XỬ LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẦN CÓ CHO DOANH NGHIỆP
lượt xem 135
download
Xử lý tốt mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường. Việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp và công nghệ phải xuất phát từ những yêu cầu của sản xuất và đời sống trong nước và xuất khẩu thông qua việc đánh giá và dự báo đúng đắn nhu cầu và chiều hướng phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Giá cả phần lớn hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên thị trường. Nhà nước can thiệp trong trường hợp thật cần thiết. Thị trường phản ánh......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: XỬ LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẦN CÓ CHO DOANH NGHIỆP
- XỬ LÝ CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO CẦN CÓ CHO DOANH NGHIỆP 1. Vốn: Cần nắm vững các tri thức về các nguồn vốn (vấn đề đi vây vấn đề liên doanh liên kết, vấn đề thu hút vốn đầu tư bên ngoài, vấn đề kêu gọi nguồn nội lực của bản thân doanh nghiệp.v.v… 2. Công nghệ: Trong thời đại ngày nay, những bước tiến kỳ diệu và những thành tựu to lớn của khoa học và công nghệ tác động sâu sắc đến sự phát triển của xã hội loài người, khoa học và công nghệ đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, là cứu cánh của mọi quốc gia. Để có thái độ ứng sử đúng với khoa học và công nghệ phải có nhận thức đúng và chính xác về nó. Đối với nước ta, khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao trình độ quản lý của nhà nước và tiềm năng lãnh đạo của Đảng. a. Khái niệm khoa học và công nghệ 1. Khoa học, theo cách hiểu thông thường là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm tập hợp các hiểu biết của con người về các quy luật tự nhiên, xã hội, tư duy, và nó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp khi nó được đem vào áp dụng trong sản xuất và cuộc sống của con người. 2. Công nghệ: là tập hợp những hiểu biết (các phương pháp, các quy tắc, các kỹ năng) hướng vào cải thiện thiên nhiên phục vụ cho các nhu cầu của con người. Công nghệ là hiện thân của văn minh xã hội và sự phát triển của nhân loại. Quá trình lịch sử phát triển khoa học và công nghệ cho thấy, trong giai đoạn phát triển, nhờ hoạt động thực tiễn con người đã dần dần tích luỹ được những kinh nghệm nghề nghiệp nhất định, và việc tổng kết các kinh nghiệm này đã tạo nên những bộ môn công nghệ khác nhau. Việc hệ thống hoá các tri thức tích luỹ được đã dẫn tới sự ra đời của khoa học. Nói một cách khác, ở giai đoạn đầu, sản xuất đi trước công nghệ và công nghệ lại đi trước khoa học.
- Nhưng trong giai đoạn cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay, nhờ những phát minh lớn của khoa học, một xu thế mới đã hình thành là nhiều nghành công nghệ mới như: điện tử và tin học, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ vũ trụ v.v.. lại là kết quả trực tiếp của vận dụng các thành quả của hoạt động nghiên cứu cơ bản. Tuy mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ hết sức gắn bó, nhưng giữa chúng cũng có những khác biệt quan trọng: Một là, nếu như các tri thức khoa học có thể được phổ biến không hạn chế, thì công nghệ lại là một thứ hàng dùng để mua bán với các yếu tố sở hữu và giá cả. Hai là, trong khi các hoạt động khoa học thường được giá bằng các thước đo trực cảm thì thước đo đối với công nghệ lại là phần đóng góp cụ thể đối với việc giải quyếtcác mục tiêu kinh tế xã hội. Ba là, các hoạt động khoa học thường đòi hỏi phỉ có một khoảng thời gian giải quyết dài với các yếu tố bất định khá lớn, ngược lại, đối với hoạt động công nghệ thời gian giải quyết thường ngắn hơn. b. Các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển kinh tế - xã hội Công nghệ như thương hiệu là tập hợp các yếu tố và điều kiện để tiến hành sản xuất ra sản phẩm, công trình hay hoàn thành một công việc hoàn chỉnh nào đó. Các điều kiện và yếu tố bao gồm: công cụ lao động (thiết bị, máy móc, phương tiện vận chuyển, phụ tùng, công cụ v.v..); đối tượng lao động (năng lượng, nguyên vật liệu), lực lượng lao động có kỹ thuật; các phương pháp gia công chế biến và các kiến thức, kinh nghiệm tích luỹ được; hệ thống thông tin – tư liệu cần thiết, cơ chế tổ chức quản lý.Nói một cách khác, công nghệ cả phần cứng và phần mềm trong sự liên kết với nhau quanh mục tiêu và yêu cầu của tổ chức sản xuất – kinh doanh và quản lý (khái niệm này về cơ bản đồng nhất với cách diễn đạt công nghệ biểu hiện biểu hiện trên 4 mặt: Thiết bị (Techno ware); Con người (Human ware); Thông tin (Inform ware); và Tổ chức (Organ ware). Cách phân chia 4 thành phần này thuận tiện cho việc phân tích mức độ cân đối, mức độ đồng bộ, chỉ ra rõ chỗ yếu, điểm mạnh của hệ thống công nghệ và từ đó định hướng tăng cường nhằm đáp ứng các nhiệm vụ do yêu cầu sản xuất đặt ra với những chi phí ít nhất về nguồn lực.
- Công nghệ là “công cụ để giải quyết vấn đề” chứ không phải là “lực lượng độc lập và tự trị” cho nền công nghệ còn phụ thuộc môi trường xã hội – kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia. một công nghệ có thể phù hợp với môi trường này nhưng không phù hợp với điều kiện khác. Yêu cầu chất lượng, chủng loại và quy định hướng thị trường của sản phẩm v.v.. là những yếu tố quy định sự lựa chọn công nghệ. Đồng thời, sự lựa chọn này lại bị ràng buộc bời các quan hệ buôn bán và đầu tư quốc tế. Xét về mặt kinh tế, trong mối quan hệ sản xuất, công nghệ được coi là phương tiện để thực hiện quá trình sản xuất, để biến đổi các đầu vào thành các đầu ra là các sản phẩm và dịch vụ mong muốn. Cho nên các yếu tố và điều kiện chi phối đến việc đưa công nghệ vào phát triển là cả một tổ hợp các vấn đề phải được giải quyết một cách đồng bộ. c. Vai trò của công nghệ trong phát triển kinh tế - xã hội Phát triển công nghệ, ứng dụng hiệu quả nó vào sản xuất, thích ứng và từng bước hoàn thiện nó là những điều kiện tiên quyết có ý nghĩa then chốt cho việc đạt được hiệu suất cao nhất của nguồn vốn vật chất và các nguồn vốn lực khác, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong 20 năm qua, việc phát triển và triển khai rộng rãi các công nghệ mới đã trở thành lực lượng quyết định trong việc hình thành cạnh tranh quốc tế và thay đổi cơ cấu trong công nghiệp, vì thế các nước đang phát triển của khu vực (châu Á Thái Bình Dương) ngày càng quan tâm tới một loạt các vấn đềmới về công nghệ, phục vụ việc tăng cường khả năng cạnh tranh công nghiệp và đổi mới cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế. Nhờ có các tiến bộ công nghệ và làm chủ được các công nghệ hiện đại mà ngày nay các nước NICs đã trở thành các nước phát triển. Sản phẩm của những nước này trong khoảng thời gian tương đối ngắn đã có khả năngcạnh tranh về chất lượng và giá cả trên thị trường quốc tế. Việc làm chủ của các nước này đối với công nghệ ngày càng tinh xảo trong sản xuất tự động những sản phẩm điện tử (trong trường hợp của Đài Loan) và sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới dựa trên kỹ thuật sinh học đã trở thành yếu tố chủ yếu trong việc mở rộng nhanh chóng xuất khẩu công nghiệp và nông nghiệp của các nước này.
- Hơn nữa, cơ cấu nhu cầu thay đổi và sự khan hiếm những yếu tố sản xuất đặc thù đã ảnh hưởng mạnh mẽ đế phương án biến đổi các thành quả công nghệ thành các sản phẩm và các quá trình đổi mới trong nền kinh tế của những nước này. Năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia trên thị trường quốc tế được định đoạt ngày càng mạnh mẽ bởi trình độ phát triển công nghệ của quốc gia đó. Những xu hướng hiện nay đã chỉ rõ rằng mô hình thương mại quốc tế được hình thành do sự biến đổi công nghệ trong đó những sản phẩm có đầu tư khoa học – công nghệ cao ngày càng chiếm vai trò nổi bật, đặc biệt là trong trao đổi thương mại giữa các nước công nghiệp hoá. Chỉ xét năm 1987, nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học cao vào thị trường các nước phát triển đạt 256,6 tỷ USD tăng nhanh hơn nhập khẩu các sản phẩm khác. Trong thời gian đó, nhập khẩu các sản phẩm có hàm lượng khoa học trung bình đạt 630,3 tỷ USD với mức tăng là 9% một năm trong thập kỷ 80. Nhập khẩu các sản phẩm có đầu tư khoa học thấp chiếm giá trị 552,9 tỷ USD và tăng ít hơn 5% một năm tính cho giai đoạn đầu những năm 1980. Hiện trạng công nghệ trong một nền kinh tế có thể được đánh giá là kém phát triển, nếu như nó không có khả năng trợ giúp cho 4 yếu tố cơ bản của phát triển là: a/ Các phương tiện sản xuất hiện đại. b/ Các tri thức có ích và khả năng tiếp thu. c/ Tổ chức và quản lý hiệu quả. d/ Các kỹ năng và khả năng kỹ thuật. Nếu thiếu những yếu tố này thì cần phải đầu tư cho nâng cao công nghệ, thu nhập và truyền bá thông tin, đổi mới cơ cấu tổ chức cho giáo dục và đào tạo nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ. Vì kinh tế luôn luôn phát triển, nên vai trò của công nghệ cũng luôn thay đổi. Ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, mức tăng trưởng dường như phụ thuộc cứng nhắc vào khả năng tiếp thu và sử dụng một cách hiệu quả công nghệ. Tiếp thu công nghệ nước ngoài tạo ra một bước rất quan trọng để cải tiến khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, cũng như quốc tế. Những tiếp thu công nghệ như vậy, cần được nhìn nhận là sự bổ sung hơn là sự cạnh tranh với những nỗ lực quốc gia trong việc phát triển công nghệ. Có nhiều phương thức để tiếp thu công nghệ nước ngoài: đầu tư trực tiếp của nước ngoài: nhập khẩu, hàng hoá tư liệu sản xuất, hợp đồng Li- xăng và các phương tiện không chính thức như “kỹ thuật ngược” (hay sao chép mẫu có cải biên) và khảo sát ở nước ngoài. Một khi công nghệ đã được thu nhận, nhiệm vụ tiếp theo là đảm bảo quá trình triển khai rộng rãi chúng. Quá trình này phụ thuộc vào một loạt yếu tố, bao gồm: lợi nhuận mong muốn và mạo hiểm, các yêu cầu về nghiên cứu ứng dụng và khả năng
- nghiên cứu của các hãng, chi phí phát triển, nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp, khả năng có được của các nguồn kỹ thuật, tài chính và các nguồn khác. Hoàn thiện và phát triển công nghệ đã tăng cường khả năng công nghệ của các nước đang phát triển. Các biện pháp hỗ trợ như khuyến khích tài chính là cần thiết để thúc đẩy các doanh nghiệp hoạt động nghiên cứu và phát triển, nâng cao trình độ công nghệ thông qua kiểm tra chất lượng, thử nghiệm và huấn luyện công nghệ. Yếu tố quyết định khả năng công nghệ và khả năng cạnh tranh trong nước cung như quốc tế là số người có khả năng quyết định mọi vấn đề công nghệ. Trong phương diện này, đầu tư đào tạo nhân lực kỹ thuật là quan trọng, đặc biệt là đầu tư phát triển hệ thống giáo dục khoa học kết hợp với trương trình huấn luyện thực tế một cách hiệu quảvà linh hoạt. Trong giai đoạn phát triển tương đối cao, khi một quốc gia đã đuổi kịp các nước có nền công nghệ tiên tiến ít hơn ít hơn (ít nhất là trong một số lĩnh vực lựa chọn) thì khả năng phát triển công nghệ mới (tức là đởi mới công nghệ) trở thành nhân tố cơ bản để đạt được thành công trong cạnh tranh. Tới một thời điểm nào đó, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế sẽ phụ thuộc mạnh mẽ vào các tiến bộ khoa học và công nghệ thể hiện qua số các nhà khoa học và kỹ sư, đặc biệt là số các nhà khoa học và kỹ sư trong khu vực sản xuất, cũng như mức chi phí cho nghiên cứu và phát triển có thể đáp ứng được. Ngày nay, các công nghệ mới và ngành mới có hàm lượng khoa học và kỹ thuật cao phát triển theo hướng sau đây: 1. Tạo ra các loại quy trình sản xuất công nghệ mới được tự động hoá, các hệ thống quản lý tự động hoá trên cơ sở kết hợp thành tựu của ngành điện tử, vi điện tử, chế tạo máy tính điện tử, những phân ngành mới của nghành chế tạo máy, gắn liền với kỹ thuật chế tạo người máy và hệ thống sản xuất tự động hoá linh hoạt, kỹ thuật Laser và các phương tiện liên lạc, viễn thông, tin học và vi tin học. 2. Tạo ra vật liệu mới, các vật liệu chuyên dụng, các vật liệu composit hỗn hợp, vật liệu gốm, vật liệu siêu sạch, vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao. 3. Mở rộng và hoàn thiện cơ sở năng lượng của nền sản xuất trên cơ sở phất triển năng lượng nguyên tử, nhiệt hạch, năng lượng sinh học, năng lượng địa nhiệt và năng lượng mặt trời.
- 4. Trên cơ sở của các thành tựu của kỹ thuật gen, tạo ra các ngành sản xuất, sử dụng kỹ thuật và công nghệ sinh học. Các công nghệ mới về bản chất mang tính cải tạo, nghĩa là chúng thay đổi cơ bản điều kiện sản xuất hàng hoá. Chúng không chỉ tạo ra một làn sóng các sản phẩm mới, mà còn có tác dụng ảnh hưởng sâu sắc đến các quá trình sản xuất. Các công nghệ mới mang tính bao trùm, nghĩa là phạm vi của chúng xâm nhập vào mọi lĩnh vực dù nhỏ nhất của vật chất. Ngày nay công nghệ mới làm thay đổi nhiều đến các chỉ số cơ bản của công nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc đến chiến lược chung, thay đổi cơ cấu, mô hình thương mại và đầu tư trong sự phát triển công nghiệp của đất nước. Công nghệ mới là kết quả của quá trình công nghiệp hoá và đồng thời là một trong những động lực chính của quá trình công nghiệp hoá. Việc phát triển công nghệ mới là yếu tố quan trọng làm thay đổi trực tiếp hay gián tiếp phạm vi phương thức sản xuất công nghiệp, góp phần phân công lại lao động trong sự phát triển công nghiệp. Công nghệ mới thực hiện những đột phá quan trọng có tác động mạnh mẽ đến quá trình công nghiệp hoá, có thể nói phát triển công nghiệp trong tương lai trên cơ sở của công nghệ mới. Trong vòng 20 năm qua, một số nước châu Á đã thành công trong việc đuổi kịp các nước phát triển ở những lĩnh vực nhất định và chiếm lĩnh chiếm lĩnh thành phần ngày càng tăng rõ rệt của các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao. Giai đoạn 1970 – 1987, tham gia thị trường xuất khẩu sản phẩm chế tạo có hàm lượng khoa học – công nghệ cao của các nước đang phát triển sang các nước phát triển tăng liên tục (trừ dược phẩm và thuốc chữa bệnh). Tiến bộ rõ rệt nhất dường như đã diễn ra trong xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng khoa học – công nghệ cao. Khối lượng mặt hàng này tham gia thị trường tăng 2,6% trong năm 1970 lên 13,1% trong năm 1987. Vi điện tử công nghệ thông tin là những lĩnh vực, mà trong đó các nước đang phát triển đạt khả năng cạnh tranh một cách nhanh chóng. Các nước này tạo ra được các mức tham gia thị trường tăng đối với các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ trung bình và thấp. Mặc dù tham gia thị trường của các nước đang phát triển đối với sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao và trung bình tăng gần 15% trong giai đoạn 1980 – 1987, mức tăng sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ thấp giảm xuống chỉ còn 6,3%. Các nước châu Á – Thái Bình Dương kém năng động hơn với khả năng công nghệ thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ, thiên về sản phẩm có hàm lượng khoa
- học và công nghệ phấp được lời ít hơn so với các nước đang phát triển có nền công nghiệp tiên tiến hơn. Trong những năm gần đây, các tiến bộ công nghệ quan trọng nhất đã đạt được trong lĩnh vực vi điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ và công nghệ hạt nhân. Điều rõ ràng là không phải tất cả các nước trong vùng đều đã bị tác động như nhau bởi những công nghệ này. Trên thực tế, tồn tại một sự tương quan giữa phát triển công nghiệp và tiến bộ công nghiệp mà dựa vào đó, hầu hết những công nghệ này được tiếp nhận, phát triển và triển khai rộng nhanh hơn trong những nước năng động hơn của khu vực so với những nước đang phát triển khác, một xu hướng rõ ràng đang mở ra là nhiều nước đang phát triển của khu vực đang bị tác động bởi những công nghệ này thông qua các luồng thương mại và đầu tư và đang thực hiện những biện pháp đẩy mạnh quá trình tiếp thu, phát triển và triển khai rộng công nghệ. Các công nghệ thông tin, bao gồm cả tự động hoá viễn thông máy tính hoá các hệ thống quản lý và tự động hoá thiết bị cũng như sản xuất (CAD/CAM). Quá trình triển khai rộng rãi vi điện tử và công nghệ thông tin tuy chậm nhưng đang đẩy mạnh trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Những năm vừa qua các hoạt động trong nghành vi điện tử như lắp ráp, thử cấu kiện và thử hoàn thiện đã được Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore và Thái Lan hết sức chú ý. Ở những nước này thị trường bán dẫn mở rộng rất nhanh, trước hết là do sự mở rộng sản xuất máy tính và thiết bị ngoại vi cho thị trường quốc tế. Được hỗ trợ bởi những khuyến khích tài chính rộng rãi và sử dụng ngoại tệ dễ dàng. Ấn Độ đã đạt được thành công nổi bật trong lĩnh vực phát triển phần mềm, trong khoảng thời gian ngắn với giá trị xuất khẩu đạt 100 triệu USD và đạt mức tăng hàng năm 40%. Nhận rõ nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để nâng cao khả năng cạnh tranh của công nghiệp chế tạo. Trung Quốc đã nhập máy tính trị giá tới 300,4 triệu USD trong năm 1986, tăng hơn 4 lần mức nhập khẩu năm 1993. Một lĩnh vực gia tăng khác nữa trong vòng 30 năm qua là công nghệ vật liệu mới, bao gồm hợp kim, kim loại phủ chất dẻo, nhựa nhiệt dẻo, thuỷ tinh tấm mỏng, gốm cường hoá bằng sợi. Các vật liệu này đều có ứng dụng trong hầu hết các hoạt động công nghiệp. Ở châu Á. Nhật Bản là nước dẫn đầu về công nghệ nổi bật này với phạm vi thị trường gần 24 tỷ USD vào cuối thế kỷ này. Một loạt các nước Châu Á đã bắt tay vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực hợp kim, polime và Composit có những vật liệu xây dựng rẻ tiền, kim loại hiếm và kim loại đất hiếm, vật liệu bán
- dẫn tổ hợp, chất dẻo và gốm và những vật liệu mà ở đó một số nước châu Á và Thái Bình Dương có những hứa hẹn tốt đẹp. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, những kết quả mới đã có một loạt ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm, năng lượng tái sinh và y học điều trị. Các tiến bộ đạt được trong công nghệ sinh học dường như là nguồn lợi lớn cho các nước đang phát triển, vì chúng có yêu cầu thấp về hạ tầng cơ sở. Các nước như Thái Lan, Malaixia đã sử dụng công nghệ Sinh học để sản xuất những loại cây dầu cọ và dầu dừa mới. Philipine chương trình công nghệ sinh học đã được đề ra như là một bộ phận của chiến lược công nghiệp hóa tổng thể. Các nước khác như ấn độ và Indonesia. Pakistan và Thái Lan đã đưa các chương trình nhằm áp dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp và nông nghiệp. Về mặt này Thái lan đã đạt được những tiến bộ trong công nghệ lên men, đặc biệt trong hóa chất công nghiệp. Tóm lại công nghệ chiếm vai trò quyết định trong việc đưa các nước chậm phát triển đuổi kịp các nước phát triển. Vì thế trong giai đoạn 1994 – 2000 theo Văn kiện Đại hội VII, hoạt động khoa học và công nghệ phải đảm bảo cơ sở khoa học cho các quyết định quan trọng của các cơ quan lãnh đạo, quản lý, là công cụ chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của mọi họat động kinh tế-xã hội, góp phần xây dựng nền văn hóa mới, con người mới, thúc đẩy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. d. Công nghệ với xu thế thời đạiCuộc cách mạng khoa học và công nghệ trong giai đoạn ngày nay cùng với làn sóng vĩ đại của đổi mới công nghệ đang tổ chức lại một cách cơ bản đời sống xã hội con người về mọi mặt từ kinh tế đến văn hóa, với xu thế lớn mang tính toàn cầu sẽ là hiện tượng xã hội thông tin phát triển và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, mà trong các thập kỷ tới các nước không tính đến trong quá trình phát triển kinh tế nước mình sẽ khó có thể tồn tại và đứng vững. Nhiều nhà tương lai học dự báo rằng, ở ngưỡng cửa của thế kỷ 21 nhân loại có cơ hội đứng trước một bước nhảy kỳ diệu, tiến vào một nền văn minh mới, một “xã hội thông tin”, chứa đựng những vận hội lớn về chính trị và sự phục hưng lớn về văn hóa. Tuy nhiên, quá trình đó sẽ diễn ra không đồng đều ở các nước, phụ thuộc vào hòan cảnh lịch sử, năng lực nội sinh và những tác động bên ngoài . Ở đó xuất hiện sự va chạm giữa những đặc trưng của nền văn minh công nghiệp với những mầm mống của nền văn minh thông tin (hậu công nghiệp) . Trong thời kỳ chuyển tiếp này, do còn tồn tại sự không ăn khớp giữa những căng thẳng xã hội, phân cực kinh tế, thậm chí xung đột vũ trang. Ngoài ra nhưữn vấn đề toàn cầu như lương thực tài nguyên, môi
- trường sinh thái, dân số - việc làm, nghèo khổ, bệnh AIDS v.v...là hoàn toàn không thể giải quyết trong khuôn khổ, trật tự quốc gia. Trong nền văn minh thông tin, một đặc điểm nổi bật là sự tổng hợp tri thức. Con người sẽ thay đổi những quan niêmk cơ bản đối với thiên nhiên và xã hội. sẽ phấn đấu đến cộng sinh, hài hòa với thiên nhiên và xã hội, sẽ phấn đấu đến cộng sinh, hài hòa với thiên nhiên, tìm khả năng phục hồi, chống đỡ với các hệ thống của thiên nhiên, sẽ rõ rằng sự tốn tại của con người gắn liền với sự tồn tại của thiên nhiên và vũ trụ. Trong xã hội thông tin, phương thức sản xuất dựa trên nền công nghiệp vừa và nhỏ tác động nhanh, tiêu tốn ít năng lượng nhờ sử dụng các thiết bị vi điện tử, công nghệ sinh học và vật liệu mới. Tin học với chức năng là xử lý tự động thông tin nhờ máy tính, sẽ trở thành một bộ phận hữu cơ của cuộc sống hàng ngày . Thông tin và tri thức trở thành yếu tố đầu vào của sản xuất, nó là nguồn lực đặc biệt, không những có khả năng tự sinh sản. Xã hội thông tin tiềm lực cao phát triển theo hai hướng: 1/ Tin học hóa và tự động hóa sản xuất, 2 / Hiện đại hóa các nghành dịch vụ. Xã hội hóa thông tin sẽ đòi hỏi một cuộc cách mạng về giáo dục và nâng cao tiềm năng trí tuệ và sản sinh ra kiến thức mới cho phát triển, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu phổ cập tin học như là một sự phổ cập văn hóa lần thứ hai, coi đó là một kết quả chủ yếu của nền giáo dục hiện đại. Mặt khác nó có tác dụng đổi mới sâu sắc cơ cấu của khu vực sản xuất. Tin học hóa doanh nghiệp sẽ dẫn đến một nền kinh tế thất nghiệp, mà đòi hỏi đào tạo lại, sử dụng lao động linh hoạt hơn, xuất hiện những nghề mới. Cuối thập kỷ 80 Nhật sử dụng 8000 người máy công nghiệp (robốt), tỷ lệ thất nghiệp 2%, CHLB Đức dùng 3000 robot nhưng tỷ lệ thất nghiệp là 4%. Theo một dự báo, ở năm 2000, có đến 25%, tổng số nghề làm việc hiện nay, chúng ta chưa biết, 50% số nghề sẽ có nội dung mới. Trong xã hội nông nghiệp sơ khai, con người đã từng phải cần 90% lực lượng lao động để sản xuất ra 100% lương thực, nhưng ở xã hội công nghiệp hóa phát triển cao (ở Mỹ) cũng để sản xuất ra số lương thực đó chỉ cần ít hơn 3% lực lượng lao động. Trong xã hội thông tin, chức năng vật lý sẽ chuyển dần và phụ thuộc vào chức năng trí tuệ. Xã hội hóa thông tin còn có tác dụng đổi mới căn bản nền văn hóa và sự giao tiếp xã hội. Những tiêu chuẩn nhanh, kịp thời sẽ chi phối các hoạt động từ nghiên cứu, đào tạo, sản xuất đến chào hàng, chuyển giao công nghệ và các loại dịch vụ khác. Công nghệ thông tin bao gồm tin học và viễn thông sẽ liên kết gia đình, công ty, doanh nghiệp, quốc gia, quốc tế thành một mạng lưới, mở rộng bộ nhớ tập thể nhờ các cơ
- sở dữ liệu, các hệ chuyên gia. Các hoạt động điện thoại, phát thanh truyền hình, truyền dữ liệu, siêu lộ thông tin kinh doanh, đào tạo ... sẽ được liên kết trong một mạng lưới điện tử cao tốc. Chính trong xã hội thông tin sẽ xác lập những chuẩn mới về sản xuất, về quản lý. Với sản phẩm, người ta phải ra sức nâng cao tỷ suất giữa giá trị gia tăng so với vốn bỏ ra, nhờ hàm lượng trí tuệ dựa trên nghiên cứu khoa học và đào tạo đội ngũ nhân lực. Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận không còn là mục tiêu duy nhất, công ty còn phải là nơi sáng tạo ra thông tun và tri thức, nơi tiến hành những hoạt động phi lợi nhuận, liên quan đến xã hội, sinh thái đạo đức, tạo thành một nền văn hóa công ty góp phần cấu thành giá trị xã hội.Quan điểm về hoạt động kinh tế không thay đổi. Không thể coi kinh tế là một bộ máy, một guồng máy như trong xã hội công nghiệp, mà kinh tế là một cơ thể sống, thị trường là một hệ sinh thái. Thị trường từ quan niệm là một địa điểm, hay như một mạng lưới, mở ra theo chiều sâu với quá trình “cá nhân hóa” tiêu dùng, sản phẩm có chất lượng tốt và thẩm mỹ cao. Như vậy, ở thế kỷ 21, xã hội thông tin sẽ đòi hỏi phải có sự phối hợp hài hòa giữa công nghệ cao (high tech) với sự giao tiếp tinh tế (high touch), giữa nền công nghiệp dựa trên trí tuệ với tiềm năng của con người. Phải có sự cân bằng giữa nhu cầu cao về vật chất với nhu cầu về tinh thần của bản thân con người. Chẳng hạn , công nghệ sinh học không những hỗ trợ cho công nghệ thông tin trong phát triển thế hệ “máy tính suy nghĩ”, “hệ phần mềm thần kinh nhân tạo”, mà còn đưa ra chìa khóa cho một “xã hội tự dưỡng”, mở ra một thời đại mới về chăm sóc sức khỏe con người. - Xu thế toàn cầu nền kinh tế : Đây là một xu thế chứa đựng các cơ hội, đồng thời cũng mang tính chất thách thức quan trọng bậc nhất đối với mọi quốc gia hiện nay. Có thể nói, về phương diện kinh tế, thế giới hôm nay đã có một khuôn khổ toàn cầu. Trong 4 thập kỷ gần đây, thương mại thế giới đã tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Đến 1990, thương mại thế giới đã vượt 3000 tỷ USD hàng năm và khối lượng tiền tệ lưu chuyển hàng ngày đã tăng gấp 26 lần giá hàng hóa buôn bán trên thế giới. Nền kinh tế thị trường đang trở thành một không gian mang tính toàn cầu với xu hướng giảm bớt vai trò Nhà nước trong quản lý trực tiếp kinh tế, cũng như trong tỷ trọng sở hữu, nhằm tăng hiệu quả, chống đỡ với chu kỳ suy thoái của kinh doanh quốc tế . Dòng đầu tư của nước ngoài tăng nhanh với sự có mặt của các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á trong hai thập kỷ gần đây đã tăng 16% năm.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng không ngừng bùng nổ ở thập kỷ 80 tương ứng với nhịp độ mở rộng thương mại quốc tế. Trong 25 năm gần đây các khoản cho vay quốc tế đã tăng 2 lần .Thị trường chứng khoán tăng vọt, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Do sự lưu chuyển nhanh chóng với quy mô xuyên quốc gia của các luồng thông tin, trí thực, vốn, dịch vụ .... Trong mạng lưới toàn cầu, do ngày càng tăng của vai trò các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia, các doanh nghiệp quốc tế, chuyên môn quốc tế... quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã tăng nhanh. Trong khung cảnh đó, kinh tế thường được xem như một yếu tố có tầm quan trọng hơn cả chính trị, hợp tác kinh tế được ưu tiên trong việc giải quyết trong các mối quan hệ quốc tế. Vai trò nhà nước và quốc gia đang thay đổi, nó tỏ ra quá nhỏ trước những vấn đề lớn như môi trường, nận nghèo khổ, bệnh AIDS.... nhưng lại là quá lớn trước những vấn đề nhỏ của đời sống liên quan đến sản xuất kinh doanh . Phải tìm kiếm một mức độ hợp lý trong quản lý của quốc gia. Nhà nước. Xu thế tự do hóa mậu dịch giữa các quốc gia ngày càng có ưu thế, cho dù vẫn còn hiện tượng quá độ thể hiện qua hàng rào bảo hộ mậu dịch. Năm 1988 những hiệp ước tự do buôn bán giữa Mỹ - Canada. Mêhicô và Australia với Niu dilơn: năm 1992 bắt đầu tự do buôn bán giữa 12 nước Tây Âu (EC). Đã có những dấu hiệu đầu tiên của thị trường tự do Nam Mỹ: cũng vào năm 1988 đột ngột có sự trao đổi tự do thương mại giữa Mỹ và Nhật... Sự buôn bán trong nội bộ từng khu vực có xu hướng giảm, mà gia tăng mức độ giao lưu toàn cầu. Dự đoán sang thế kỷ 21 sẽ có một sự liên kết của “một tam giác vàng” tự do mậu dịch giữa Bắc Mỹ - Châu Âu và Đông Á (Nhật). Cùng với thương mại, tài chính, xu thế toàn cầu cũng tác động đến các lĩnh vực công nghệ sản xuất. Ngày càng có sự nhất thể hóa giữa nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ và sản xuất - kinh doanh. Có xu thế toàn cầu (Mỹ Nhật và Tây Âu). Các siêu cường kinh tế đang đua nhau nắm giữ các nền “công nghệ bình minh” như vi điện tử, máy tính, phần mềm, cáp quang, viễn thông, người máy, năng lượng thay thế, vũ trụ, đại dương: và cũng nhận thức rõ sự thách thức về phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, dễ thích ứng. Yếu tố giáo dịch và đào tạo sẽ là một nguồn lực chủ yếu tạo thế cạnh tranh của các nước khi bước vào thế kỷ 21. Chính các nước đang phát triển có nền kinh tế thành công đang sử dụng cơ hội này dựa trên sự phát triển nền “kinh tế kiến thức” để đột phá vào các công nghệ cao mà không phải đầu tư quá lớn. Tóm lại, xã hội thông tin phát triển và xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới đã đặt ra trên con đường phát triển của mỗi quốc gia những thời cơ, đồng thời cũng
- gặp nhiều khó khăn mang tính cạnh tranh, thách đố. Những nước “đi sau” vừa có khả năng học hỏi, “rút kinh nghiệm”, nhưng cũng gánh chịu những chèn ép do sự chậm trễ của mình. Trên thế giới tuy còn nhiều phân cách giàu nghèo, nhưng một số nước đang phát triển đã sử dụng tốt những cơ hội tốt để “đi tắt”, “đón đầu”, để tiếp nhận công nghệ, tiến thẳng vào một số công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, cũng có nhiều nước đang không thành công, không đạt được tăng trưởng kinh tế như mong muốn, nhiều lúc thụt lùi và rơi vào tình trạng nợ nần, suy thoái. Những quốc gia có nền kinh tế thành công, quá trình phát triển thường bắt đầu bằng những nỗ lực tăng trưởng kinh tế, liền sau đó là những điều khiển vĩ mô nhằm đạt những kết quả về xã hội văn hóa, môi trường. Những nước này thường xuất phát từ xã hội truyền thống, với nông nghiệp chiếm 75% lao động, trên 30% GDP; sau đó là giai đoạn tạo tiền đề cho “cất cánh” dựa trên những đột phá công nghệ trong nông nghiệp, trong xây dựng cơ sở hạ tầng và sản xuất các sản phẩm chế tạo hướng về xuất khẩu, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư...Giai đoạn “cất cánh” được khẳng định thông qua những yếu tố về chuyển dịch cơ cấu kinh tế (giảm mạnh tỷ lệ nông nghiệp trong GNP); về khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế ở mức cao; về một chính sách thuận lợi cho sự phát triển các công nghiệp hiện đại; về một nền giáo dục-đào tạo vững vàng tạo năng lực nội sinh của quốc gia, đảm bảo cho giai đoạn trưởng thành sau “cất cánh” v.v... Quá trình phát triển công nghệ có thể đi tuần tự hoặc thực hiện xen kẽ theo các giai đoạn từ thấp đến cao. Giai đoạn 1: Công nghệ có cường độ lao động cao và công nghệ sử dụng chủ yếu nguồn tài nguyên thiên nhiên (mà ta là một trong những nước đang thực hiện chủ yếu). Giai đoạn 2: Công nghệ dựa chủ yếu vào trang thiết bị kỹ thuật, giai đoạn này chủ yếu dựa vào các công nghệ nước ngoài, thích nghi vào công nghệ nước ngoài và cải tiến công nghệ nước ngoài, chuẩn bị cho nguồn nhân lực có trí thức và có kỹ năng. Giai đoạn 3: Công nghệ dựa chủ yếu vào vốn trí thức và sự thành thạo tay nghề của con người trong đất nước mình. Sơ đồ 14: Các bộ phận của chính sách khoa học và công nghệ
- Chính sách khoa học và công nghệ là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc chỉ đạo. định hướng phát triển, các thể chế và biện pháp thúc đẩy việc tiếp thu phát triển và sử dụng khoa học và công nghệ và các ngành khoa học hỗ trợ công nghệ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời phát triển năng lực khoa học và công nghệ quốc gia trong từng thời kỳ. Về thực chất chính sách khoa học công nghệ là chính sách phát triển đất nước bằng khoa học và công nghệ. Đối với các nước đi sau như nước ta, tình hình không giống các nước tư bản ở những thế kỷ 18, 19 khi mà công nghệ cần thiết cho công nghiệp hóa đều phải chờ những sáng thể phát minh khoa học làm cơ sở cho sự phát triển công nghệ đó, hoặc phải có thời gian dài đúc kết và hoàn thiện dần trong việc thực tiễn sản xuất. Ngày nay hầu hết những công nghệ cần thiết cho công nghiệp tiên tiến - thậm chí còn thay đổi rất nhanh, buộc họ phải chuyển giao công nghệ đã lạc hậu của họ cho các nước di sau, dẫn đến tình trạng không cần theo một tuần tự nhất định như các nước đi trước. Vấn đề ngày nay không còn là phải tự mình sáng tạo mà là phải nắm bắt được những công nghệ nào phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất, có khi chưa cần công nghệ tiên tiến nhất mà là công nghệ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội và có điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ. Điều kiện quốc tế đã mở ra cho chúng ta con đường đi tắt cho phép thực hiện công nghiệp hóa trong một thời gian rất ngắn, không phải trải qua tuần tự các bước như của các nước đã đi trước. Đại hội giữa nhiệm kỳ (khóa VII) của Đảng ta cũng đã chỉ rõ: “Những tiến bộ về kinh tế xã hội cùng với sự mở rộng và tăng cường hợp tác phát triển với các nước, các tổ chức quốc tế cho phép chúng ta đẩy tới một bước công cuộc công nghiệp hóa,
- hiện đại hóa đất nước, nhằm tạo nhiều công ăn việc làm, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, cải thiện hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đây là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước chung quang. Giữ được ổn định chính trị, xã hội bảo vệ được độc lập chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa”. Phướng hướng , quy mô bước đi của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải được cân nhắc kỹ trên cơ sở thấu suốt các quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước đã được Văn kiện hội nghị ban chấp hành trung ương 7 khóa VII chỉ rõ: - Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng đổi mới công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta, đó là một quá trình thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải biến một xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, gắn với việc hình thành từng bước quan hệ sản xuất tiến bộ, ngày càng thể hiện đầy đủ hơn bản chất ưu việt của chế độ mới. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải tạo ra những điều kiện cần thiết về vật chất - kỹ thuật, về con người và khoa học công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực, không ngừng tăng năng suất lao động xã hội, làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, sinh thái. Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là tạo ra tiềm lực to lớn, đủ khả năng xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của toàn dân, thực hiện dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, bảo vệ vững chắc cho nền độc lập của Tổ quốc. Đó là một quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, đòi hỏi mọi người phải có hoài bão, quyết tâm cao, chấp nhận những khó khăn và thử thách và hy sinh cần thiết để vĩnh viễn đưa dân tộc ta thoát khỏi lạc hậu, nghèo nàn; tiến lên “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng nói. Đó cũng là lòng mong ước của biết bao thế hệ đi trước mà ngày nay chúng ta phải nỗ lực làm bằng được. Song mục tiêu và mong ước đó không phải là điều xa vời, mà phải thể hiện ngay từng bước phát triển, quan tâm đáp ứng các nhu cầu thiết thân hàng ngày của nhân dân, từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích trước mắt và lâu dài: huy động đi đôi với bồi dưỡng
- sức dân, chăm lo nhu cầu đời sống hằng ngày đi đôi với sức tiết kiệm để đầu tư phát triển... Chính sự quan tâm thường xuyên đó sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ và bền vững để thực hiện mục tiêu lâu dài, bảo đảm thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự nghiệp của toàn dân. Đó là một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đòi hỏi phải đầu tư rất nhiều với trí tuệ, sức người, sức của. Chỉ có huy động sức mạnh và khả năng sáng tạo to lớn của toàn dân, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, sự quản lý điều hành có hiệu lực và hiệu quả của Nhà nước thì mới đảm bảo thắng lợi. - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải động viên các thành phần kinh tế tích cực tham gia đầu tư phát triển. - Công nghiệp, hiện đại hóa phải được thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xử lý tốt mối quan hệ giữa kế hoạch và thị trường. Việc xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển công nghiệp và công nghệ phải xuất phát từ những yêu cầu của sản xuất và đời sống trong nước và xuất khẩu thông qua việc đánh giá và dự báo đúng đắn nhu cầu và chiều hướng phát triển của thị trường trong và ngoài nước. Giá cả phần lớn hàng hóa, dịch vụ được hình thành trên thị trường. Nhà nước can thiệp trong trường hợp thật cần thiết. Thị trường phản ánh nhu cầu xã hội, có tiếng nói quyết định trong việc phân bổ phần lớn các nguồn lực để sản xuất cái gì, bao nhiêu, cho ai bằng cách nào, kể cả đối với nguồn lực tập trung của Nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước cũng như tư nhân được tạo đủ điều kiện tự chủ kinh doanh căn cứ vào tín hiệu thị trường thông qua cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp mà đổi mới và phát triển. Đối với mọi quốc gia, kể cả nước ta, chỉ tiêu của Nhà nước bao giờ cũng là nguồn chi lớn nhất. Nguồn chi đó phải được kế hoạch hóa thông qua việc Nhà nước sử dụng một cách tập trung các nguồn vốn trong và ngoài nước, các công cụ và phương tiện cần thiết để đầu tư cho các công trình, dự án trọng điểm, chủ yếu là xây dựng kết cấu hạ tầng và một số ngành, lĩnh vực, công trình then chốt có tác dụng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của toàn bộ nền kinh tế và xã hội. Việc chi tiêu của Nhà nước phải được hạch toán và quản lý thật chặt chẽ, lấy hiệu quản làm thước đo, với tinh thần triệt để tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô làm với bất cứ giá nào.
- Đồng thời, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý toàn bộ quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua pháp luật, các chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển, các biện pháp tổ chức, hành chính, kinh tế trong đó biện pháp kinh tế là chính. Nhà nước duy trì cân bằng cung cầu, xuất khẩu, thu chi, tiền hàng... ổn định vĩ mô, tạo môi trường và thể chế thuận lợi cho sản xuất kinh doanh phát triển, can thiệp và điều tiết thị trường, khắc phục những biến động lớn những khuyết tật vốn có của thị trường để nó hoạt động hữu hiệu trở thành công cụ điều tiết có hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước cũng thi hành các chính sách, biện pháp chăm lo sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, duy trì hiệu lực của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn dân làm ăn sinh sống. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn trong và ngoài nước. Vốn bên ngoài, dù là viện trợ phát triển chính thức (ODA) hay vốn đầu tư trực tiếp (FDI) hầu hết là loại vốn phải hoàn trả, kèm theo cả lãi suất, Nguồn trang trải quy cho cung chính là từ kết quả lao động của bản thân chúng ta, kể cả ngân sách cũng là do toàn đan đóng góp. Vì vậy, phải tính toán thận trọng , huy động và sử dụng vốn bên ngoài vào những lính vực, những địa bàn cần thiết, có hiệu quả. Chỉ có như vậy, chúng ta mới giữ vững được độc lập, chủ quyền kinh tế, tránh được tình cảnh nợ nần chồng chất cũng như những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt khác. Để thực hiện tốt chính sách khoa học – công nghệ quốc gia, ngoài vấn đề nhận thức, cơ chế chính sách, một vấn đề cực kỳ quan trọng là phải đổi mới hệ thống giáo dục đào tạo trong nước theo hướng hòa nhập quốc tế, trẻ hóa đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành của đất nước. e. Các bước xây dựng và thực hiện chính sách công nghệ e.1 Xác định mức độ đã đạt được của trình độ công nghệ quốc gia, trên tất cả các khía cạnh: - Tiềm lực - Hiệu quả thực tế - Các bế tắc cần xử lý
- e.2 Dự đoán các biến động có thể có trong tương lai - Khả năng biến đổi công nghệ trong nước - Nhu cầu cần đáp ứng về công nghệ cho nền kinh tế trong tương lai. - Khả năng thu hút công nghệ từ bên ngoài. e.3 Phân tích lựa chọn mục tiêu cần đạt cho giao đoạn trước mắt và tiếp theo - Các mục tiêu mũi nhọn - Mục tiêu thu hút công nghệ bên ngoài - Mục tiêu thu hút chất xám từ việt kiều - Các mục tiêu phân chia theo lĩnh vực (ngành sản xuất, lĩnh vực quản lý) e.4 Xây dựng các quan điểm phát triển chính sách công nghệ - Công nghệ hàng đầu hay thích hợp ? - Nhập mua cải tiến công nghệ ra sao ? - Công nghệ mũi nhọn đặc thù ? - Các nguồn vốn cho công nghệ v.v... e.5 Lựa chọn cơ quan thực thi Giống như chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chính sách công nghệ có tình bao trùm quốc gia, cho nên nó cũng phải do các cơ quan cao nhất của Nhà nước từ các cấp (Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường - Bộ Giáo dục và đào tạo – các bộ ngành sản xuất và các sở ban ngành thuộc ngành dọc ở cấp tỉnh thành phố). e.6 Xác định hiệu lực và hiệu quả của chính sách công nghệ Đây là trách nhiệm của tất cả các cấp có sử dụng và đưa vào công nghệ hoạt động. Các tính phải do các cơ quan cao nhất thuộc chuyên ngành nghiên cứu và đưa vào sử dụng. e.7 Lựa chọn hình thức thực hiện chính sách
- Đây là trách nhiệm, tài năng của các cán bộ thuộc các cơ quan tổ chức thực hiện chính sách, căn cứ vào diều kiện và xu thế phát triển của đất nước, kinh nghiệm và khả năng hợp tác bên ngoài v..v.. mà tìm tòi các hình thức thích hợp. e.8 Tổng kết thực hiện Là quá trình đánh giá mỗi chặng thực thi chính sách để chuyển sang một chặng đường phát triển mới. Trên đây là những chính sách lớn về kinh tế mà tất cả các quốc gia ngày nay đểu phải quan tâm. Ngoài ra còn có không ít các chính sách kinh tế khác cũng phải quan tâm nhưng do khuôn khổ có hạn, giáo trình không thể đề cập hết (chính sách sử dụng tài nguyên chính sách môi trường, chính sách dân số, chính sách đối ngoại v.v...).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA CÁC MÔ HÌNH XỬ LÝ NỢ XẤU
6 p | 244 | 79
-
Công tác quy hoạch và ra quyết định - Chương 3
92 p | 146 | 40
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng (từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk)
9 p | 157 | 5
-
Chế độ hợp tác quốc tế trong Tố tụng Hình sự Trung Quốc
10 p | 63 | 4
-
Bản tin Cải cách hành chính Bản tin nội bộ của văn phòng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ - Số 21/2019
49 p | 59 | 3
-
Các nhân tố tác động tới chất lượng thể chế khu vực Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế toàn cầu
10 p | 11 | 3
-
Bản tin Khoa học số 12
0 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn