị trường tài chính và nền kinh tế thực; rủi ro nợ của khu vực DN, hộ gia đình và tổ chức tài chính phi ngân hàng…). Các giải pháp, gói hỗ trợ và sự nới lỏng các điều kiện tài chính toàn cầu (đặc biệt từ quý 2/2020) được kỳ vọng sẽ giúp hồi phục nền kinh tế và thị trường tài chính, song cũng có thể dẫn tới hệ lụy tiêu cực hơn nếu không hiệu quả, như rủi ro bong bóng tài sản và lạm phát (do bơm nhiều tiền), rủi ro nợ xấu tăng (do hạ chuẩn cho vay hoặc đảo nợ và sức khỏe tài chính của bên vay yếu đi)… Thêm vào đó, sự mâu thuẫn giữa các mục tiêu, ưu tiên chính sách và phối hợp kém hiệu quả có thể khiến nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu rơi vào vòng xoáy rủi ro mới trong thời gian tới. Bốn là, tội phạm tài chính ngày càng gia tăng. Theo Công ty phần mềm an ninh mạng (McAfee) và Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tội phạm mạng là nguyên nhân khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 1,2% GDP toàn cầu (hơn 1.000 tỷ USD năm 2020), tăng 50% so với năm 2018 và nhiều thiệt hại khác không thể tính bằng tiền. Đáng chú ý, xu hướng tội phạm tài chính gia tăng mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19. Theo báo cáo của Công ty tư vấn EMR (2020), thị trường cung cấp giải pháp quản lý, kiểm soát tội phạm tài chính toàn cầu có giá trị khoảng 1.100 tỷ USD, và dự báo tăng khoảng 5,7%/năm giai đoạn 2020-2025. Bốn lý do chính Cơ quan Nghiên cứu QH Mỹ (CRS) đưa ra là: (i) dịch bệnh đã làm thay 11
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM đổi thói quen sống và hành vi đầu tư, tiêu dùng (giữ tiền mặt nhiều hơn, đầu tư tài sản an toàn hơn như vàng, tranh thủ lướt sóng đầu tư tiền ảo, làm việc từ xa/online phụ thuộc hơn vào các thiết bị công nghệ…) từ đó gia tăng mức độ rủi ro tội phạm tài chính; (ii) vô tình phạm tội do bị lợi dụng bởi tâm lý lo sợ khủng hoảng sức khỏe cộng đồng và trục lợi từ mong muốn được an toàn (vô tình chuyển tiền vào tài khoản tội phạm, lừa đảo; giao dịch phạm pháp để lấy thù lao; mất thông tin cá nhân/thông tin thẻ NH do website/thư điện tử chứa mã độc); (iii) nền kinh tế, DN khó khăn, gián đoạn các chuỗi cung ứng cũng là nguyên nhân khiến các vụ lừa đảo, cướp ngân hàng tăng; và (iv) giao dịch trực tuyến (thương mại điện tử, tài chính số, vay mượn trực tuyến, ví điện tử…) tăng nhanh cũng khiến rửa tiền, tội phạm mạng, lừa đảo và giao dịch nội gián, hacker, lấy cắp thông tin, dữ liệu tài khoản NH/thẻ tín dụng…). Để ứng phó với rủi ro này, các quốc gia đã và đang đầu tư rất lớn cho an ninh mạng, theo McKinsey & Co., đầu tư cho an ninh mạng sẽ tăng khoảng 25-30%/năm trong năm 2020-2021. 3. Xu hướng, triển vọng và thách thức của hệ thống tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030 Sau 34 năm đổi mới và phát triển, cùng với những thành tựu quan trọng về kinh tế-xã hội, hệ thống tài chính Việt Nam đã phát triển vượt bậc về cả chất và lượng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế. Quy mô thị trường tài chính Việt Nam (gồm cả 3 khu vực: ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm) tương đương 324% GDP năm 2020. Cùng với đó, hệ thống các định chế tài chính, hàng hóa, lượng doanh nghiệp niêm yết… của Việt Nam phát triển khá nhanh; tuy nhiên, hệ thống tổ chức tín dụng vẫn chi phối (chiếm khoảng 62,6% tổng tài sản hệ thống tài chính, tiếp đến là vốn hóa thị trường cổ phiếu, trái phiếu và thị trưởng bảo hiểm (thường được tính bằng doanh thu phí bảo hiểm). 3.1. Xu hướng, triển vọng của hệ thống tài chính Việt Nam Hệ thống tài chính Việt Nam, về cơ bản, cũng đang bắt nhịp theo 5 xu hướng chủ đạo nêu trên; đó là các xu hướng chuyển đổi số; thay đổi chính sách tiền tệ - tài khóa (trong và sau dịch Covid-19); tái cấu trúc, lành mạnh hóa và chuẩn hóa; phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh; và hội nhập tài chính – ngân hàng. Riêng xu hướng phát triển tiền KTS, Việt Nam có thể thuộc nhóm 3 - nhóm thận trọng xem xét bởi lo ngại những tác động tiêu cực, rủi ro do CBDC mang lại đối với sự ổn định tài chính, cấu trúc ngân hàng, sự gia nhập của các tổ chức phi ngân hàng trong hệ thống tài chính và truyền tải chính sách tiền tệ. 12
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bảng 5: Cơ cấu hệ thống tài chính Việt Nam (tháng 12/2020) Tỷ trọng trong tổng tài Cơ quan Các định chế tài chính sản HT tài chính quản lý Ngân hàng và Phi Ngân hàng (Tổng tài sản) 62,6%* Ngân hàng Nhà nước - 4 NHTM Nhà nước chi phối; NH Hợp tác xã (NHNN) - 2 NH chính sách/NH phát triển - 31 NHTMCP - 9 NH 100% vốn nước ngoài; 2 NH liên doanh - 50 chi nhánh NH nước ngoài và 52 văn phòng đại diện - 1100 quỹ tín dụng (thành viên Ngân hàng HTX) - 16 công ty tài chính; 10 công ty cho thuê tài chính Trái phiếu (Chính phủ, Công ty, Ngân hàng) – giá trị vốn hoá 12,4% Bảo hiểm (Doanh thi phí BH tính theo năm) 0,9% Bộ tài chính (BTC) - 66 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, trong đó có 30 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) phi nhân thọ, 18 DNBH nhân thọ, 02 doanh nghiệp tái bảo hiểm và 16 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Chứng khoán (giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết) 24,1% UB Chứng khoán - BTC - 89 công ty chứng khoán, 45 công ty quản lý quỹ, 25 quỹ đầu tư - 14 ngân hàng lưu ký; 2,77 triệu nhà đầu tư - 880 công ty niêm yết trên 2 sàn chứng khoán; 909 niêm yết sàn Upcom Khác n.a. Quản lý chưa đầy đủ - Hệ thống tài chính không chính thức, fintech, mô hình mới…v.v. Nguồn: Tính toán của Viện ĐTNC BIDV dựa trên số liệu từ NHNN, UBCKNN, Bộ Tài chính; *bao gồm cả NHPT VN. 3.2. Một số rủi ro, thách thức đối với hệ thống tài chính Việt Nam Là nền kinh tế có độ mở lớn, hệ thống tài chính Việt Nam đã, đang và sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi sự phục hồi chưa thực sự bền vững của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu cũng như những khó khăn nội tại của nền kinh tế. Theo đó, hệ thống tài chính Việt Nam cũng vấp phải 5 rủi ro, thách thức chính. Một là, nguy cơ rủi ro tài chính: với khả năng kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế dương và thuộc nhóm cao nhất thế giới năm 2020, sức mạnh tài chính khá tốt và vị thế quốc tế không ngừng được tăng lên, mức độ rủi ro và sức chịu đựng của thị trường tài chính Việt Nam được đánh giá ở mức Trung bình – khá7. Theo đó, mức độ rủi ro tài chính của Việt Nam thấp hơn so với các thị trường mới nổi có cùng trình độ phát triển trong khu vực châu Á – TBD và thế giới. Tuy nhiên, cần lưu ý, rủi ro luôn đan xen, lan truyền; các khu vực tài chính có sức chịu đựng trung bình luôn tiềm ẩn nguy cơ chuyển sang trạng thái rủi ro cao hơn nếu thiếu các biện pháp kịp thời, hiệu quả. Đáng chú ý là rủi 7 Báo cáo “Rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu và Việt Nam – Nhận diện và giải pháp” – Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, tháng 10/2020. 13
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM ro TTCK Việt Nam là tương đối cao do quy mô còn nhỏ, hàng hóa còn ít, tính minh bạch chưa cao, nhà đầu tư cá nhân là chủ yếu, nên mức độ biến động ở mức cao (chưa kể hiện tượng nghẽn mạch từ cuối năm 2020 đến nay). Ngoài ra, khu vực ngân hàng Việt Nam luôn chịu áp lực tăng vốn (do nền vốn còn mỏng trong khi tín dụng, đầu tư tăng khá cao – khoảng 14%/năm trong 10 năm qua) và nguy cơ nợ xấu có thể tăng (lên mức 2,5-3% cuối năm 2021) cùng với trách nhiệm trích lập dự phòng rủi ro tăng thêm trong 3 năm (2021-2023) theo Thông tư 03 ban hành ngày 2/4/2021. Hai là, thách thức từ nội tại nền kinh tế Việt Nam: mặc dù đã đạt được kết quả tăng trưởng kinh tế tích cực trong bối cảnh suy thoái toàn cầu (tăng trưởng 2,91% năm 2020 và dự báo tiếp tục tăng trưởng ở mức 6,5-7% trong giai đoạn 2021-2025; là một trong số ít quốc gia giữ vững và gần đây được nâng hạng tín nhiệm ở mức triển vọng “Tích cực” bởi Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s), song nền kinh tế Việt nam vẫn đang đối diện với 5 thách thức nội tại lớn, đó là: (i) Chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh chưa cao, tái cơ cấu còn chậm và chưa đi vào chiều sâu; (ii) Sức ép cạnh tranh, rủi ro pháp lý, rủi ro lan truyền… trong quá trình hội nhập; (iii) Kết quả thực hiện ba đột phá chiến lược (thể chế, nguồn nhân lực và kết cấu hạ tầng) còn chưa đạt kỳ vọng; (iv) Vấn đề già hóa dân số ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; (v) Vấn đề biến đổi khí hậu khi Việt Nam là một trong 6 quốc gia bị tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường gia tăng. Ba là, những bước tiến về thể chế góp phần nâng cao sức chịu đựng của nền kinh tế và hệ thống tài chính Việt Nam, nhưng còn chậm so với yêu cầu Hệ thống thể chế đối với thị trường tài chính đã và đang ngày càng hoàn thiện, hỗ trợ tích cực cho sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kinh tế và bản thân hệ thống tài chính. Nổi bật là hệ thống luật chuyên ngành chi phối lĩnh vực tài chính-ngân hàng đang được chuẩn hóa, hoàn thiện theo thông lệ quốc tế; hình thành được mạng lưới an toàn hệ thống tài chính- tiền tệ (financial safety net); năng lực quản lý tài chính – tiền tệ, năng lực phòng chống rủi ro có nhiều cải thiện theo hướng chủ động, linh hoạt; phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ đã có nhiều bước tiến quan trọng, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô… Tuy nhiên, vấn đề thể chế, nhất là nhằm phát triển kinh tế số, các mô hình kinh doanh mới (cho vay ngang hàng, Fintech, tiền KTS, xây dựng cơ sở dữ liệu, chia sẻ thông tin – dữ liệu….) còn chậm ban hành so với yêu cầu thực tiễn; năng lực quản lý rủi ro hệ thống tài chính; tính minh bạch, chuyên nghiệp của môi trường đầu tư vẫn là thách thức khá lớn trong bối cảnh kinh tế số, tài chính – tiền tệ số đang phát triển nhanh. 14
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM Bốn là, rủi ro tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Việt Nam đang là vấn đề khá thách thức: theo Báo cáo 8 tháng đầu năm 2020 của Công ty an ninh mạng Viettel, 90% trong số 3 triệu vụ cảnh báo tấn công mạng là nhắm đến hệ thống tài chính - ngân hàng Việt Nam chủ yếu xoay quanh 4 nguyên nhân mà Công ty CRS (Mỹ) nêu trên. Trong đó, 4 chiến dịch tấn công Phishing khiến 26.000 người dùng ngân hàng bị ảnh hưởng; các hình thức tấn công cũng đa dạng và tinh vi, phổ biến là khai thác web (chiếm 77,6%), mã độc hại (12,1%), vét cạn (3,9%), các loại hình tấn công khác như từ chối dịch vụ, nhắm vào thiết bị di động chiếm 6,5%. Việt Nam đã có nhiều bước tiến trong phòng ngừa và trấn áp tội phạm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng; làm chủ 90% hệ sinh thái các sản phẩm an toàn, an ninh mạng và đầu tư nhiều giải pháp an toàn thông tin như tường lửa thế hệ mới, phần mềm ngăn chặn mã độc, xác thực bằng sinh trắc học (vân tay, tĩnh mạch lòng bàn tay, giọng nói), chữ ký số. Bộ Công an đã phát hiện và xử lý nhiều nhóm tội phạm mạng hacker cho vay qua Apps, chuyển tiền ra nước ngoài, mạo danh nhân viên ngân hàng, cán bộ công an, cài phần mềm gián điệp và trộm tiền ảo… Tuy nhiên, hoạt động phòng chống tội phạm tài chính - ngân hàng còn gặp nhiều thách thức do hạn chế về thể chế, năng lực tổ chức quản lý; còn nhiều lỗ hổng bảo mật chưa được khắc phục kịp thời; số vụ tấn công lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng dự báo còn tăng. Năm là, thách thức phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh Là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu, xu thế phát triển xanh trở thành tất yếu trong nền kinh tế tài chính Việt Nam. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về tài chính xanh đã được quan tâm xây dựng, đặc biệt là Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 (Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015), Đề án phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 7/8/2018), tài chính xanh đã đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tài chính xanh Việt Nam chưa thực sự trở thành một xu hướng đầu tư, phát triển và vẫn đang đối diện với nhiều thách thức như hệ thống pháp luật về tài chính xanh còn sơ khai; các NHTM chưa có bộ phận riêng chuyên trách về tín dụng xanh; lượng vốn tín dụng xanh khá lớn trong khi hiệu quả tài chính chưa cao; chưa phát triển trái phiếu doanh nghiệp và các công cụ nợ xanh; ý thức trách nhiệm của doanh nghiệp và người dân về bảo vệ môi trường và phát triển tài chính xanh, tiêu chuẩn ESG còn hạn chế… Theo RobecoSAM8 - công ty tư vấn chuyên về đầu tư bền vững, Việt Nam là một trong 10 nước có chỉ số ESG thấp nhất. 8 RobecoSAM sử dụng bộ chỉ số bao gồm 17 chỉ số về môi trường (17%), xã hội (25%) và quản trị công ty (60%). Các quốc gia được xếp điểm số từ 1 đến 10, với 10 là xếp hạng cao nhất, điểm của Việt Nam là 4 (đối với 69 quốc gia). 15
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM 4. Một số giải pháp chiến lược đối với Việt Nam Hệ thống tài chính Việt Nam đã và đang có những bước phát triển mạnh mẽ và sức chịu đựng ngày càng được tăng cường song triển vọng phát triển phụ thuộc khá lớn vào vào sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu, sự ổn định, bền vững của niềm tin nhà đầu tư trên thị trường. Vì vậy, để có thể vừa chủ động nắm bắt cơ hội, triển vọng phát triển, vừa phòng ngừa rủi ro, hướng tới phát triển bền vững, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp chiến lược dưới đây. Thứ nhất, hoàn thiện và thực thi có hiệu quả các chiến lược và thể chế pháp luật trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng: (i) Sớm xem xét sửa đổi Luật NHNN, Luật các TCTD, Luật Bảo hiểm tiền gửi; thực hiện Luật chứng khoán 2019 (hiệu lực 1/1/2021) và hoàn thiện Luật KD bảo hiểm (cho phép mô hình Tập đoàn tài chính); (ii) Thực hiện thành công các đề án như Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến 2025 (QĐ 986); Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2030; xây dựng và thực thi Đề án cơ cấu lại các TCTD và thị trường chứng khoán, bảo hiểm giai đoạn tới; xây dựng và thực thi Chiến lược phát triển tài chính xanh, ngân hàng xanh và thống nhất triển khai từ trung ương đến địa phương… Thứ hai, sớm hoàn thiện hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh mới trong nền kinh tế số và tài chính - tiền tệ số và tài chính xanh (bao gồm cơ chế quản lý thử nghiệm - Regulatory Sandbox), nhằm tạo điều kiện cho hoạt động của các công ty Fintech, các mô hình kinh doanh mới như kinh tế chia sẻ, ứng dụng Blockchain, AI, điện toán đám mây, chia sẻ thông tin – dữ liệu…; (ii) Xây dựng Trung tâm Fintech (có thể lựa chọn TP.HCM bởi đây là nơi đặt trụ sở của 60% công ty Fintech và các CLB Fintech) để hỗ trợ NHNN, Ban chỉ đạo Fintech, các TCTD trong quá trình vận hành cơ chế quản lý thử nghiệm; (iii) Nghiên cứu thành lập Nhóm chuyên trách nghiên cứu về xu hướng tiền KTS do NHTW phát hành trên thế giới và cách tiếp cận của Việt Nam; (iv) Xây dựng lộ trình phát triển hệ thống tài chính xanh của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 với 4 trụ cột chính: trung gian tài chính xanh, các công cụ huy động vốn xanh, các doanh nghiệp đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh. Thứ ba, chú trọng nâng cao năng lực quản lý, giám sát, an toàn và ổn định hệ thống tài chính-tiền tệ: (i) NHNN và các cơ quan quản lý, giám sát (UBCK, Bảo hiểm tiền gửi…) cần độc lập và được trao quyền nhiều hơn, (ii) Chú trọng xây dựng mô hình quản lý-giám sát rủi ro hệ thống, mô hình ổn định tài chính-tiền tệ và cơ chế xử lý khủng hoảng; (iii) Hiện đại hóa các công cụ, hình thức thanh tra, giám sát; thực thi chế tài nghiêm minh đối với các vi phạm trên thị trường, (iv) Tiếp tục nâng cao hiệu quả phối hợp chính sách (nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa) nhằm đạt hiệu quả trong chính sách lãi suất, huy động vốn trung dài hạn; thúc đẩy tiến trình nâng hạng của TTCK Việt Nam, (v) Tách bạch rõ các khoản tín dụng chính sách với tín dụng thương mại để gia tăng 16
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM tính tự chủ trong hoạt động của các ĐCTC; (vi) Xây dựng bộ chỉ số đánh giá mức độ xanh hóa hệ thống tài chính (ngân hàng xanh, đầu tư xanh, chứng khoán xanh, bộ chỉ số phát triển bền vững doanh nghiệp - sustainability sub-index (SSI) và bộ chỉ số tổng hợp tài chính xanh (GFI). Thứ tư, cơ quan quản lý cần chủ động xây dựng và nhất quán thực thi Chiến lược chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng (là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số đầu tiên theo Quyết định 749 ngày 3/6/2020 của TTg), trong đó xây dựng, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, xây dựng nguồn nhân lực số và hạ tầng CNTT hiện đại là then chốt. Thứ năm, xây dựng và thực thi Đề án nâng hạng TTCK Việt Nam, trong đó, tính minh bạch, chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm - dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm hỗ trợ quản lý rủi ro, sản phẩm tài chính số và tài chính xanh là rất quan trọng. Cuối cùng, chú trọng phổ cập kiến thức tài chính, nâng cao nhận thức của người dân khi sử dụng các dịch vụ tài chính số và phát triển tài chính xanh, như là một trụ cột trong Chiến lược tài chính toàn diện đến năm 2030. Tài liệu tham khảo Australia Aid, Csiro and Data 61 (2018) “Vietnam’s Future Digital Economy Towards 2030 & 2045-Tương lai nền kinh tế số Việt Nam hướng tới năm 2030 và 2045”. Google&Temasek (2018,2019,2020), “e-Conomy SEA 2018-2020” IMF (2021) “Global Financial Stability Report” and “Fiscal Monitor”, April 2021. Ngân hàng phát triển châu Á-ADB “Chiến lược 2030-Hướng tới một Châu Á- Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững”. PwC (2019), “Global Fintech Report 2019”. PwC (2020) “Global M&A Industry Trends”. Standard Chartered Bank (2021) “Triển vọng thị trường tài chính toàn cầu – Thời điểm tái cấu trúc?” (tháng 3/2021). Tran Thi Thanh Tu và Tran Thi Hoang Yen, 2015, “Green Bank: International Experiences and Vietnam Perspectives”, Asian Social Science; No. 28OECD (2017), Green Finance and Investment Mobilising Bond Markets for a Low-Carbon Transition. TS. Cấn Văn Lực (2021), “Hình hài Việt Nam 2045” (30/3/2021). TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện ĐT&NC BIDV (2021) “Cần nhìn nhận bức tranh lợi nhuận ngân hàng 2020 và 2021 một cách toàn diện, đầy đủ hơn”. TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện ĐT&NC BIDV (2021) “Kinh tế xã hội và hệ thống tài chính Việt Nam 2011-2030 – định hướng và giải pháp trọng tâm đến năm 2030”. 17
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA ĐỊNH HÌNH LẠI HỆ THỐNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU VÀ CHIẾN LƯỢC CỦA VIỆT NAM TS. Cấn Văn Lực và nhóm nghiên cứu Viện ĐT&NC BIDV (2021): “Thị trường chứng khoán Việt Nam: Nhận diện cơ hội, rủi ro và giải pháp phát triển bền vững”. TS. Vũ Nhữ Thăng “Định hướng phát triển thị trường tài chính Việt Nam giai đoạn 2021-2030”- Tạp chí tài chính tháng 2/2021. World Bank “World Economic Outlook”, April 2021. 18
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn