intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ý nghĩa hiện thời của triết học Áo: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:266

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Triết học Áo và ý nghĩa hiện thời của nó" tiếp tục cung cấp tới người đọc những nội dung về: tư tường triết học của Karl Raimund Popper; tư tưởng triết học của Brentano và Wittgenstein; tư tưởng triết học của Friedrich August Hayek và Bernard Bolzano; trường phái Viên... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ý nghĩa hiện thời của triết học Áo: Phần 2

  1. T ư TƯỞNG TRIẾT HỌC CHÍNH TRỊ CỦA K.R.POPPER TRONG "SựNGHÈO NÀN CỦA THUYẾT s ử LUẬN' NHÌN T ừ PHƯƠNG PHÁP LUẬN TRIẾT HỌC MÁCXứ NGUYỄN MINH HOÀN'*1 Trong sự phát triển của các trào lưu triết học phương Tây trong thế kỷ XX và cho đến nay, việc đề xướng một triết lý căn bản trên nền tảng thuyết bất định (indeterminist) của Popper đã có sự ảnh hưởng khá rõ nét đối với sự phát triển sau này của các trào lưu triết học chính trị nói chung. Vậy, những quan điểm triết học chính trị chủ yếu của Popper là gì? Với phương pháp luận của mình, Popper đánh giá ra sao về chủ nghĩa lịch sử, nhất là quan điểm lịch sử của triết học mácxít? Có thể nói, việc đứng trên cơ sở phương pháp luận triết học mácxít để đánh giá trở lại sự phê phán đó của Popper sẽ vạch ra được thực chất quan điểm triết học chính trị của Popper. Hơn nữa, qua những đánh giá đó sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức đối với quan điểm của triết học mácxít về quy luật vận động và phát triển của lịch sử. Toàn bộ sự phê phán của Popper đối với quan điểm của chủ nghĩa lịch sử được tập trung ở việc phủ nhận tính quvết định (*) Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Viện Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, phân viện cần Thơ. 200
  2. Chương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper luận của chủ nghĩa lịch sử. Những phê phán đó của Popper đối với chủ nghĩa lịch sử, về thực chất, là sự phản ánh lập trường của ông trong việc bảo vệ sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Trên cơ sở ấy, Popper cho rằng những dự báo của C.Mác về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội là những dự báo sai lầm của chủ nghĩa lịch sử. Quan điểm của C.Mác về các vấn đề đó như Popper đánh giá, bắt nguồn tò một trong những mơ tưởng cổ xưa nhất của loài người - mơ tưởng của những lời dự báo. Chính vì lý do đó, Popper chủ trương dựa vào chính chế độ tư bản chủ nghĩa, vận dụng quyền lực chính trị để sửa đổi, bổ sung và cải cách chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa là có thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó chính là lý do khiến Popper phản đối dự báo của C.Mác về xã hội tương lai. Với phương pháp tiếp cận như vậy, Popper cho rằng những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản không nhất định sẽ đưa tới chủ nghĩa xã hội1 . Xuất phát từ sự phê phán quan điểm của chủ nghĩa lịch sử, Popper đã phân chia chủ nghĩa lịch sử thành "chủ nghĩa phản tự nhiên" và "chủ nghĩa duy tự nhiên". Trong đó, theo Popper, "chủ nghĩa phản tự nhiên" phản đối việc vận dụng phương pháp vật lý học vào khoa học xã hội. Ngược lại, quan điểm của "chủ nghĩa duy tự nhiên" thì cho rằng phương pháp vật lý có thể sử dụng vào việc nghiên cứu khoa học xã hội. Trong cuốn Sự nghèo nàn của thuyết sử luận, Popper đã phân tích và phê phán cả hai quan điểm nói trên của chủ nghĩa lịch sử, đồng thời qua đó, ông đã nêu rõ quan điểm của mình về sự phát triển xã hội. 1. Xem: Lý Quốc Tú. Kơrl Raim m dPopper. Nxb Thuận Hóa, 2005, tr.91. 201
  3. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHlÀ HIỆN THỜI.., Phủ nhận quyết định luận lịch sử dựa vào quan hệ giữa phương pháp khoa học tự nhiên và phương pháp lịch sử, Popper cho ràng, chủ nghĩa lịch sử tuyên bố rằng có gì trọng đại hơn là sự ra đời của một giai đoạn lịch sử mới. Ta không được phép nghiên cứu khía cạnh vô cùng quan trọng này của đời sống xã hội theo cách vẫn quen làm, khi cắt nghĩa những cái mới trong lĩnh vực vật lý học bàng việc xem chúng như sự sắp xếp lại của những yểu tố quen thuộc. Thậm chí, nếu những phương pháp thông thường của vật lý học có áp dụng được cho xã hội đi chăng nữa thì cũng không bao giờ áp dụng được cho những đặc tính nổi bật nhất của xã hội, đó là, sự phán chia giai đoạn và sự nổi hiện cái mới1 Một khi đã nắm bắt . được ý nghĩa của cái mới về mặt xã hội, ta buộc phải từ bỏ suy nghĩ cho ràng việc áp dụng những phương pháp vật lý thông thường vào nghiên cứu các vấn đề xã hội có thể giúp tìm hiểu thấu đáo những vấn đề về sự phát triển xã hội. Phê phán quan điểm phương pháp luận của chủ nghĩa lịch sử, Popper nhấn mạnh ràng chủ nghĩa lịch sử coi lịch sử là do quy luật quyết định và không cần có sự quyết định và lựa chọn của cá nhân, con người mà "chỉ cần đi theo bước chân của lịch sử, thì mọi việc sẽ bình thản, không cần có những quyết định quan trọng của chúng ta. Nó tìm cách chuyển giao trách nhiệm của chúng ta cho lịch sử; tò đó, đùa giỡn với quyền lực gian ác, vượt lên trên cả cá nhân chúng ta. Nó tìm cách đưa các hành động của chúng ta vào trong các ý đồ sâu kín của những quyền lực đó, còn những ý đồ đó thì chỉ được thông báo (hiển thị) 1. Xem: K.Popper. Sự nghèo nàn cùa thuyết sừ luận (Chu Lan Đình dịch). Nxb Tri thức, 2012, tr.33. 202
  4. Ch ương 3 : Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper cho chúng ta theo cách gợi ý và trực giác thần bí. Nó ký thác những hành động và số phận của chúng ta vào trình độ đạo đức của những con người chỉ say sưa dựa theo các bức tranh vẽ cung điện nơi thiên đường để bói toán và để mơ tưởng, những con người chỉ biết bốc thẻ và rút que thẻ để lựa chọn tín hiệu may rủi cho mình. Chủ nghĩa lịch sử là bắt nguồn từ sự tuyệt vọng đối với tính hợp lý và trách nhiệm của hành động của chúng ta. Nó là một thứ tín ngưỡng và hy vọng đê tiện, hòng lấy tính xác định bắt nguồn từ khoa học giả, từ chiêm tinh học giả, từ nhân tính học và số phận lịch sử, v.v... để thay thế hy vọng và tín ngưỡng được sản sinh từ trong nhiệt tình đạo đức và từ trong sự khinh thường hoặc từ trong các thành tựu của chúng ta"1. Như vậy, một mặt, Popper nghiêng về phê phán "chủ nghĩa duy tự nhiên" tức phê phán chủ nghĩa định mệnh, phủ nhận vai trò con người; mặt khác, khi nghiêng về phê phán "chủ nghĩa phản tự nhiên", Popper lại cho rằng "nhà sử luận khẳng định ràng những tính chất bất biến về mặt xã hội khác rất xa so với những tính chất bất biến được nói đến trong khoa học tự nhiên. Chúng thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử, và chính hoạt động của con người đã tác động gây ra sự thay đổi ấy. Do những bất biến về mặt xã hội không phải là những định luật của tự nhiên, mà là do con người tạo ra; và mặc dù người ta có thể nói chúng tùy thuộc vào bản tính tự nhiên của con người, nhưng như vậy cũng là do bởi bản tính tự nhiên của con người có sức mạnh sửa đổi chúng hoặc, hơn thế nữa, có thể kiểm soát chúng. Mọi cái vẫn có thể được cải thiện cho tốt 1. Lý Quốc Tú. Karl Raimund Popper. Sđd., tr.107. 203
  5. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHlÀ HIỆN THỜI.. hơn hoặc bị làm cho xấu đi: do đó, sự cách tân tích cực không phải là một việc làm vô ích"1 Theo Popper, chính quan điểm . này của những người theo chủ nghĩa lịch sử đã thôi thúc những ai muốn có những hành động tích cực, những ai muốn góp sức cải tạo hiện trạng không cưỡng lại được. Xu hướng muốn hành động và chống lại bất cứ sự an bài nào ấy được Popper gọi là thuyết hành động của chủ nghĩa lịch sử và, theo ông, điều đó thể hiện ở thái độ "duy hành động"2 trong luận điểm tiêu biểu của C.Mác - "các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới"3. Với quan điểm trên của mình, theo Popper, chủ nghĩa lịch sử là lý luận và phương pháp nghiên cứu sự phát triển xã hội không chỉ có hại cho nghiên cứu khoa học xã hội, mà còn có hại cho thực tiễn xã hội. Trong thực tiễn, chủ nghĩa lịch sử sẽ đi đến công trình xã hội không tưởng (Utopia). Popper cho rằng, những người theo chủ nghĩa lịch sử dựa vào quy luật phát triển lịch sử xã hội theo cách hiểu của họ, để dự báo công trình phát triển tương lai của xã hội; từ đó, nêu lên kế hoạch tổng thể cải tạo xã hội hiện thực. Ông gọi kế hoạch tổng thể và công trình phát triển tương lai của xã hội đó là công trình không tưởng (Utopia). Popper cho rằng, công trình xã hội Utopia không phải là một âm mưu xã hội, mà là một nguyện vọng tốt đẹp của những 1. K.Popper. Sự nghèo nàn cùa thuyết sứ luận (Chu Lan Đình dịch). Sđd., tr.27-28. 2. K.Popper, Sđd., tr.28. 3. C.Mác và Ph.Ảngghen. Toàn tập, t.3. Nxb Chính trị Quốc aiau Hà Nội, 1995, tr. 12. 204
  6. Chương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper người theo chủ nghĩa lịch sử, coi lịch sử xã hội sẽ phát triển theo một mục tiêu toàn thiện, toàn mỹ. Trong đó, nhiệm vụ của nhà chính trị là dựa theo quy luật phát triển lịch sử để sáng tạo một thế giới tốt đẹp, hoàn thiện, không có khác biệt giai cấp. Popper coi Platôn và C.Mác là những đại biểu, đồng thời ông đã phân tích sự giống nhau và khác biệt của hai đại biểu này, xem "Platôn là một người theo chủ nghĩa bi quan, ông tin rằng tất cả những biến đổi - hoặc hầu hết mọi biến đổi - đều là thụt lùi; đó là quy luật phát triển lịch sử của ông. Do vậy, công trình Utopia của ông là ngăn chặn mọi sự biến đổi. Đó là cái mà những người hiện nay nói là "trạng thái tĩnh". Ngược lại, C.Mác là một người theo chủ nghĩa lạc quan. Ông (có thể giống như Herbert Spencer) là tín đồ của học thuyết quyết định luận đạo đức. Vì vậy, công trình Utopia của ông là thuộc về công trình phát triển hoặc công trình "trạng thái động", chứ không phải là một xã hội bị ràng buộc. Ông dự báo một Utopia lý tường và tích cực thúc đẩy thực hiện Utopia đó, coi đó là mục đích phát triển cuối cùng. Trong Utopia lý tưởng đó, không có áp chế chính trị hoặc hoặc áp chế kinh tế: nhà nước đã tiêu vong, mỗi người tùy theo năng lực của mình để tự do hợp tác, hết thảy mọi nhu cầu của mỗi người đều được thỏa mãn"1 Theo Popper, thái độ đó hầu như là một thứ . chủ nghĩa lý tính; họ tự cho rằng mục tiêu và kế hoạch của họ là lý tính; niềm tin tốt đẹp của họ là "vì hạnh phúc lớn nhất của tuyệt đại đa số người". Nhưng để thực hiện cái "thiên quốc" tương lai đó, họ hy vọng xuất hiện một kỳ tích chính trị; vì vậy, họ thực thi những hành động phi lý tính, phản lý tính 1. Lý Quốc Tú. Karl Raimund Popper. Sđd., tr.96-97. 205
  7. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. như bạo lực, chuyên chế, đàn áp, đấu đá lẫn nhau trong nội bộ, V .V .. Nhưng trái với lòng mong muốn, cái mà họ đem lại cho loài người chi là tai nạn và bất hạnh. Vì vậy, chủ nghĩa lý tính Utopia là chủ nghĩa lý tính tự hủy diệt. Theo Popper, phương pháp của chủ nghĩa lịch sử chính là phương pháp "chỉnh thể", nó không chỉ nghiên cứu xã hội gắn với mục tiêu không tưởng (Utopia) đà được định trước, mà còn dựa vào một kế hoạch tổng thể để cải biến toàn bộ kết cấu xã hội, cải tạo toàn bộ xã hội trên cơ sở một bản thiết kế đã định trước. Vì vậy, sẽ đi đến chủ nghĩa tập quyền, đi đến đòi hỏi hy sinh tự do và lợi ích cá nhân, cuối cùng dẫn đến một hình thức nô dịch mới và bất bình đẳng, trái ngược với ý muốn ban đầu. Từ toàn bộ sự phê phán đối với chủ nghĩa lịch sử, Popper đưa ra công trình xã hội tiệm tiến để đối lập với công trình xã hội không tưởng (Utopia). Popper đã đề ra một số nội dung chủ yếu của công trình xã hội tiệm tiến, cái được ông coi là hợp lý và khoa học, trong đó, trước hết là có đặc điểm "sửa chữa và bổ sung một cách tiệm tiến", "vừa thăm dò vừa tiến lên". Còn nhiệm vụ của công trình xã hội tiệm tiến là cải cách xã hội từng li từng tí một. Ông viết: "Nhiệm vụ của công trình xã hội tiệm tiến là thiết kế kết cấu xã hội, cũng như cải tạo và sử dụng các kết cấu xà hội đã có, cũng giống như nhiệm vụ chủ yếu của công trình tự nhiên là thiết kế máy móc, cải tiến và duy tu sửa chữa máy móc"1. Cái gọi là "kết cấu xã hội" mà ông nói ở đây có hàm nghĩa rất rộng, có thể là một doanh nghiệp, một cửa hàng nhỏ, một công ty bảo hiểm; cũng có thể 1. Lý Quốc Tủ. S đ d tr.99. 206
  8. Ch ương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper là một trường học hoặc "một chế độ giáo dục", hoặc một nhà thờ, một tòa án. Trong quá trình cải cách, phải vừa mò mẫm vừa tiến lên theo tinh thần không thành kiến; vận dụng phương pháp phê phán để sửa sai, dự kiến khả năng xảy ra sai lầm; có ý thức tìm tòi những chỗ có sai lầm để phân tích và rút ra bài học nhầm tránh phạm sai lầm trong tương lai. Popper cho ràng, đó là cách làm mà các nhà chính khách và các nhà khoa học chính trị có con mắt khoa học phải thực hiện. Trên cơ sở đó, Popper đã nêu mục tiêu lớn nhất của công trình xã hội tiệm tiến là "loại bỏ đau khổ ở mức độ lớn nhất"1 . Điều này khác với mục tiêu của công trình Utopia là theo đuổi sự cải thiện cuối cùng, tức "gia tăng ở mức độ lớn nhất hanh phúc của tuyệt đại đa số người". Popper cho rằng, xét về bề ngoài, "loại bỏ đau khổ" và "gia tăng hạnh phúc" là hai mặt chính diện và phản diện của cùng một mục tiêu. Thực ra, đó là hai trạng thái tâm lý độc lập với nhau, không thể bù đắp cho nhau. Xét từ góc độ luân lý học, xóa bỏ sự đau khổ của con người là yêu cầu đạo đức trực tiếp hơn và bức xúc hơn so với gia tăng hạnh phúc. Xét về mặt nhận thức luận, việc xóa bỏ đau khổ có tiêu chí rõ ràng, xác thực; còn với gia tăng hanh phúc thì tiêu chí và mục tiêu không xác định, vì nó sẽ thay đổi tùy theo từng người, tùy theo công việc, thời gian địa điểm. Không phải dục vọng của bất cứ ai cũng luôn thay đổi, không có giới hạn; trái lại, cách nhìn nhận của mỗi người đối với lợi ích cũng khác nhau, cách hiểu hạnh phúc cũng không giống nhau, rất khó có thể có ý kiến thống nhất về các hình thức mới của hạnh phúc. Chỉ có những người có quan hệ rất gần gũi với 1. Lý Quốc Tú. Sđd., tr.99. 207
  9. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. nhau mới có thể hiểu rõ làm thế nào để thật sự làm tăng hạnh phúc cho người khác, còn chính phủ thì không thể làm tăng hạnh phúc cho mọi người. Neu dùng biện pháp hành chính để làm tăng hạnh phúc cho mọi người, sẽ làm cho hình thức hạnh phúc bị đơn giản hóa, gây ra sự đơn điệu và vô vị trong cuộc sống và còn có thể can thiệp vào đời sống riêng tư của công dân. Vì vậy, Popper kết luận: Mục tiêu của khoa học xã hội không phải là làm tăng hạnh phúc, mà là xóa bỏ đau khổ. ông viết: "Cuộc đấu tranh chống lại những đau khổ có thể tránh khỏi, cần phải trở thành mục tiêu chung của chính sách công cộng; còn việc làm tăng hạnh phúc thì chủ yếu dành cho cá nhân phát huy sáng kiến để giải quyết"1. Nói tóm lại, mọi người tự mình tìm lấy hạnh phúc cho mình, chính phủ thì loại trừ đau khổ cho họ. Để thực hiện được mục tiêu của công trình xã hội tiệm tiến ấy về mặt phương pháp luận, theo Popper, nhiệm vụ của khoa học xã hội và của chính phủ là nhất trí với nhiệm vụ của khoa học tự nhiên. Popper cho rằng, nhiệm vụ của khoa học tự nhiên là làm tăng trưởng và xúc tiến tri thức bằng cách xóa bô sai lầm; còn nhiệm vụ của khoa học xã hội là xóa bỏ đau khổ, từng li từng tí một thực hiện công trình xã hội tiệm tiến để làm cho xã hội tiến bộ. Công trình xã hội tiệm tiến là vận dụng phương pháp khoa học để dần dần cải tiến xã hội. Dù khoa học xã hội hay khoa học tự nhiên cũng đều không thể đạt tới mức độ cao nhất và lý tưởng nhất của chân, thiện, mỹ; nhưng mọi người có thể tiến bộ dần lên bằng cách loại bò các hiện tượng xấu ác và giả dổi. Nhưng ở đây cũng có một sự khác 1. Lý Quốc Tú. Sđd., tr. 100. 208
  10. Ch ương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper biệt rất lớn, đó là trong lĩnh vực nhận thức của khoa học tự nhiên, Popper chủ trương phải vận dụng phương pháp chứng minh giả (chứng ngụy) làm cho lý luận không ngừng cách mạng. Còn trong lĩnh vực thực tiễn của khoa học xã hội, thì ông kiên quyết phản đối cách mạng, chủ trương "sửa đổi, bố sung và cải lương". Điều này chứng tỏ triết học chính trị của ông mang đặc trưng hình thái ý thức rõ rệt hơn là triết học khoa học. Để thực hiện được mục tiêu của công trình xã hội tiệm tiến ấy, về mặt cơ sở hiện thực cần có hai điều kiện: Một là, sự can thiệp về kinh tế; hai là, chế độ dân chủ về chính trị. Với hai điều kiện này, Popper đã nhấn mạnh hom đến điều kiện xây dựng một xã hội dân chủ. Theo Popper, dân chủ không phải ở cách hiểu hỗn tạp, mà cốt lõi phải là một "tổ hợp chế độ"1 , trong số những tiêu chí của tổ hợp chế độ đó, thì việc người bị thống trị có thể tiến hành cải cách "bằng biện pháp hòa bình", và làm được như vậy là dân chủ. Neu không, thì đó là chính trị bạo lực. Tuy nhiên, với điều kiện về kinh tế, nó chỉ được coi như biện pháp cụ thể để giảm sự đau khổ như đã nói trên. Vì vậy, cũng với mục đích phê phán quan điểm của chủ nghĩa lịch sử, hơn nữa là phê phán từ cơ sở của bản thể luận xã hội của chủ nghĩa lịch sử, Popper đã phê phán cơ sở kinh tế và cho rằng, "kinh tế không thể cung cấp cho ta bất cứ thông tin có giá trị nào về cải cách xã hội. Chỉ một thứ khoa học kinh tế giả tạo mới tìm cách xây dựng cơ sở cho việc lập kế hoạch kinh tế trên tinh thần của lý tính. Kinh tế học khoa học đích thực chỉ có thể giúp khám phá những động lực thúc đẩy sự phát triển 1. Lý Quốc Tú. Sđd., tr. 108. 209
  11. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. kinh tế trong các thời kỳ lịch sử khác nhau mà thôi. Nó có khả năng giúp ta phác họa những nét chính của những giai đoạn sắp tới chứ không thể giúp ta triển khai và thực hiện bât cứ kế hoạch chi tiết nào đối với một thời kỳ mới. Những gì đúng với các bộ môn khoa học xã hội khác đều đúng với kinh tế học. Mục đích tối hậu của nó chỉ có thể là "bóc trần định luật kinh tế của sự vận động của xã hội loài người""1. Ngoài quan điểm phê phán chủ nghĩa lịch sử trên đây, Popper cũng có sự nhất trí ở mức độ nhất định đối với quan điểm về dự báo đổi với sự phát triển của chủ nghĩa lịch sử. Thông qua quan điểm của chủ nghĩa lịch sừ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiên đoán, coi tiên đoán là một trong những nhiệm vụ của khoa học, Popper viết: "(Ở góc độ này, tôi gần như hoàn toàn nhất trí với chủ nghĩa lịch sử, mặc dù tôi tin ràng tiên tri lịch sử là một trong những nhiệm vụ của các bộ môn khoa học xã hội). Song thuyết sử luận lại lập luận tiếp rằng tiên đoán xã hội ắt là một việc làm vô cùng khó khăn, không những chỉ do tính phức hợp của các cấu trúc xã hội mà còn do cả tính phức hợp đặc thù nảy sinh từ mối quan hệ tương tác giữa những lời tiên đoán và những sự kiện được tiên đoán"2. Tuy nhiên, Popper nhấn mạnh việc cho ràng khoa học xã hội xưa nay phát triển được là nhờ có những dự đoán chính xác mang tính khoa học về mọi loại thực kiện và sự kiện xã hội, sẽ dẫn đến những hệ quà phi lý và do đó, ta có thể dựa trên những cơ sở thuần túy lôgíc để bác bỏ một giả định như vậy. 1. K.Popper. Sự nghèo nàn của thuyết sử luận. Sđd., tr. 93. 2. K.Popper. Sđd., tr. 35-36. 210
  12. Chương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper Bởi vì, nếu có một thứ "lịch tử vi" xã hội được xây dựng một cách khoa học và được phổ biến rộng rãi (không thể giữ bí mật lâu về thứ lịch này vì, về nguyên tắc, bất cứ ai cũng có thể tái phát hiện ra nó), thì chắc chắn nó sẽ dẫn đến những hành động có khả năng làm đảo lộn những tiên đoán mà nó đưa ra. Tóm lại, ý tưởng về một lịch trình các sự kiện xã hội chính xác và chi tiết đã tự mâu thuẫn với chính nó; do đó, việc đưa ra những tiên đoán xã hội chính xác và chi tiết một cách khoa học là một việc làm bất khả. Những kết luận trên được Popper đưa ra dựa trên sự so sánh giữa học thuyết của C.Mác với học thuyết phân tích tinh thần của Freud và Adler. Popper cho rằng, chủ nghĩa Mác khi mới thành lập là khoa học, nó có thể được sự thật chứng minh là thật hay giả. Nhưng với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã chứng minh chủ nghĩa Mác là giả; bởi vì, chủ nghĩa Mác từng dự báo cách mạng xã hội chủ nghĩa phải thắng lợi ở các nước tiên tiến; thế nhưng Cách mạng tháng Mười lại thắng lợi ờ nước Nga, một nước lạc hậu ở châu Âu. ông cho rằng, sau này, chủ nghĩa Mác đã giải thích rất nhiều nhàm tránh khỏi bị chứng minh là giả, khiến nó vĩnh viễn trở thành một thứ "khoa học giả" không thể "chứng ngụy" được. Cách lập luận này cho thấy, rõ ràng Popper đã không thể hiểu đúng đắn rằng bản thân chủ nghĩa Mác là lý luận cách mạng không ngừng phát triển tùy theo sự phát triển của thực tiễn1. Như vậy, thực tiễn lịch sử cho thấy, điều mà Popper dựa trên phương pháp "chứng ngụy" của mình thực ra lại bị thực tiễn lịch sử "chứng thực" là giả. Ngược lại, sự phát triển của thực tiễn 1. Lý Quốc Tú. Karl RaỉmundPopper. Sđd., tr.35. 211
  13. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. xã hội với tư cách là sự thống nhất giữa cái khách quan với cái chủ quan đã chứng minh cho quan điểm đúng đắn của chủ nghĩa Mác. Đánh giá về khuynh hướng vận động của lịch sử thể hiện ở những kết quả tất yếu của nó, C.Mác đã nhấn mạnh: "Cuối quá trình lao động, người lao động thu được cái kết quả mà họ đã hình dung ngay từ đầu quá trình ấy, tức là đã có trong ý niệm rồi. Con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp; trong những cái do tự nhiên cung cấp, con người cũng đồng thời thực hiện cái mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ giống như một quy luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó"1. Trên ý nghĩa đó Ph.Ăngghen cũng đã chi rõ rằng, "lịch sử bắt đầu từ đâu thì quá trình tư duy cũng phải bắt đầu từ đó, và sự vận động tiếp tục của nó chẳng qua là sự phản ánh quá trình lịch sử dưới dạng một hình thái trừu tượng và nhất quán về lý luận, nó là sự phản ánh đã được uốn nắn, nhưng uốn nắn theo những quy luật mà bản thân quá trình lịch sử hiện thực đã cung cấp, hơn nữa mồi một yểu tố để có thể được xem xét ở cái điểm phát triển mà ở đó quá trình đạt tới chỗ hoàn toàn chín muồi, đạt tới cái hình thái cổ điển của nó"2; rằng, "tư duy chủ quan của chúng ta và thế giới khách quan đều phải tuân theo cùng những quy luật và do đó, hai cái ấy, xét đến cùng, không thể mâu thuẫn với nhau mà tất nhiên phải nhất trí với nhau trong những kết quả của chúng - sự thực đó chi phối một cách tuyệt đối toàn bộ tư duy lý luận 1. C.Mác và Ph.Ảngghen. Toàn tập, t.23. Nxb Chính trị Quốc gia. Hà Nội, 1993, tr.267. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen. Sđd., t.13, tr.614-615. 212
  14. Ch ương 3: Tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper của chúng ta. Sự thực đó là tiền đề không tự giác và không điều kiện của tư duy lý luận của chúng ta"1. Như vậy, giữa kết quả của sự phát triển trong hiện thực của lịch sử với xuất phát điểm của sự dự báo kết quả về nó thực sự chỉ có được thông qua hoạt động thực tiễn. Mà cũng chỉ thông qua hoạt động thực tiễn mới chứng minh được chân lý, hay nói cách khác, chứng minh được "...tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan được hay không,., nghĩa là chứng minh tính hiện thực và sức mạnh, tính trần tục của tư duy của mình"2. Đánh giá rất cao về vai trò phương pháp luận của triết học Mác trong việc chỉ ra xu hướng phát triển của lịch sử cũng như kết quả xuất hiện của nó, Ph.Ăngghen đã nhấn manh: "Toàn bộ quan điểm của Mác không phải là một học thuyết, mà là một phương pháp, nó không đưa ra những giáo điều định sẵn, mà là những điểm xuất phát cho việc nghiên cứu thêm và phương pháp cho việc nghiên cứu này"3. Cũng đánh giá cao chức năng dự báo của triết học Mác so với các triết học khác đối với sự nhận thức tiến trình lịch sử xã hội, V.I.Lênin khẳng định: "Sự hỗn độn và tuỳ tiện từ trước đến nay vẫn thống trị trong các quan niệm về lịch sử và chính trị đã được thay thế bàng một lý luận khoa học hết sức hoàn chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển lên như thế nào một chế độ sinh hoạt 1. C.Mác và Ph.Ảngghen. Sđd., 1.12, tr.766-767. 2. C.Mác và Ph.Ảngghen. Sđd., t.3, tr.9-10. 3. C.Mác và Ph.Ảngghen. Tuyển tập, t.6. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1981, tr.808. 213
  15. TRIẾT HỌC AO VA Ý NGHlÀ HIỆN THỜI.. xã hội khác, cao hơn, - chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào từ chế độ nông nô"1. Kết quả ấy có được là nhờ sự vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng vào việc nghiên cứu lịch sử xã hội loài người và do đó, chủ nghĩa Mác đã tạo nên bước đột phá mang tính cách mạng và có ý nghĩa lịch sử trong toàn bộ quan niệm về xã hội loài người, sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, làm cho chủ nghĩa dưy vật biện chứng trở nên hoàn bị và mở rộng học thuyết ấy từ chồ nhận thức giới tự nhiên đến chỗ nhận thức xã hội loài người2. Đây là phương pháp khoa học để giải thích lịch sử - một phương pháp mà C.Mác đã vận dụng vào nghiên cứu, phân tích và mổ xẻ xã hội tư bản, tìm ra bản chất, quy luật vận động của xã hội ấy. V.I.Lênin khẳng định: "Triết học Mác là một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, nó cung cấp cho loài người và nhất là giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại")3. Và, ông kết luận: "Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất của tư tưởng khoa học"4. Với phát kiến vĩ đại - chủ nghĩa duy vật lịch sử đã trờ thành một hệ thống lý luận được kiểm nghiệm một cách khoa học, và từ đó "lần đầu tiên đem lại cho xã hội một cơ sờ thật sự khoa học". Trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội là cốt lõi nhất, nó chỉ ra các quy luật phát triển 1. V.I.Lênin. Toàn tập, t.23. Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1981, tr. 49-50. 2. Xem: V.I.Lênin. Toàtĩ tập, t. 23. Nxb Tiến bộ Mátxccrva, 1981, tr.53. 3. V.I.Lênin. Sđd., t.23, tr.53. 4. V.I.Lênin. Sđd., t.23, tr.54. 214
  16. Ch ương 3: Tư tưởng triết học của Karl Raimund Popper của xã hội loài người từ Ịnột hình thải kinh tế - xã hội này sang một hình thái kinh tế - xã hội khác cao hom. Quan niệm duy vật về lịch sử, rõ ràng là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph.Ăngghen. Hai ông đã trình bày cơ cấu của hình thái kinh tế - xã hội và quá trình vận động và phát triển của nó một cách hết sức khoa học: "Trong sự sản xuất ra đời sống của mình, con người có những quan hệ nhất định, tất yếu, không tùy thuộc vào ý muốn của họ - tức những quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trình độ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy họp thành cơ cấu kinh tế của xã hội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất định tương ứng với cơ sở hiện thực đó. Phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung"1. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác cho thấy, để có cơ sở vững chắc xem xét sự phát triển xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên, thì sau khi đã xác định những quan hệ xã hội phụ thuộc và các quan hệ sản xuất, cần phải xác định những quan hệ sản xuất phụ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất, vì trình độ của lực lượng sản xuất quyết định các quan hệ giữa người và người trong quá trình sản xuất, tức quan hệ sản xuất, và những quan hệ sản xuất tạo thành cơ sở hạ tầng mà trên đó dựng lên kiến trúc thượng tầng nhất định. Rõ ràng, C.Mác đặc biệt coi trọng vai trò của lực lượng sản 1. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, t.13. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, tr.14-15. 215
  17. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. xuất trong việc thay đổi các quan hệ xã hội. Trong quá trình tồn tại và phát triển, con người luôn tạo ra những lực lượng sản xuất mới, do đó dẫn đến thay đổi phương thức sàn xuât của mình. Bởi vậy, theo C.Mác, lực lượng sản xuât, xét đên cùng, đóng vai trò quyết định trong việc thay đôi phương thức sản xuất, dẫn đến thay đổi toàn bộ các quan hệ xã hội và thay đổi một chế độ xã hội. Những quan điểm cơ bản của Popper nêu trên cũng như việc đánh giá những quan điểm ấy bởi phương pháp luận mácxít đã cho thấy, những quan điểm của Popper đã phản ánh trong đó một cách nhìn về lịch sử phát triển của xã hội và vai trò của con người trong xã hội đó. Từ sự phê phán của Popper đối với chủ nghĩa lịch sử nói chung (từ Platôn, Hêghen đến C.Mác) đã cung cấp thêm cho chúng ta một cách nhìn thấu đáo hom về những giá trị bất diệt của triết học Mác, và qua đó triết học của Popper cũng được nhận thức đầy đủ hơn. □ 216
  18. THUYẾT KHẢ SAI CỦA POPPER VÀ S ự THÍCH HỢP CỦA NÓ VỚI TRIẾT HỌC • • • XÃ HỘI, CHÍNH TRỊ VÀ ĐẠO ĐỨC HARALD STELZERr) Những khuynh hướng nghiên cứu triết học Karl Popper Cuộc tranh luận quốc tế về Karl R.Popper và chủ nghĩa duy lý phê phán - trường phái triết học dựa trên tư tưởng của Popper - tập trung chủ yếu vào những vấn đề trung tâm trong luận thuyết triết học của ông (bao gồm: nhận thức luận, triết học khoa học, bản thể luận). Những mối quan tâm hàng đầu của ông về nhận thức luận trình bày trong các tác phẩm Lô gic khám phá khoa học (The Logic o f Scientific Discovery), Phỏng định và bác bỏ (Conjectures and Refutation), và Tri thức khách quan (Objective Knowledge) là tính có thể biện giải đươc trong phê phán của Popper về phép quy nạp và tính hợp lý trong khái niệm của ông về lý tính. Ví dụ như mối quan tâm chủ yếu của ông là các vấn đề liên quan tới những hậu quả có thể có được từ tư tưởng của ông về tính có thể sai lầm (khả sai) và thuyết phê phán. Nhận thức luận tiến hóa và khái niệm tri thức khách quan với tư cách là một tri thức luận không có một (*) Tiến sỹ, Đại học Graz, Cộng hòa Áo. 217
  19. TRIẾT HỌC ÁO VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI.. chủ thể nhận thức của ông cũng là đề tài gây nhiều tranh cãi. Khái niệm này rất quan trọng đối với bản thể luận của Popper nhấn mạnh đến "thế giới 3"1 của tri thức khách quan . Một lĩnh vực quan trọng khác nữa mà ông quan tâm là triêt học khoa học được trình bày trong cuốn Lô gic khám phá khoa học và những bài viết của ông về phương pháp luận của các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Ở đây, đề tài trung tâm là vị thế của phép phủ chứng trong sự đổi lập với quy trình thừ nghiệm quy giản các giả thuyết khoa học; tính có thể ứng dụng được và hiệu lực của mô hình quy nạp mang tính giả thuyết của các giải thích khoa học ; sự phù hợp của mô hình thử và sai đối với các lý giải về tiến bộ khoa học, được so sánh, chẳng hạn, với mô hình biến đổi khoa học mang tính cách mạng của Thomas S.Kuhn; tính hợp lý của thuyết cá nhân luận mang tính phương pháp luận so với thuyết tập thể luận mang tính phương pháp luận trong những lý giải của các khoa học xã hội; và tính hữu ích của lô gic tình huống. 1. Theo Nguyễn Minh thì "Popper đưa ra một cái nhìn tổng thể về thế giới; ông chia thành thế giới 1, thế giới 2, thế giới 3. Trong đó, "Thế giới 1" gồm những sự vật hiện tượng thuộc về vật lí - tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý chí của con người. "Thế giới 2" là thế giới của trạng thái tinh thần chủ quan, như trạng thái tâm lí, ý thức, cảm tính. "Thế giới 3" là thế giới tư tường, đặc biệt là tư tưởng khoa học, ông gọi thế 2ĨỚ này là thế giới "tri thức khách quan". Ba thế Ĩ giới này có tác động liên tục đến nhau theo tuần tự thế eiới 1 đến thế giới 2, thế giới 2 đến thế giới 3, và thế giới 3 và thế giới 1 có tác động thông qua truna gian là thế giới 2." Trích từ http://lan£minh. blogspot.com/2013/09/nonnal-0-false-false-false-en-us-x-none.html (Chú thích người hiệu đính). 218
  20. Ch ương 3: Tư tưởng triét học của Karl Raimund Popper So với triết học lý luận thì triết học thực hành của K.Popper (triết học chính trị và xã hội, triết học lịch sử, đạo đức học, và nhân học triết học) ít được quan tâm hơn. Dĩ nhiên, triết học chính trị và xã hội của K.Popper trong những tác phẩm nổi tiếng của ông như Xã hội mở và những kẻ thù của nó và Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử cũng như nhiều bài viết khác, đã được thảo luận rộng rãi. Ngoại trừ tranh luận về diễn giải của ông về Plato, Hegel và Marx, thì những cuộc thảo luận đều chủ yếu tập trung vào những vấn đề liên quan đến khái niệm của ông về xã hội mở: vấn đề như liệu quan điểm của K.Popper về xã hội mở trong lĩnh vực chính trị có hiện thực không hay là nó hướng đến một lý tưởng chính trị không tưởng ; khái niệm về thiết tạo xã hội theo kiểu gép nối từng bộ phận được so sánh với những mô hình mang tính chỉnh thể về kể hoạch hóa xã hội; tư tưởng về tự do cá nhân và mối quan hệ của nó với những can thiệp mang tính kinh tế của nhà nước; và quan niệm của K.Popper về nhà nước với tư cách là một tập hợp những thể chế. Trong những năm gần đây triết học thực hành của K.Popper được kết nối ngày càng nhiều với những vấn đề, những tranh luận và những lý thuyết hiện hành trong triết học chính trị và triết học xã hội, chẳng hạn như vấn đề về sự tương đồng và khác biệt trong lý thuyết công lý với tư cách là công bằng của John Rawls, hay vấn đề một bên là triết học thực hành của K.Popper có những đóng góp gì cho những kểt luận về xu hướng cá nhân hóa đang tăng trưởng và bất hòa xã hội, và mặt khác là vấn đề sự tăng lên về mặt sổ lượng những nhóm chính trị cấp tiến theo trào lưu chính thống trong các xã hội dân chủ. Những vấn đề và những lĩnh vực đang được quan tâm khác bao gồm việc xác định nền tảng nhân học của chủ nghĩa 219
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2