Y học cổ truyền NAM KINH Part 9
lượt xem 14
download
Y học cổ truyền NAM KINH Part 9 NAN 64 Điều 64 Nan viết: “Thập biến lại nói: Âm Tỉnh Mộc, Dương Tỉnh Kim; Âm Vinh Hỏa; Dương Vinh Thủy; Âm Du Thổ, Dương Du Mộc; Âm Kinh Kim, Dương Kinh Hỏa; Âm Hợp Thủy, Dương Hợp Thổ. Âm Dương (giữa 2 đường kinh) đều không đồng nhau. Ý (của sự bất đồng đó) như thế nào ?”. Thực vậy: “Đây là vấn đề thuộc Cương và Nhu. Âm Tỉnh thuộc Ất Mộc. Dương Tỉnh thuộc Canh Kim. Huyệt Tỉnh của đường kinh Dương thuộc Canh và Canh là “cương” của...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Y học cổ truyền NAM KINH Part 9
- Y học cổ truyền NAM KINH Part 9
- NAN 64 Điều 64 Nan viết: “Thập biến lại nói: Âm Tỉnh Mộc, Dương Tỉnh Kim; Âm Vinh Hỏa; Dương Vinh Thủy; Âm Du Thổ, Dương Du Mộc; Âm Kinh Kim, Dư ơng Kinh Hỏa; Âm Hợp Thủy, Dương Hợp Thổ. Âm Dương (giữa 2 đường kinh) đều không đồng nhau. Ý (của sự bất đồng đó) như thế nào ?”. Thực vậy: “Đây là vấn đề thuộc Cương và Nhu. Âm Tỉnh thuộc Ất Mộc. Dương Tỉnh thuộc Canh Kim. Huyệt Tỉnh của đường kinh Dương thuộc Canh và Canh là “cương” của Ất. Huyệt Tỉnh của đường kinh Âm thuộc Ất vì Ất là “nhu” của Canh. Ất thuộc Mộc, cho nên gọi huyệt Tỉnh của đường kinh Âm thuộc Mộc. Canh thuộc Kim, cho nên gọi huyệt Tỉnh của đường kinh Dương thuộc Kim. Tất cả các kinh còn lại đều luận trên lẽ đó”. NAN 65 Điều 65 Nan viết: “Kinh nói: Nơi khí xuất ra gọi là huyệt Tỉnh, nơi khí nhập vào gọi là huyệt Hợp. Phải hiểu phép ấy như thế nào ?”. Thực vậy: “Khi nói rằng “Sở xuất vi Tỉnh” thì Tỉnh thuộc đông phương, thuộc mùa xuân, đây là lúc mà vạn vật “bắt đầu sinh”, cho nên mới nói “Sở xuất vi Tỉnh”. Khi nói rằng “Sở nhập vi Hợp” thì hợp thuộc bắc phương, thuộc mùa đông, lúc đó Dương khí đang nhập vào đang “tàng: ẩn giấu”. Cho nên mới nói “Sở nhập vi Hợp”. NAN 66 Điều 66 Nan viết:Huyệt Nguyên của Phế xuất ra ở huyệt Thái Uyên. Huyệt Nguyên của Tâm xuất ra ở huyệt Đại Lăng. Huyệt Nguyên của Tỳ xuất ra ở huyệt Thái Bạch. Huyệt Nguyên của Thận xuất ra ở huyệt Thái Khê. Huyệt Nguyên của Thái âm xuất ra ở huyệt Đoài Cốt. Huyệt Nguyên của Đởm xuất ra ở huyệt Khâu Khư. Huyệt Nguyên của Vị xuất ra ở huyệt Xung Dương. Huyệt Nguyên của Tam tiêu xuất ra ở huyệt Dương Trì. Huyệt Nguyên của Bàng quang xuất ra ở huyệt Kinh Cốt. Huyệt Nguyên của Đại Trường xuất ra ở huyệt Hợp Cốc. Huyệt Nguyên của Tiểu trường xuất ra ở huyệt Uyển Cốt”.
- “Tất cả 12 kinh đều xem huyệt du như huyệt Nguyên, tại sao thế ?”. Thực vậy: “Các du huyệt của ngũ hành là nơi vận hành của Tam tiêu, nơi giữ lại, dừng lại của khí”. “Các du huyệt vận hành của Tam tiêu đều thuộc huyệt Nguyên, tại sao thế ?”. Thực vậy: “Vùng động khí nằm dưới rún và giữa 2 Thận là “sinh mạng” của con người, là “căn bản: gốc rễ” của 12 kinh, cho nên gọi là “Nguyên”. Tam tiêu là sứ giả đặc biệt của Nguyên khí, chủ về thông hành cả 3 khí, nó trải qua suốt cả ngũ tạng lục phủ. Huyệt Nguyên chính là cái tên gọi “tôn qúy” của Tam tiêu, cho nên nơi mà nó qua và dừng lại thì gọi là Nguyên. Ngũ tạng và lục phủ có bệnh, nên thủ huyệt Nguyên để chữa”. NAN 67 Điều 67 Nan viết: “Các huyệt mộ của ngũ tạng đều tại Âm, nhưng các huyệt du lại ở tại Dương, thế là thế nào ?”. Thực vậy: “Âm bệnh hành ở Dương, Dương bệnh hành ở Âm. Cho nên làm cho các huyệt mộ tại Âm, du tại Dương”. NAN 68 Điều 68 Nan viết: “Ngũ tạng lục phủ đều có các huyệt Tỉnh Vinh Du Kinh Hợp. Các huyệt này chủ trị thế nào ?”. Thực vậy: “Kinh nói: “Chỗ xuất ra” gọi là Tỉnh, “chỗ lưu” gọi là Vinh, “chỗ chú” gọi là Du, “chỗ hành” gọi là Kinh, “chỗ nhập vào” gọi là Hợp. Huyệt Tỉnh chủ về dưới Tâm bị mãn (đầy). Huyệt Vinh chủ về Thân bị nhiệt. Huyệt Du chủ về tay chân nặng nề, các quan tiết bị đau nhức. Huyệt Kinh chủ về ho suyễn hàn nhiệt. Huyệt Hợp chủ về nghịch khí và tiêu chảy. Đây là các bệnh mà huyệt Tỉnh Vinh Du Kinh Hợp đã chủ trong ngũ tạng lục phủ”. NAN 69 Điều 69 Nan viết: “Kinh nói: Hư thì bổ, thực thì tả, không hư không thực theo kinh mà thủ (huyệt) châm. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Khi hư thì bổ mẫu, khi thực thì tả tử. Nên châm bổ trước rồi châm tả sau. Nếu không thực không hư thì dựa vào kinh mà thủ huyệt, đó có nghĩa là chính kinh tự
- sinh bệnh, không bị trúng bởi tà khí khác, trường hợp này nên tự thủ huyệt ở kinh đó. Đó là ý nghĩa “dĩ kinh thủ chi”. NAN 70 Điều 70 Nan viết: “Kinh ngôn: Xuân hạ châm cạn, thu đông châm sâu, nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Mùa xuân và hạ, Dương khí còn ở trên, nhân khí cũng ở trên, vì thế nên thủ huyệt châm cạn. Mùa thu và đông Dương khí đã xuống dưới, nhân khí cũng ở dưới, vì thế nên thủ huyệt châm sâu”. Mùa xuân và hạ châm phải đến khí “nhất âm” mùa thu và đông châm phải đến khí “nhất dương”. Nói thế là sao ?”. Thực vậy: “Mùa xuân và hạ ôn, châm ắt phải châm đến khí “nhất âm”, ý nói lúc đầu mới châm vào phải sâu đến bộ vị của Thận và Can, khi nào đắc khí thì dẫn khí Âm (lên trên). Mùa thu đông hàn, châm ắt phải châm đến khí “nhất Dương”, ý nói lúc đầu châm kim vào phải cạn và vùng phù, đó là châm đến bộ vị của Tâm và Phế, khi nào đắc khí thì đưa sâu kim vào, tức là đưa Dương khí vào. Đây là ý nghĩa của câu “mùa xuân và hạ phải châm đến khí nhất Âm, mùa thu và đông phải châm đến khí nhất Dương”. NAN 71 Điều 71 Nan viết: “Kinh nói: Châm vinh khí (phải làm sao) đừng để làm thương đến vệ khí; châm vệ khí (phải làm sao) đừng để thương đến vinh khí. Nói thế là sao ?”. Thực vậy: “Châm vào vùng Dương khí, phải để kim nằm xiên để châm vào; châm vùng Âm khí, trước hết dùng tay trái xoa đè xuống nơi huyệt vinh du mà mình định châm, đợi khi nào khí tán thì mới châm kim vào trong. Đây gọi là phương pháp “châm vinh đừng làm thương vệ, châm vệ đừng làm thương vinh”. NAN 72 Điều 72 Nan viết: “Kinh nói: Nếu có thể biết được khí để châm “nghênh hoặc tùy”, thì có thể điều được khí. Còn phương pháp để điều khí là ở tại Âm Dương. Nói vậy là sao ?”.
- Thực vậy: “Điều mà chúng ta gọi là phép “nghênh tùy”, tức là ta phải biết đư ờng lưu hành của vinh vệ, đường vãng lai của kinh mạch. Từ đó ta “tùy theo” sự nghịch thuận của nó để thủ huyệt châm. Đó gọi là “nghênh tùy”. Câu “phương pháp điều khí là ở tại Âm Dương” ý nói ta phải biết cả nội ngoại biểu lý rồi “tùy theo” Âm và Dương để mà điều khí. Đó là ý nghĩa của câu nói “Điều khí chi phương tất tại Âm Dương”. NAN 73 Điều 73 Nan viết: “Các huyệt Tỉnh thì phần cơ nhục cạn và mỏng, khí ít mà bất túc đã tạo ra như thế. Phép châm phải thế nào ?”. Thực vậy: “Các huyệt Tỉnh thuộc Mộc, các huyệt vinh thuộc Hỏa. Hỏa là con của Mộc. Nếu châm huyệt Tỉnh thì tả bằng huyệt Vinh. Cho nên Kinh mới nói: Khi phải bổ thì không thể châm tả, phải tả thì không thể châm bổ. Đây chính là ý nghĩa đã nói trên”. NAN 74 Điều 74 Nan viết: “Kinh nói: Mùa xuân châm huyệt Tỉnh, mùa hạ châm huyệt Vinh, mùa qúy hạ châm huyệt Du, mùa thu châm huyệt Kinh, mùa đông châm huyệt Hợp. Nói thế là sao ?”. Thực vậy: “Khi nói mùa xuân châm huyệt Tỉnh, đó là tà khí đang ở tại Can; mùa hạ châm huyệt Vinh, đó là tà khí đang ở tại Tâm; mùa qúy hạ châm huyệt Du đó là tà khí đang ở tại Tỳ; mùa thu châm huyệt Kinh đó là tà khí đang ở tại Phế; mùa đông châm huyệt Hợp đó là tà khí đang ở tại Thận”. “Can Tâm Tỳ Phế Thận ràng buộc với mùa xuân hạ thu đông, tại sao ?”. Thực vậy: “Một tạng khi bị bệnh sẽ biểu hiện ra làm 5 dạng khác nhau. Giả sử Can bệnh, nếu sắc thanh, đó là bệnh ở Can, nếu mùi xú là táo, đó là bệnh ở Can, nếu thích vị toan, đó là bệnh ở Can, nếu thích “hô”, đó là bệnh ở Can, nếu hay khóc, đó là bệnh ở Can. Sự biểu hiện của bệnh rất đa dạng, không thể nói hết được. (Sự vận hành) của từ thời có độ số của chúng, nhưng đều gắn liền với bốn mùa xuân hạ thu đông. Cho nên, cái lẽ trọng yếu và vi diệu của phép châm tế nhị như là sợi lông mùa thu vậy”. NAN 75
- Điều 75 Nan viết: “Kinh nói: Đông phương thực, tây phương hư, tả nam phương, bổ bắc phương. Nói thế là thế nào ?”. Thực vậy: “Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ cần phải đóng vai hỗ tương để làm bình nhau. Đông phương thuộc Mộc, tây phương thuộc Kim. Mộc muốn thực, mà Kim phải bình. Hỏa muốn thực, Thổ phải bình. Đông phương thuộc Can, ta biết Can đang thực, Tây phương đang Phế, ta biết Phế đang hư. Ta tả nam phương Hỏa, ta bổ bắc phương Thủy Nam phương Hỏa, mà Hỏa là con của Mộc. Bắc phương Thủy mà Thủy là mẹ của Mộc. Thủy thắng Hỏa, đó là con có thể làm cho mẹ thực, mẹ có thể làm cho con hư. Cho nên khi ta tả Hỏa bổ Thủy, đó là ta muốn làm cho Kim không thể bình Mộc. Kinh nói: Nếu không thể trị được chứng hư thì còn hỏi gì đến điều khác nữa ! Ý nghĩa là như thế !”. NAN 76 Điều 76 Nan viết: “Thế nào gọi là bổ tả ? Lúc cần bổ nên thủ khí ở đâu ? Lúc cần tả, nên loại bỏ khí nơi đâu ?”. Thực vậy: “Lúc cần bổ nên thủ khí ở vệ khí, lúc cần tả, nên loại bỏ khí ở vinh khí. Khi nào Dương khí bất túc, Âm khí hữu dư, trước hết nên bổ Dương khí, sau đến là tả Âm khí. Khi nào Âm khí bất túc, Dương khí hữu dư, trước hết nên bổ Âm khí, sau là đến tả Dương khí. Làm thế nào để cho vinh vệ được thông hành, đó mới là con đường quan yếu (của phép bổ tả)”. NAN 77 Điều 77 Nan viết: “Kinh nói: Thầy thuốc giỏi (thượng công) (là bậc thầy biết) trị: tìm hiểu, nghiên cứu phép trị những trường hợp chưa bệnh. Thầy thuốc bậc trung chỉ biết trị những trường hợp đã bệnh. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Khi nói trị vị bệnh có nghĩa là thấy bệnh của Can thì biết là Can sẽ truyền cho Tỳ, vì thế trước hết nên thực cho Tỳ khí, nhằm đừng để cho Tỳ phải nhận lấy tà khí của Can. Đó là ý nghĩa trị vị bệnh. Khi nói thầy thuốc bậc trung chỉ biết trị cái đã bệnh là muốn nói (bậc người này) khi thấy Can bệnh họ không hiểu rằng (có sự) tương truyền (từ Can sang cho Tỳ), họ chỉ nhất Tâm: một lòng chuyên chú lo trị Can mà thôi. Đó gọi là trị dã bệnh”. NAN 78 Điều 78 Nan viết: “Phép châm có bổ, có tả. Nói thế nghĩa là thế nào ?”.
- Thực vậy: “Phép bổ và tả không chỉ nhất thiết chỉ là hô và hấp để nhổ kim ra và đưa kim vào mà thôi. Thực vậy, người biết phép châm dựa vào tay trái, kẻ không biết phép châm chỉ dựa vào tay mặt. Gặp lúc phải châm, trước hết ta dùng tay trái áp đè lên nơi huyệt v inh hoặc du mà ta phải châm, rồi dùng phép ấn, phép dùng móng bấm nặng hoặc nhẹ, lúc khí đến mà hình trạng của khí như mạch động, ngày lúc đó châm kim vào. Khi đắc khí; ta đưa kim đi sâu hơn, đó gọi là bổ. Khi nào ta lắc kim để làm kim lỏng rồi rút kim ra, gọi là tả. Trường hợp không thấy có đắc khí, ta áp dụng phép châm ngoài và trong của nam và nữ. Nếu vẫn không đắc khí, ta gọi đó là chết mười phần, không trị được”. NAN 79 Điều 79 Nan viết: “Kinh nói: Khí nghịch mà ta dùng phép đoạt, làm sao tránh khỏi sẽ gây cho khí bị hư thêm ? (Khi khí đã ra đi) mà ta rượt theo để thêm cho nó làm sao tránh khỏi gây cho khí bị thực thêm ? Khi nói đến hư và thực là muốn nói đến một cái gì được như mất. Khi nói đến thực và hư là muốn nói đến một cái gì như có như không có. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Khi nói “nghênh nhi đoạt chi” là nói đến tả tử, khi nói “tùy nhi tế chi” là nói đến bổ mẫu. Giả sử Tâm bị bệnh, ta tả huyệt Du của kinh Thủ Tâm chủ, đó là ta dùng phép “nghênh nhi đoạt chi”. Khi ta bổ huyệt Tỉnh của Thủ Tâm chủ, đó là ta dùng phép “tùy nhi tế chi”. Cái gọi là thực và hư, đó là ý nói đến lao và nhu. Khí đến lao thực gọi là đắc, khí đến nhu hư, gọi là thất. Cho nên mới nói “như được như mất...”. NAN 80 Điều 80 Nan viết: “Kinh nói có khi nhận thấy để mà châm kim vào, có lúc nhận thấy để mà rút kim ra. Nói thế nghĩa là thế nào ?”. Thực vậy: “Điều gọi là “có lúc nhận thấy để mà châm kim vào...”, ý nói tay trái nhận thấy có khí đến để mà châm kim vào. Khi châm vào xong, lúc nào thấy khí tận thì rút kim ra. Đó là ý nghĩa câu “hữu kiến nhi nhập, hữu kiến nhi xuất” vậy”. NAN 81
- Điều 81 Nan viết: “Kinh nói: Đừng (chữa bệnh bằng cách) làm thực thêm cái đang thực, đừng làm hư thêm cái đang hư, đừng tổn cái đang bất túc để ích ( thêm) thêm cái đang hữu dư. Đó do mạch của Thốn khẩu ư ? Hay do sắp bị bệnh mà tự bị hư thực ? Vấn đề tổn hay ích phải như thế nào ?”. Thực vậy: “Đây không nói đến mạch của Thốn khẩu, mà chỉ nói đến bệnh rồi bị hư thực. Giả sử Can thực mà Phế hư, Can thuộc Mộc, Phế thuộc Kim. Kim và Mộc phải được cùng làm cho bình nhau và ta phải biết Kim thì bình Mộc. Giả sử Phế thực mà Can hư, hơi thiếu khí, người dụng châm không tả Can và ngược lại thêm (trùng) cho Phế, cho nên cũng gọi là 'thực thêm cái thực, hư thêm cái đang hư', tổn cái bất túc, thêm cho cái hữu dư. Đây là hành động tai hại của bậc thầy 'trung công' vậy”. Hết ( Nguồn Y Học Cổ Truyền Việt Nam -eBook Created By H2203 )
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Y học cổ truyền LINH KHU Part 9
16 p | 129 | 32
-
Y học cổ truyền LINH KHU Part 7
12 p | 117 | 30
-
Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 5
24 p | 91 | 20
-
Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 9
26 p | 104 | 19
-
Y học cổ truyền Việt Nam - Sách linh khu part 9
24 p | 92 | 18
-
Y học cổ truyền NAM KINH Part 2
7 p | 95 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn