intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Xuyên khung, bạch chỉ có phải thuốc bổ?

Chia sẻ: Ad Sadad | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

.Xuyên khung, bạch chỉ có phải thuốc bổ? Hiện nay, nhiều món ăn bài thuốc như cháo, canh dưỡng sinh có dùng hai vị thuốc xuyên khung và bạch chỉ với mục đích bồi bổ sức khỏe và trí não, an thần, nhất là trong những ngày hè cho những "sĩ tử"; hoặc một số bài thuốc dùng hai vị này để trị chứng cảm nóng, cảm nắng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Xuyên khung, bạch chỉ có phải thuốc bổ?

  1. Xuyên khung, bạch chỉ có phải thuốc bổ? Hiện nay, nhiều món ăn bài thuốc như cháo, canh dưỡng sinh có dùng hai vị thuốc xuyên khung và bạch chỉ với mục đích bồi bổ sức khỏe và trí não, an thần, nhất là trong những ngày hè cho những "sĩ tử"; hoặc một số bài thuốc dùng hai vị này để trị chứng cảm nóng, cảm nắng. Nhưng tác dụng, cách dùng và liều dùng của hai vị này như thế nào thì không phải ai cũng rõ. Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii), bạch chỉ (Radix Angelicae dahuricae) là hai vị thuốc có nguồn gốc từ Trung Quốc, đã được di thực vào nước ta từ thế kỷ trước. Xuyên khung vị cay, tính ôn, có công năng hành khí, hoạt huyết, trừ phong, giảm đau; dùng trị kinh nguyệt bế tắc, nhức đầu hoa mắt, cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), sốt cao, rét nhiều, mồ hôi không ra được, hoặc phong thấp, nhức mỏi cơ thể, ngực bụng đau tức, nhọt độc sưng đau. Ngoài ra, thành phần tinh dầu của xuyên khung còn có tác dụng an thần, hưng phấn trung khu hô hấp... Những người có chứng âm hư hỏa vượng không nên dùng.
  2. Bạch chỉ là vị thuốc hoạt huyết khu phong, trị cảm mạo phong hàn, các chứng đau nhức, không phải là thuốc bổ. Bạch chỉ cũng có vị cay, tính ôn. Với công năng giải biểu hàn, khu phong, thắng thấp, hoạt huyết, trừ mủ (làm tống mủ ra), sinh cơ, giảm đau; dùng trị cảm mạo phong hàn, sốt cao, rét nhiều, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, viêm xoang, đau răng, mụn nhọt sưng tấy, vết thương có mủ... Gần đây người ta đã phát hiện bạch chỉ còn làm giãn động mạch vành tim nên có tác dụng hoạt huyết, giảm đau, nhuận
  3. cơ và hoãn giải được chứng đau thắt ngực. Nước sắc bạch chỉ còn ức chế trực khuẩn đại tràng, lỵ, thương hàn, mủ xanh, lao... Những người có chứng hư, uất hỏa, mắc bệnh sốt xuất huyết cũng không dùng được bạch chỉ. Như vậy, kể cả mặt lý luận cũng như trên thực tế lâm sàng, hai vị xuyên khung, bạch chỉ YHCT chỉ dùng để điều trị chứng cảm mạo phong hàn (cảm lạnh) với liều xuyên khung 4g, bạch chỉ 8g, dưới dạng thuốc bột hay thuốc sắc (không nên dùng lửa to với thời gian sắc kéo dài), sẽ làm mất đi các hoạt chất của chúng. Do đó nếu dùng cho “cảm nắng, cảm nóng”, thì nguy cơ làm cho nguyên nhân của bệnh cảm nắng, cảm nóng sẽ lấn sâu vào bên trong cơ thể khiến cho bệnh nặng thêm. Vì theo YHCT, “nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”. Mặt khác, với mong muốn nâng cao sức khỏe, đặc biệt cho các “sĩ tử” khi thi cử, đã có những sản phẩm dưới dạng dược thiện, canh dưỡng sinh, cháo thuốc bổ dưỡng được sử dụng các vị thuốc Đông y nấu, hầm, chưng... với thịt, cá... Ví dụ: Canh cá mè, xuyên khung: đầu cá mè 1 cái, xuyên khung 60g, bạch chỉ 60g. Các vị rửa sạch, bổ đôi đầu cá mè, cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ nấu thành canh cho chín nhừ. Ăn cá uống canh. Công dụng: bổ não tủy, chữa đau đầu, hoa mắt chóng mặt”. Trong món ăn thuốc trên, xuyên khung và bạch chỉ là 2 vị thuốc có vị cay, tính ấm, lại sử dụng với liều lượng rất cao, tới 60g cho mỗi vị. Trong khi đó, theo quy định của Dược điển Việt Nam IV, liều dùng của xuyên khung chỉ từ 3 - 9g, còn bạch chỉ từ 6 - 12g. Hai vị thuốc này cũng không thuộc loại thuốc bổ nào của YHCT kể cả “bổ não tủy”.
  4. Nâng cao sức khỏe hay hỗ trợ điều trị bệnh bằng các món ăn - bài thuốc từ lâu đã được ông cha ta áp dụng và hiệu quả của nó đã được chứng minh trên thực tế, tuy nhiên cần lưu ý đến liều lượng cũng như cách sử dụng để tránh những tác hại không mong muốn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2