intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lưu Phụng Lai, 32 tuổi. Người to cao, da trắng, về mùa hạ thường tắm gội nước lạnh và ngồi hóng mát những nơi có nhiều gió thổi. Đến mùa thu sinh ra chứng sốt rét (ngược), uống thuốc triệt ngược thấy khỏi được cơn sốt nhưng bụng lại đầy trướng. Được hơn một tuần, bụng phình lên, thở suyễn, tiểu bí, táo bón, không muốn ăn uống, chỉ ngồi cúi xuống mà không nằm ngửa lên được. Thấy bệnh quá nguy, người nhà liền mời Dụ Gia Xương. Khi Dụ Gia Xương đến, bệnh nhân còn đang uống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ - BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN

  1. Y ÁN VỀ TIÊU HOÁ BỆNH TRƯỚNG DO UỐNG THUỐC TRIỆT NGƯỢC GÂY NÊN (Trích trong ‘Cổ Kim Y Án Án’ c ủa Du Chấn Toản, Trung Quốc) Lưu Phụng Lai, 32 tuổi. Người to cao, da trắng, về mùa hạ thường tắm gội nước lạnh và ngồi hóng mát những nơi có nhiều gió thổi. Đến mùa thu sinh ra chứng sốt rét (ngược), uống thuốc triệt ngược thấy khỏi được cơn sốt nhưng bụng lạ i đầy trướng. Được hơn một tuần, bụng phình lên, thở suyễn, tiểu bí, táo bón, không muốn ăn uống, chỉ ngồi cúi xuống mà không nằ m ngửa lên được. Thấy bệ nh quá nguy, người nhà liền mời Dụ Gia Xương. Khi Dụ Gia Xương đến, bệnh nhân còn đang uống thu ốc của thầy thuốc trước. Thầy thầ y thuốc đó thấy đại tiểu tiện không thông liền cho thuốc hạ , thuốc uống rồi mà vẫn không hạ được, lại bàn với người nhà của bệnh nhân dùng thêm Đại hoàng để hạ gấp. Bệnh nhân bằng lòng và bảo có như thế mớ i cấp cứu nổi. Dụ Gia Xương đến nơi liền cản lạ i và bảo thầy
  2. thuốc trước: Ông bảo bệnh này là bệnh gì mà dám dùng thuốc như thế? Thầy thuốc kia trả lờ i: “Bệnh này chính là bệnh thương hàn trường kết, dùng phép hạ rồi mà chứ thông thì chỉ có cách dùng phép hạ cho mạnh là được”. Dụ Gia Xương liền đáp: “Tôi chưa bao giờ thấ y có bệnh thương hàn trường kết mà không có sốt. Vì có số t thì tân d ịch mới khô kiệt nên trường vị bị táo kết và trị mới dùng thuốc hạ. Sách có câu: không bị khí kết không được dùng phép hạ, chính là sợ người ta chữa lầ m chứng bụng trướng thuộc Thái âm kinh. bệnh này cũng vì khí ở Thái âm kinh tán loạn, tân dịch theo khí chạy dồn ra bốn phương mà thành ra chứng trướng. Một đàng khí tán, một đàng khí kết khác nhau xa. Nế u bây giờ lại cho uống nhiều Đại hoàng để khí thoát đi n ữa thì dù không chết cũng đế n vỡ bụng. Thầy thuốc kia nói với chủ nhà: “Tôi kiến thức hẹp hòi, không nghĩ đến nơi, nếu là thuốc sai xin đừng uống nữa, ông này sách vở nhiều mà miệ ng lưỡ i lạ i giỏi, tôi không thể cãi nổi, thôi xin nhường để ông ấy điều trị”, rồi ông ấy b ỏ ra về. Người nhà bệnh nhân thấy thế cho là Dụ Gia Xương làm mất lòng vị thầ y thuốc trước, tỏ ý không bằng lòng mà nói riêng với nhau: ” Thầy tuy về nhưng thuốc vẫn còn đ ó, ta cứ sắc lên cho uố ng xem sao, nếu thấy đỡ thì mời thầy đó trở lại cũng được”. Họ liền sắc thuốc đưa cho bệnh nhân uống. Dụ Gia Xương thấy đưa thuốc lên liền đổ ngay đi nhất định không cho bệnh nhân uống.
  3. Bệnh nhân ngạc nhiên hỏ i: “Nếu thuốc này không nên uống thì thầy có bài thuốc nào c ứu được tôi chăng?”. Dụ Gia Xương lậ p tức lấy giấ y bút ra y án và kê theo một bài Lý Trung Thang. Bệnh nhân xem y án rồi nói: “Thầy giải bệ nh rất phân minh nhưng tôi sợ Sâm Truật uống vào lại trướng thêm. Hơn nữa tôi đã uống hai thang Đại hoàng rồi mà vẫn chứ thông hoạt, bây giờ hãy xin nghỉ thuốc, đợi sáng mai xem bệnh tình ra sao rồi hãy uống”. Dụ Gia Xương bảo: “Phải đợi gì đến mai, đem hôm nay, vào khoảng giờ Tý là lúc âm dương giao hòa, nếu không có thuốc mà đề phòng, thế nào cũng đổ mồ hôi rồi ngây ngất đi, lúc đó làm sao cứu chữa kịp”. Bệnh nhân lạ i nói: “Bây giờ hãy sắc sẵn một thang Lý Trung, đợi đến lúc nửa đêm, nếu đúng như vậy sẽ uống, thầy thấy như vậy có được không?”. Dụ Gia Xương trả lời: “Sắc sẵn thuốc để đến đêm uống cũng được, nhưng sao lại sợ thuốc tôi như sợ cọp vậy?”. Nói rồi ông ra nhà khách nằm để đợi xem sao. Sáng dậy quả nhiên người con ra thưa: “Tố i hôm qua, đến lúc nửa đêm, cha của cháu đ ổ mồ hôi và người ngây ngất, liền uố ng thuốc của thầy vào thì bệnh êm và ngủ được nhưng chứng trướng vẫn như cũ, xin mời thầy vào xem lại”. Dụ Gia Xương vào xem mạch lại, bệnh nhân nói: “Thưa thầy, sau khi uống thuốc có phần hơi đỡ, giờ uống thêm một thang nữa hay sao?”. Dụ Gia Xương liền lấy ba thang Lý Trung nhập làm một, thêm Nhân sâm 12g, sắc
  4. đặc cho uống, rồ i lạ i cho uống tiếp một thang như thế nhưng thêm vào một ít Xuyên Hoàng liên, bệnh nhân uống hết thuốc, thấy chứng trướng đỡ hẳn. Bệnh nhân nói: “Hôm nay đã đỡ nhiều nhưng mấy ngày chưa ăn gì, xị thầ y cho một ít Đại hoàng để cho thông đại tiện thì tôi mới dám ăn”. Dụ Gia Xương bảo: “ Tôi đã giải bệnh nguyên cho hiểu, sao hãy còn nhận lầm là ch ứng thương hàn mà không dám ăn, bây giờ ông muốn ăn cá, thịt gì cũng đ ược”. Nhưng bệnh nhân vẫn sợ chỉ sai nấu cháo lấy nước uống chứ không dám ăn cơm. Dụ Gia Xương liền hứa đến ngày mai sẽ cho một thang thuốc đặc biệt làm đại tiện thông ngay, bệnh nhân nghe nói lấ y làm vui sướng chắc thế nào cũng cho Đại hoàng. Hôm sau bà con đến thăm rất đông, bệnh nhân trong lúc tiếp khách, hỏi trực tiếp sự chữa tr ị. Dụ Gia Xương đáp: “Trong bụng ông nguyên trước đây đã uống Đạ i hoàng nhiều mà đạ i tiện không đi được là vì bàng quáng trướng lên to quá, đã ép ruột già lạ i, cho nên muốn đạ i tiện hết sức mà không đi được, nay tôi dùng thuốc lợi tiểu, thông bàng quang, không cần chữa đến đại tiện mà tự khắc đạ i tiện thông ngay”. Sau đó, ông kê cho bài Ngũ Linh Thang, bệnh nhân uố ng vào một lúc thì đ i tiểu và cũng đi đại tiệ n luôn. Ai cũng phục là Hoa Đà tái thế. Điều trị gần một tuần bệnh nhân bình phục hoàn toàn.
  5. Trên đây chúng tôi giới thiệu một số khá nhiều dạng Tiêu Chảy đã được các danh y điề u trị có hiệu quả tốt bằng các phương thuốc, châm cứu… và nhất là cách biện ch ứng trị liệu của các danh y này. Đó là những tinh hoa mà chúng ta cần thừa kế, phát triển. Chứng Tiêu chảy là một trong những chứng có tỉ lệ tử vong cao trên thế giới, nhất là nơi trẻ nhỏ ở các nước đang phát triển, vì vậy, các nhà nghiên c ứu trên thế giới đã gia công nghiên cứu để tìm ra những biện pháp tốt nhất để giảm thiểu tối đa tỉ lệ tử vong do tiêu chảy gây nên. Và một trong số nh ững biện pháp đơn giản và hữu hiệu nhất là PHƯƠNG PHÁP UỐNG NƯỚC BÙ được tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO – OMS) phổ biến như sau: Một lít Nước (đun sôi để ngu ội), pha vào đó một thìa cà phê Muối (tương đương 4g) và 8 thìa cà phê Đường (tương đương 40g). dung dịch muối đường này giúp bù lại lượng nước và mu ối khoáng bị mất đi do tiêu chảy gây nên, nhưng phải cho uống càng sớm càng tốt, ngay sau khi bị tiêu chảy. Sau mỗ i lần tiêu chả y, nên cho uống ngay một ly 200 – 250ml. Hiện nay, ngành y tế đã sản suất dịch uống được đóng gói sẵn, có tên là ORESSOL (viết tắt của các chữ Oral Rehydration Salt). Mỗi gói gồm: Nacl (Muối ăn) 3,5g
  6. NaHCO3 (thuốc tiêu mặn) 2,5g Kcl (Clorua Kalium) 1,5g Glucoz (đường) 20g Pha gói này với một lít nước cho trẻ uống dần trong ngày. Công trình nghiên cứu gần đây ở Signapore và Indenosia cho thấy, có thể chỉ cần dùng nước cơm (nấu cơm, đổ nhiều nước, khi gần cạn, gạn lấy nước cơm đó đem dùng). Hoặc thói quen và cũng là kinh nghiệ m của dân gian: Dùng Gạo rang cho vàng lên, sắc lấy nước cho uống (thêm ít muối càng tốt), hiệu quả cũng khá tốt. Chỉ cần nhớ là: Cần bù ngay lượng nước và muối khoáng mà trẻ bị mất đi do tiêu chả y gây ra. Nếu thực hiện tốt khâu này (bằng bất cứ phương pháp nào) đều có thể tr ị được ch ứng tiêu chảy và ngăn ngừa được tai biến tử vong.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2