intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xử trí với bé thích 'cầm nhầm'

Chia sẻ: Abcdef_16 Abcdef_16 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

55
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé 4-5 tuổi trở lên ý thức được giá trị của đồ vật mà mình không được sở hữu nên có xu hướng cố tình giấu và cầm món đồ đó về nhà.Nguyên nhân- Bé còn nhỏ nên chưa ý thức được hành vi của mình. Khi bé ấn tượng với một món đồ chơi đẹp của bạn hàng xóm, bé tiện tay “cầm nhầm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xử trí với bé thích 'cầm nhầm'

  1. Xử trí với bé thích 'cầm nhầm' Bé 4-5 tuổi trở lên ý thức được giá trị của đồ vật mà mình không được sở hữu nên có xu hướng cố tình giấu và cầm món đồ đó về nhà. Nguyên nhân - Bé còn nhỏ nên chưa ý thức được hành vi của mình. Khi bé ấn tượng với một món đồ chơi đẹp của bạn hàng xóm, bé tiện tay “cầm nhầm”. - Thỏa mãn lòng ích kỷ: Khi bé đòi một món đồ trong siêu thị nhưng bạn nhất quyết không đáp ứng, bé sẽ tự mình hành động bằng cách giấu món đồ đó vào trong túi áo. Nhóm các bé được nuông chiều, muốn gì được đấy có xu hướng thỏa mãn lòng ích kỷ bằng việc lấy cắp đồ vật của người khác. - Bé ghen tỵ: Một số bé sinh trưởng trong môi trường gia đình thiếu thốn về kinh tế, ít được cha mẹ quan tâm có thể xuất hiện tâm lý so bì, ghen
  2. ghét với bạn chơi có điều kiện. Bé có thể lấy cắp rồi phá hỏng món đồ chơi ấy chỉ vì không muốn bạn chơi hơn mình. - Sự thử thách thú vị: Một số bé tò mò với những gì cha mẹ cấm đoán và có thái độ chống đối cao. Nếu bạn nói “Con trả lại ôtô cho bạn đi”, bé sẽ buộc phải trả lại nhưng trong lòng vẫn hậm hực. Bé có thể lén lút cầm chiếc ôtô của bạn chơi về nhà vào những lần sau mà không cho người khác biết. Với nhiều bé, phản ứng ngược lại với những yêu cầu của cha mẹ là một thử thách thú vị. - Bé bắt chước: Có thể bé đã chứng kiến cảnh anh (chị) mình “thu gom” đồ đạc của người khác mang về nhà nên bé cũng tự giác làm theo. - Bé bị căng thẳng: Giống như người lớn, khi lo lắng, bé cũng xuất hiện những dấu hiệu rỗi nhiễu tâm lý, khủng hoảng hành vi. Trường hợp này, bé có xu hướng cất giấu đồ vật trong túi hoặc cầm tay mang về nhà một cách vô thức.
  3. Ảnh: GettyImages Xử trí với bé hay ăn cắp vặt Ngay khi phát hiện bé có hành vi lấy cắp, bạn nên bày tỏ thái độ không đồng tình và giải thích bé hiểu lý do vì sao không được làm như vậy. Bạn nên giữ bình tĩnh lắng nghe bé “tường trình” về vụ việc (bạn tuyệt đối tránh quát mắng hoặc chì chiết “Đồ ăn cắp” bởi vì bé sẽ bị tổn thương hoặc trở nên cô độc, bất cần. Bé có thể xuất hiện thái độ tiêu cực như cố tình “lấy cắp đồ” tiếp mà không để ý tới lời răn đe của bạn).
  4. Sau đó, bạn có thể yêu cầu bé mang đồ sang trả lại và xin lỗi chủ nhân của món đồ đó. Khẳng định với bé rằng, bé sẽ không bị tẩy chay hoặc chê bai nếu lỡ “cầm nhầm” đồ vật của người khác nhưng biết trả lại và hứa không tái phạm nữa. Với bé lớn hơn (khoảng 6-7 tuổi) làm hỏng một món đồ chơi có giá trị của bạn chơi trước khi cha mẹ phát hiện ra. Bạn có thể yêu cầu bé trích tiền tiết kiệm (nếu có) để mua đồ chơi mới đền vào đó. Điều quan trọng là trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên dạy cho bé biết đồ vật nào của bé, đồ vật nào của cha mẹ, vật nào bé được thoải mái sử dụng, vật nào bé phải hỏi ý kiến người khác… Làm như vậy, bé sẽ hình thành ý thức tự giác tôn trọng và không xâm phạm tới đồ đạc của người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên quan tâm tới bé. Nếu việc mong muốn một đồ vật mới của bé là chính đáng, bạn nên mua cho bé. Tránh bé có cảm giác bị bỏ rơi, thiếu tình yêu thương của cha mẹ mà sinh ra thói ăn cắp.
  5. Khi ăn cắp trở thành thói quen xấu Một số bé có thể lấy cắp đồ vật liên tiếp hết lần này đến lần khác vì bé ý thức được giá trị của những món đồ đó. Bé sẽ nói dối, giấu giếm hoặc chống đối nếu bạn phát hiện ra. Bé cố tình lờ đi những quy tắc đã thoả thuận trước đấy vì bé không cưỡng nổi suy nghĩ phải có được đồ vật này. Khi ăn cắp trở thành tật xấu, bé sẽ “sáng tạo” ra nhiều cách để người ngoài không thể phát hiện được. Trường hợp này, cha mẹ nên để mắt nhiều hơn với bé. Tránh những tình huống “nhạy cảm” phát sinh cơ hội lấy cắp cho bé, chẳng hạn, luôn trông chừng khi cùng bé đi mua sắm, nên cùng các bé kiểm kê lại đồ sau khi chơi xong, thường xuyên dọn dẹp phòng riêng và xử lý những đồ vật không rõ nguồn gốc của bé… Cha mẹ nên kiên trì hướng dẫn bé chấm dứt hành vi này. Nếu không, nó sẽ trở thành tật xấu, bám rễ sâu vào đặc điểm tính cách của bé, rất khó sửa đổi. Phương Thảo (Theo FamilyEducation/Kidsource)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1