intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán & lộ trình thích ứng của Việt Nam – Góc nhìn của hội nghề nghiệp

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán & lộ trình thích ứng của Việt Nam – Góc nhìn của hội nghề nghiệp" đã mô tả xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán trên thế giới, phân tích và so sánh để làm rõ sự thiếu hụt/khác biệt và nhu cầu cập nhật/thích ứng chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Từ đó, lộ trình thích ứng phù hợp cũng được đề xuất làm cơ sở cho các học giả và cơ quan chính sách nghiên cứu và ban hành phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán & lộ trình thích ứng của Việt Nam – Góc nhìn của hội nghề nghiệp

  1. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 XU HƯỚNG THAY ĐỔI CỦA CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN & LỘ TRÌNH THÍCH ỨNG CỦA VIỆT NAM – GÓC NHÌN CỦA HỘI NGHỀ NGHIỆP CHANGING TRENDS OF AUDIT STANDARDS & VIETNAM'S APPROVAL ROAD – THE PROFESSIONAL BODY’S POINT OF VIEW TS. Trần Khánh Lâm Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) Ngày nhận bài: 25/9/2021 Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021 Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cho đến nay, Việt Nam đã có 47 chuẩn mực nghề nghiệp (bao gồm các chuẩn mực kiểm toán) cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các chuẩn mực này đã được áp dụng trong thực tiễn hành nghề, giúp kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) xử lý tốt hơn rủi ro của cuộc kiểm toán, thúc đẩy nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Tuy nhiên trong thời gian qua, các chuẩn mực nghề nghiệp của quốc tế đã liên tục được ban hành lại, ban hành mới hoặc sửa đổi, dẫn tới có nhiều nội dung thay đổi so với các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành tại Việt Nam. Đặc biệt, nhóm chuẩn mực quốc tế về báo cáo kiểm toán đã có các thay đổi mang tính bước ngoặt và ảnh hưởng lan tỏa đến hầu hết các chuẩn mực còn lại. Vì vậy, kết quả là bài viết đã mô tả xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán trên thế giới, phân tích và sánh để làm rõ sự thiếu hụt/khác biệt và nhu cầu cập nhật/thích ứng chuẩn mực kiểm toán của Việt Nam. Từ đó, lộ trình thích ứng phù hợp cũng được đề xuất làm cơ sở cho các học giả và cơ quan chính sách nghiên cứu và ban hành phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta. Từ khóa: chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (CMKT), chuẩn mực kiểm toán quốc tế, báo cáo kiểm toán, vấn đề kiểm toán quan trọng (KAM) ABSTRACT Up to now, Vietnam has 47 professional standards (including auditing standards) basically in line with international standards. These standards have been applied in practice, helping auditors and auditing firms better handle the risks of the audit, promoting the quality of audit of financial statement. However, recent years, international professional standards have been continuously revised, newly issued, amended leading to many changes compared to current professional standards in Vietnam. In particular, the group of international standards on audit reports has had landmark changes and pervasive influence on most of the remaining standards. Therefore, the article describes the changing trend of auditing standards in the world, analyzed and compared to clarify the shortage/difference and the need to update/adapt audit standards of Vietnam. Since then, the appropriate adaptation roadmap has also been proposed as a basis for scholars and policy agencies to study and promulgate in accordance with the practical conditions of our country. Key Words: Vietnam Standard Auditing (VSA), International Standard Auditing (ISA), Auditor’s report, Key Audit Matter (KAM) 1089
  2. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 1. Giới thiệu Có thể nói, DNKT và KTV không thể thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng và đảm bảo được lợi ích công chúng, đặc biệt là lợi ích của nhà đầu tư nếu không tuân thủ chuẩn mực. Chính vì vậy, cùng với việc thành lập các DNKT đầu tiên vào năm 1991 và đưa dịch vụ KTĐL vào hoạt động tại Việt Nam, do yêu cầu khách quan từ sự phát triển của nền kinh tế thị trường, Bộ Tài chính (BTC) cũng đã sớm nghiên cứu và ban hành hệ thống CMKT. Từ năm 1999 đến năm 2005, BTC lần đầu tiên ban hành 37 CMKT và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, được soạn thảo dựa trên các chuẩn mực kiểm toán quốc tế có hiệu lực từ trước năm 2000 đến năm 2004. Các chuẩn mực này đã góp phần hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động KTĐL, làm cơ sở cho việc thực hành kiểm toán và hoạt động đào tạo, tạo điều kiện cho nghề nghiệp kiểm toán phát triển. Sau hơn 10 năm ban hành, hệ thống CMKT quốc tế đã có nhiều thay đổi, môi trường hoạt động và kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phức tạp, yêu cầu về chất lượng dịch vụ cũng như trách nhiệm của KTV ngày càng cao. Chính vì vậy, ngày 13/05/2008, BTC đã ký QĐ số 1053/QĐ-BTC về việc “Ủy quyền cho Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam”. Sau 4 năm, theo Nghị định 17/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật KTĐL 2011 đã quy định tại Điều 4 giao cho tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán “Thực hiện nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống CMKT Việt Nam trên cơ sở hệ thống CMKT quốc tế theo quy trình xây dựng, ban hành và công bố CMKT Việt Nam, trình Bộ trưởng BTC ban hành”. Từ năm 2009 đến năm 2015, với sự hỗ trợ tâm huyết, nhiệt tình của BTC, các DNKT, và các trường đại học,… VACPA đã tổ chức thành công việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp Việt Nam thành 2 giai đoạn: • Giai đoạn 1: từ năm 2009 đến hết năm 2012, soạn thảo 37 CMKT Việt Nam (đợt 1) dựa trên các CMKT quốc tế có hiệu lực từ 2009 và đã được BTC ban hành tại thông tư 214/2012/TT- BTC. Nhóm chuẩn mực này tập trung vào dịch vụ kiểm toán, cụ thể gồm 36 CMKT và 01 chuẩn mực về kiểm soát chất lượng (VSQC1). • Giai đoạn 2: từ năm 2013 đến năm 2015, soạn thảo 10 chuẩn mực Việt Nam đợt 2 dựa trên các chuẩn mực quốc tế có hiệu lực đến năm 2014 và được BTC ban hành theo 6 thông tư vào ngày 8/5/2015. Khác với 37 chuẩn mực đợt 1 chỉ tập trung vào dịch vụ kiểm toán, 10 chuẩn mực đợt 2 có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả dịch vụ soát xét (VSRE), dịch vụ đảm bảo khác ngoài dịch vụ kiểm toán, soát xét thông tin tài chính quá khứ (VSAE), dịch vụ liên quan (VSRS) và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Với phạm vi rộng, nhiều khái niệm mới mang tính tổng quát cao và đề cập đến nhiều loại dịch vụ chưa phát triển nhiều ở Việt Nam nên 10 chuẩn mực đợt 2 tương đối khó về mặt nội dung và cũng rất đồ sộ về khối lượng. Việc ban hành 10 chuẩn mực đợt 2, ngoài thúc đẩy sự phát triển nghề nghiệp KTĐL ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, còn giúp mở rộng thị trường, các dịch vụ mới và đối tượng khách hàng cho DNKT. Như vậy, tính đến năm 2015, Việt Nam đã có 47 chuẩn mực nghề nghiệp cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được phân loại rõ ràng giữa các nhóm chuẩn mực tương ứng với các loại dịch vụ đảm bảo và dịch vụ phi đảm bảo, để từ đó làm rõ mục tiêu, yêu cầu, công việc và kết quả mà người hành nghề cần thực hiện hoặc đạt được. 1090
  3. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Các dịch vụ phải tuân thủ chuẩn mực Các dịch vụ không phải tuân thủ chuẩn mực Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1 (VSQC1) Khuôn khổ Việt Nam (VN) về hợp đồng dịch vụ đảm bảo Dịch vụ kiểm Dịch vụ Dịch Các dịch toán và soát xét đảm bảo Tư Thuế thông tin tài vụ vụ khác khác vấn chính quá khứ liên quan VSAs VSREs VSAEs VSRSs 100-999 2000-2699 3000-3699 4000-4699 Chuẩn Chuẩn Chuẩn mực Chuẩn mực mực mực VN về VN về kiểm VN về hợp đồng dịch vụ liên toán dịch vụ dịch vụ quan VN soát xét đảm bảo Hình 1. Sơ đồ phân loại các chuẩn mực nghề nghiệp đã ban hành Nhìn chung, Việt Nam đã có 47 chuẩn mực nghề nghiệp (bao gồm các chuẩn mực kiểm toán) cơ bản phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Các chuẩn mực này đã được áp dụng trong thực tiễn hành nghề, giúp kiểm toán viên (KTV) và doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) xử lý tốt hơn rủi ro của cuộc kiểm toán, thúc đẩy nâng cao chất lượng kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC). Tuy nhiên trong thời gian qua, các chuẩn mực nghề nghiệp của quốc tế đã liên tục được ban hành lại, ban hành mới hoặc sửa đổi, dẫn tới có nhiều nội dung thay đổi so với các chuẩn mực nghề nghiệp hiện hành tại Việt Nam. Đặc biệt, nhóm chuẩn mực quốc tế về báo cáo kiểm toán đã có các thay đổi mang tính bước ngoặt và ảnh hưởng lan tỏa đến hầu hết các chuẩn mực còn lại (KPMG, 2020), đặc biệt dưới tác động của sự phát triển và ảnh hưởng của công nghệ (Atayah và Alshater, 2021). Vì vậy, việc cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp tại Việt Nam là cần thiết để tăng cường đảm bảo lợi ích công chúng và thúc đẩy nghề nghiệp kiểm toán độc lập (KTĐL) phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế (Atayah và Alshater, 2021; KPMG, 2020). Trong bối cảnh đó, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) là tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán tại Việt Nam, được Chính phủ quy định thực hiện việc nghiên cứu, soạn thảo, cập nhật hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trên cơ sở hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế để trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành (Điều 4, Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/03/2012 của Chính phủ). Theo đó, VACPA đang triển khai cập nhật lại toàn bộ các chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam, quá trình này được bắt đầu từ năm 2020. 1091
  4. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Vì vậy, bài viết được thực hiện nhằm mục tiêu phản ánh xu hướng thay đổi của chuẩn mực kiểm toán, phân tích các điểm thiếu hụt/khác biệt & lộ trình thích ứng chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam. Từ đó, bài viết góp phần giúp các học giả và các nhà chính sách nghiên cứu, đề xuất, xây dựng và ban hành các chính sách và quy định phù hợp nhằm giúp cho hoạt động KTĐL tại Việt Nam phát triển và hội nhập trong bối cảnh tác động của công nghệ 4.0. 2. Phương pháp Bài viết được triển khai theo cách tiếp cận Bibliometric kết hợp với phân tích nội dung. Đây là một trong những kỹ thuật phân tích được sử dụng phổ biến và được công nhận bởi nhiều học giả nghiên cứu (Koskinen và các cộng sự, 2008). Trên cơ sở sử dụng kỹ thuật dữ liệu lịch sữ, tác giả tiến hành tổng hợp và phân tích để thấy rõ tính cấp thiết cũng như xu hướng thay đổi của chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế và Việt Nam (bao gồm chuẩn mực kiểm toán), bản chất và mục tiêu của các thay đổi cùng với lộ trình cập nhật tại Việt Nam. Từ đó, phương pháp khái quát hoá kết hợp với quan sát thực tiễn được vận dụng để xây dựng và đề xuất các kiến nghị phù hợp nhằm giúp các học giả và các nhà chính sách nghiên cứu và ban hành các quy định phù hợp giúp cho sự phát triển cũng như là lộ trình thích ứng của ngành nghề KTĐL. 3. Kết quả và bàn luận 3.1. Xu hướng thay đổi của chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế Trong thời gian qua, các chuẩn mực nghề nghiệp của quốc tế đã liên tục được ban hành lại, ban hành mới hoặc sửa đổi như sau: (1)Đến 31/12/2020, so với phiên bản sử dụng để soạn thảo các chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam, ngoài 2 chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo khác (ISAE 3402 (Chuẩn mực quốc tế về dịch vụ đảm bảo số 3402 – Báo cáo đảm bảo về các kiểm soát tại tổ chức cung cấp dịch vụ), ISAE 3410 (Chuẩn mực quốc tế về dịch vụ đảm bảo số 3410 – Dịch vụ đảm bảo về báo cáo khí thải nhà kính) quốc tế đã có từ trước nhưng Việt Nam chưa ban hành, Ủy ban Chuẩn mực Kiểm toán và Dịch vụ đảm bảo Quốc tế (IAASB) đã ban hành mới 01 chuẩn mực về Báo cáo kiểm toán và 01 Khuôn khổ về chất lượng kiểm toán, ban hành lại và sửa đổi 31/36 CMKT so với các CMKT của Việt Nam (xem phụ lục số 1). (2)Tháng 1/2021, IAASB đã ban hành mới và ban hành lại ba Chuẩn mực về quản lý chất lượng có hiệu lực vào tháng 12/2022, bao gồm ISQM1- “Quality management for firms that perform audits or reviews of financial statements, or other assurance or related services engagements/Quản lý chất lượng đối với doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét BCTC hoặc dịch vụ đảm bảo khác hoặc dịch vụ liên quan”, ISQM2- “Engagement quality reviews/Soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ” và ISA220 – “Quality management for an audit of financial statements/Quản lý chất lượng đối với cuộc kiểm toán BCTC”, trong đó ISQM2 là chuẩn mực mới chưa có trước đây, quy định và hướng dẫn về phạm vi các hợp đồng phải được soát xét chất lượng, về việc bổ nhiệm và tiêu chuẩn của người soát xét việc kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ; trách nhiệm của người soát xét liên quan đến quy trình thực hiện soát xét, ghi chép, lưu trữ hồ sơ soát xét. Việc ban hành 2 chuẩn mực ISQM1 và ISQM2 mới nhằm mục đích thay thế ISQC1 trước đây. Việc thay đổi tên từ “Kiểm soát chất lượng/Quality control” sang “Quản lý chất lượng/Quality management” thể hiện cách tiếp cận mới là quản lý chất lượng dựa trên phương pháp đánh giá rủi ro, thay vì chỉ đặt ra các thủ tục kiểm soát chất lượng mà DNKT phải tuân theo. Cách tiếp cận mới đặt ra các mục tiêu chất lượng, tức là dựa trên kết quả đạt được, thay vì chỉ đặt ra các thủ tục cụ 1092
  5. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 thể mà có thể không phù hợp và không hiệu quả với hoàn cảnh cụ thể của DNKT. (3)Tháng 6/2020, IAASB đã triển khai dự án xây dựng và ban hành chuẩn mực riêng cho các cuộc kiểm toán đơn vị ít phức tạp (Less Complex Entities/LCEs) với kế hoạch như sau: Tháng 7/2020 Tháng 12/2020 Tháng 3/2021 Tháng 6/2021 Bắt đầu phát triển Đề xuất dự án và Thảo luận về Dự Phê duyệt bản dự án Dự thảo lần đầu thảo lần hai Dự thảo xin ý kiến Hình 2. Kế hoạch ban hành chuẩn mực riêng cho kiểm toán đơn vị ít phức tạp của IAASB Và chuẩn mực được xây dựng dựa trên cơ sở: (i) Sử dụng các khái niệm và nguyên tắc tương tự các CMKT quốc tế hiện nay với phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro và yêu cầu thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để đưa ra ý kiến với mức độ đảm bảo hợp lý; và (ii) bao gồm tất cả các yêu cầu phù hợp với cuộc kiểm toán cho một đơn vị ít phức tạp và các yêu cầu này là dựa trên các yêu cầu căn bản/quan trọng nhất từ ISA. Phương pháp kiểm toán dựa trên đánh giá rủi ro Yêu cầu tài liệu Ý kiến kiểm toán rõ ràng, đảm bảo nhất quán hợp lý Tương tự các khái niệm cơ bản của ISAs Yêu cầu quản lý Mục tiêu cho các đạo đức và chất thủ tục lượng kiểm toán Xét đoán chuyên môn và hoài nghi nghề nghiệp Hình 3. Cơ sở xây dựng chuẩn mực riêng cho kiểm toán đơn vị ít phức tạp của IAASB Bên cạnh, chuẩn mực này còn được chia thành các phần theo trình tự của một cuộc kiểm toán và đưa ra các yêu cầu phù hợp cho từng phần khác nhau trong một cuộc kiểm toán. Các khái Quản lý Bằng Chấp nhận và Lập Xác Xử lý Kết luận Hình niệm nền chất chứng duy trì hợp kế định và rủi ro thành ý tảng và lượng kiểm đồng kiểm hoạch đánh có sai kiến và nguyên cuộc toán và hợp giá sót báo cáo tắc kiểm đồng năm rủi ro trọng chung đầu tiên yếu Hình 4. Yêu cầu được đưa ra theo trình tự của cuộc kiểm toán (4) Ủy ban Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp quốc tế (IESBA) đã ban hành các phiên bản 1093
  6. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 mới của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán quốc tế (chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán hiện hành của Việt Nam soạn thảo dựa trên phiên bản năm 2014 của quốc tế). Từ phiên bản năm 2018, chuẩn mực đạo đức quốc tế đã thay đổi cả về tên gọi, cấu trúc và nội dung. Tên gọi của chuẩn mực được đổi thành “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán quốc tế (bao gồm các chuẩn mực quốc tế về tính độc lập)” (trước đây tên là “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán quốc tế”). Về nội dung, Chuẩn mực đạo đức quốc tế đã có sự cải thiện lớn về khuôn khổ khái niệm; các biện pháp bảo vệ được quy định rõ ràng và mạnh hơn, được liên kết tốt hơn với các nguy cơ đe dọa; tăng cường các quy định về tính độc lập để xử lý việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng kiểm toán hoặc dịch vụ đảm bảo khác trong nhiều năm (yêu cầu cơ chế luân chuyển mạnh hơn cho đơn vị có lợi ích công chúng: trước đây sau khi đã cung cấp dịch vụ nhiều năm, các thành viên có vai trò chủ chốt của cuộc kiểm toán không được tham gia trong vòng 2 năm sau đó. Theo phiên bản mới, thành viên Ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán không được tham gia 5 năm sau đó, người soát xét việc kiểm soát chất lượng không được tham gia 3 năm sau đó, còn các thành viên có vai trò chủ chốt khác không được tham gia trong vòng 2 năm sau đó), về chấp nhận các các khoản quà tặng và ưu đãi; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu biết tình huống khi thực hiện xét đoán chuyên môn và giải thích việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản hỗ trợ việc thực hiện sự hoài nghi nghề nghiệp trong một cuộc kiểm toán hoặc dịch vụ đảm bảo khác;…Hiện nay IESBA đang tiếp tục sửa đổi chuẩn mực đạo đức quốc tế, trong đó tập trung vào sửa đổi khái niệm về đơn vị có lợi ích công chúng và các vấn đề phát sinh liên quan. Theo kế hoạch, IESBA sẽ phê duyệt và ban hành chuẩn mực đạo đức quốc tế mới vào tháng 12/2021. (5)IAASB vẫn đang tiếp tục thực hiện các dự án sửa đổi CMKT và các các chuẩn mực nghề nghiệp khác trong thời gian tới, trong đó bao gồm sửa đổi CMKT cho phù hợp với ISQM1, ISQM2 và chuẩn mực đạo đức mới. Trong vòng 3 năm tới (đến 2023), kế hoạch của IAASB sẽ tập trung vào xử lý các thách thức mới nổi liên quan đến lợi ích công chúng, bao gồm: (1) Ảnh hưởng của công nghệ; (2) Nhu cầu về báo cáo để đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu thông tin của các bên liên quan (bao gồm báo cáo thông tin phi tài chính); (3) Sự thay đổi kỳ vọng đối với cuộc kiểm toán liên quan đến các vấn đề như gian lận và hoạt động liên tục. Bảng 1. Thách thức trong xây dựng các chuẩn mực trong tương lai của IAASB Đối tượng Nội dung • Các công nghệ thay đổi và phát triển nhanh chóng (ví dụ: trí tuệ nhân tạo, robot, blockchain, điện toán đám mây, mạng xã hội và nền tảng thanh toán kỹ thuật số). Tiến bộ trong • Sự phát triển trong việc sử dụng các công nghệ tiên tiến, bao gồm cách công nghệ và sử các công cụ tự động (bao gồm cả phân tích dữ liệu tự động) được sử dụng để dụng công nghệ thực hiện công việc đối với các hợp đồng kiểm toán và hợp đồng dịch vụ đảm bảo khác cũng như cách các công nghệ đó ảnh hưởng đến cách các nhóm được tổ chức và tương tác. • Tăng áp lực liên quan đến khả năng mở rộng và tính tương xứng của các Môi trường cho chuẩn mực, đặc biệt là liên quan đến ISA và chuẩn mực quản lý chất lượng. các đơn vị ít • Các ngưỡng kiểm toán thay đổi đang làm tăng nhu cầu về các loại dịch vụ phức tạp đảm bảo hoặc các dịch vụ khác cho các đơn vị ít phức tạp. Tính phức tạp • Môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp và do đó, các chuẩn 1094
  7. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 tăng lên và ảnh mực BCTC ngày càng trở nên phức tạp hơn. hưởng của nó • Hoạt động kế toán ngày càng phát triển, các giao dịch ngày càng phức tạp hơn và BCTC tiếp tục thay đổi, cần nhiều ước tính và xét đoán của Ban Giám đốc hơn. • Tốc độ thay đổi đang thúc đẩy sự phức tạp bằng cách làm trầm trọng thêm tác động của nhiều yếu tố được đề cập trong phần này, làm tăng áp lực lên khả năng đáp ứng và mức độ phù hợp. • Việc áp dụng ngày càng nhiều các CMKT và chuẩn mực dịch vụ đảm bảo khác phức tạp hơn làm tăng thách thức trong việc thực hiện và áp dụng cho KTV nên cần có hướng dẫn và hỗ trợ. • Báo cáo của doanh nghiệp tiếp tục phát triển, nhiều người sử dụng các báo Thay đổi nhu cáo của doanh nghiệp ngày càng tập trung vào thông tin phi tài chính sẵn có cầu báo cáo của và cần có sự đảm bảo (ví dụ: báo cáo phát triển bền vững, các yêu cầu báo các bên liên cáo nâng cao đối với các tổ chức tài chính hoặc báo cáo đề cập đến các thỏa quan thuận quản trị và kiểm soát nội bộ hoặc hình thức báo cáo mở rộng khác). • Dao động niềm tin và sự tin tưởng vào các cuộc kiểm toán phát sinh từ những sai phạm gần đây và kết quả không đạt yêu cầu từ các cuộc kiểm tra Thay đổi niềm của cơ quan quản lý ở các quốc gia. tin của công • Các chủ đề về lợi ích công chúng đang nổi lên do thay đổi kỳ vọng của chúng trong các bên liên quan về những gì các chuẩn mực cần yêu cầu KTV thực hiện, các cuộc kiểm như liên quan đến việc phát hiện và báo cáo gian lận, và xem xét vấn đề hoạt toán động liên tục ('khoảng cách kỳ vọng' giữa những gì được kỳ vọng từ cuộc kiểm toán với CMKT yêu cầu KTV phải thực hiện). 3.2. Nội dung thay đổi của nhóm chuẩn mực về báo cáo kiểm toán nhằm tăng cường trách nhiệm kiểm toán đơn vị có lợi ích công chúng a) Các vấn đề kiểm toán quan trọng (Key audit matters/KAM) trong báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán là phương tiện để thông báo kết quả quá trình kiểm toán. Do đó IAASB đã ban hành ISA 701 nhằm mục đích chính là bổ sung KAM vào báo cáo kiểm toán BCTC của tổ chức niêm yết nhằm nâng cao giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán qua việc cung cấp thông tin minh bạch hơn về cuộc kiểm toán đã thực hiện. Việc thông báo KAM sẽ giúp người sử dụng BCTC hiểu hơn về những vấn đề quan trọng nhất của cuộc kiểm toán BCTC kỳ hiện tại, những khu vực chính mà cuộc kiểm toán tập trung vào hiểu hơn về đơn vị được kiểm toán. Việc bổ sung KAM cũng giúp tăng cường thông tin được trao đổi giữa KTV và nhà đầu tư cũng như Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán, gia tăng sự chú ý của Ban Giám đốc, những người chịu trách nhiệm lập BCTC để nâng cao chất lượng lập BCTC, thúc đẩy KTV nâng cao thái độ hoài nghi nghề nghiệp. Theo ISA 701, KAM “là các vấn đề quan trọng nhất của cuộc kiểm toán BCTC kỳ hiện tại theo xét đoán chuyên môn của KTV. Các vấn đề kiểm toán quan trọng được lựa chọn từ các vấn đề trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán”. Việc xác định KAM dựa trên xét đoán chuyên môn của KTV. Có rất nhiều vấn đề mà KTV cần phải cân nhắc hoặc được yêu cầu phải trao đổi với Ban quản trị của khách hàng. KTV cần phải đánh giá xem những vấn đề nào trong số đó là quan trọng nhất và cần được trình bày trong báo cáo kiểm toán. Có 3 vấn đề mà ISA 701 yêu cầu KTV phải chú ý khi xác định KAM: 1095
  8. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 − Các khu vực được xem xét là có rủi ro có sai sót trọng yếu cao hoặc được xác định là rủi ro đáng kể; − Các xét đoán quan trọng của KTV liên quan đến các khía cạnh của BCTC có sử dụng xét đoán quan trọng của Ban Giám đốc, bao gồm các ước tính kế toán được xác định là có mức độ không chắc chắn cao; − Ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán từ các sự kiện hay giao dịch trọng yếu đã xảy ra trong kỳ. Đoạn mô tả KAM sẽ nêu tại một mục riêng biệt, sau đoạn “Ý kiến kiểm toán” để làm nổi bật các thông tin này. Đồng thời việc trình bày KAM phải tham chiếu đến thuyết minh liên quan trên BCTC (nếu có) và phải chỉ rõ lý do tại sao vấn đề đó được xem là KAM và vấn đề đó đã được xử lý như thế nào trong cuộc kiểm toán. Tuy nhiên người sử dụng BCTC cần lưu ý rằng KAM không phải là "kết luận mới" hay "ý kiến mới" mà KTV đưa ra, KTV vẫn chỉ đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Đồng thời, người sử dụng BCTC không nên nhầm lẫn rằng lý do của việc KTV trình bày KAM là do BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu vì có một số vấn đề nêu trong KAMs thuộc về thuộc tính vốn có của BCTC. Ví dụ: Lợi thế thương mại đã ghi nhận phải đánh giá suy giảm giá trị hàng năm do nó thường có giá trị đáng kể và trọng yếu trên BCTC nên lợi thế thương mại là vấn đề được cuộc kiểm toán tập trung vào và thường là một KAM. Đứng trên giác độ của KTV và DNKT, yêu cầu trình bày KAM trên báo cáo kiểm toán sẽ ảnh hưởng đến công việc của nhóm kiểm toán ở tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán, nên khi ban hành mới ISA 701, IAASB đã ban hành lại và sửa đổi nhiều chuẩn mực liên quan đến việc xác định, đánh giá rủi ro, xử lý rủi ro đã đánh giá và tổng hợp, lập báo cáo kiểm toán. Do KAM thường liên quan đến các khu vực có xét đoán quan trọng và phức tạp trên BCTC của Ban Giám đốc đơn vị, và do đó thường liên quan đến các xét đoán khó khăn, phức tạp của KTV. Theo đó, các vấn đề này thường ảnh hưởng đến chiến lược kiểm toán tổng thể của KTV, việc phân bổ nguồn lực và phạm vi cuộc kiểm toán, ví dụ, phạm vi tham gia của nhân sự cấp cao trong hợp đồng kiểm toán hoặc việc tham gia của các chuyên gia hoặc các cá nhân có chuyên môn đặc biệt,… Đồng thời, yêu cầu trình bày KAM với lý do tại sao vấn đề đó được xem là KAM và KTV đã xử lý vấn đề đó như thế nào trong cuộc kiểm toán làm cho KTV phải tập trung vào các vấn đề cần công bố và nâng cao thái độ hoàn nghi nghề nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán. b) Thay đổi kết cấu của báo cáo kiểm toán Để nâng cao giá trị thông tin của báo cáo kiểm toán cùng với yêu cầu bổ sung KAM, IAASB đã ban hành lại ISA700, 705, 706 để sửa đổi kết cấu của báo cáo kiểm toán, cụ thể: − Phần ý kiến kiểm toán được đưa lên làm đoạn mở đầu, tiếp theo là đoạn cơ sở của ý kiến kiểm toán. − Nội dung báo cáo kiểm toán bao gồm cả đoạn xác nhận về tính độc lập và việc thi hành đối với các trách nhiệm về đạo đức nghề nghiệp. − Bổ sung đoạn mô tả về trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán và KTV liên quan đến giả định hoạt động liên tục. Đồng thời bổ sung một đoạn riêng mô tả về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu khi nó tồn tại. − Trách nhiệm của Ban quản trị được bổ sung và trình bày trong phần mô tả về trách nhiệm 1096
  9. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 của Ban Giám đốc. − Bổ sung trách nhiệm của KTV, đồng thời quy định báo cáo kiểm toán có thể tham chiếu nội dung này đến Website (trên đó đã mô tả trách nhiệm của KTV) nếu pháp luật và các quy định cho phép. − Đối với khách hàng kiểm toán là tổ chức niêm yết, báo cáo kiểm toán phải có thêm các nội dung sau: + Trình bày tên Thành viên Ban Giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán (Engagement Partner) trừ một số trường hợp nhất định ảnh hưởng đến sự an toàn của EP. + Trình bày về “Các vấn đề kiểm toán quan trọng” (KAM). 4. Yêu cầu về chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh mới Như vậy, nhiều ISA đã thay đổi đáng kể so với các CMKT Việt Nam hiện hành, trong đó có những thay đổi quan trọng ảnh hưởng lớn đến trách nhiệm, công việc của KTV. Theo đó, việc cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp của Việt Nam trong thời gian tới là hết sức cần thiết nhằm khắc phục các hạn chế: − Đến 31/12/2020, quốc tế đã ban hành mới, ban hành lại và sửa đổi hầu hết các chuẩn mực, đặc biệt là có sự thay đổi đáng kể của các chuẩn mực về báo cáo kiểm toán, kể cả các chuẩn mực về quản lý chất lượng kiểm toán ở cấp độ doanh nghiệp và ở cấp độ hợp đồng dịch vụ. Trong khi đó, CMKT Việt Nam được ban hành năm 2012 (có hiệu lực từ 1/1/2014), đến nay đã được 9 năm là khá dài. − Thị trường chứng khoán Việt Nam ngày càng mở rộng, đặc biệt các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng BCTC đã được kiểm toán ngày càng nhiều. Nhu cầu thông tin mà các nhà đầu tư mong muốn nhận được từ báo cáo kiểm toán ngày càng nhiều hơn nhưng báo cáo kiểm toán theo các CMKT Việt Nam hiện hành đang có những hạn chế trong việc cung cấp thông tin so với CMKT quốc tế hiện hành. − Chất lượng kiểm toán hiện còn có những hạn chế nhất định, trong khi đó, môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phức tạp, chứa đựng nhiều rủi ro nên đòi hỏi KTV nâng cao thái độ hoài nghi nghề nghiệp và thủ tục theo các sửa đổi của CMKT quốc tế. − Ngoài ra, việc cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp sẽ giúp Việt Nam tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế, giúp hoạt động KTĐL tại Việt Nam phát triển và được công nhận rộng rãi hơn trong khu vực và trên thế giới. 5. Kết luận Nội dung bài viết đã trình bày quá trình hình thành và phân loại các chuẩn mực nghề nghiệp tại Việt Nam, xu hướng sửa đổi, bổ sung và ban hành các chuẩn mực mới trên thế giới và kết quả của quá trình ban hành. Bên cạnh, các hạn chế và sự khác biệt giữa chuẩn mực của Việt Nam hiện nay cũng được trình bày. Trong đó, có hai vấn đề thay đổi đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của cuộc kiểm toán và nội dung báo cáo kiểm toán, đó là bổ sung các vấn đề kiểm toán quan trọng theo ISA 701 mới được ban hành và thay đổi cấu trúc báo cáo kiểm toán thông qua việc ban hành lại ISA 700, 705, 706. Kết quả là việc bổ sung KAM vào báo cáo kiểm toán được kỳ vọng sẽ tăng cường tính minh bạch, nâng cao chất lượng kiểm toán, cải thiện mức độ tin cậy của BCTC và nâng cao lợi ích công chúng. Vì thế, yêu cầu cập nhật các chuẩn mực nghề nghiệp, đặc biệt là CMKT tại Việt Nam đã trở 1097
  10. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 nên cấp thiết. Đứng trước yêu cầu, thực tế đó, với sự hỗ trợ tích cực từ BTC, KTV, chuyên gia từ các DNKT, các trường đại học, VACPA đã bắt đầu thực hiện việc cập nhật hệ thống chuẩn mực nghề nghiệp Việt Nam, cụ thể là trong năm 2020, VACPA đã hoàn thành dự thảo 10 chuẩn mực kiểm toán, tập trung vào các chuẩn mực về báo cáo kiểm toán; Trong năm 2021, VACPA đang cập nhật tiếp 20 chuẩn mực kiểm toán; Trong các năm tới, VACPA sẽ tiếp tục cập nhật các chuẩn mực kiểm toán còn lại, các chuẩn mực về quản lý chất lượng và các chuẩn mực nghề nghiệp khác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán cũng như tiếp cận kịp thời với thông lệ quốc tế. Và để lộ trình cập nhật được diễn ra thuận lợi, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn hoạt động kiểm toán độc lập tại Việt Nam, một số vấn đề sau cần được lưu ý: − Một số ISA được sửa đổi, ban hành lại do sự thay đổi của chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (như các IFRS về công cụ tài chính, giá trị hợp lý mà Việt Nam đang triển khai thực hiện lộ trình áp dụng IFRS được BTC phê duyệt). − Các ủy ban soạn thảo chuẩn mực nghề nghiệp quốc tế (IAASB, IESBA) vẫn đang liên tục cập nhật các chuẩn mực. Vì vậy cần thống nhất cách thức cập nhật cho phù hợp (như cập nhật theo đợt hay cập nhật thường xuyên,…) với thực tiễn Việt Nam. Tương ứng với mỗi cách thức lựa chọn cần xây dựng nguồn lực cả về nhân sự, tài chính,... cũng như mô hình tổ chức nhân sự cập nhật cho phù hợp nguồn lực của VACPA. − Một số chuẩn mực quốc tế như các chuẩn mực về dịch vụ đảm bảo khác (IASE 3402 - Báo cáo đảm bảo về các kiểm soát tại tổ chức cung cấp dịch vụ và IASE 3410 - Hợp đồng dịch vụ đảm bảo về báo cáo khí thải nhà kính) cần được cân nhắc ban hành để đáp ứng thực tế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. − Nguồn lực cần thiết, bao gồm cả nhân sự và tài chính, để thực hiện quá trình cập nhật. Theo Nghị định 17/2012/NĐ-CP, VACPA có chức năng cập nhật các CMKT. Tuy nhiên, do khối lượng chuẩn mực cập nhật nhiều, yêu cầu chuyên môn cao cũng như tác động đến nhiều bên nên công việc này cần sự tham gia của cơ quan quản lý nhà nước, KTV có kiến thức và kinh nghiệm cao, các cơ sở đào tạo,...Thực tế, để cập nhật trước đây, VACPA đã huy động nhiều nhân sự cao cấp của các DNKT lớn cùng với sự tham gia của BTC, để chủ trì quá trình soạn thảo nhiều CMKT với nhóm soạn thảo và thực hiện trong quãng thời gian dài (6 năm). Vì vậy, việc xác định lộ trình và nguồn lực để thực hiện cập nhật cần nghiên cứu kỹ lưỡng, trong đó cần có sự hỗ trợ lớn từ cơ quan quản lý nhà nước và cam kết hỗ trợ tích cực từ các DNKT. − Bên cạnh việc cập nhật chuẩn mực, cần nghiên cứu và biên soạn các tài liệu để phổ biến, hướng dẫn áp dụng để giúp các KTV, DNKT và các bên liên quan hiểu và triển khai trong thực tế hành nghề. 1098
  11. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Atayah, O. F., & Alshater, M. M. (2021). Audit and tax in the context of emerging technologies: A retrospective analysis, current trends, and future opportunities. The International Journal of Digital Accounting Research, Vol. 21, 95-128. [2] Hệ thống 37 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán được ban hành theo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính từ năm 1999 đến 2005. [3] Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2013. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (toàn tập 37 chuẩn mực mới và 5 chuẩn mực còn hiệu lực) [4] Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, 2015. Hệ thống 10 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam đợt 2 [5] International Auditing and Assurance Standards Board, 2018. Handbook of international Quality Control, Auditing, Review, Other Assurance, and Related Services Pronouncement. [6] Truy cập tại https://www.iaasb.org/publications/2018-handbook-international-quality- control-auditing-review-other-assurance-and-related-services-26 [7] International Ethichs Standards Board for Accountants, 2018. Handbook of the International Code of Ethichs for Professional Accountants, including International Independence Standards. [8] Truy cập tại https://www.ethicsboard.org/international-code-ethics-professional- accountants [9] KPMG (2020). Audit Trend - Talent, tech and turmoil are shaping the audit environment. kpmg.ca/audit, 21. [10] Koskinen, J., Isohanni, M., Paajala, H., Jaaskelainen, E., Nieminen, P., Koponen, H., … Miettunen, J. (2008). How to use bibliometric methods in evaluation of scientific research? An example from Finnish schizophrenia research. Nordic Journal of Psychiatry, 62(2), 136–143. https://doi.org/10.1080/0803 9480801961667 [11] Exposure draft proposed International standard auditing financial statements less complex entities Trang tin điện tử của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) [12] Truy cập tại https://www.iaasb.org/publications/exposure-draft-proposed-international- standard-auditing-financial-statements-less-complex-entities 1099
  12. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Phụ lục số 1: Tóm tắt thay đổi của các ISA Đến 31/12/2020, IFAC đã ban hành mới 01 ISA, ban hành lại 13 ISA và sửa đổi 18 ISA so với các ISA được ban hành năm 2009, cụ thể như sau: STT Số hiệu Tên chuẩn mực Hiệu lực I Ban hành mới (*) Thông báo các vấn đề kiểm toán quan trọng trong báo cáo 1 ISA701 15/12/2016 KTĐL II Ban hành lại (**) 1 ISA220 Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC 15/12/2022 Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán 2 ISA250 15/12/2017 BCTC 3 ISA260 Trao đổi các vấn đề với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán 15/12/2016 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu 4 ISA315 15/12/2016 biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị Kiểm toán các ước tính kế toán (bao gồm ước tính kế toán về 5 ISA540 15/12/2019 giá trị hợp lý và các thuyết minh liên quan) 6 ISA570 Hoạt động liên tục 15/12/2016 7 ISA610 Sử dụng công việc của KTV nội bộ 15/12/2014 8 ISA700 Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về BCTC 15/12/2016 9 ISA705 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần 15/12/2016 Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong báo cáo 10 ISA706 15/12/2016 kiểm toán về BCTC Trách nhiệm của KTV về các thông tin khác trong tài liệu có 11 ISA720 15/12/2016 BCTC đã được kiểm toán Lưu ý khi kiểm toán BCTC được lập theo khuôn khổ về lập và 12 ISA800 15/12/2016 trình bày BCTC cho mục đích đặc biệt Lưu ý khi kiểm toán BCTC riêng lẻ và khi kiểm toán các yếu tố, 13 ISA805 15/12/2016 tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của BCTC 14 ISA810 Dịch vụ báo cáo về BCTC tóm tắt 15/12/2016 III Sửa đổi (***) Mục tiêu tổng thể của KTV và DNKT khi thực hiện kiểm toán 1 ISA200 15/12/2016 theo ISA 2 ISA210 Hợp đồng kiểm toán 15/12/2016 3 ISA230 Tài liệu, hồ sơ kiểm toán 15/12/2016 Trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận trong quá trình 4 ISA240 15/12/2016 kiểm toán BCTC 1100
  13. Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 Trao đổi về những khiếm khuyết trong kiểm soát nội bộ với Ban 5 ISA265 15/12/2016 quản trị và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán 6 ISA300 Lập kế hoạch kiểm toán BCTC 15/12/2016 7 ISA320 Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán 15/12/2016 8 ISA330 Biện pháp xử lý của KTV đối với rủi ro đã đánh giá 15/12/2016 Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ 9 ISA402 15/12/2016 bên ngoài 10 ISA450 Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán 15/12/2016 11 ISA500 Bằng chứng kiểm toán 15/12/2016 12 ISA510 Kiểm toán năm đầu tiên – Số dư đầu kỳ 15/12/2016 13 ISA550 Các bên liên quan 15/12/2016 14 ISA560 Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán 15/12/2016 15 ISA580 Giải trình bằng văn bản 15/12/2016 Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (kể cả công việc của KTV 16 ISA600 15/12/2016 đơn vị thành viên) 17 ISA710 Thông tin so sánh – Dữ liệu tương ứng và BCTC so sánh 15/12/2016 IV Không thay đổi Bằng chứng kiểm toán đối với các khoản mục và sự kiện đặc 1 ISA501 15/12/2009 biệt 2 ISA505 Thông tin xác nhận từ bên ngoài 15/12/2009 3 ISA520 Thủ tục phân tích 15/12/2009 4 ISA530 Lấy mẫu kiểm toán 15/12/2009 5 ISA620 Sử dụng công việc của chuyên gia 15/12/2009 Ghi chú: (*) Ban hành mới: ban hành mới hoàn toàn về số hiệu, tên gọi chuẩn mực, nội dung chuẩn mực so với với hệ thống ISA đã ban hành năm 2009 (các ISA 2009 chưa có). (**) Ban hành lại (Revised): ban hành thay thế cho các ISA đã được ban hành năm 2009, toàn bộ hoặc phần lớn nội dung của Chuẩn mực đã được viết lại, số hiệu và tên gọi của Chuẩn mực không thay đổi. (***) Sửa đổi (Amended): sửa đổi, bổ sung một số nội dung của ISA do việc ban hành lại hoặc ban hành mới của các ISA khác, số hiệu và tên gọi của ISA không thay đổi. 1101
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2