intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử lý nước thải hữu cơ bằng vi khuẩn quang hợp

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

273
lượt xem
73
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lợi dụng khả năng hoạt động mạnh và trong nhiều loại môi trường của vi khuẩn đơn bào, thạc sĩ Lê Thị Thúy Ái, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM đã phân lập chúng từ nhiều thủy vực ở Việt Nam, cải biến thành nhóm vi sinh mới, có khả năng xử lý hiệu quả nước thải chế biến thủy, hải sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử lý nước thải hữu cơ bằng vi khuẩn quang hợp

  1. Xử lý nước thải hữu cơ bằng vi khuẩn quang hợp Lợi dụng khả năng hoạt động mạnh và trong nhiều loại môi trường của vi khuẩn đơn bào, thạc sĩ Lê Thị Thúy Ái, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCM đã phân lập chúng từ nhiều
  2. thủy vực ở Việt Nam, cải biến thành nhóm vi sinh mới, có khả năng xử lý hiệu quả nước thải chế biến thủy, hải sản. Thạc sĩ Ái cho biết, vi khuẩn đơn bào (một tế bào) thu nhận ánh sáng ở mức độ thấp hơn thực vật. Chúng có khả năng thực hiện lên men trong môi trường yếm khí hơi tối. Nhờ thế, chúng hấp thu, phân hủy chất hữu cơ, loại bỏ mùi hôi do amoniắc (NH4), H2S, amin độc tính... của chất thải mà
  3. các loài thực vật không làm được. Hiện tại, công nghệ chế biến thủy hải sản của Việt Nam còn khá thủ công nên sử dụng nhiều nước, kéo theo lượng nước thải rất lớn, chứa nồng độ đậm đặc các chất hữu cơ gây ô nhiễm như thịt vụn, da, gia vị... . Nhiều chất chứa hàm lượng nitơ liên kết và lưu huỳnh cao. Loại nước thải này dễ bị phân huỷ, tạo mùi khó chịu, tác động trực tiếp tới môi trường, ảnh hưởng sức
  4. khỏe công nhân. Ước tính tổng lượng nước thải của một xí nghiệp chế biến thuỷ sản với 200-300 công nhân là 200- 300 m3/ngày. Trước đây, Việt Nam cũng đã có các nghiên cứu bước đầu thăm dò khả năng sử dụng vi khuẩn quang hợp trong xử lý loại nước thải này. Tuy nhiên, việc tuyển chọn, phân lập vi khuẩn từ tự nhiên và nghiên cứu khả năng chuyển hóa đạm và mùi hôi chưa được đề cập.
  5. Trong đề tài mới đây, thạc sĩ Ái đã phân lập được 31 chủng vi khuẩn quang hợp thuộc 10 thủy vực ở nước ta và phối trộn 5 chủng có vai trò quan trọng trong xử lý nước thải. Đồng thời, bà cũng thử nghiệm chế phẩm trong xử lý nước, quy mô 20 lít/mẻ và khảo sát thành công tính ổn định cũng như hiệu quả xử lý. Nhận xét đề tài về, tiến sĩ Nguyễn Phước Dân, thành viên Hội đồng nghiệm thu, cho biết: “Nếu áp dụng thực tế
  6. thành công, đây sẽ là một công nghệ có chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản, phù hợp với việc xử lý nước thải công nghiệp, có mặt bằng rộng như nước thải cao su, bột mì, mía đường...”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2