intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (UPPER GASTROINTESINAL BLEEDING) PHẦN II

Chia sẻ: Tu Oanh04 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

89
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1/ NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY - RUỘT TRÊN ? Nôn ra máu (hematemesis) có thể thay đổi từ chất giống bã cà phê (máu đậm màu do tiếp xúc với acide) đến máu đỏ tươi số lượng lớn. Đại tiện máu đen (melena) (đen, như hắc ín) thường được nhận thấy nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên nhưng có thể được thấy nơi những bệnh nhân chảy máu đại tràng phải với nhu động chậm. Xuất huyết dạ dày-ruột trên với tốc độ nhanh có thể đưa đến phân...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (UPPER GASTROINTESINAL BLEEDING) PHẦN II

  1. XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (UPPER GASTROINTESINAL BLEEDING) PHẦN II 1/ NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY - RUỘT TRÊN ? Nôn ra máu (hematemesis) có thể thay đổi từ chất giống bã cà phê (máu đậm màu do tiếp xúc với acide) đến máu đỏ tươi số lư ợng lớn. Đại tiện máu đen (melena) (đen, như hắc ín) thường đư ợc nhận thấy n ơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ d ày-ru ột trên nhưng có thể được thấy nơi nh ững bệnh nhân chảy máu đại tràng ph ải với nhu động chậm. Xuất huyết dạ dày-ruột trên với tốc độ nhanh có thể đưa đến phân màu đỏ. 2/ NHỮNG YẾU TỐ BỆNH SỬ NÀO SẼ GIÚP TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH NGUỒN CỦA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Sử dụng aspirin, những AINSs khác, rượu hay thuốc lá là nh ững yếu tố nguy cơ đối với các thương tổn dạ dày và tá tràng. Các stress vật lý (ví dụ : chấn thương, thương tổn hệ thần kinh trung ương, bỏng...) thư ờng được thấy nơi các bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên. Một bệnh sử ợ chua (heartburn) và đau bụng trước khi bắt đầu xuất huyết rất gợi ý nguồn gốc loét tiêu hóa (peptic ulcer). Một bệnh sử bệnh gan hay nghi bị bệnh gan do uống rượu nặng nên được cảnh giác đến khả năng xuất huyết do giãn tĩnh mạch (varices) hay bệnh
  2. dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal hypertensive gastropathy). Mửa trước khi xuất huyết gợi ý vết rách Mallory-Weiss như là nguyên nhân kh ả dĩ.Việc hỏi về những đợt xuất huyết trước đây thường là hữu ích. Mửa và nôn ọe, theo sau là nôn ra máu, gợi ý rách Mallory-Weiss.  Một bệnh sử ghép động mạch chủ (aortic graft) gợi ý khả năng rò động  mạch chủ-ruột (aortoenteral fistula). 3/ LƯỢNG MÁU BỊ MẤT CẤP TÍNH CÓ THỂ ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ NHƯ TH Ế NÀO TRÊN PHƯƠNG DIỆN LÂM SÀNG ? Mất cấp tính 500 ml máu sẽ không dẫn đến những biến đổi sinh lý có thể phát hiện được. Tuy nhiên, m ất 1000 ml sẽ gây nên những thay đổi ở tư thế đứng, 10-20 mmHg huyết áp thu tâm và một tăng nhanh mạch 20 đập/phút hay nhiều hơn. Mất trên 2000ml máu sẽ gây nên choáng. 4/ LÀM SAO CÓ TH Ể PHÂN BIỆT MỘT XUẤT HUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT DƯỚI NƠI MỘT BỆNH NHÂN RA MÁU Ở TRỰC TRÀNG ? Yếu tố rõ rệt nhất chỉ xuất huyết dạ dày-ruột trên là tìm thấy một dịch hút dạ dày dương tính đối với máu. Đại tiện phân đen (melena) gợi ý xuất huyết dạ dày-ruột trên, nhưng cũng có thể được thấy nơi vài bệnh nhân với xuất huyết từ đại tràng phải. Máu đỏ qua trực tràng không thể phát xuất từ dạ d ày-ruột trên nếu không đư ợc liên kết bởi ngất xỉu (syncope) hay thay đổi huyết áp ở thế đứng. Sự hiện diện của những yếu tố nguy cơ đối với xuất huyết dạ d ày-ru ột trên có thể có một lợi ích nào đó (uống rượu, hút thuốc, sử dụng AINS, trước đây đã b ị xuất huyết dạ dày-ruột trên, những triệu chứng dạ d ày-ruột trên). 5/ NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC XỬ TRÍ MỘT BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ?
  3. Bước đầu tiên trong điều trị là thiết đặt đường dẫn truyền với ít nhất một catheter 18-G hay lớn h ơn. Bù th ể tích nên được khởi đầu và vasopressor phải được sử dụng nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp và không đáp ứng nhanh chóng với hồi sức dịch. Đếm máu toàn thể (CBC), prothrombin time và partial thromboplastin. Đặt ống thông mũi-dạ dày, tốt nhất là với kích thước trung bình ho ặc lớn hơn. Sau đó là hội chẩn với khoa dạ dày-ruột và khoa ngo ại. 6/ LÀM SAO GIẢI THÍCH CÁC TRỊ SỐ HEMATOCRIT NƠI MỘT BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT CẤP TÍNH DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Tỷ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit) sẽ giảm với thời gian khi có sự thay thế thể tích bị mất từ dịch ngoài huyết quản.Trong khoảng 2 giờ, khoảng 25% của mức sụt giảm cuối cùng sẽ đạt được và khoảng 50% sẽ được nhận thấy trong 8 giờ.Trị số Htc cuối cùng sẽ được nh ận thấy vào giờ thứ 72 sau đợt mất máu cấp tính đầu tiên. Dĩ nhiên, thời biểu n ày sẽ đ ược tăng nhanh nếu bệnh nhân được cho dịch bằng đường tĩnh mạch. 7/ TẠI SAO PHẢI ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI-DẠ DÀY ? Nh ững lý do chính để đặt ống thông mũi-dạ dày (nasogastric tube) là để xác định nguồn xuất huyết và xem b ệnh nhân có còn ch ảy máu hay không. Việc tìm thấy máu đỏ trong ống mũi-dạ d ày được liên kết với những tỷ lệ tử vong gia tăng, số các biến chứng gia tăng, và những đòi hỏi truyền máu cao h ơn. Một lợi ích thứ cấp là làm sạch máu ra khỏi dạ dày đ ể giúp thực hiện cấp cứu một nội soi trên (thực quản-dạ dày-tá tràng). Không nên lo lắng làm gây ch ảy máu gia tăng khi đưa ống thông mũi-d ạ dày vào nơi những bệnh nhân được biết có bệnh gan. 8// LO ẠI DỊCH NÀO NÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ HỒI SỨC VÀ KHI NÀO ?
  4. Dịch được lựa chọn để hồi sức ban đầu là crystalloid (muối đẳng trương hay Ringer’s lactate). PRBC (packed red blood cell) là sản phẩm máu được lựa chọn. Máu cho (donor blood), đặc hiệu theo loại (type-specific) hay vạn ứng (universal) có thể đư ợc cho nếu bệnh nhân cần đư ợc bù gấp, do mất máu nhiều và đang tiếp tục. Ở người già, Htc nên đư ợc duy trì ở mức 30 để giúp tránh các biến chứng tim. FTP (fresh frozen plasma) phải được xét đến nếu bệnh nhân còn chảy máu và INR (international normalized ratio) > 1,5. Các tiểu cầu cần được sử dụng nếu đếm tiểu cầu
  5. (10%), giãn tĩnh mạch (varices) (5%), và vết rách Mallory.Weiss (5%). Những nguyên nhân ít thông thường hơn gồm có loét Dieulafoy, GAVE (gastric antral vascular ectasia : giãn m ạch máu vùng hang vị), ung thư, bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portal hypertensive gastropathy), angiodysplasia, rò động mạch chủ-ruột (aorto-enteric fistula), và hemobilia. 11/ VAI TRÒ CỦA AINS TRONG XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Có một gia tăng 2,74 nguy cơ đối với biến chứng dạ dày-ruột, liên kết với việc sử dụng thuốc chống viên không phải steroid (AINSs). Nếu bệnh nhân > 50 tuổi, nguy cơ gia tăng là 5,57. Nếu bệnh nhân có bệnh sử xuất huyết trước đây, nguy cơ gia tăng là 4,76. Nguy cơ gia tăng là 12,7 đối với bệnh nhân sử dụng AINSs và các ch ất kháng đông. Có sự gia tăng 6 lần nguy cơ xuất huyết dạ dày-ruột nơi những bệnh nhân dùng AINSs, đồng thời có Helicobacter pylori. 12/ LÀM SAO CÓ THỂ NGĂN NGỪA XUẤT HUYẾT NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN DÙNG AINS ? Misoprostol (Cytotec) được cho cùng với AINS sẽ ngăn ngừa biến chứng xuất huyết, trong khi chất đối kháng thụ thể H2 (H2RA) (Zantac) th ì không. Những chất ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) (Losec) đ ã đ ược chứng tỏ làm giảm 4 lần nguy cơ loét và xuất huyết. Các chất ức chế chọn lọc COX-2 (COX2-2 selective prostaglandin inhibitor) (Celebrex) mới được liên kết với ít loét hơn nhiều so với AINS cổ điển. 13/ NHỮNG NGUỒN XUẤT HUYẾT KHẢ DĨ NƠI MỘT BỆNH NHÂN VỚI XƠ GAN BỊ XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Chúng ta ph ải ghi nhớ rằng có xơ gan có ngh ĩa là chỉ có 50% khả năng rằng bệnh nhân xuất huyết do các giãn tĩnh mạch (varices). Nguồn xuất huyết không
  6. phải do giãn tĩnh mạch (nonvariceal source) n ơi b ệnh nhân nh ư th ế là vết trợt dạ dày (gastric erosions) (khoảng 50%), tiếp theo là vết rách Mallory-Weiss (15%), loét dạ d ày-tá tràng (13,8 % mỗi loét), và viêm thực quản (11%). Bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (PHG : portal hypertensive gastropathy) cũng là một nguồn xuất huyết không phải do giãn tĩnh mạch n ơi những bệnh nhân b ị xơ gan nhưng liên quan đến áp lực tĩnh mạch cửa (portal pressue), không như những nguồn xuất huyết khác đ ã được kể. 14/ LÀM SAO CH ẨN ĐOÁN CHẢY MÁU PHÁT XUẤT TỪ MỘT GIÃN TĨNH MẠCH (VARIX) ? Cách dễ nhất để xác nhận các giãn tĩnh mạch (varices) là nguồn xuất huyết, là nhìn máu đang chảy từ một giãn tĩnh mạch (varix).Tiêu chu ẩn tốt nhất tiếp theo là th ấy một nút sợi huyết/ tiểu cầu (fibrin/platelet plug) trên một giãn tĩnh mạch. Tiêu chuẩn kém nhất là không tìm thấy nguồn xuất huyết khác có thể xác đ ịnh được trong khung cảnh xuất huyết có thể tích từ trung bình đến ồ ạt. Siêu âm nội soi (endoscopic ultrasound) có thể hữu ích trong sự gián biệt những nếp gấp lớn của dạ d ày với các giãn tĩnh mạch dạ d ày (gastric varices) 15/ NHỮNG BỆNH NHÂN NÀO CẦN NỘI SOI VÀ KHI NÀO ? Lý tưởng là tất cả những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ru ột trên đ ều cần nội soi trên (upper endoscopy), nhưng điều này chỉ có lợi nếu các kết quả của nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng sẽ ảnh hưởng lên việc điều trị bệnh nhân. Những bệnh nhân trên 60 tuổi, những bệnh nhân bị bệnh gan, những bệnh nhân với xuất huyết hoạt động, và những bệnh nhân tái xuất huyết là trong nh ững tình huống lâm sàng được chứng tỏ là có lợi lúc làm nội soi bởi vì thường mang lại những can thiệp điều trị ảnh hưởng dương tính lên tiên lượng của bệnh nhân. 16/ NHỮNG KỸ THUẬT NÀO TH ẦY THUỐC NỘI SOI CÓ THẾ SỬ DỤNG ĐỂ CẦM MÁU ĐANG CHẢY ?
  7. Các phương thức khả dụng gồm có ống thông nhiệt đơn cực (monopolar probes), ống thông nhiệt lưỡng cực (bipolar probes), argon p lasma coagulator, và Nd -YAD lasers. Tất cả đều có hiệu quả trong việc cầm máu và ngăn ngừa tái chảy máu, ngoại trừ kỹ thuật đ ơn cực. Epinephrine (1/10.000) thường được sử dụng trư ớc khi đốt (cautery) để làm ch ậm hoặc làm ngưng chảy, điều này cho phép làm d ễ động tác đốt. Epinephrine dùng đơn độc không có hiệu quả. Các ch ất làm xơ mạch (sclerosants) (rư ợu, ethanolamine, và các chất khác), được tiêm vào nơi đang ch ảy máu, đã được sử dụng đ ơn độc với một mức độ thành công nào đó. Một kỹ thuật mới h ơn là sử dụng các kẹp cầm máu (clips) được đặt bằng nội soi, để kẹp các mạch máu nhỏ đang chảy. 17/ NHỮNG LIỆU PHÁP KHÔNG PHẢI NỘI SOI NÀO ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM NGỪNG XUẤT HUYẾT DO GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN (VARICEAL BLEEDING) ? Cho truyền tĩnh mạch octreotide (Sandostatine) sẽ làm hạ áp lực tĩnh mạch cửa và do đó có thể ngăn ngừa tái xuất huyết trong khi nhập viện ban đầu. Vasopressin có thể được sử dụng để làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, nhưng thường cho các tác dụng phụ quan trọng. Ống thông Sengstaken-Blakemore vẫn còn là một phương pháp hợp lý để kiểm soát một bệnh nhân với xuất huyết ào ạt do vỡ búi tĩnh mạch thực quản. Nếu điều trị nội khoa và nội soi không hiệu quả, phẫu thuật đặt ống thông nối tắt (shunt surgery) và th ủ thuật TIPS (transjugular intrahepatic portosystemic shunt) sẽ cần được xét đến. Truyền somatostatin và chất dẫn xuất tổng hợp có tác dụng kéo d ài đã  được chứng tỏ là có hiệu quả trong việc làm giảm sự xuất huyết do giãn tĩnh mạch và bệnh loét dạ d ày-tá tràng. Octreotide (25 đ ến 50 microgram/ giờ) đ ã được chứng tỏ là có hiệu quả như liệu pháp tiêm xơ (sclerotherapy) trong chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Somatostatin và octreotide nên được xem là chất hổ trợ hữu ích hoặc
  8. trước khi làm nội soi, hoặc khi nội soi không thành công, b ị chống chỉ định hay không có sẵn. Bóng ép (balloon tamponade) với ống thông Sengstaken-Blakemore có  thể cầm xuất huyết do giãn tĩnh mạch trong 40% đến 80% các bệnh nhân, nhưng do các phản ứng bất lợi, ống thông này nên được xem là một biện pháp hỗ trợ hay tạm thời. Nơi các bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa, và nơi họ cầm  máu nội soi thất bại, can thiệp ngoại khoa cấp cứu được chỉ định. 18/ LIỆU PHÁP NỘI SOI NÀO KH Ả DỤNG ĐỂ LÀM NGỪNG CHẢY MÁU DO VỠ BÚI GIÃN TĨNH MẠCH ? Liệu pháp tiêm xơ bằng nội soi (ES : en doscopic slerotherapy) và thắt búi giãn tĩnh mạch bằng nội soi (EVL : endoscopic variceal ligation) là những phương pháp chính đ ể làm ngưng ch ảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản bằng ống nội soi. Cả hai được báo cáo là làm ngưng ch ảy máu hoạt động trong 90% các trường hợp.Tái xuất huyết ít xảy ra với EVL so với ES (25% so với 44%).Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân đ ược thu giảm với sự sử dụng các phương pháp nội soi để điều trị giãn tĩnh mạch. Tỷ lệ tử vong với EVL ít h ơn so với ES (24% so với 31%). Có ít biến chứng hơn với EVL (11% so với 25%), và với EVL cần ít buổi điều trị để làm bít các giãn tĩnh mạch của bệnh nhân hơn (3,7 buổi so với 4,9 buổi). 19/ NHỮNG ĐIỀU ĐẶC BIỆT CẦN XÉT ĐẾN NƠI NHỮNG BỆNH NHÂN VỚI XƠ GAN BỊ CHẢY MÁU DẠ DÀY-RUỘT TRÊN CẤP TÍNH ? Bệnh nhân có kh ả năng cao hơn bị một bệnh đông máu nghiêm trọng cần đ ược điều chỉnh. Bệnh nhân dễ bị lú lẩn hơn do b ệnh n ão (encephalopathy) hay hội chứng cai rượu (alcohol withdrawal), điều này làm gia tăng nguy cơ hít vào
  9. đường hô hấp (aspiration) với tỷ lệ tử vong gia tăng. Những biến chứng liên quan với bệnh n ão có thể đư ợc ngăn ngừa bằng cách đặt ống thông nội khí quản sớm và sử dụng tích cực lactulose (Duphalac). Những kháng sinh dự phòng sẽ ngăn ngừa các biến chứng và làm giảm tỷ lệ tử vong. Norfloxacin và ciprofloxacin một mình hay phối hợp với Augmentin đã được sử dụng một cách thành công. 20/ MỘT MẠCH MÁU CÓ THỂ NHÌN THẤY ĐƯỢC LÀ GÌ ? Ý NGH ĨA CỦA NÓ ? Một mạch máu có thể nhìn thấy đ ược là ph ần được bộc lộ của một mạch máu nhỏ ở đáy của một vết loét. Nó có thể chứa một nút sợi huyết/tiểu cầu (fibrin/platelet plug) hay một cục máu đông dính trên đó. Dấu hiệu tìm thấy này có ý ngh ĩa bởi vì nguy cơ tái xu ất huyết gia tăng. Những mạch máu liên kết với một cục máu đông dính có một tý lệ tái xuất huyết 20-30%, trong khi những mạch máu thật sự có tỷ lệ tái xuất huyết 50%. Nếu mạch máu được thấy phun ra trong khi làm nội soi, sẽ có xác suất 90% nó sẽ tái chảy máu. Nếu ổ loét ch ỉ có ở đáy một chấm đỏ, tỷ lệ tái xuất huyết khoảng 10%. Tỷ suất tái xuất huyết đối với một ổ loét với đáy sạch là 5%. Can thiệp nội soi sẽ làm hạ thấp những tỷ suất tái xuất huyết n ày. 21/ CÓ MỘT VAI TRÒ CHO NHỮNG XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN KHÁC KHI ĐÁNH GIÁ NHỮNG BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Scan hồng cầu đánh dấu (radiolabeled red b lood cell scan) thường không hữu ích trong việc xác định nguồn xuất huyết dạ dày-ruột trên, trừ phi nó vượt quá tầm của một thầy thuốc nội soi. Chụp baryt không có vị trí trong chẩn đoán xuất huyết dạ d ày-ru ột trên cấp tính. Chụp mạch máu (angiography) có th ể được sử dụng để xác định nơi xuất huyết đang hoạt động (nơi xuất huyết cần chảy với tốc độ ít nhất 0,5 mL/phút) và có thể điều trị hoặc với tiêm truyền
  10. vasopressin hoặc làm nghẽn (embolization) mạch máu bị thương tổn. Những bệnh nhân với các thương tổn loét d ạ d ày- tá tràng cần đư ợc xét nghiệm tìm H.pylori. 22/ NHỮNG THUỐC NÀO CÓ THỂ ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ LÀM GIẢM SỰ TÁI XUẤT HUYẾT TỪ NHỮNG LOÉT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ? Việc sử dụng các chất đối kháng thụ thể H2 (Zantac) bằng tiêm tĩnh mạch để phòng ngừa sự tái xuất huyết chỉ có lợi ích hạn chế hoặc không có lợi gì cả. Omeprazole (Losec) cho bằng đường tĩnh mạch đã được chứng tỏ làm giảm tái xuất huyết trong vài công trình nghiên cứu nhưng thuốc n ày không có ở Hoa Kỳ. Pantoprazole (Pantozol, Zurcale) dùng bằng đường tĩnh mạch, 80 mg tiêm tĩnh mạch trực tiếp, sau đó tiêm truyền liên tục 8mg/giờ trong 72 giờ, có thể được sử dụng để thay thế omeprazole. Có vài bằng cớ cho thấy rằng octreotide (Sandostatine) có thể làm giảm tỷ lệ tái xuất huyết của xuất huyết dạ dày-ruột trên có nguồn gốc tăng áp không phải do tĩnh mạch cửa. 23/ KHI NÀO VÀ AI NÊN ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT ĐỐI VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN LIÊN TỤC KHÔNG PHẢI DO GIÃN TĨNH MẠCH ? Nh ững bệnh nhân trên 60 tuổi và những bệnh nhân với bệnh kèm theo quan trọng cần được xét để phẫu thuật sớm, do khả năng có tiên lượng xấu gia tăng nếu xuất huyết kéo dài và truyền máu nhiều lần. Những bệnh nhân đ ã th ất bại ít nhất một lần liệu pháp nội soi (và chắc chắn là sau hai) cần được phẫu thuật điều trị tái xuất huyết. Những loét khổng lồ (> 2cm) không thể điều trị bằng những phương pháp nội soi, cũng như những loét xuất huyết từ những động mạch quan trọng. 24/ NHỮNG THUỐC NÀO ĐƯỢC SỰ DỤNG CHO NHỮNG BỆNH NHÂN ĐI VỀ NHÀ SAU MỘT ĐỢT XUẤT HUYẾT ?
  11. Điều trị chủ yếu sau khi xuất huyết là hủy bỏ axit. Do đó các bệnh nhân cần những chất đối kháng thụ thể H2 (H2RA : H2 -receptor antagonists) hay những chất ức chế bơm proton (proton pump inhibitors). Những chất ức chế bơm proton thường tốt hơn trong việc chữa lành bởi vì axit dạ dày được hủy bỏ. Các kháng sinh được th êm vào n ếu bệnh nhân được nhận thấy dương tính với H.pylori. Cho sắt bổ sung bằng đường miệng đư ợc chỉ định để bù n ếu bệnh nhân đ ã có một xuất huyết quan trọng. Các bêta-blockers, có thể kết hợp với các nitrates có tác dụng kéo dài, nên được xét đến như liệu pháp duy trì nơi những bệnh nhân với xuất huyết do tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Các chất ức chế chọn lọc COX-2 nên dùng thay thế cho các AINS cổ điển nơi những bệnh nhân cần điều trị những tình trạng viêm khớp. 25/ SAU MỘT XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN, BỆNH NHÂN NÊN DÙNG GÌ VÀ KHI NÀO ? Theo truyền thống, các bệnh nhân được bắt đầu cho đồ lỏng nhẹ một khi họ đ ã được đánh giá nội soi hoặc sau vài giờ quan sát, trong đó dường như không còn có những dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết thêm nữa. Thức ăn rắn được đưa vào lại trong 24 -48 giờ. Nếu có một nguy cơ tái xu ất huyết quan trọng, tốt nhất là không có thức ăn rắn trong dạ dày vào lúc can thiệp nội soi hay giải phẫu. 26/ KHI NÀO BỆNH NHÂN ĐƯỢC CHO XUẤT VIỆN SAU MỘT XUẤT HUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ? Ít khi cần thiết giữ lại bệnh viện theo dõi lâu dài sau m ột xuất huyết dạ dày-ruột trên, mức độ nhẹ đến trung bình. Những bệnh nhân già, đòi hỏi truyền máu, cần được quan sát theo dõi trong 1 hoặc 2 ngày sau những dấu hiệu xuất huyết cuối cùng hay sau khi truyền máu. 27/ CÁC BỆNH NHÂN NÊN TRÁNH GÌ MỘT KHI HỌ ĐÃ BỊ XUẤT
  12. HUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ? Các bệnh nhân cần đư ợc chỉ thị tránh rượu, thuốc lá, aspirin, và AINS. 28/LÀM SAO VÀ KHI NÀO BỆNH NHÂN ĐƯỢC THEO DÕI SAU MỘT ĐỢT XUẤT HUYẾT DẠ DÀY RUỘT TRÊN ? Thăm khám kiểm tra được dự trù trong 2-4 tuần để tăng cường việc sử dụng thuốc điều trị và đ ể thiết đặt những kế hoạch dài hạn. Các bệnh nhân cần được kiểm tra nhanh chóng nếu có bất cứ dấu hiệu xuất huyết hay sự tái phát của những triệu chứng loét. Nội soi chỉ được lập lại nơi những bệnh nhân đã bị xuất huyết dạ dày ruột quan trọng để xác nhận sự lành bệnh 1-2 tháng sau khi b ị xuất huyết. Các loét dạ dày cần đư ợc theo dõi cho đến khi lành hoàn toàn về mặt nội soi, để đảm bảo không có sự hiện diện của ung thư. Các b ệnh nhân với giãn tĩnh mạch đ ược thăm khám lại để thực hiện lại liệu pháp tiêm xơ b ằng nội soi (ES) hay thắt búi giãn tĩnh mạch bằng nội soi (EVL) trong vòng 7-10 ngày sau điều trị đầu tiên và sau đó mỗi 2 tuần cho đến khi các giãn tĩnh mạch đư ợc loại bỏ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2