intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Y học cổ truyền với bệnh nuy chứng

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

296
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Y học cổ truyền với bệnh nuy chứng Gân mạch con người mềm nhũn ra vì lâu ngày không vận động theo ý muốn được mà dẫn đến teo cơ, Đông y còn gọi là nuy chứng. Trên lâm sàng thường gặp tình trạng này ở hai chi dưới. Nuy chứng chủ yếu do nguyên khí tổn thương, thì tinh hư không rải khắp, huyết hư không được bồi dưỡng dẫn đến gân cốt mềm yếu cho nên cách chữa chủ yếu của bệnh này là bồi dưỡng tinh huyết, bổ ích tỳ vị là chính. Thường gặp trong viêm thần...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Y học cổ truyền với bệnh nuy chứng

  1. Y học cổ truyền với bệnh nuy chứng Gân mạch con người mềm nhũn ra vì lâu ngày không vận động theo ý muốn được mà dẫn đến teo cơ, Đông y còn gọi là nuy chứng. Trên lâm sàng thường gặp tình trạng này ở hai chi dưới. Nuy chứng chủ yếu do nguyên khí tổn thương, thì tinh hư không rải khắp, huyết hư không được bồi dưỡng dẫn đến gân cốt mềm yếu cho nên cách chữa chủ yếu của bệnh này là bồi dưỡng tinh huyết, bổ ích tỳ vị là chính. Thường gặp trong viêm thần kinh, viêm tủy não cấp tính, bệnh teo cơ, bệnh nhũn cơ bắp, di chứng bại liệt... Nguyên nhân dẫn đến nuy chứng vừa do ngoại cảm, vừa do nội thương. Ôn nhiệt độc tà và ở nơi thấp lâu ngày dẫn đến bệnh về ngoại cảm, tỳ vị hư nhược và thận hư tổn là nguyên nhân nội thương nhưng ngoại cảm gây bệnh lâu ngày không khỏi cũng ảnh hưởng đến công năng của tạng phủ, nó có quan hệ với nhau. Cho dù lúc mới phát bệnh là ngoại cảm nhưng chính khí thiếu vẫn là nguyên nhân bên trong là chủ yếu. Phế nhiệt thương tân: Do chính khí thiếu, nhiễm ôn nhiệt độc tà, sốt cao không lui hoặc ốm xong dư tà chưa hết, sốt nhẹ không giải nên phế bị nhiệt nung nấu, tâm dịch hư hao, gân mạch không nhu nhuận nên xuất hiện nuy chứng. Thấp nhiệt náu ở gân mạch: Ở nơi ẩm thấp lâu nhiễm thấp tà, tích lưu lại, uất quá hóa nhiệt. Hoặc do ăn uống không điều độ, ăn nhiều chất béo ngọt, hoặc uống nhiều rượu tổn thương tỳ vị, thấp tụ sinh, hoặc ăn nhiều chất cay, thấp nung nhiệt tích ở gân mạch, ảnh hưởng đến vận hành của khí huyết khiến gân mạch không co duỗi được dẫn đến nuy. Tỳ vị hư nhược: Tỳ vị vốn hư nhược hoặc do bệnh bị hư, công năng thụ nạp vận hóa mất bình thường, nguồn tân dịch khí huyết thiếu, gân mạch cơ bắp không được nuôi dưỡng nên sinh nuy chứng. Can thận hư khuy: Ốm lâu người yếu, thận tinh không đủ, can huyết hư đốn, gân cốt mất dinh dưỡng, kinh mạch không như nhuận gây nên nuy chứng. Các bài thuốc điều trị Phế nhiệt thương tân: Bệnh nhân bắt đầu phát sốt, tự nhiên các chi mềm oặt, da khô, tâm phiền, miệng khát, ho, họng khô, tiểu tiện vàng sẻn, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch tế sác.
  2. Cách chữa: Thanh nhiệt nhuận táo, dưỡng phế ích vị. Bài thuốc: Tang diệp 12g, thạch cao 12g, hạnh nhân 9g, cam thảo 4g, mạch môn 9g, nhân sâm 9g, a giao 4g, hồ ma nhân 4g, tỳ bà diệp 9g. Sắc uống. Nếu sốt không lui, sốt cao miệng khát, đổ mồ hôi có thể dùng nhiều thạch cao gia sinh địa, tri mẫu, ngân hoa, liên kiều để sinh tân thanh nhiệt khứ tà. Nếu ho ít đờm, họng khô cần gia tiền hồ, qua lâu, tang bạch bì, tỳ bà diệp để nhuận phế khí. Nếu không sốt, mệt mỏi, ngán ăn uống thì bỏ thạch cao gia sơn dược, ý dĩ, hồng táo, mạch nha để ích khí dưỡng vị. Thấp nhiệt lưu trú: Các chi mềm nhũn, hoặc hơi cứng tê dại, thường thấy ở chân, hoặc có sốt, tiểu tiện vàng rắt, rêu lưỡi vàng nhờn, mạch nhu hoặc sác. Sắc uống. Cách chữa: Thanh nhiệt lợi thấp. Bài thuốc: Hoàng bá 12g, thương truật 12g, đương quy 12g, ngưu tất 12g, phòng kỳ 9g, tỳ giải 9g, quy bản 4g. Sắc uống. Dùng hoàng bá, thương truật để thanh nhiệt táo thấp. Gia ý dĩ, tỳ giải, phòng kỳ, trạch tả để thấm thấp lợi thủy, ngưu tất, ngũ gia bì để thông kinh hoạt lạc. Nếu thiên về thấp thì bụng hông đầy, chân tay mềm nhũn, thêm trệ, thũng, rêu luỡi trắng gia hậu phác, trần bì, phục linh, hóa thấp lợi thủy, mùa hè, mùa thu gia hoắc hương, bội lan để hóa thấp trọc. Nếu thiên về nhiệt, sốt cao tổn âm, gầy mòn, hai chân nóng, buồn bực miệng khô, lưỡi đỏ, rêu lưỡi mỏng, mạch nhu sác thì bỏ thương truật gia sinh địa, quy bản, mạch môn để dưỡng âm thanh nhiệt. Nếu chân tay tê dại, chân mềm hoặc cảm thấy đau, lưỡi tía, mạch sác bệnh lâu ngày kém huyết ứ thì gia đào nhân, hồng hoa, đan sâm, xích thược, xuyên sơn giáp để hoạt huyết thông lạc, trong khi uống thuốc đồng thời có thể kết hợp cả xông rửa. Tỳ vị hư nhược: Cảm thấy chân mềm nhũn dần dần rã rời, ăn uống ít, đại tiện lỏng, mặt phù và nhợt, rêu lưỡi mỏng trắng, mạch tế. Cách chữa: Kiện tỳ ích khí. Bài thuốc: Dùng các vị nhân sâm 4g, phục linh 9g, bạch truật 9g, kiết cánh 6g, sơn dược 9g, cam thảo 4g, bạch biển đậu 6g, liên nhục 4g, sa nhân 4g, ý dĩ 4g. Sắc uống. Nếu bệnh lâu ngày, cơ bắp teo, thể tạng hư nên dùng nhiều đẳng sâm, sơn dược, gia hoàng kỳ, đương quy.
  3. Can thận hư khuy: Bệnh phát tương đối chậm, chân tay mềm yếu, lưng gối đau và chóng mặt, tai ù, di tinh hoặc đái són. Lưỡi đỏ ít rêu, mạch tế sác... Cách chữa: Bổ ích can thận, tư âm thanh nhiệt. Bài thuốc: Dùng các vị quy bản 9g, hoàng bá 9g, tri mẫu 9g, thục địa 12g, đương quy 12g, bạch thược 9g, tỏa dương 4g, trần bì 4g, hổ cốt 4g, ngưu tất 9g. Sắc uống. Nếu sắc mặt nhợt hoặc vàng vọt, đầu choáng, tim hồi hộp, lưỡi đỏ nhạt, mạch tế nhược gia hoàng kỳ, đẳng sâm, hà thủ ô, kê huyết đằng để bổ dưỡng khí huyết. Nếu bệnh lâu âm dương đều tổn thương, sợ lạnh, lưỡi nhạt, mạch trầm tế, dương nuy (liệt dương) gầy mà xanh thì gia sừng hươu, bổ cốt chỉ, dâm dương hoắc, ba kích, phụ tử, nhục quế là những vị thuốc ôn thận trợ dương. Bệnh này còn dùng bột nhau thai hoặc dùng tủy lợn (bò) sao khô nghiền ra trộn với bột gạo và đường mà uống. Có thể ninh xương tủy với đậu vàng mà ăn. Nuy chứng ngoài việc uống thuốc, còn kết hợp châm cứu bấm huyệt và phải tập luyện với vận động xoa bóp mới ngăn ngừa cơ bắp bị teo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2