Xuất khẩu gạo của Việt Nam đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP
lượt xem 2
download
Bài viết "Xuất khẩu gạo của Việt Nam đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP" trình bày về Hiệp định TPP được ký kết sẽ hình thành một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa… sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xuất khẩu gạo của Việt Nam đón đầu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP
- XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM ĐÓN ĐẦU HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG – TPP ThS. Nguyễn Minh Hạnh Học viện Tài chính Tóm tắt Một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP chính thức được ký kết, dự báo cho rằng điều đó sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong các mặt hàng nông sản ở Việt Nam, gạo đóng vai trò quan trọng không chỉ về an ninh lương thực, lao động và thu nhập ở nông thôn mà còn thể hiện ở các nguồn thu từ xuất khẩu. Hiệp định TPP được ký kết sẽ hình thành một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa… sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.Tuy nhiên, cùng với lợi ích mà TPP có thể đem lại, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức. Do đó, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng chiến lược cho gạo Việt để có thể tận dụng được tối đa những lợi ích từ TPP. Từ khóa: Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), xuất khẩu gạo của Việt Nam, cơ hội, thách thức. Abstract While the Trans-Pacific Strategic Economic partnership agreement - TPP is officially signed, it will positively impact on agricultural exports in Vietnam. Among the Vietnam agricultural products, Rice plays an important role not only on the food security, labor, and farmers’income but also on revenues from exports. TPP is signed that will form a free trade zone with 800 million inhabitants, accounting for 30% of global trade and almost 40% of world economic output. For Vietnam, the increasing competitiveness of goods in the large market as the US, Japan, Canada ... will bring more opportunities for Vietnam's exports, particularly rice export. However, along with the benefits that TPP can bring, Vietnam rice export also faced with many challenges. Therefore, TPP is also an opportunity for Vietnam to further promote the restructuring of the agricultural sector, develop strategies for Vietnamese rice to be able to take full advantage of the benefits of the TPP. Ketwords: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement, TPP, rice export in Viet Nam, opportunities, challenges. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP vừa hoàn tất quá trình đàm phán. 41
- Một khi chính thức được ký kết, Hiệp định này dự báo sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong các mặt hàng nông sản ở Việt Nam, gạo đóng vai trò quan trọng không chỉ về an ninh lương thực, lao động và thu nhập ở nông thôn mà còn thể hiện ở các nguồn thu từ xuất khẩu. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lúa gạo được trồng trên ½ diện tích đất nông nghiệp và sử dụng gần 80% lao động nông thôn, sản lượng lúa hàng năm chiếm trên 90% sản lượng các cây lương thực có hạt. 1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam Cùng với các mặt hàng khác trong nhóm hàng nông sản xuất khẩu như hạt điều, chè, cà phê,… gạo là mặt hàng được xuất khẩu ra nhiều thị trường, với kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ hai trên thế giới. Sản lượng lúa gạo Việt Nam đã với tới 32,9 triệu tấn suốt từ năm 2000 đến 2002 và lượng gạo xuất khẩu hàng năm khoảng 3,5 triệu tấn gạo. So với năm 2000, lượng gạo xuất khẩu năm 2005 đã tăng 1,81 triệu tấn (34,81%), giá trị xuất khẩu gần tăng gấp hai lần (51,86%). Năm 2005 là năm thứ 17 Việt nam liên tiếp xuất khẩu gạo và là năm thứ 3 chúng ta đã xuất khẩu hơn 4 triệu tấn/năm.Năm 2009 lần đầu tiên Việt Nam đạt 6,05 triệu tấn gạo xuất khẩu. Sản lượng xuất khẩu đó không những được duy trì mà còn tăng liên tiếp trong năm 2010 (6,75 triệu tấn) và năm 2011 (7,10 triệu tấn). Biểu đồ 1. Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2011 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong rất nhiều năm xuất khẩu lúa gạo, Việt Nam luôn luôn đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu. Thành công trong xuất khẩu gạo đã đem về cho đất nước hàng tỷ USD, bên cạnh đó còn có vai trò quan trọng trong việc đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thực trên thế giới. Việt Nam đã và đang chuyển dần từ việc mở rộng diện tích canh tác sang sản xuất lúa theo hướng tăng chất lượng như: xuất khẩu loại gạo có chất lượng cũng như có giá trị cao. Xu hướng này đang được hưởng ứng và ngày càng tăng lên nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng hàng hóa xuất khẩu. 42
- Lượng gạo xuất khẩu 1,46 triệu tấn vào năm 1990 đã tăng lên 2,05 triệu tấn vào năm 1995. Sau 10 năm (2005) lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu 5,20 triệu tấn và đã mang về cho đất nước 1,3 tỷ USD. Và lần đầu tiên Việt Nam vượt qua Thái Lan để trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới vào năm 2011 với sản lượng xuất khẩu 7,1 triệu tấn đã đem về cho đất nước 3,51 tỷ USD. Đây là một kết quả cao nhất của Việt Nam trong nỗ lực đẩy mạnh cả ba mặt (số lượng, chất lượng và giá trị gạo xuất khẩu) kể từ khi Việt Nam chính thức tham gia vào thị trường xuất khẩu gạo của thế giới. Biểu đồ 2. Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2011 Nguồn: Tổng cục Hải quan Trong những năm gần đây, do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam. Xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2014 giảm so với dự báo và thấp nhất trong 5 năm qua. Biểu đồ 3. Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam 2010-2014 Nguồn: Tổng cục Hải quan 2. Cơ hội và thách thức cho xuất khẩu gạo của Việt Nam 43
- TPP được ký kết sẽ mở ra không ít cơ hội cho hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam Thứ nhất, TPP sẽ mở ra một thị trường tiêu thụ gạo rộng lớn hơn, giảm áp lực phụ thuộc vào thị trường truyền thống. Bấy lâu nay, nhiều mặt hàng gạo xuất khẩu nước ta phụ thuộc vào Trung Quốc. Những tháng đầu năm nay, thị trường Trung Quốc chiếm 35% tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trung Quốc là bạn hàng lớn của Việt Nam, song do chính sách của nước bạn thay đổi liên tục nên rất khó lường trước. Do đó, TPP là cơ hội mở ra thị trường lớn, như châu Mỹ, Nhật Bản,…, nơi có giá cao hơn, giúp các mặt hàng nông sản trong đó có gạo linh hoạt hơn trongđiều chỉnh thị trường xuất khẩu. Ở thị trường châu Mỹ, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam cũng đang kỳ vọng vào TPP bởi đây là thị trường có tăng trưởng tốt và giá bán cao. Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, năm 2013, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này tăng trưởng mạnh mẽ, hơn 37% so với năm 2012, trong khi chỉ chiếm khoảng 7% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam nên đây là một khu vực nhiều tiềm năng cho xuất khẩu gạo. Thứ hai, cơ hội có được từ việc cắt giảm thuế quan.Sau khi TPP có hiệu lực, thuế quan của nhiều mặt hàng nông sản trong đó có gạo sẽ giảm mạnh.Mặc dù chưa có thông tin chính thức về nội dung chi tiết của hiệp định, thị trường kỳ vọng mức thuế suất có thể rất thấp, thậm chí bằng 0. Điều này sẽ tăng sức cạnh tranh của mặt hàng gạo xuất khẩu nước ta sang các nước thành viên TPP. Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn các nước đối thủ.Giá cả là một trong những yếu tố rất quan trọng tạo nên tính cạnh tranh của thị trường gạo xuất khẩu. Năm 2014, trong khi giá chào bán gạo của Thái Lan giảm thì giá gạo Việt Nam tăng, cao hơn so với giá gạo Thái Lan, là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến xuất khẩu gạo. Thứ ba, cơ hội nâng cao lợi thế cạnh tranh.Nếu như ngành may mặc doanh nghiệp Việt Nam không phải đối đầu với Trung Quốc thì ngành xuất khẩu gạo Việt Nam không gặp phải sự cạnh tranh bởi Thái Lan và Ấn Độ, hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu gạo rất lớn, đối thủ chính của Việt Nam trong việc cung cấp gạo ra thị trường thế giới. 44
- Bảng 1. Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước thành viên TPP Nguồn: Cơ sở Thống kê dữ liệu Thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc Xét riêng trong khối các nước thành viên TPP, tính từ năm 2006 đến nay, Malaysia luôn là nước dẫn đầu về nhập khẩu gạo của Việt Nam, tiếp theo là Mỹ, Canada và Chile, tuy nhiên tỷ trọng khối lượng gạo xuất sang các nước này trong tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng giảm thất thường. Đặc biệt năm 2013, khối lượng gạo xuất sang Malaysia và Mỹ giảm mạnh và một trong những nguyên nhân chính là do áp lực cạnh tranh cao từ gạo của Thái Lan và Ấn Độ. Nếu biết tận dụng thời cơ này, Việt Nam sẽ hưởng lợi lớn từ làn sóng đầu tư mới, tạo ra nhiều công ăn việc làm, hình thành năng lực sản xuất mới để tận dụng các cơ hội xuất khẩu và tham gia các chuỗi giá trị trong khu vực và toàn cầu do TPP đem lại. Tuy mở ra nhiều cơ hội rất lớn, song TPP cũng đặt hoạt động xuất khẩu gạo nước ta trước nhiều thách thức. Một là, hàng rào kỹ thuật tại nhiều thị trường các nước thành viên TPP rất nghiêm ngặt. Khi TPP được ký kết, các nước tham gia có thể giảm thuế suất nhưng họ sẽ nâng cao các hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là hàng loạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại những thị trường lớn như Mỹ, Nhật… các tiêu chuẩn này khá khắt khe. Mặt hàng gạo Việt Nam muốn xuất được sang những thị trường này thì phải đáp ứng nghiêm chỉnh các tiêu chuẩn đó. Nếu không, dù họ có mở rộng cửa thì hàng của ta cũng không thể lọt. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào các nước thành viên TPP trong thời gian vừa qua bị chững lại, trong đó thị trường Nhật Bản giảm rất mạnh, năm 2013 chỉ xuất được sang thị trường này khoảng 400 tấn (Bảng 1), không tương xứng với quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Một trong số những nguyên nhân cơ bản là Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, trong quy định của TPP có một điểm đáng lưu ý là ý thức bảo vệ bản quyền (bản quyền liên quan đến giống, công nghệ…). Rất nhiều nước tham gia đàm phán TPP đều triển khai 45
- khá tốt vấn đề này, trong khi đó phía Việt Nam còn nhiều lúng túng.Như vậy, nếu Việt Nam không khắc phục được điểm yếu này thì sẽ rất khó khăn cho cả nông dân lẫn các doanh nghiệp xuất khẩu. Hai là, Hạn chế về trình độ và năng suất lao động của nông dân. Khi gia nhập TPP, sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi đó, các mặt hàng nông sản trong đó có gạo và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập sâu rộng như hiện nay. Với đặc điểm sản xuất nông nghiệp nước ta có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ gia đình, nên năng suất lao động chưa cao, ít sử dụng công nghệ hiện đại, và thiếu hiểu biết luật pháp làm cho sản phẩm gạo xuất khẩu kém cạnh tranh hơn so với các nước khác. Ba là, Thách thức về tiêu chuẩn lao động và môi trường. Ở khía cạnh sản xuất, một số cam kết trong TPP ở lĩnh vực tưởng như không liên quan nhưng nếu không được đàm phán quyết liệt cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất và triển vọng xuất khẩu gạo. Trong dự thảo Chương lao động, nếu điều khoản về việc chặn và buộc trả lại toàn bộ hàng xuất khẩu được làm từ lao động trẻ em được thông qua thì việc trồng lúa với quy mô hộ gia đình như ở Việt Nam hiện nay sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp theo chiều hướng bất lợi cho hoạt động xuất khẩu gạo. 3. Một số giải pháp góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên TPP Để đối phó với những thách thức đặt ra trong quá trình hội nhập, tận dụng được những cơ hội khi tham gia TPP, ngành gạo Việt Nam cần có những giải pháp tích cực, hiệu quả, nhanh chóng và toàn diện. Thứ nhất, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu.Trong các nước thành viên TPP, các nước châu Mỹ và Nhật Bản được coi là thị trường tiềm năng cho xuất khẩu gạo, với nhu cầu rất lớn mà hiện nay Việt Nam chưa khai thác triệt để. Lượng gạo xuất sang các thị trường Mỹ, Nhật còn thấp là do chất lượng gạo chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của các nước này, chưa kể đến gạo Việt còn bị cạnh tranh không chỉ về giá mà cả về chất lượng từ gạo Thái Lan, gạo Nhật. Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang các thị trường các nước thành viên TPP, đặc biệt là những thị trường kỹ tính như Mỹ, Nhật Bản, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần đặc biệt chú ý đến vấn đề nâng cao chất lượng gạo bằng giống gạo ngon, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao, xây dựng quy trình sản xuất sạch,… Các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động hơn nữa trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất là về vệ sinh an toàn thực phẩm bằng việc đề xuất với Chính phủ triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp, tạo lộ trình cho nông sản Việt Nam nói chung và mặt hàng gạo nói riêng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, trở thành mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Thứ hai, xây dựng thương hiệu gạo Việt. Là một trong những nước xuất khẩu 46
- gạo lớn, nhưng Việt Nam chưa có thương hiệu hay nhóm thương hiệu gạo nổi tiếng, đặc trưng cho gạo Việt Nam, trong khi thương hiệu gạo Jasmine, gạo Basmati được gắn liền với Thái Lan, Ấn Độ. Do vậy, để nâng cao chất lượng cạnh tranh và khả năng phát triển thị trường, điều cần thiết là phải xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam. Thứ ba, xây dựng chiến lược xuất khẩu gạo. Để nắm bắt được những cơ hội khi tham gia TPP (về mở rộng và đa dạng hóa thị trường), và gây dựng được thương hiệu gạo Việt Nam, hoạt động xuất khẩu cần phải được quy hoạch hợp lý, có chiến lược đúng đắn để đón đầu Hiệp định TPP. Điều này đòi hỏi phải có sự chung tay, liên kết của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và nông dân; đồng thời, phải có quy hoạch tổng thể từ sản xuất đến phân phối. Đặc biệt, chú trọng đảm bảo từ chất lượng đầu vào cho sản xuất gạo như giống, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón,… đến nâng cao chất lượng và năng suất lao động của nông dân Việt, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông sản, quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu, dự báo nhu cầu thị trường. Được như vậy, hạt gạo Việt Nam sẽ ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Kết luận: Hiệp định TPP được ký kết đã hình thành một khu vực thương mại tự do với 800 triệu dân, chiếm 30% kim ngạch thương mại toàn cầu và gần 40% sản lượng kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam, việc tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa vào các thị trường rộng lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Canađa… sẽ đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu gạo.Tuy nhiên, cùng với lợi ích mà TPP có thể đem lại, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng phải đối diện với không ít thách thức. Do đó, TPP cũng là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa công cuộc tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng chiến lược cho gạo Việt để có thể tận dụng được tối đa những lợi ích từ TPP. Tài liệu tham khảo 1. AGROINFO, “Báo cáo ngành hàng lúa gạo Việt Nam năm 2014 và triển vọng 2015”. 2. Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công thương, “Báo cáo Hội nghị tổng kết công tác xuất khẩu gạo năm 2014”. 3. Hà Văn Hội, “Tham gia TPP Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015). 4. Phạm Duy Nghĩa, “Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Cơ hội nào cho Việt Nam”, NXB Thời đại Thành phố Hồ Chí Minh, (2013). 5. Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách ,“Báo cáo về tác động của TPP tới kinh tế Việt Nam” (2015). 47
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phân tích kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty AFIEX
81 p | 610 | 280
-
Các giải pháp chiến lược nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo Việt Nam part 1
25 p | 516 | 172
-
Xuất khẩu gạo Việt Nam và các giải pháp nâng cao hiệu quả
245 p | 373 | 96
-
Không có thương hiệu làm sao cạnh tranh?
5 p | 148 | 33
-
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu gạo Việt Nam
6 p | 173 | 16
-
Cung lao động
32 p | 109 | 11
-
Cầu lao động
42 p | 86 | 6
-
Nghiệp đoàn
20 p | 76 | 5
-
Phát triển thương hiệu – giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho gạo Nếp vải của huyện Phú Lương, Tỉnh Thái Nguyên
4 p | 84 | 2
-
Nội san Nghiên cứu khoa học sinh viên - Số 21 - 07/2023
109 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn