Ý chí và phương pháp tự học của Bác<br />
̣ ́ ̉ ̣ ̣<br />
Bac Hô la lanh tu kinh yêu cua dân tôc Viêt Nam, t<br />
́ ̀ ̀ ̃ ư tưởng sáng suốt của Bác trong <br />
việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để giành độc lập <br />
cho dân tộc có thể nói đo là môt qua trinh lao đông, sang tao vi đai cua môt con ng<br />
́ ̣ ́ ̀ ̣ ́ ̣ ̃ ̣ ̉ ̣ ười <br />
̀ ́ ̣ ́ ̣ ̣ ̃ ới cac ban đoc vê <br />
ma thê hê tiêp sau hoc tâp va noi theo. Trong bai viêt nay, xin chia se v<br />
̀ ̀ ́ ̀ ́ ̣ ̣ ̀<br />
“Y chí và ph<br />
́ ương pháp tự học của Bác”.<br />
Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc năm 1947, Bác viết: “Lấy tự học làm cốt”. Ngày <br />
2171956, nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị khóa I, Trường Đại học Nhân dân <br />
Việt Nam, Bác dặn: “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời. Suốt đời phải gắn <br />
liền lý luận với công tác thực tế. Không ai có thể tự cho mình đã biết đủ rồi, biết hết <br />
rồi. Thế giới ngày ngày đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải <br />
tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”.<br />
<br />
Hai mươi mốt tuổi, ra đi với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất <br />
Thành chỉ có một khát vọng cháy bỏng là tìm đường giải phóng dân tộc. Chính khát <br />
vọng đó đã tạo cho người một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có <br />
đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. <br />
Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học <br />
nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Bác đã học và làm rất nhiều <br />
nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở <br />
Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ <br />
chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ… Làm rất nhiều việc, nhưng nhờ tự học mà Bác làm việc <br />
gì cũng giỏi. Khi tới thăm Việt Nam, danh họa người Pháp Picaso đã trao cho chúng ta <br />
những bản ký họa của Nguyễn Ái Quốc hồi còn ở Pari và nhận xét: “Chỉ mấy nét vẽ <br />
này thôi, ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tiềm ẩn bên trong. Nếu tác giả <br />
tiếp tục con đường hội họa thì ắt sẽ trở thành một đại danh họa!”. Đặc biệt, Chủ tịch <br />
Hồ Chí Minh đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp văn chương phong phú và vô giá, <br />
tiêu biểu là tập thơ Nhật ký trong tù. Nhà Việt Nam học người Nga N.Phêđôrencô <br />
nhận xét: “Học chữ Hán cực khó, nắm vững nó, làm được thơ là một hiện tượng lạ, <br />
hiếm thấy… Nhật ký trong tù – một thi phẩm bằng chữ Hán có nội dung sâu sắc, ngôn <br />
từ, nhịp điệu phong cách rất riêng…”.Chắc chắn, nếu Bác không có quá trình nỗ lực tự <br />
học thì sẽ không làm được điều đó.<br />
<br />
Trong thời gian hoạt động ở nước ngoài, Người có học ở Trường Đại học Phương <br />
Đông (năm 1923), Đại học Quốc tế Lênin (năm 1934), nghiên cứu sinh Viện Nghiên <br />
cứu các vấn đề thuộc địa (năm 1937) với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông nam <br />
Châu Á. Nhưng Bác chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Bác vẫn tự học <br />
là chính. Năm 1935, dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII, Người ghi vào phiếu lý <br />
lịch của mình như sau: Trình độ học vấn: Tự học. Bác học ngoại ngữ, học viết báo, <br />
nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa <br />
nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Người biết và sử <br />
dụng thông thạo trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo <br />
chính quy nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ <br />
thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạng trên <br />
thế giới.<br />
<br />
Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong chuyến thăm Inđônêxia <br />
năm 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có dịp đến trường học. Cuộc sống, <br />
du lịch và làm việc là trường đại học của tôi.Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học <br />
xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, <br />
yêu dân chủ và hòa bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…<br />
<br />
Đại tướng Hoàng Văn Thái kể rằng, năm 1969, mỗi lần đến làm việc, ông thường <br />
thấy trên chiếc bàn con bên giường của Bác để đầy sách báo đang xem. Ông lo lắng <br />
đến sức khỏe của Bác, nên đề nghị: “Thưa Bác, Bác mệt, Bác nên đọc ít, để nhiều <br />
thời gian nghỉ ngơi thư thả cho lại sức”. Bác trả lời, giọng như tâm sự mà rành rẽ, dứt <br />
khoát từng lời: “Chú bảo Bác không đọc sách báo ư? Dù già yếu cũng phải học, phải <br />
đọc sách báo nâng cao hiểu biết và nhất là để nắm vững tình hình chứ!”. Những cuốn <br />
sách Người đọc ở thời gian cuối đời là các cuốn: Cuộc kháng chiến chống xâm lược <br />
Nguyên Mông, Vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, Sự thật về vấn đề Việt Nam (sách <br />
tiếng anh).<br />
<br />
Cuộc đời của Bác là một quá trình: Vừa học tập vừa hoạt động cách mạng; học tập <br />
để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình; qua hoạt động cách <br />
mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân cách của bản thân. Người là <br />
nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân loại, xứng đáng với sự tôn vinh của <br />
tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất. <br />
Quá trình ấy đã tạo nên Hồ Chí Minh, một thầy giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ <br />
đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về tinh thần tự học và học tập suốt đời mà <br />
chúng ta phải noi theo. Trong bản lý lịch đại biểu dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần <br />
thứ VII, Bác đã ghi: “Biết các thứ tiếng: Pháp, Anh, Trung Quốc, Ý, Đức, Nga”. Trên <br />
thực tế, dựa vào những lần Bác đi thăm nước ngoài, cũng như những lần đón tiếp các <br />
phái đoàn ngoại giao tới thăm Việt Nam, chúng ta còn được biết vốn ngoại ngữ của <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở đó, Người còn có thể sử dụng thông thạo khá <br />
nhiều ngoại ngữ khác nữa như: Tiếng Xiêm (Thái Lan bây giờ), tiếng Tây Ban Nha, <br />
tiếng Ả Rập, tiếng của rất nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam… vốn ngoại ngữ đó của <br />
Bác không phải do “thiên bẩm” mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập.<br />
<br />
Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc <br />
và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận <br />
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng <br />
sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh <br />
nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho <br />
nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Khi tham <br />
dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản tại Mátxcơva vào tháng 8 năm 1935, Bác đã khai <br />
rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Còn trong tập Nhật ký <br />
trong tù của Bác có bài Nghe tiếng giã gạo hết sức độc đáo: “Gạo đem vào giã bao đau <br />
đớn/Gạo giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn <br />
luyện mới thành công”. Đó chính là ý chí tự học, tự rèn, tự phấn đấu không mệt mỏi. <br />
Người dạy: “Không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập… Trong mọi hoạt <br />
động cách mạng, chúng ta đều phải học tập!”. Người nói với cán bộ, chiến sĩ: “Muốn <br />
trở nên người quân nhân mới, xứng đáng với cái vinh hạnh đứng trong quân đội cách <br />
mạng thì từ trên đến dưới, các cấp đều phải nghiên cứu học tập, luôn luôn cầu tiến <br />
bộ”. Bác nói về mục đích của học tập: “Học để tiến bộ mãi, càng tiến bộ càng thấy <br />
cần phải học”. Người cũng chỉ ra phương pháp học tập: “Học ở nhà trường, học ở <br />
thầy, học ở bạn, học trong sách vở và học nhân dân”. Quá trình lao động, làm việc là <br />
quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm và đúc kết kiến thức từ thực tiễn. <br />
Bác Hồ nhấn mạnh: “Phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại <br />
đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm”.<br />
<br />
Có thể nói, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, <br />
lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản <br />
thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô <br />
nguyên tắc… mà tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ <br />
thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với <br />
một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi <br />
để học. Đặc biệt, Người tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là <br />
tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, <br />
ấm no, hạnh phúc.<br />
<br />
Đối với cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay<br />
<br />
Mỗi cán bộ, đảng viên đều có vị trí nhất định trong bộ máy nhà nước, do đó phải <br />
không ngừng học tập để nâng cao trình độ hiểu biết mọi mặt, có tư duy độc lập và <br />
sáng tạo, cải tiến phương pháp làm việc, nâng cao chất lượng công tác.<br />
<br />
Học tập là “suốt đời” chứ không phải chỉ là lớp học, khoá học ngắn hạn mang tính <br />
“thời vụ”; Cán bộ, đảng viên phải “ham học tập để nâng cao trình độ của mình” và coi <br />
đây là một tiêu chuẩn, một giá trị đạo đức của người cán bộ, đảng viên. Phải rèn <br />
luyện như thế nào để Học tập phải trở thành nhu cầu, thói quen, hành vi hàng ngày <br />
của cán bộ, đảng viên. Cán bộ nào lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp <br />
nhận, cập nhật thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là một biểu hiện suy thoái về <br />
đạo đức.<br />
<br />
Cán bộ, đảng viên phải tận dụng thời gian, dành công sức, tranh thủ học tập, học ở <br />
trường, lớp, sách vở và học ở nhân dân. Và chính thông qua học tập, tiếp xúc với nhân <br />
dân mà cán bộ, đảng viên có điều kiện gần gũi, nắm được tâm tư nguyện vọng của <br />
nhân dân, tổng kết được tình hình, nguyện vọng của dân. Từ đó, tham mưu, đề xuất <br />
tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn, phù <br />
hợp với nguyện vọng của nhân dân, tạo niềm tin, đồng thuận trong nhân dân.<br />
Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay <br />
và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là <br />
một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, <br />
giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Từng cán bộ, Đảng viên cần ghi sâu những lời dạy <br />
của Bác về nghị lực học tập, rèn luyện để có đủ đức, đủ tài phục vụ nhân dân.<br />
<br />
Tấm gương tự học và những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề tự giáo <br />
dục mãi mãi tỏa sáng, soi rọi cho mỗi chúng ta phấn đấu, rèn luyện, tự vươn lên trong <br />
tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà <br />
nước và nhân dân giao phó.<br />
<br />
Hoang Tây<br />
̀<br />
Link: http://sldtbxh.baclieu.gov.vn/hoctaplamtheoBac/lists/posts/post.aspx?<br />
Source=/hoctaplamtheoBac&Category=&ItemID=6&Mode=1<br />