intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nợ thương mại nước ngoài của quốc gia bằng trái phiếu Brady

Chia sẻ: Nguyen Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

64
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sau cú sốc dầu lửa năm 1973, ngoại tệ thu về của các nước sản xuất dầu lửa tăng lên đột ngột và được gửi vào các ngân hàng thương mại quốc tế. Để nhanh chóng sử dụng khoản tiền gửi này, nhiều ngân hàng đã cho chính phủ các nước đang phát triển vay. Vào đầu những năm 80, khi giá hàng hóa giảm mạnh, tỷ giá ngoại thương biến đổi theo hướng bất lợi cho nhiều nước đang phát triển. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu suy giảm đã đưa các nước này vào tình trạng khó...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nợ thương mại nước ngoài của quốc gia bằng trái phiếu Brady

  1. Fulbright Economics Teaching Program Case Study Vietnam Brady Bonds Nghiên cứu tình huống Xử lý nợ thương mại nước ngoài của quốc gia bằng trái phiếu Brady* Sau cú sốc dầu lửa năm 1973, ngoại tệ thu về của các nước sản xuất dầu lửa tăng lên đột ngột và được gửi vào các ngân hàng thương mại quốc tế. Để nhanh chóng sử dụng khoản tiền gửi này, nhiều ngân hàng đã cho chính phủ các nước đang phát triển vay. Vào đầu những năm 80, khi giá hàng hóa giảm mạnh, tỷ giá ngoại thương biến đổi theo hướng bất lợi cho nhiều nước đang phát triển. Nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu suy giảm đã đưa các nước này vào tình trạng khó khăn trong việc trả nợ nước ngoài. Trước tình hình này, các ngân hàng thương mại quốc tế cũng hạn chế mạnh việc cho vay mới. Vào tháng 8 năm 1982, Mêhicô tuyên bố ngưng trả lãi đối với nợ nước ngoài. Chỉ trong vòng một thời gian ngăn, các nước đang phát triển mắc nợ khác cũng hành động tương tự, và khủng hoảng nợ quốc tế nổ ra. Để tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ, nhiều cơ chế giảm nợ đã được đề xuất và thực thi, bao gồm: giảm nợ một phần, mua lại nợ, đổi nợ thành nội tệ để đầu tư vào cổ phần của các công ty trong nước và đổi nợ thành trái phiếu Brady. Trái phiếu Brady (Brady Bonds) là chứng khoán được phát hành để đổi các khoản nợ ngân hàng thương mại mà quốc gia vay nợ không chi trả được khi đáo hạn thành trái phiếu mới. Mục tiêu của hoạt động chứng khoán hóa này là để giảm và tái cơ cấu nợ cho các quốc gia đã thực hiện các cải cách kinh tế, tứ đó thúc đẩy tăng trưởng và gia tăng khả năng thực hiện các nghĩa vụ nợ. Tên Brady được đặt theo tên của cựu Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Nicholas Brady, người đã chỉ đạo kế hoạch giảm nợ cho những nước đang phát triển với kết quả cuối cùng là hình thành ra loại trái phiếu này. Theo cơ chế đổi nợ thành trái phiếu Brady, các ngân hàng chủ nợ được cung cấp một danh mục các trái phiếu với đặc điểm khác nhau để lựa chọn. Các trái phiếu thường được sử dụng nhất bao gồm: (i) Trái phiếu ngang giá (par bonds): 100% mệnh giá của nợ quá hạn được chuyển thành trái phiếu có lãi suất cố định ở mức thấp hơn mức thị trường, kỳ hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ; (ii) Trái phiếu chiết khấu (discount bonds): nợ quá hạn được chuyển thành trái phiếu theo một tỷ lệ chiết khấu nhất định, với lãi suất thả nổi theo thị trường (thường là Libor + 13/16), kỳ hạn 30 năm và nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ; (iii) Trái phiếu không bảo đảm (past-due interest bonds): lãi quá hạn được chuyển thành trái phiếu với lãi suất thả nổi, kỳ hạn 15-18 năm và không có bảo đảm. Nghiên cứu tình huống do Nguyễn Xuân Thành, giảng viên của Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, soạn để sử dụng cho thảo luận trên lớp, chứ không phải để chỉ ra việc giải quyết hữu hiệu hay không hữu hiệu một tình huống thực tế. Phiên bản: 19 tháng 5 năm 2004 Nguyễn Xuân Thành 1
  2. Fulbright Economics Teaching Program Case Study Vietnam Brady Bonds Các quốc gia đã từng xử lý nợ theo cơ chế Brady Brazil Mêhicô Ba Lan Panama Peru Costa Rica Philípin Argentina Bulgaria Slovenia Nga Việt Nam Venezuela Uruguay Nigeria Jordan Dominica Ecuador Croatia Macedonia Bơ Biển Ngà 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 Ngày 10 tháng 5 năm 1996, Việt Nam đạt thỏa thuận về mặt nguyên tắc với các ngân hàng thương mại quốc tế (chủ yếu là các ngân hàng Nhật Bản) về việc xử lý khoản nợ thương mại quốc gia đã quá hạn dưới hình thức phát hành trái phiếu Brady.1 Việc xử lý khoản nợ quá hạn này sẽ cho phép Việt Nam có thể tiếp cận trở lại với thị trường vốn quốc tế. Dưới cơ chế của Câu lạc bộ xử lý nợ Luân Đôn, quá trình đàm phán kéo dài 22 tháng2 với sự tham gia của Chính phủ Việt Nam (đại diện bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), 39 ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các tổ chức tài chính phát triển đa phương (Ngân hàng Thế giới3) và các chính phủ nước ngoài (Nhật Bản, Hoa Kỳ4). Quyết định cuối cùng đạt được vào ngày 12 tháng 3 năm 1998 với việc xử lý nợ có tổng giá trị 797,1 triệu USD, trong đó bao gồm 310,9 triệu USD nợ gốc và 486,2 triệu USD tiền lãi quá hạn. Việc xử lý bao gồm cả hoàn trả ngay, giảm nợ, mua lại nợ và chứng khoán hóa. Việt Nam cam kết hoàn trả ngày 15 triệu USD tiền lãi. Còn 154,6 triệu USD tiền lãi được các chủ nợ cho xóa. Việc mua lại nợ bao gồm 42,4 triệu USD giá trị danh nghĩa theo mức giá 44 xen một đô-la, trong đó nợ gốc mua lại là 20,4 triệu USD và lãi mua lại là 21,8 triệu USD. Quan trọng nhất trong chương trình xử lý nợ này là việc chứng khoán hóa 585,3 triệu USD bằng các trái phiếu Brady.5 51,6 triệu USD nợ gốc được đổi thành trái phiếu chiết khấu (với tỷ lệ chiết khấu 50%), kỳ hạn 30 năm; lãi suất thả nổi theo thị trường bằng LIBOR+13/16; nợ gốc bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ.6 238,9 triệu USD nợ gốc được đổi thành trái phiếu ngang giá kỳ hạn 30 năm; lãi suất tăng dần từ 3% năm 1-2 lên 5,5% năm 21-30; nợ gốc được bảo đảm một nửa bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. 294,8 triệu USD tiền lãi quá hạn được đổi thành trái phiếu không bảo đảm, kỳ hạn 18 năm với lãi suất tăng dần. 1 Đây là khoản nợ các ngân hàng thương mại nước ngoài của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). 2 Quá trình đàm phán đổi nợ thành trái phiếu Brady của Brazil kéo dài 4 năm và của Nga kéo dài 26 tháng. 3 Ngân hàng Thế giới hỗ trợ Việt Nam một khoản vay 35 triệu USD để Việt Nam có thể trả ngay một phần nợ quá hạn. 4 Sự tham gia của Chính phủ Hoa Kỳ liên quan đến việc phát hành trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ để Việt Nam sử dụng làm tài sản thế chấp khi phát hành trái phiếu Brady. 5 Để so sánh, các trái phiếu Brady của Mêhicô phát hành năm 1990 có giá trị 35,4 tỷ USD; của Philípin năm 1992 có giá trị 3,19 tỷ USD; và của Argentina năm 1993 có giá trị 28,05 tỷ USD. 6 Tỷ lệ chiết khấu 50% có nghĩa là 1 đô-la trái phiếu phát hành được dùng để đổi cho 2 đô-la nợ cũ. Nguyễn Xuân Thành 2
  3. Fulbright Economics Teaching Program Case Study Vietnam Brady Bonds Tên: Trái phiếu chiết khấu Việt Nam (Vietnam Discount Bond) Lãi suất: Libor 6 tháng + 81,25 điểm cơ bản Phương thức trả lãi: Hai lần một năm (vào 12/9 và 12/3). Ngày đáo hạn: 12/3/2028 Ngày phát hành: 12/3/1998 Bảo đảm nợ gốc: 100% nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ không trải lãi Bảo đảm lãi: Bảo đảm tiền lãi ‘cuốn chiếu’ bằng cách ký quỹ tiền lãi phải trả cho 18 tháng Giá trị phát hành: 25,8 triệu USD Tiền tệ: Đô-la Mỹ (USD) Trả nợ gốc: Một lần khi đáo hạn Tên: Trái phiếu ngang giá Việt Nam (Vietnam Par Bond) Tăng dần từ mức cố định 3%/năm 3/98 – 9/99: 3,00%; 3/00 – 9/01: 3,25%; Lãi suất: 3/02 – 9/03: 3,50%; 3/04 – 9/06: 3,75%; 3/07 – 9/17: 4,00%; 3/18 – đáo hạn: 5,50%. Phương thức trả lãi: Hai lần một năm (vào 12/9 và 12/3). Ngày đáo hạn: 12/3/2028 Ngày phát hành: 12/3/1998 50% nợ gốc được bảo đảm bằng trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ không trả lãi Bảo đảm nợ gốc: (zero-coupon US Treasury bonds) Bảo đảm lãi: Bảo đảm tiền lãi ‘cuốn chiếu’ bằng cách ký quỹ tiền lãi phải trả cho 18 tháng Giá trị phát hành: 238,9 triệu USD Tiền tệ: Đô-la Mỹ (USD) 30 lần bằng nhau (2 lần 1 năm) với giá trị bằng 1,667% mệnh giá từ Trả nợ gốc: 12/3/2013 đến 12/9/2027, và 50% mệnh giá vào 12/3/2028. Tên: Trái phiếu không bảo đảm (Vietnam Past Due Interest Bond – PDI Bond) Tăng dần từ mức cố định 3%/năm 3/98 – 9/98: 3,00%; 3/99 – 9/99: 3,50%; Lãi suất: 3/00 – 9/00: 3,75%; 3/01 – 9/04: 4,00%; 3/05 – đáo hạn: Libor 6 tháng + 81,25 điểm cơ bản Phương thức trả lãi: Hai lần một năm (vào 12/9 và 12/3). Ngày đáo hạn: 12/3/2016 Ngày phát hành: 12/3/1998 Bảo đảm nợ gốc và lãi: Không có bảo đảm nợ gốc và lãi Giá trị phát hành: 294,8 triệu USD Tiền tệ: Đô-la Mỹ (USD) 23 lần bằng nhau (2 lần 1 năm) với giá trị bằng 4.3478% mệnh giá từ Trả nợ gốc: 12/3/2005 đến 12/3/2016. Vào tháng 3 năm 1998, lãi suất LIBOR 6 tháng là 5,797% và lợi suất của trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ không trả lãi, kỳ hạn 30 năm là 6,05%. Cũng tại thời điểm trên, mức chênh lệch lãi suất của một khoản nợ nước ngoài của Chính phủ Việt Nam (không có bảo đảm) và trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ kỳ hạn 30 năm là 300 điểm cơ bản. Trên thực tế, Việt Nam đã được giảm nợ đi bao nhiêu phần trăm? Nguyễn Xuân Thành 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2