intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum trong 10 năm (2002-2012)

Chia sẻ: Ni Ni | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

67
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm mô tả xu hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum giai đoạn 2002 - 2012. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của các bà mẹ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum trong 10 năm (2002-2012)

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br /> <br /> XU HƢỚNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ CHĂM SÓC TRƢỚC, TRONG<br /> VÀ SAU SINH CỦA CÁC BÀ MẸ TẠI HAI TỈNH NINH THUẬN VÀ<br /> KON TUM TRONG 10 NĂM (2002 - 2012)<br /> Nguyễn Thanh Hà*; Bùi Thị Thu Hà*; Dương Minh Đức*; Lê Thị Thu Hà*<br /> TÓM TẮT<br /> Nghiên cứu nhằm mô tả xu hướng sử dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của<br /> các bà mẹ tại hai tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum giai đoạn 2002 - 2012. Kết quả: tỷ lệ phụ nữ<br /> mang thai được khám thai đủ 3 lần ở Kon Tum có xu hướng cải thiện (tăng từ 57% năm 2002<br /> lên 72,3% năm 2012) và có xu hướng giảm ở Ninh Thuận (77,5% năm 2002 giảm xuống 48,6%<br /> năm 2012). Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở y tế (CSYT) không thay đổi nhiều ở cả 2 tỉnh (Ninh Thuận<br /> từ 93,7 - 100% và Kon Tum từ 66,1 - 73,9%). Tỷ lệ đẻ tại nhà có sự trợ giúp của cán bộ y tế<br /> (CBYT) ở Ninh Thuận (63,4% năm 2006 và 68,8% năm 2012) cao hơn Kon Tum (39,4% năm<br /> 2006 và 47,7% năm 2012). Tỷ lệ phụ nữ đẻ được chăm sóc tuần đầu sau sinh có xu hướng<br /> giảm ở cả 2 tỉnh (Ninh Thuận giảm từ 91,5% năm 2002 xuống 82,8% năm 2012 và Kon Tum<br /> giảm từ 81,3% năm 2009 xuống 64,9% năm 2012).<br /> * Từ khóa: Chăm sóc trước, trong và sau sinh; Ninh Thuận; Kon Tum.<br /> <br /> THE TREND OF PRE, INTRA AND POST NATAL SERVICE<br /> UTILIZATION OF WOMEN AT NINHTHUAN AND KONTUM<br /> PROVINCES IN 10 YEARS (2002 - 2012)<br /> SUMMARY<br /> This research had been carried out in 2013 at Ninhthuan and Kontum provinces with the aim<br /> to describe the trend of pre, intra and post natal service utilization of women in ten years (2002 2012). We collected and analyzed the secondary data in this study. The result showed that, the<br /> percentage of delivered women with at least three prenatal visits in the trimester in the last<br /> pregnancy is improved in the period of 2002 - 2012 at Kontum province (from 57% in 2002 to<br /> 72.3% in 2012), while this is reduced in Ninhthuan province (77.5% in 2002 to 48.6% in 2012).<br /> The prevalence of institutional deliveries is not much changed the situation in both provinces<br /> (the prevalence in Ninhthuan varied from 93.7% to 100% and in Kontum varied from 66.1% to<br /> 73.9%). The percentage of home delivery with assisted by trained health providers is higher in<br /> Ninhthuan (63.4% in 2006 and 68.8% in 2012) in comparison with Kontum (39.4% in 2006 and<br /> 47.7% in 2012). The trend of postnatal care within 7 days after birth is decreased in both provinces<br /> (it is reduced from 91.5% in 2002 to 82.8% in 2012 at Ninhthuan and from 81.3% in 2009 to<br /> 64.9% in 2012 at Kontum province).<br /> * Key words: Antenatal care, intrapartum, postnatal care; Ninhthuan; Kontum.<br /> * Trường Đại học Y tế Công cộng<br /> Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thanh Hà (nth1@hsph.edu.vn)<br /> Ngày nhận bài: 17/04/2014; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 12/05/2014<br /> Ngày bài báo được đăng: 28/07/2014<br /> <br /> 8<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> Tum là 2 tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc<br /> thiểu số sinh sống và tỷ lệ hộ nghèo<br /> <br /> Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh là<br /> <br /> tương đối cao so với mặt bằng chung của<br /> <br /> những mục tiêu quan trọng nhất của Chiến<br /> <br /> cả nước, nên hành vi chăm sóc sức khỏe<br /> <br /> lược Quốc gia về Chăm sóc Sức khỏe<br /> <br /> bà mẹ còn nhiều hạn chế. Trong chương<br /> <br /> sinh sản. Mặc dù Ngành Sản phụ khoa<br /> <br /> trình quốc gia chu kỳ 7, UNFPA và Bộ Y<br /> <br /> thế giới và Việt Nam đã có những bước<br /> <br /> tế đã hỗ trợ Ninh Thuận và Kon Tum triển<br /> <br /> phát triển về kỹ thuật và đạt được nhiều<br /> <br /> khai can thiệp về làm mẹ an toàn và cấp<br /> <br /> thành tựu lớn, nhưng hàng năm trên thế<br /> <br /> cứu sản khoa nên việc chăm sóc sức<br /> <br /> giới ước tính có khoảng 350.000 - 500.000<br /> <br /> khỏe bà mẹ có những tiến bộ nhất định.<br /> <br /> ca tử vong mẹ, 8 triệu ca tai biến sản khoa,<br /> trong đó 99% ở các nước đang phát triển<br /> [2]. Ở Việt Nam, tỷ suất tử vong mẹ đã giảm<br /> từ 223/100.000 (1990) xuống 165/100.000<br /> (2001) và xuống còn 67/100.000 vào năm<br /> 2011 [8]. Tuy nhiên, tử vong mẹ vẫn còn<br /> rất cao ở các tỉnh miền núi hoặc những<br /> nơi có điều kiện kinh tế khó khăn. Báo<br /> cáo rà soát về người đỡ đẻ có kỹ năng tại<br /> Việt Nam năm 2009 cho thấy, mặc dù tỷ<br /> lệ đẻ tại các CSYT cao (87,7%), nhưng<br /> có sự khác biệt lớn giữa các vùng miền.<br /> Tỷ lệ đẻ tại nhà vẫn còn cao ở các tỉnh<br /> <br /> Bài báo này nhằm mô tả xu hướng sử<br /> dụng dịch vụ chăm sóc trước, trong và<br /> sau sinh của các bà mẹ tại 2 tỉnh Ninh<br /> Thuận và Kon Tum trong 10 năm (2002 2012) và so sánh với số liệu chung của<br /> toàn quốc cũng như vùng địa lý tương tự,<br /> từ đó có khuyến nghị cho việc cung cấp<br /> dịch vụ hiệu quả hơn trong giai đoạn tới.<br /> ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br /> NGHIÊN CỨU<br /> 1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br /> <br /> miền núi, có nhiều người dân tộc thiểu số.<br /> <br /> Số liệu thứ cấp của hệ thống y tế về sử<br /> <br /> Đường xa, kinh tế khó khăn cộng với phong<br /> <br /> dụng chăm sóc trước, trong và sau sinh<br /> <br /> tục tập quán còn lạc hậu là những yếu tố<br /> <br /> giai đoạn 2002 - 2012.<br /> <br /> chính cản trở việc sinh con tại CSYT.<br /> Trong những năm qua, Ngành Y tế<br /> Việt Nam đã có nhiều giải pháp, chương<br /> trình, dự án tăng cường chăm sóc sức<br /> khỏe bà mẹ và trẻ em trên toàn quốc nói<br /> chung và các tỉnh miền núi, vùng sâu<br /> vùng xa nói riêng, nhằm hướng tới mục<br /> tiêu thiên niên kỷ. Ninh Thuận và Kon<br /> <br /> 41<br /> <br /> 2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br /> * Thời gian và địa điểm nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu được tiến hành tại Ninh Thuận<br /> và Kon Tum vào tháng 11 - 2013.<br /> * Thiết kế nghiên cứu:<br /> Nghiên cứu sử dụng phương pháp<br /> phân tích số liệu thứ cấp về sử dụng dịch<br /> vụ chăm sóc trước, trong và sau sinh của<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br /> <br /> 2 tỉnh Ninh Thuận và Kon Tum cùng với<br /> sự thẩm tra của các bên liên quan về độ<br /> tin cậy và tính phù hợp của số liệu.<br /> * Phương pháp thu thập số liệu:<br /> - Phiếu thu thập số liệu và hướng dẫn<br /> thu thập số liệu được xây dựng dựa trên<br /> một số chỉ số chính về chăm sóc trước,<br /> trong và sau sinh. Sở Y tế Ninh Thuận và<br /> Kon Tum đóng vai trò điều phối thu thập<br /> số liệu. Phiếu thu thập số liệu và hướng<br /> dẫn thu thập số liệu được nhóm nghiên<br /> cứu gửi tới Sở Y tế trước ít nhất 10 ngày<br /> để bộ phận quản lý số liệu có thời gian<br /> chuẩn bị các số liệu cần thu thập.<br /> - Số liệu sau khi được thu thập sẽ được<br /> phân tích sơ bộ và đối chiếu, rà soát với<br /> các bên liên quan để kiểm tra tính chính xác<br /> và độ tin cậy.<br /> - Nguồn số liệu của nghiên cứu bao<br /> gồm:<br /> + Số liệu của hệ thống y tế từ năm<br /> 2002 - 2012.<br /> + Báo cáo hàng năm của Sở Y tế.<br /> + Các báo cáo về làm mẹ an toàn được<br /> UNFPA tài trợ giai đoạn 2006 - 2012.<br /> + Đánh giá nhu cầu về làm mẹ an toàn<br /> và cấp cứu sản khoa tại 2 tỉnh Ninh Thuận<br /> và Kon Tum.<br /> + Các báo cáo giám sát và hỗ trợ kỹ<br /> thuật.<br /> - Các bên liên quan tham gia thẩm tra<br /> số liệu bao gồm: đại diện Sở Y tế (Phòng<br /> Kế hoạch), Trung tâm Sức khỏe sinh sản<br /> tỉnh và Bệnh viện tỉnh.<br /> * Chỉ số nghiên cứu và phương pháp<br /> đo lường:<br /> - Chăm sóc trước sinh:<br /> <br /> 42<br /> <br /> + Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám<br /> thai ít nhất 3 lần ở 3 giai đoạn của thai<br /> nghén.<br /> + Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm<br /> phòng uốn ván.<br /> - Chăm sóc trong sinh:<br /> + Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại các CSYT tuyến<br /> tỉnh, huyện và xã.<br /> + Tỷ lệ phụ nữ đẻ có sự trợ giúp của<br /> CBYT được đào tạo.<br /> + Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại nhà được CBYT<br /> được đào tạo chăm sóc<br /> - Chăm sóc sau sinh: tỷ lệ phụ nữ được<br /> chăm sóc 7 ngày sau sinh.<br /> Tất cả các chỉ số trên được tính toán<br /> dựa trên “Hướng dẫn sử dụng sổ sách,<br /> biểu mẫu báo cáo và cách tính chỉ tiêu<br /> chăm sóc sức khỏe sinh sản” ban hành<br /> kèm theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Y<br /> tế số 3440/QĐ-BYT ngày 17/9/2009 về<br /> việc Ban hành hệ thống sổ sách, biểu<br /> mẫu, báo cáo thống kê y tế.<br /> * Công cụ thu thập số liệu và kiểm soát<br /> chất lượng số liệu:<br /> Nhóm nghiên cứu đã sử dụng biểu<br /> mẫu thu thập số liệu thứ cấp để thu thập<br /> các thông tin về sử dụng dịch vụ chăm<br /> sóc trước, trong và sau sinh tại 2 tỉnh<br /> Ninh Thuận và Kon Tum giai đoạn 2000 2012. Để kiểm soát chất lượng, các chỉ<br /> số được định nghĩa rõ ràng về cách thu<br /> thập và phương pháp tính toán. Nhóm<br /> nghiên cứu phải thành thạo và hiểu một<br /> cách thống nhất tất cả các biểu mẫu thu<br /> thập số liệu và quy trình làm việc tại thực<br /> địa. Số liệu sau khi thu thập ở các tuyến<br /> được các bên liên quan kiểm chứng để<br /> đảm bảo tính chính xác.<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br /> <br /> * Phân tích số liệu:<br /> <br /> theo định nghĩa chỉ số và trình bày theo<br /> năm. So sánh số liệu của 2 tỉnh với số<br /> liệu chung của quốc gia và vùng địa lý<br /> tương tự.<br /> <br /> Số liệu được nhập bằng phần mềm<br /> Excel và phân tích bằng phần mềm<br /> SPSS. Xu hướng sử dụng dịch vụ chăm<br /> sóc trước, trong và sau sinh tính toán<br /> KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br /> 1. Chăm sóc trƣớc sinh.<br /> <br /> Hai chỉ số chính được đánh giá trong sử dụng dịch vụ chăm sóc trước sinh gồm:<br /> tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai đủ 3 lần vào 3 giai đoạn của thai nghén và tỷ lệ<br /> phụ nữ mang thai được tiêm phòng đủ 2 mũi phòng uốn ván.<br /> <br /> (* Từ năm 2010, tỷ lệ này được tính là khám thai đủ 3 lần trong 3 giai đoạn thai nghén<br /> ** Số liệu toàn quốc lấy từ Niên giám thống kê y tế hàng năm của Bộ Y tế)<br /> <br /> Biểu đồ 1: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai đủ 3 lần trước sinh.<br /> Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về chăm<br /> sóc sức khỏe sinh sản của Bộ Y tế đã<br /> khuyến cáo phụ nữ cần được khám thai ít<br /> nhất 3 lần trong suốt quá trình mang thai.<br /> Số liệu về khám thai ở 2 tỉnh cho thấy,<br /> nhìn chung, tỷ lệ khám thai đủ 3 lần trong<br /> giai đoạn 2002 - 2012 thấp hơn trung<br /> bình chung của toàn quốc (biểu đồ 1). Từ<br /> năm 2009, biểu mẫu thu thập số liệu của<br /> hệ thống y tế có thay đổi, trong đó “tỷ lệ<br /> <br /> 43<br /> <br /> khám thai đủ 3 lần” được thay bằng “tỷ lệ<br /> khám thai đủ 3 lần vào 3 giai đoạn của<br /> thai kỳ”, chính vì vậy, đường biểu diễn tỷ<br /> lệ khám thai có xu hướng đi xuống vào<br /> năm 2009. Đáng lưu ý, sau khi thay đổi<br /> chỉ số tính toán, Ninh Thuận đã có sự<br /> thay đổi lớn về tỷ lệ phụ nữ mang thai<br /> được khám thai đủ 3 lần ở cả 3 giai đoạn<br /> của thai kỳ. Năm 2010, tỷ lệ này ở Ninh<br /> Thuận rất thấp (16,3%) và tăng dần trong<br /> <br /> TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2014<br /> <br /> hai năm 2011 - 2012 (48,6%). Còn tại<br /> Kon Tum, tỷ lệ này tăng từ 57% năm<br /> 1995 lên 72,3% năm 2012. Nếu xét riêng<br /> trong giai đoạn 2006 - 2012, là giai đoạn<br /> đã có can thiệp của UNFPA và Bộ Y tế, tỷ<br /> lệ khám thai đủ 3 lần ở cả 2 tỉnh tương<br /> đương nhau và thấp hơn so với toàn<br /> quốc. Nhưng nếu so sánh với tỷ lệ khám<br /> thai ở vùng nông thôn và ở các tỉnh khác<br /> cùng khu vực địa lý, tỷ lệ khám thai của<br /> phụ nữ ở Ninh Thuận và Kon Tum có một<br /> số khác biệt. Kon Tum có tỷ lệ cao hơn tỷ<br /> <br /> lệ chung của khu vực Tây Nguyên, năm<br /> 2012, tỷ lệ khám thai 3 lần trong giai đoạn<br /> mang thai ở Kon Tum cao gần gấp 2 lần<br /> tỷ lệ chung ở các tỉnh Tây Nguyên (72,3%<br /> so với 37,6%) [3]. Tỷ lệ này ở Ninh Thuận<br /> thấp hơn ở khu vực Duyên Hải Trung Bộ<br /> (48,6% so với 56%) [4].<br /> Tuy vậy, số liệu của nghiên cứu này là<br /> số liệu thứ cấp từ hệ thống báo cáo<br /> thường kỳ, hệ thống này còn nhiều hạn<br /> chế trong thu thập và thống kê các chỉ số<br /> so với nhiều nghiên cứu trước đây [6].<br /> <br /> Biểu đồ 2: Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván.<br /> Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng<br /> <br /> Dự án làm mẹ an toàn do UNFPA và Bộ<br /> <br /> uốn ván khá cao ở Kon Tum (khoảng 85 -<br /> <br /> Y tế tài trợ. Giai đoạn 2010 - 2012, tỷ lệ<br /> <br /> 95%) và tương đương với tỷ lệ chung của<br /> toàn quốc. Trong khi đó, tỷ lệ này dao<br /> <br /> phụ nữ mang thai được tiêm đủ 2 mũi<br /> phòng uốn ván ở 2 tỉnh đều có xu hướng<br /> <br /> động khá nhiều tại Ninh Thuận trong giai<br /> đoạn 2000 - 2006 và có xu hướng ổn định<br /> <br /> giảm (từ > 95% xuống 90%) và thấp hơn<br /> tỷ lệ chung của toàn quốc (95%). Tuy nhiên,<br /> <br /> hơn trong các năm 2006 - 2012, có thể do<br /> trong những năm này có can thiệp của<br /> <br /> khi so sánh với điều tra Đánh giá các mục<br /> tiêu Trẻ em và Phụ nữ 2011 (MICS 4),<br /> <br /> 44<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0