Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐO TỔNG TRỞ SINH HỌC BẰNG<br />
PHƯƠNG PHÁP TÍN HIỆU TƯƠNG QUAN<br />
Lê Mạnh Hải1*, Trịnh Đình Yến1, Vũ Ngọc Tuấn2<br />
Tóm tắt: Đánh giá trạng thái cơ thể sống bằng phương pháp đo tổng trở sinh<br />
học là một phương pháp mới trong y sinh học. Tuy nhiên, các hệ thống đo tổng trở<br />
sinh học thường phải xử lý một số lượng lớn dữ liệu với dung sai cao và nhiễu<br />
trắng phát sinh trong quá trinh đo. Bài báo này đề xuất một phương pháp xử lý dữ<br />
liệu dựa trên sự tương quan tín hiệu trong miền thời gian nhằm tìm ra phân bố các<br />
giá trị tổng trở sinh học trong phổ trở sinh học. Phương pháp lọc và xử lý các tín<br />
hiệu có độ tương quan cao và loại bỏ một phần hoặc toàn phần các tín hiệu có độ<br />
tương quan thấp. Phương pháp được ứng dụng trong hệ thống đo tổng trở sinh học<br />
của Viện Vật lý Y sinh nhằm nghiên cứu các thay đổi trạng thái cơ thể sống dưới tác<br />
động của tác nhân vật lý. Kết quả nghiên cứu cho phép xây dựng và phát triển các<br />
thuật toán xử lý dữ liệu trong các thiết bị đo tổng trở sinh học với băng tần tới<br />
1MHz hoặc cao hơn.<br />
Từ khóa: Tổng trở sinh học, Xử lý tín hiệu tương quan, Thiết bị đo tổng trở sinh học.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Đo tổng trở sinh học là phương pháp đánh giá trạng thái cơ thể sống được nghiên cứu từ<br />
thế kỷ 18, khởi đầu với những công bố của Luigi Galvani (1734-1798) và Alessandro Volta<br />
(1745-1825) (xem [6]). Tuy nhiên, các thành tựu mới trong kỹ thuật vật lý - y – sinh học<br />
trong những năm gần đây mang lại những tiên bộ vượt bậc trong lĩnh vực nghiên cứu này<br />
([2],[3]). Các trở ngại chính của phép đo tổng trở sinh học đang dần được khắc phục và cải<br />
thiện kết quả đo như nhiễu sinh học do điện tim, điện não, thay đổi cơ học do thở, nhiễu do<br />
điện cực, nhiễu do tác nhân của phép đo... Các kết quả đo ngày càng chính xác cho phép sử<br />
dụng kết quả đo tổng trở sinh học như một phép đo đánh giá trạng thái cơ thể sống.<br />
Bên cạnh đó, một số vấn đề trong đo tổng trở sinh học vẫn đang được nghiên cứu tích<br />
cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả và độ chính xác của phép đo như xử lý nhiễu do điện<br />
cực, khả năng loại trừ các yếu tố nhiễu do các hệ tuần hoàn, hệ hô hấp gây ra. Trong bài<br />
báo này, nhiễu gây ra bởi hệ thống lấy mẫu bao gồm nhiễu do nguồn dòng, nhiễu do điện<br />
cực và nhiễu do bộ khuyếch đại đầu vào được xử lý bởi phần mềm, sử dụng giải thuật xử<br />
lý tín hiệu tương quan trong miền thời gian.<br />
Quy trình đo tổng trở có thể thực hiện trong miền tần số và miền thời gian. Khi đo tổng<br />
trở sinh học trong miền tần số, một tín hiệu điện hình sin có tần số thay đổi được đưa vào<br />
cơ thể sống. Đo điện áp và dòng điện qua các mô sẽ cho biết tổng trở sinh học của mô tại<br />
tần số đó. Phương pháp này được [3] đánh giá là có độ chính xác cao, tuy nhiên khó thực<br />
hiện trong miền tần số rộng tới 1MHz hoặc hơn.<br />
Phương pháp đo tổng trở sinh học trong miền thời gian thực hiện cấp một tín hiệu điện<br />
xung vuông tuần hoàn có tần số trong khoảng từ vài trăm Hz tới vài kHz vào cơ thể. Đáp<br />
ứng dòng và áp được đo trên hệ điện cực bốn cực sẽ được biến đổi sang phổ (biến đổi<br />
Fourier rời rạc - DFT) và tính ra tổng trở sinh học trên miền tần số. Hiển nhiên số phép<br />
đotrong miền thời gian sẽ nhỏ và không phụ thuộc vào miền tần số cần khảo sát, tuy nhiên<br />
chỉ các tần số là bội số của tần số tín hiệu đầu vào (tần số cơ sở) mới có giá trị tính toán cụ<br />
thể; các giá trị ở các tần số không phải là bội số của tần số cơ sở chỉ được suy ra từ các giá<br />
trị lân cận. Nhưng đó chưa phải là vấn đề lớn nhất. Bài toán khó giải nhất của phương<br />
pháp đo này là nhiễu thu được trên khắp miền tần số sẽ giữ nguyên biên độ (nhiễu trắng)<br />
trong khi tín hiệu tại các tần số cao sẽ có giá trị nhỏ dần trong phép biến đổi DFT. Trong<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 145<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
nhiều công trình đã công bố, phương pháp đo trong miền thời gian ít được sử dung vì lý do<br />
này ([2],[4]).<br />
Bài báo này sẽ sử dụng phương pháp đo trong miền thời gian, sử dụng phương pháp<br />
biến đổi Fourier nhanh và giải thuật xử lý tín hiệu tương quan nhằm đạt được độ chính xác<br />
của phép đo trong miền tần số và có tốc độ đo cao hơn nhờ lợi thế của phép đo trong miền<br />
thời gian.<br />
Bài báo gồm 5 mục. Mục 1 đặt vấn đề về đo tổng trở sinh học và phương pháp đo trong<br />
miền thời gian. Mục 2 trình bày các khái niệm về hệ thống đo và tín hiệu tương quan theo<br />
thời gian; mục 3 mô tả quy trình đo tổng trở sinh học và mục 4 là các kết quả thực nghiệm.<br />
Kết luận và các thảo luận, nhận định khác trình bày ở mục 5.<br />
<br />
2. HỆ THỐNG ĐO TỔNG TRỞ VÀ TƯƠNG QUAN TÍN HIỆU<br />
2.1. Hệ thống đo tổng trở sinh học<br />
2.1.1. Sơ đồ chức năng<br />
Hệ thống đo gồm một bộ nguồn chính xác, một máy tạo nguồn xung, một dao động ký,<br />
một bộ khuyếch đại tín hiệu và chương trình xử lý trong máy tính (Hình 1).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Sơ đồ chức năng hệ thống đo tổng trở sinh học.<br />
Máy tạo dao động Tektronix AFG 2012 làm nguồn xung cấp tín hiệu liên tục dạng<br />
xung vuông tần số 1kHz -10kHz sang bộ khuyếch đại nguồn dòng (hình 2) rồi cấp sang bộ<br />
điện cực tạo một dòng điện trên cơ thể (hình 3). Dòng điện để đo có cường độ khoảng 0,1<br />
mA, thấp hơn nhiều lần dòng điện gây kích thích (khoảng 1mA) và không gây bất kỳ nguy<br />
hiểm nào cho cơ thể sống (xem [6]).<br />
Tín hiệu điện trên các mô được đo trên một cặp điện cực độc lập, khuyếch đại và cách<br />
ly (hình 4) trước khi đưa vào bộ thu nhận dữ liệu là một dao động ký Tektronix<br />
DPO2022B. Các thiết bị trong hệ thống này có thể được thay thế bởi các mạch điện tử<br />
khác ít tốn kém hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ nguyên lý mạch khuyếch đại nguồn dòng.<br />
<br />
<br />
146 L. M. Hải, T. Đ. Yến, V. N. Tuấn, “Xử lý số liệu đo tổng trở… tín hiệu tương quan.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Điện cực dùng đo tổng trở sinh học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Sơ đồ nguyên lý mạch khuyếch đại và cách ly.<br />
Với tần số lấy mẫu 1GSPS, dao động ký sẽ chuyển các kết quả đo của mạch đo thành<br />
tín hiệu số và chuyển về máy tính. Một chương trình xử lý tín hiệu sẽ khử nhiễu và phân<br />
tích, tính toán phổ trở rồi hiển thị kết quả dạng bảng hoặc đồ thị. Chương trình tính toán và<br />
xử lý dữ liệu được viết trên Mathlab.<br />
2.1.2. Phương pháp đo tổng trở sinh học trong miền thời gian<br />
Đối với phép đo này chúng tôi chọn tín hiệu xung vuông với tần số 1kHz (có thể thay<br />
đổi từ vài trăm Hz tới vài kHz). Kết quả thu được khi đo dòng điện I và hiệu điện thế U<br />
như hình 5.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) Dòng điện. b) Điện áp.<br />
Hình 5. Tín hiệu thu được trên kênh đo dòng và điện áp.<br />
Việc xử lý trực tiếp các tín hiệu này bằng phép biến đổi FFT cho kết quả ở hình 6.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Biểu diễn tổng trở sinh học cánh tay người trong hệ tọa độ phức.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 147<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Trong hình 6, trục tung là giá trị thành phần ảo, trục hoành là giá trị thành phần thực.<br />
Độ ổn định phép đo thấp, đặc biệt khi tính giá trị trở tại tần số cao (phần bên trái) đồ thị.<br />
Kết quả tính toán đòi hỏi phải xử lý dữ liệu trước khi phân tích phổ.<br />
2.2. Xử lý tín hiệu tương quan<br />
2.2.1. Tín hiệu tương quan<br />
Tương quan tín hiệu là sự biến đổi có quan hệ mật thiết giữa hai hay nhiều tín hiệu. Có<br />
hai loại là tương quan tự thân (trễ) và tương quan chéo. Tương quan tự thân được sử dụng<br />
trong nguyên lý đo xa của ra-da chống nhiễu. Tương quan chéo được sử dụng trong xử lý<br />
ảnh. Trong kỹ thuật đo tổng trở, tương quan chéo được sử dụng giữa 2 tín hiệu đo điện áp<br />
và đo dòng qua cơ thể.<br />
Tương quan chéo của hai tín hiệu rời rạc f(n),g(n) được định nghĩa như sau<br />
<br />
<br />
(1)<br />
Nếu xác định được mức tương quan giữa điện áp và dòng điện qua cơ thể ta có thể áp<br />
dụng để loại bỏ nhiễu.<br />
Để tính (1), hai giá trị trung gian là giá trị hiệp biến (công thức 2) và tương quan được<br />
tính (công thức 3).<br />
<br />
<br />
(2)<br />
(3)<br />
Trong đó và là trung bình và phương sai của X và tương tự như vậy cho Y.<br />
<br />
2.1.2. Xử lý tín hiệu tương quan<br />
Trong Mathlab, trước tiên một dãy tín hiệu rời rạc sẽ được tính các giá trị trung<br />
bình và phương sai theo (2) và (3). Các giá trị này sau đó được sử dụng dể tính giá<br />
trị tương quan giũa hai tín hiệu. Công thức (4) là hàm tính tương quan giữa hai<br />
dãy x và y<br />
r = xcorr(x,y) (4)<br />
Với các giá trị ngưỡng r đặt trước, hệ thống sẽ tính miền giá trị m trong (1) sao cho<br />
tương quan tín hiệu không nhỏ hơn ngưỡng r. Khi đó các ảnh hưởng của nhiễu lên tín hiệu<br />
thấp hơn ngưỡng sẽ bị loại bỏ. Việc chọn ngưỡng tương quan được thực hiện theo các đo<br />
đạc thực nghiệm trên tải giả (mô hình chuẩn)<br />
<br />
3. QUY TRÌNH ĐO TỔNG TRỞ SINH HỌC<br />
Quy trình đo tổng trở của hệ thống gồm 5 bước sau:<br />
1. Hệ thống tự kiểm tra<br />
2. Đặt tham số nguồn xung bao gồm dạng xung, tần số và biên độ<br />
3. Lấy mẫu và lọc nhiễu bằng xử lý tín hiệu tương quan<br />
4. Phân tích phổ<br />
5. Tính toán và hiển thị kết quả<br />
<br />
<br />
148 L. M. Hải, T. Đ. Yến, V. N. Tuấn, “Xử lý số liệu đo tổng trở… tín hiệu tương quan.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Hình 7 là lưu đồ chương trình đặt tham số và lấy mẫu cho thiết bị ngoai vi, sử dụng<br />
giao thức VISA, với 2 kênh: kênh 1được sử dụng đo điện áp, kênh 2 để đo dòng điện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Chương trình đặt tham số. Hình 8. Chương trình xử lý tín hiệu.<br />
<br />
Chương trình xử lý tín hiệu tương quan U_osc() và I_osc(i) được sử dụng để nhận dữ<br />
liệu và loại các dữ liệu có độ tương quan thấp. Khi có dữ liệu tương quan thấp, hệ thống<br />
cập nhật lại giá trị tương quan chung của cả nhóm và khi giá trị này thấp hơn ngưỡng thì<br />
loại mẫu này ra, thay bằng mẫu mới<br />
<br />
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM<br />
Sau khi thử nghiệm trên các mô hình chuẩn (gồm trở và tụ) đạt kết quả như lý thuyết<br />
tính toán và mô phỏng, chúng tôi đã thực hiện đo tổng trở trên khoai tây và cánh tay<br />
người. Các kết quả tính toán trước và sau khi áp dụng phương pháp xử lý tín hiệu tương<br />
quan cho thấy có sự cải thiện đáng kể (hình 9 so với hình 6)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Kết quả đo tổng trở cánh tay người có xử lý tín hiệu tương quan<br />
trong hệ tọa độ phức.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 149<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Trở phổ theo lý thuyết ([6]).<br />
So với kết quả của [6] (hình 10) các phép đo tại Viện Vật lý Y Sinh học (tháng 7/2015)<br />
cho các kết quả tương tự (hình 11)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
a) b)<br />
Hình 11. Trở phổ a) phần thực; b) phần ảo đo thực tế.<br />
5. KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN<br />
Phương pháp xử lý tín hiệu tương quan cho phép lọc nhiễu khi thu nhận tín hiệu sinh<br />
học gây ra bởi các thiết bị đo như điện cực, mạch đo... Các kết quả thực nghiệm cho thấy<br />
có sự cải thiện đáng kể độ ổn định của phép đo. Tuy nhiên phương pháp này cần được phát<br />
triển và cải tiến thêm để lọc các nhiễu khác như nhiễu do hệ tuần hoàn, hệ hô hấp gây ra.<br />
Phương pháp cũng cho phép xác định sai số của phép đo trong miền thời gian tiệm cận với<br />
sai số đo trong miền tần số ở dải tần dưới 60kHz. Với miền tần số trên 60kHz, kết quả đo<br />
vẫn bị sai sai lệch, thể hiện trên đồ thị là sai lệch về pha trên 10% ở các tần số trên 60kHz<br />
(hình 10 b).<br />
Các kết quả đo cũng cho thấy cần thiết phải mở rộng băng thông bộ giao tiếp và<br />
khuyếch đại cao hơn nữa (Băng thông của bộ giao tiếp hiện là 100kHz).<br />
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả cảm ơn sự tài trợ về kinh phí của Viện Khoa học và Công<br />
nghệ quân sự và sự giúp đỡ về khoa học của giáo sư Uwe Pliquett (Đại học Bielefeld, Viện<br />
IBA, CHLB Đức).<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Jaffrin MY1, Morel H. “Body fluid volumes measurement gy impedance: A review of<br />
bioimpedance spectroscopy (BIS) and Bioimpedance analysis (BIA) methods”. Med<br />
Eng Phys. (2008) Dec;30(10):1257-1269.<br />
[2]. Ling CH, de Craen AJ, Slagboom PE, Gunn DA, Stokkel MP, Westendorp RG, Maier<br />
AB. “Accuracy of direct segmental multi-frequency bioimpedance analysis in the<br />
<br />
<br />
<br />
150 L. M. Hải, T. Đ. Yến, V. N. Tuấn, “Xử lý số liệu đo tổng trở… tín hiệu tương quan.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
assessment of total body and segmental body composition in middle-aged adult<br />
population”. Clin Nutr. (2011) Oct;30(5):610-5.<br />
[3]. Uwe Pliquett. “Bioimpedance: A Review for Food Processing”. Food Eng Rev (2010)<br />
2:74–94.<br />
[4]. Sami F. Khalil, Mas S. Mohktar and Fatimah Ibrahim. “The Theory and<br />
Fundamentals of Bioimpedance Analysis in Clinical Status Monitoring and Diagnosis<br />
of Diseases”. Sensors (2014), 14, 10895-10928.<br />
[5]. Uwe Pliquett, Markus Schönfeldt, Andreas Barthel, Dieter Frense, Thomas Nacke and<br />
Dieter Beckmann. “Front end with offset-free symmetrical current source optimized<br />
for time domain impedance spectroscopy”. Physiol. Meas. 32 (2011) 927–944.<br />
[6]. Sverre Grimnes, Orjan G Martinsen. “Bioimpedance and Bioelectricity Basics” Third<br />
edition, Elsevier (2015).<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
DATA PROCESSING IN BIOIMPEDANCE MEASUREMENT<br />
USING CORRELATION SIGNAL METHOD<br />
Bio-impedance measurement is a new approach for evaluation of living status.<br />
However, noises in measurement device heavily impacts analyzing process,<br />
especially for correlation signals. This paper establishes method for signal<br />
processing based on correlation signal in time-domain in order to get bio-<br />
impedance spectroscope. This method filters low level correlation signals as noises<br />
and applied in bio-impedance measurement system at Institute of BioMedical<br />
Physics. The motivation of project is development of high bandwidth (up to 1Mhz or<br />
higher) multi-channel system for bio-impedance measurement.<br />
Keywords: Bio-impedance, Correlation signal processing, Bio-impedance measurement system.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 7 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 25 tháng 8 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 9 năm 2015<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Vật lý Y sinh học, 109A Paster, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh;<br />
2<br />
Viện Điện tử, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
*Email: lemanhhai@biomedvn.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Kỷ niệm 55 năm Viện KHCNQS, 10 - 2015 151<br />