intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí khi trẻ bị hóc thức ăn

Chia sẻ: Cuctay_1 Cuctay_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hóc thức ăn là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ. Nếu trẻ bị hóc mà không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hầu như người lớn khi phát hiện trẻ cho thức ăn, vỏ hạt vào miệng, thường hay hét lên và đưa tay vào miệng bé cố móc vỏ hạt ra. Hành động này khiến bé hoảng sợ mà nuốt chửng vỏ, hạt vào họng. Việc cố móc vỏ, hạt của người lớn càng làm tăng nguy cơ vỏ, hạt rơi vào đường phổi của bé hơn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí khi trẻ bị hóc thức ăn

  1. Xử trí khi trẻ bị hóc thức ăn Hóc thức ăn là hiện tượng khá thường gặp ở trẻ. Nếu trẻ bị hóc mà không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Hầu như người lớn khi phát hiện trẻ cho thức ăn, vỏ hạt vào miệng, thường hay hét lên và đưa tay vào miệng bé cố móc vỏ hạt ra. Hành động này khiến bé hoảng sợ mà nuốt chửng vỏ, hạt vào họng. Việc cố móc vỏ, hạt của người lớn càng làm tăng nguy cơ vỏ, hạt rơi vào đường phổi của bé hơn.
  2. Cắt xúc xích hay quả nho thành một phần tư để tránh hình tròn Xử trí khi trẻ bị hóc - Nếu thấy bé có biểu hiện sặc, ho thì không nên dùng tay cố móc ra mà nên bình tĩnh để xử lý: - Vuốt và vỗ nhẹ sau lưng bé giúp bé dễ thở. - Nếu bé vẫn còn khó thở thì nên áp dụng phương pháp vỗ lưng (đặt nạn nhân nằm sấp, đầu thấp xuống trên cánh tay của người ứng cứu, dùng lòng bàn tay còn lại vỗ lưng 5 cái thật mạnh và nhanh ngay vùng giữa hai xương bả vai), ấn ngực (lật ngửa bé lại, dùng 2 ngón tay ấn ngực bé 5 cái). Tiếp tục thực hiện qui trình trên 5-6 lần cho đến khi bé dễ thở). - Khi đã sơ cứu để lấy thức ăn ra hoặc nạn nhân đã thở lại được, nên chuyển ngay trẻ đến bệnh viện để bác sĩ có hướng xử trí hóc, sặc triệt để hơn. - Trong trường hợp áp dụng các biện pháp trên mà bé vẫn không có dấu hiệu tiến triển theo hướng tích cực, thì nên đưa bé đi cấp cứu gấp để được các chuyên gia y tế điều trị tức thời theo hướng tốt nhất.
  3. Chỉ cho bé ăn hạt sau khi đã được bóc vỏ, làm mềm Đề phòng hóc thức ăn cho trẻ - Cắt xúc xích hay quả nho thành một phần tư để tránh hình tròn, bởi thức ăn hình tròn dễ trôi tuột vào trong họng trẻ gây nguy hiểm khi trẻ ăn. - Tránh cho trẻ ăn những thức ăn tiềm ẩn nguy cơ hóc đối với trẻ như: Các loại kẹo cứng, các loại hạt đậu, miếng cà rốt… - Chỉ cho bé ăn hạt sau khi đã được bóc vỏ, làm mềm. - Với nhãn, vải, tuyệt đối không bóc vỏ rồi đưa cả quả cho bé vì khi đó trái cây trơn, tròn rất dễ trôi nhanh vào họng khiến trẻ bị hóc.
  4. - Không ép bé ăn bằng cách bóp mũi, khiến trẻ phải há miệng thở trong khi thức ăn còn đầy trong miệng, rất dễ gây sặc, nghẹt thở. - Riêng với thạch, ở trẻ dưới 5 tuổi, khi mà phản xạ đường thở chưa hoàn thiện rất dễ hóc, tuyệt đối không nên cho ăn thạch. Nếu cho con ăn, không nên cho bé cầm cả cái thạch mà nên dùng thìa dằm nhỏ cho vào bát, cốc… trước khi cho trẻ ăn. - Không để các loại thực phẩm có nguy cơ trong tầm với của trẻ. - Tuyệt đối không để trẻ chạy nhảy, nô đùa hay nằm xuống khi đang ăn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2