Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa
lượt xem 5
download
Bài viết Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa trình bày cách phân chia màu sắc trong văn hóa Trung Hoa qua các thời kỳ; Ý nghĩa màu sắc trong âm dương ngũ hành; Ý nghĩa của các màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và không may mắn; So sánh ý nghĩa màu sắc của Trung Quốc với Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa
- Ý NGHĨA MÀU SẮC TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA Nguyễn Thị Thúy Phượng, Lê Thị Trúc Mai, Huỳnh Thị Mai Oanh, Hồ Quế Mi và Ngô Hồng Ngọc Khoa Trung Quốc học, Trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Trần Phương Anh TÓM TẮT Từ xưa đến nay màu sắc luôn góp mặt ở mọi nơi và luôn đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của mỗi người và tất cả các quốc gia trên thế giới .Những màu sắc khác nhau trong thiên nhiên được các dân tộc trao cho chúng những ý nghĩa khác nhau. Nếu như bạn là người thích đi du lịch hoặc thích giao lưu với bạn bè quốc tế trên thế giới nhằm học hỏi thêm nhiều điều mới lạ thì bạn nhất định phải tìm hiểu rõ văn hóa của mỗi nước và đặc biệt không thể không nhắc đến đó chính là văn hóa về màu sắc vì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có quan niệm về màu sắc khác nhau ví dụ màu vàng ở Trung Hoa được xem là màu của sự quyền lực,địa vị.Nhưng ở nước Pháp họ cho rằng màu vàng là màu của sự phản bội. Vậy nên chúng ta cần phải tìm hiểu thật kĩ để tránh những điều sai xót và đồng thời tạo thiện cảm tốt của mình đối với các nước trên thế giới trong lần đầu gặp gỡ. Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng thường xuyên hợp tác với nhau và cũng là sự cân nhắc và lựa chọn đầu tiên khi muốn đến để học tập, làm việc và sinh sống ở một đất nước khác .Vậy nên để có thể hòa nhập vào nền văn hóa mới nói chung và của Trung Hoa nói riêng thì bạn cần phải biết và hiểu rõ về văn hóa Trung Hoa đặc biệt là văn hoá về màu sắc. Chúng tôi đã tìm hiểu các bài viết ở trên mạng và những nội dung , những bài nghiên cứu liên quan về màu sắc ở Trung Hoa.Và chúng tôi nhận thấy những nội dung này chưa được tổng hợp đầy đủ ý nghĩa màu sắc trong văn hóa Trung Hoa ,nội dung còn rời rạc. Vì vậy nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “Màu sắc trong văn hóa Trung Hoa “ để phát triển và mở rộng cũng như tổng hợp đầy đủ các nội dung về màu sắc trong văn hóa Trung Hoa và đây cũng như là một tài liệu tham khảo cho những người yêu thích văn hóa Trung Quốc có thể tìm, đọc và làm nguồn tài liệu tham khảo. Mặt khác, còn giúp cho sự giao lưu văn hóa của hai nước trong tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Từ khóa: Màu sắc, tượng trưng, Trung Hoa, văn hóa, ý nghĩa. 1. Cách phân chia màu sắc trong văn hóa Trung Hoa qua các thời kỳ Màu sắc của Trung Hoa được chia theo thuyết Ngũ đức và Ngũ sắc. Để biết về thuyết Ngũ đức trước tiên cần phải tìm hiểu một học thuyết rất nổi tiếng do Trâu Diễn đây là một bậc thầy về âm dương thời Chiến Quốc. Đa phần ngôn luận của Trâu Diễn đều đề cập đến trời đất, vũ trụ, nguyên lý vĩ mô, thăng trầm của lịch sử, tất cả đều là những thứ người đời chưa từng nghe nói đến. Ông cho rằng: “Kể từ khi khai thiên lập địa đến nay, xã hội dựa theo quan hệ ngũ hành tương khắc để thay đổi, tuần hoàn, ví dụ Ngu thuộc Thổ đức, Hạ thuộc Mộc 3619
- đức, Thương thuộc Kim đức, Chu thuộc Hỏa đức. Mỗi khi có một triều đại sắp hình thành, trên trời đều giáng xuống điềm lành thông báo cho con người biết”. Trung Hoa còn gọi là “Xích Huyện Thần Châu”, vào thời Đại Vũ nội bộ phân chia thành Cửu Châu (9 châu), trong thiên hạ còn có 9 vùng đất giống như Xích Huyện Thần Châu, đều bị bao quanh bởi biển lớn. Giữa Châu và Châu, con người và chim chóc muông thú không tương thông”. Tuy nhiên, những luận điểm của Trâu Diễn lại nhanh chóng trở thành triết học chính trị mà các nước chư hầu đua nhau theo đuổi. Các thế hệ sau tóm tắt những ngôn luận này thành “Ngũ đức chung thủy thuyết” và “Đại Cửu Châu thuyết”. Đồng thời trong lúc này, một học phái thông qua âm dương ngũ hành để suy diễn quy luật vũ trụ đất trời, xã hội con người chính thức được hình thành, đó chính là Âm Dương gia. Đề xuất trên cơ sở thuyết Ngũ Hành gọi là “Ngũ đức chung sử thuyết”. Tuy nhiên, bất chấp tầm ảnh hưởng to lớn của nó trong lịch sử, ngày nay nhiều người có thể vẫn chưa từng nghe về học thuyết này, bởi vì trong vài thập kỷ qua đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc coi là “tàn dư phong kiến” và “cặn bã” nên dẫn đến không ít những điều căn bản đã bị bỏ rơi. “Ngũ đức” trong “Ngũ đức chung sử thuyết” dùng để chỉ 5 loại đức tính đại diện cho ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, tương ứng là Kim đức, Mộc đức, Thủy đức, Hỏa đức, Thổ đức. “Ngũ đức” vận chuyển tuần hoàn lặp đi lặp lại và điều nổi tiếng nhất của học thuyết này là nó đã giải thích được sự luân hồi của các triều đại từ giác độ của Ngũ Hành tương sinh, tương khắc và có ảnh hưởng sâu sắc đến hậu thế. “Ngũ đức chung sử thuyết” đã được lịch sử thừa nhận rộng rãi. Từ thời Tần, Hán đến thời Tống, Liêu và Tấn, quan viên của các triều đại đều thảo luận chính thức nhằm xác định vận đức của họ và bộc bạch cho thiên hạ. Sở dĩ như vậy là vì, dù cho thế lực nào dùng vũ lực để lật đổ triều đại trước, nhưng nếu họ không chứng minh được mình có đủ tính đức cần có để chính thống thụ mệnh Trời ban làm vua thiên hạ, thì khó mà khiến dân tin phục và không thể trường tồn. Các triều đại khác nhau đối ứng với các đức tính khác nhau trong ngũ đức và ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong văn hóa truyền thống đối ứng với năm màu: trắng, xanh, đen, đỏ và vàng. Do đó, các triều đại khác nhau cũng tôn sùng màu sắc khác nhau. Như đã đề cập trước đó, nhà Tần diệt nhà Chu, tin rằng đó là thuận ứng thiên đạo, dùng Thủy khắc Hỏa, mà Thủy đối ứng với màu đen. Nhà Tần triều tôn sùng màu đen, nên hoàng đế nhà Tần dùng sắc đen trong trang phục triều đình. 2. Ý nghĩa màu sắc trong âm dương ngũ hành. Bởi ánh sáng và màu sắc đi vào hệ thần kinh con người qua 3 gam màu đôi: đỏ và xanh lá cây, xanh dương vàng, trắng và đen. Những pha trộn này dựa vào một bảng phân bổ màu đã được cài đặt trong hệ thần kinh tạo ra những kinh nghiệm khác nhau về thế giới màu sắc và cách nhìn nhận mỗi người là khác nhau, vì vậy cũng cùng một màu, nhưng có người thích, có người lại không thích, thậm chí cảm (Hình 1: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ) 3620
- thấy khó chịu.Vì thế, việc sử dụng màu sắc trong cuộc sống phụ thuộc vào cảm nhận riêng và ý thích của mỗi người. 2.1 Màu sắc theo âm dương Xét theo âm dương, âm là sắc tối yên tĩnh nên hấp thụ càng nhiều màu tối thì càng nhiều năng lượng âm. Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu, càng nhiều màu trắng thì càng nhiều năng lượng dương. Năng lượng dương mang lại sự năng động và thành công trong công việc còn năng lượng âm mang lại sự yên tĩnh, nghỉ ngơi. 2.2 Màu sắc theo ngũ hành Ngày nay, trong phong thủy ngũ hành màu sắc luôn được đa số mọi người rất quan tâm và rất chú trọng. Theo triết học cổ Trung Hoa, tất cả vạn vật đều phát sinh từ năm nguyên tố cơ bản và luôn luôn trải qua năm trạng thái được gọi là: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ (năm trạng thái này gọi là Ngũ Hành). Xét theo ngũ hành, màu xanh lá cây thuộc Mộc; vàng đất thuộc Thổ; màu trắng, bạc thuộc Kim; màu đỏ thuộc Hoả; màu đen thuộc Thuỷ. Màu sắc nội thất nên tương sinh, đồng hành hoặc bị ngũ hành của chủ nhà hay người sử dụng khắc chế, bên cạnh đó cũng cần lưu ý tránh ngũ hành của màu khắc người hoặc được người sinh. Học thuyết Ngũ Hành diễn giải sự sinh hóa của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản(生– Sinh) còn gọi là Tương sinh và (克– Khắc) hay Tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng. Tương sinh là Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc. Tương khắc là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc. Chẳng hạn, ngũ hành của người là Mộc thì nên sử dụng màu đen, xanh lá làm màu chủ đạo. Có hai phương pháp thường được sử dụng để xác định ngũ hành của một người là theo mệnh niên và mệnh quái. Ví dụ, người có mệnh niên thuộc Hoả, mệnh quái là Tốn - thuộc Mộc. Tuy nhiên, tháng sinh khác nhau sẽ dẫn đến ngũ hành của bản thân vượng (mạnh) hay suy (yếu) hoặc hành nào trong 5 hành bị suy, nếu suy thì phải tìm cách bổ sung để cho ngũ hành được hài hoà. Khi xác định được những màu chủ đạo thì việc phối màu và trang trí vật nào với màu gì cũng rất quan trọng, để nguồn năng lượng được phân bổ hài và tránh tạo ra sự lệch gam về màu giữa hai mảng màu hay đồ vật gần nhau. Ngoài ra, sử dụng màu sắc trong trang trí nội thất cần căn cứ vào từng phòng với các chức năng khác nhau, dành cho những đối tượng khác nhau mà sử dụng màu sắc chủ đạo khác nhau. Lưu ý, khi phối màu cho phòng cần chọn những màu sắc và màu sắc đậm nhạt phù hợp với ánh sáng, vì màu sắc luôn có xu hướng thay đổi khi nhìn dưới các ánh sáng khác nhau. 3. Ý nghĩa của các màu sắc tượng trưng cho sự may mắn và không may mắn 3.1 Ý nghĩa màu sắc tượng trưng cho may mắn 3621
- Quan niệm về màu sắc rất quan trọng đối với văn hóa Trung Quốc vì chúng mang ý nghĩa may mắn. Trong cuộc sống hàng ngày và những dịp đặc biệt của con người, 3 màu may mắn thường thấy là đỏ và vàng. 3.1.1 Màu đỏ: hạnh phúc, thành công, may mắn Màu đỏ tượng trưng cho lửa và là màu phổ biến nhất ở Trung Quốc. Nó cũng là một màu quốc gia đại diện cho hạnh phúc, sắc đẹp, may mắn, thành công và tài lộc. Phong bao lì xì màu đỏ trong văn hóa Trung Quốc được dùng để kiếm tiền. Đèn lồng đỏ trang trí doanh nghiệp và nhà cửa. Đặt đôi hàng chữ "Xi" (幸福- hạnh phúc) màu đỏ trên cửa và cửa ra vào. Mọi người mặc màu đỏ trong đám cưới, lễ hội và các lễ kỷ niệm khác. Những câu đối (Hình 2: Hồng bao – lì xì đỏ) đỏ và những bao lì xì đỏ được nhét đầy tiền được dùng làm quà tặng trong dịp Tết Nguyên Đán. 3.1.2 Màu vàng: vương quyền, địa vị Hy Tần có viết: “Màu vàng, đất ở trung tâm là phù hợp ” vì màu vàng tương ứng với đất- tượng trưng cho hoàng gia và được dành riêng cho hoàng đế. Vị vua đầu tiên của Trung Quốc được gọi là Hoàng đế. Trung Quốc xưa thường được gọi là "Hoàng thổ" và sông mẹ của Hoàng Thổ là sông Hoàng Hà là nơi sản sinh ra dân tộc Trung Hoa và cũng là cái nôi của nền văn hóa Trung Hoa, người Hán có nước da màu vàng , tự hào là tộc người da vàng nên màu vàng hưởng được sự tôn vinh đặt biệt trong văn hóa Trung Quốc. Màu vàng là màu đại diện cho sự trường tồn và vĩnh cữu nên thời xưa màu vàng đa phần chỉ có vua chúa mới được sử dụng ví dụ: “ 龙袍- Long bào” đây là trang phụ thời xưa chỉ có vua chúa mới được phép mặc, "黄马褂- Áo khoác màu vàng" là quân phục chính thức do hoàng đế nhà Thanh ban tặng cho các quan chức dân sự và quân sự, vv... Chính vì sự tôn nghiêm của nó mà dân thường không thể tùy tiện sử dụng "màu vàng" trong bất cứ việc gì. Ngoài ra màu vàng còn được sử dụng để làm ngói tráng men để xây dựng các cung điện. Trong suốt triều đại nhà Minh (1368-1644) và nhà Thanh (1636-1911), các hoàng đế mặc áo choàng hoàng gia màu vàng, họ lên xe ngựa "màu vàng" và lái xe dọc theo "Con đường màu vàng", lá cờ chính thức có màu vàng, con dấu chính thức được bọc trong vải màu vàng. Trong Phật giáo Trung Quốc, các nhà sư mặc áo cà sa màu vàng và màu vàng còn gắn liền với sự tự do, nhu cầu vật chất 3.1.3 Xanh lá cây: màu của sự sống, sự vận động. Theo quan niệm của người Trung Quốc màu xanh lá là màu của sự giàu có, khả năng sinh sản. Nó còn có ý nghĩa biểu tượng cho niềm hy vọng, tính cách mạnh mẽ. Màu này không xuất hiện nhiều trong cuộc sống con người nhưng lại có mặt ở khắp nơi trong tự nhiên. Tuy nhiên khi nhìn vào nó con người ta có được cảm giác nhẹ nhàng, bình yên đến vô cùng. Màu xanh lá cây là màu của thiên nhiên, tượng trưng cho sự cân bằng, phát triển, sinh sôi nảy nở, và sự phong phú và mang lại cho chúng một cảm giác an toàn. Trong hệ thống luân xa, 3622
- màu xanh lá cây được đặt ở vị trí trung tâm (trái tim). Nó cũng thể hiện sự trẻ trung, và thường được xem là rất có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh đó, màu xanh lá cây còn mang ý nghĩa của hy vọng. Tuy nhiên đây cũng là màu mà giới trẻ Trung Quốc khá kiêng kỵ khi nhắc tới. Bởi nó tượng chưng cho sự phản bội. “Đội mũ xanh” là cụm từ khá phổ biến để chỉ việc bị cắm sừng. 3.2 Ý nghĩa màu sắc tượng trưng cho sự không may mắn. Ý nghĩa tượng trưng của màu đen và trắng trong ngôn ngữ của con người, sức quyến rũ độc đáo của hai màu sắc này rất ấn tượng. Vì vậy, chúng ta không nên chỉ chú ý quan sát các ý nghĩa cơ bản của chúng, mà còn phải chú ý đến các ý nghĩa biểu tượng sâu xa của chúng, bởi vì các ý nghĩa biểu tượng của màu sắc thường có những đặc điểm khác nhau trong các ngôn ngữ dân tộc, chủ trương và kiêng kỵ màu sắc. 3.2.1 Màu trắng: điềm xấu, sự đau thương. Màu trắng là màu khá đen đủi trong quan niệm của người Trung Quốc. Màu trắng Trong văn hóa Trung Quốc thời kỳ đầu thì “màu trắng” là một từ cấm kỵ cơ bản, phản ánh sự chối bỏ và chán ghét vật chất và tinh thần của người Trung Quốc. Vì vậy, màu trắng bị suy kiệt, không có máu, không có sự sống, tượng trưng cho sự chết chóc và điềm xấu. Do đó, người Trung Quốc thường sử dụng màu này trong các đám tang, ma chay. Biểu thị cho sự đau thương, chết chóc. Chẳng hạn, sau khi người thân qua đời từ xa xưa, người nhà phải mặc áo bao bố, hiếu thảo (mặc hiếu trắng) để làm “白事- bạch tang”, dựng tang trắng, treo băng rôn trắng trong tang lễ. Do ảnh hưởng của chức năng chính trị trong quá trình phát triển của nó, chức năng tâm lý màu trắng còn tượng trưng cho sự tha hóa, phản động, lạc hậu, chẳng hạn như bị coi là “白专道路- con đường trắng” nó cũng tượng trưng cho sự thất bại, ngu xuẩn và không đạt được lợi ích gì, chẳng hạn như thất bại trong chiến tranh Đảng luôn giương cao “白旗- cờ trắng” để bày tỏ sự đầu hàng, và gọi những nỗ lực không mang lại lợi ích hay hiệu quả là “白费力- phí sức” v.v. . 3.2.2 Màu đen: hung ác, thâm độc. Màu đen được coi là một trong những màu cao quý trong văn hóa đồng bằng miền Trung, Trung Quốc và là biểu tượng của quyền lực chính trị và thần quyền. Trong thời cổ đại, ban đầu chỉ mang nặng ý nghĩa huyền bí trong văn hóa Trung Quốc, là tông màu trang trọng và nghiêm túc. Một mặt, nó tượng trưng cho sự nghiêm túc và công lý, chẳng hạn như Bao Công “黑脸- mặt đen” và những chiếc mặt nạ đen của Trương Phi, Lý Kiện và những người khác trong Kinh kịch truyền thống làm cho chúng ta cảm giác hung ác và đáng sợ. Nó tượng trưng cho cái ác và sự phản động. Ví dụ, những kẻ quỷ quyệt và thâm độc là những kẻ “黑心肠- có lòng đen”, những động cơ thầm kín là “黑幕- mờ ám” và thành viên của các nhóm phản động là “黑帮- bọn xã hội đen”, danh sách những người bất đồng chính kiến, tội phạm và bất hợp pháp được liệt kê được gọi là “黑名单- danh sách đen” và tiền thu được bằng các phương tiện bất hợp pháp như tham nhũng và hối lộ được gọi là “黑钱- tiền 3623
- đen”, vv… Có sự khác biệt lớn về ý nghĩa biểu tượng của các từ màu sắc trong các nền văn hóa quốc gia khác nhau. Về cơ bản, trong văn hóa Trung Quốc, biểu tượng màu sắc được hình thành dựa trên chế độ phong kiến, mê tín phong kiến và điều kiện khoa học giáo dục còn sơ khai, lạc hậu. Nhưng mặt khác, chúng cũng có thể làm cho ngôn ngữ trở nên sinh động, thú vị, hài hước và thân thiện, vì vậy chúng cần phải chú ý hơn. 4. So sánh ý nghĩa màu sắc của Trung Quốc với Việt Nam Đối với Trung Quốc màu đỏ là một trong những màu được yêu thích nhất của người Trung Quốc. Đất nước Trung Quốc đã gắn liền với những điều tích cực như điềm lành, may mắn và những lễ hội từ xa xưa, những ý nghĩa biểu tượng này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Màu đỏ luôn là màu chủ đạo trong các lễ hội lớn hoặc các sự kiện vui vẻ như Tết Nguyên Đán, đám cưới, hoặc trong các buổi lễ thăng chức. Đặt biệt, màu đỏ thường được thấy nhiều nhất trong Tết Nguyên Đán và lễ hội và được gắn liền với những câu đối đỏ, bao lì xì đỏ, quần áo đỏ, vv.. Giống với Trung Quốc màu đỏ trong văn hóa Việt Nam cũng tượng trưng cho niềm vui, sự thành công và may Hình 3: Câu đối viết trên giấy đỏ (Ảnh: mắn. Màu đỏ là màu chủ đạo của người Việt trong lễ hội Shutterstock) mùa xuân, đám cưới và các dịp trọng đại khác. Trong lễ hội màu xuân người Việt sẽ dán những câu đối đỏ và pháo đỏ với ngụ ý là một năm mới an khang thịnh vượng. Ngoài ra nười Việt còn thích dùng màu đỏ cho lễ cưới, lễ vật trước đám cưới được quấn vải đỏ và thiệp mời màu đỏ. Ngoài ra, màu đỏ còn tượng trưng cho sự trường thọ và hạnh phúc ở Việt Nam, những người sống thọ trên 80 tuổi ở Việt Nam sẽ mặc trang phục màu đỏ trong ngày sinh nhật và nhà nào có tuổi thọ thì nhà có phúc. TỔNG KẾT Việt Nam và Trung Hoa là hai nước láng giềng thường xuyên hợp tác với nhau và để đẩy mạnh hơn sự hợp tác đó chúng ta cần phải hiểu biết đôi nét về văn hóa của Trung Quốc. Vậy nên, chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn một nền văn hóa khá đặc sắc và thú vị của Trung Hoa đó là văn hóa về màu sắc, sau quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết với nội dung này chưa được tổng hợp đầy đủ, nội dung còn rời rạc. Vì vậy, chúng tôi đã rất nỗ lực tìm hiểu các bài viết ở trên mạng và những nội dung, những bài nghiên cứu liên quan về màu sắc ở Trung Hoa để tổng hợp và có thể giới thiệu đến cách bạn một cách chi tiết nhất và đây cũng như là một tài liệu tham khảo cho những người yêu thích văn hóa Trung Quốc có thể tìm, đọc và làm nguồn tài liệu tham khảo. Mặt khác, còn giúp cho sự giao lưu văn hóa của hai nước trong tương lai ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. TÀI LIỆU KHAM KHẢO 3624
- [1] Https://www.dkn.tv/van-hoa/tac-ha-phong-van-ky-5-trau-dien-giang-am-duong-gia-bao-dieu-ky-thu- muon-nha-tim-nghe.html [2] Https://thanglongdaoquan.vn/mau-sac-am-duong-ngu-hanh/ [3] https://chineserd.vn/quan-niem-ve-mau-sac-cua-nguoi-trung-quoc/ [4] https://www.tourtrungquoc.net.vn/van-hoa-am-thuc/quan-niem-ve-con-so-va-mau-sac-o-dat-nuoc-trung- quoc.html [5] https://gioitiengtrung.vn/bat-mi-y-nghia-dac-biet-cua-cac-mau-sac-trong-van-hoa-trung-hoa [6] https://vov.vn/the-gioi/cuoc-song-do-day/kham-pha-y-nghia-thu-vi-cua-mau-sac-trong-cac-nen-van-hoa- tren-the-gioi-854304.vov [7] https://dantri.com.vn/doi-song/mau-sac-may-man-tren-khap-the-gioi-20210213081326012.htm [8] https://toplist.vn/top-list/y-nghia-cua-mau-sac-theo-phong-thuy-3512.htm [9] https://sunpro.com.vn/12-mau-sac-trong-phong-thuy-noi-len-dieu-gi--p34 [10] https://gioitiengtrung.vn/bat-mi-y-nghia-dac-biet-cua-cac-mau-sac-trong-van-hoa-trung-hoa [11] Https://chineserd.vn/quan-niem-ve-mau-sac-cua-nguoi-trung-quoc/ https://duhoctrungquocriba.com/quan-niem-ve-mau-sac-va-nhung-con-so-cua-nguoi-trung-quoc/ https://danviet.vn/con-so-va-mau-sac-may-man-theo-quan-niem-trung-quoc-7777660060.htm [12] Https://study.com/learn/lesson/colors-japanese-chinese-culture.html https://study.com/academy/lesson/colors-in-chinese-japanese-culture.html https://www2.ift.edu.mo/newsportal/why-is-blue-colour-inauspicious-in-chinese-culture/ [13] https://m.dkn.news/van-hoa/bi-an-mau-sac-trong-van-hoa-truyen-thong-p-1-ngu-duc-va-ngu- sac-lien-quan-toi-hung-vong-cua-trieu-dai.html [14] https://gioitiengtrung.vn/bat-mi-y-nghia-dac-biet-cua-cac-mau-sac-trong-van-hoa-trung-hoa 3625
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CƯ DÂN VÀ VĂN HÓA VÙNG VEN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
25 p | 192 | 40
-
Nét văn hóa tâm linh trong ngôi nhà của người H'mông
4 p | 144 | 18
-
Con đường trong thơ tình Rabindranath Tagore và Xuân Diệu dưới cái nhìn so sánh
6 p | 237 | 15
-
Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên công nhân ở Bình Dương – Mấy vấn đề đặt ra từ thực tiễn khảo sát tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapore
6 p | 125 | 14
-
VUA QUANG TRUNG CẦU HÔN CÔNG CHÚA ÐẠI THANH
7 p | 140 | 10
-
Ebook Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám (Tập II: Hệ ý thức tư sản và sự bất lực của nó trước các nhiệm vụ lịch sử) - Phần 2
209 p | 10 | 6
-
Hoa văn trên đồ dệt của một số tộc người ở Việt Nam
8 p | 59 | 5
-
Huyền thoại trong Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh
3 p | 41 | 2
-
Cuộc đời bên ngoài và những cuộc đời bên trong
4 p | 72 | 2
-
Nhận thức của các nhà nghiên cứu âm nhạc châu Âu về điệu thức năm âm
5 p | 3 | 1
-
Điển tích trong lời ca quan họ vùng Bắc sông Cầu
7 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn