9/11/2015<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của khung phân loại tài liệu | Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện Việt Nam<br />
<br />
Ý NGHĨA, TÁC DỤNG CỦA KHUNG PHÂN<br />
LOẠI TÀI LIỆU<br />
Nguyễn Trung Thành | 03/08/2010 | Bài viết chọn lọc, Biên mục xử lý, Chuyên<br />
môn nghiệp vụ, Headlines | 13 phản hồi<br />
<br />
I. KHÁI QUÁT VỀ PHÂN LOẠI, KHUNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU<br />
1. Phân loại là khái niệm được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh vực<br />
hoạt động của xã hội loài người. Phân loại là dựa vào những dấu hiệu<br />
giống nhau và khác nhau để phân chia, sắp xếp các sự vật, hiện<br />
tượng trong tự nhiên, xã hội theo một trật tự nhất định. Chính vì vậy,<br />
phân loại là chìa khoá giúp cho loài người nhận biết được thế giới.<br />
Qua phân loại, loài người tổ chức được các sự vật, vật chất, hiệt<br />
tượng, con người, động vật, thực vật,… thành các lớp. Lớp chính là<br />
một tập hợp các đơn vị, thành tố có chung một, hoặc một số đặc<br />
điểm, ví dụ sắt, đồng chì, kẽm có chung đặc đặc điểm là kim loại. Cơ sở để chia lớp là những đặc tính<br />
giống nhau của sự vật và hiện tượng. Dựa vào phương pháp đó, người ta có thể phân chia tiếp theo thành<br />
các lớp con hoặc phân lớp khác nhau của một trật tự đẳng cấp.<br />
Trong quá trình phân loại, ta cần phân biệt phân loại tự nhiên và phân loại nhân tạo. Phân loại tự nhiên là<br />
dựa vào đặc điểm vốn có của sự vật và hiện tượng để phân loại. Phân loại nhân tạo là kiểu phân loại theo<br />
mục đích sử dụng của loài người.<br />
2. Khung phân loại ám chỉ việc phân loại đã được thu gọn hoặc phản ánh vào một giản đồ, bảng (Scheme,<br />
Table) nhất định theo chủ ý của người phân loại. Giới hạn đó rất đa dạng, ví dụ phân loại các ngành khoa<br />
học có thể đưa ra kết quả là:<br />
– Khoa học tự nhiên<br />
– Khoa học xã hội và<br />
– Khoa học ứng dụng.<br />
Phân loại hình thức giao thông vận tải được kết quả là:<br />
– Vận tải trên đất liền<br />
– Vận tải đường thuỷ<br />
– Vận tải đường không.<br />
Phân loại ngành tư liệu nghiên cứu có:<br />
– Thư viện<br />
– Lưu trữ<br />
– Bảo tàng<br />
– Khảo cổ…<br />
Tất cả các dẫn giải nêu trên phần nhiều thể hiện những bảng, giới hạn phân loại các ngành hoạt động<br />
trong xã hội và chúng đều có nguồn gốc từ phân loại khoa học.<br />
3. Khung phân loại tài liệu khác với khung phân loại đã dẫn ở chỗ, công việc phân loại gắn liền với giá trị<br />
data:text/html;charset=utf8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B…<br />
<br />
1/7<br />
<br />
9/11/2015<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của khung phân loại tài liệu | Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện Việt Nam<br />
<br />
vật phẩm trí tuệ của con người, đó là tài liệu. Tài liệu, sản phẩm thư viện, hoặc tài liệu lưu trữ vừa là kết<br />
quả hoạt động của con người, vừa là phương tiện không thể thiếu được cho các hoạt động đó. Các khung<br />
phân loại tài liệu đã có trong lịch sử từ khởi nguồn đến hiện đại thường được áp dụng phổ biến cho các<br />
thư viện hoặc tư liệu nghiên cứu tổng hợp. Trong công tác lưu trữ, các khung phân loại chuyên cho tài liệu<br />
lưu trữ không được xây dựng phổ biến, vì nguyên tắc nổi trội trong việc tổ chức, quản lý tài liệu lưu trữ là<br />
nguyên tắc xuất xứ. Theo nguyên tắc này, tài liệu lưu trữ được thu thập, quản lý theo các phông riêng biệt.<br />
Việc khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ cũng phần nhiều tra tìm trên các công cụ được xây dựng theo các<br />
phông lưu trữ với các mục lục hồ sơ. Khi có yêu cầu tra tìm tài liệu theo chuyên đề xuyên phông, thì Khung<br />
phân loại thông tin tài liệu lưu trữ có vai trò tích cực hơn và thay thế cho khung phân loại tài liệu. Nhưng<br />
một số nước, đặc biệt là các nước châu âu, đã xây dựng các khung phân loại tài liệu có cả chức năng<br />
phân loại thông tin trong đó. Riêng ở nước ta, Khung phân loại Paul Boudet cũng đã đáp ứng yêu cầu này.<br />
II. MỘT SỐ KHUNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU TRONG LỊCH SỬ<br />
Khung phân loại tài liệu có giá trị được xây dựng trong lịch sử từng được biết đến là:<br />
1. Khung phân loại của Lê Quý Đôn (17261784); cấp độ 1<br />
gồm 4 loại là:<br />
– Hiến chương (Luật lệ, văn bản của Nhà nước)<br />
– Thi văn (Văn thơ)<br />
– Tạp kỷ (Ký sự, tạp văn, địa dư chí, truyện ký)<br />
– Phương ký (Phép phong thủy, phù thuỷ).<br />
2. Khung phân loại của Phan Huy Chú (18721840); cấp độ 1<br />
gồm 5 loại là:<br />
– Hiến chương (Luật lệ, văn bản của Nhà nước)<br />
– Kinh sử (Kinh điển sử)<br />
– Thi văn (Văn thơ)<br />
– Tạp ký (Ký sự, tạp văn, địa dư chí, truyện ký)<br />
– Phương ký (phong thủy, phép phù thuỷ).<br />
Riêng trong sách ”Lịch triều hiến chương loại chí”, Phan Huy chú còn chia ra 10 mục chí. Nói chung, trong<br />
thời kỳ phong kiến Việt Nam chưa có khung phân loại tài liệu thống nhất.<br />
3. Khung phân loại Lưu Hướng<br />
ở Trung Quốc, ngay từ thế kỷ thứ I TCN đã có Khung phân loại Lưu Hướng, đời Tần Hán gồm có 7 mục:<br />
– Lục nghệ lược (Bách khoa thư, kinh điển)<br />
– Chu tử lược (Triết học)<br />
– Thi phú lược (Thơ ca)<br />
– Binh thư lược (Quân sự)<br />
– Thuật số lược (Toán học)<br />
– Tập lược (Tạp văn)<br />
– Phương kỹ lược (Kỹ thuật).<br />
4. Khung phân loại Tuân Húc<br />
Đến thế kỷ thứ IV, cũng ở Trung Quốc, Tuân Húc đã xây dựng khung phân loại áp dụng cho Kho sách Tấn<br />
data:text/html;charset=utf8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B…<br />
<br />
2/7<br />
<br />
9/11/2015<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của khung phân loại tài liệu | Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện Việt Nam<br />
<br />
Vũ Đế chỉ có 5 mục, kể cả phần bổ sung mục Kinh phật và Lớp tử.<br />
Đến đời nhà Thanh (16441911) các thư tịch Trung Quốc vẫn sử dụng phung phân loại 4 mục gồm Kinh,<br />
Sử, tử, Tập. Mãi đến sau năm 1949, Trung Quốc mới xây dựng và sử dụng Khung phân loại Trung tiểu<br />
hình và Đại hình. Hiện này Trung Quốc sử dụng Khung phân loại có tên là “Trung Quốc đồ thư quán đồ<br />
thư phân loại pháp”.<br />
5. Khung phân loại DDC<br />
Một trong các khung phân loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay do nhà cách tân thư viện nổi tiếng<br />
người Mỹ Melvil Dewey (18511931) xây dựng từ những năm 1870 là Khung phân loại thập phân DDC<br />
(Dewey Decimal Classification). Khung phân loại này dùng 10 chữ số ả rập để sắp xếp toàn bộ sưu tập tư<br />
liệu và thư viện. Khung phân loại này ra đời năm 1876 gồm 10 lớp chính, với 1000 đề mục. Khung phân<br />
loại chuẩn này trở thành sở hữu của tổ chức OCLC từ năm 1988. Đây là khung phân loại tư liệu, thư viện<br />
được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Hiện nay, hơn 200.000 thư viện tại 130 quốc gia đang sử dụng<br />
khung phân loại này. Chỉ số phân loại DDC được sử dụng nhiều trong thư mục tư liệu quốc gia của hơn 60<br />
nước, trong đó có 15 nước thuộc khu vực châu áThái bình dương, 13 nước châu Mỹ, 8 nước châu Âu, 7<br />
nước ở Trung đông. Khung phân loại DDC đã được dịch ra hơn 30 tiếng khác nhau trên thế giới. Một trong<br />
những thế mạnh của DDC là luôn luôn được cập nhật, sửa chữa bổ sung và xuất bản.<br />
Tóm tắt cấu trúc Bảng chính của Khung phân loại DDC như sau:<br />
000. Tổng hợp<br />
100. Triết học và các khoa học liên quan<br />
200. Tôn giáo<br />
300. Các khoa học xã hội<br />
400. Ngôn ngữ học<br />
500. Các khoa học chính xác<br />
600. Các khoa học ứng dụng<br />
700. Nghệ thuật<br />
800. Văn học<br />
900. Địa lý, lịch sử và các khoa học phụ trợ.<br />
Lớp thứ hai được phân chia như sau:<br />
200. Tôn giáo<br />
210. Tín ngưỡng tự nhiên<br />
220. Kinh thánh<br />
230280. Thiên chúa giáo<br />
290. Các tôn giáo khác…<br />
6. Khung phân loại UDC<br />
Trong các khung phân loại được sử dụng rộng rãi hiện nay phải kể đến Khung phân loại thập tiến quốc tế<br />
UDC (Universal Decimal Classification) do hai nhà thư mục học người Bỉ là Paul Otlet và Henry Lafontaine<br />
xây dựng và cho ra đời năm 1895. Khung phân loại DDC và UDC khác nhau về cấu tạo bên trong còn các<br />
lớp cơ bản vẫn giữ nguyên. Riêng các bảng phụ và các ký hiệu có được mở rộng hơn. Khung phân loại<br />
UDC hoàn chỉnh được xuất bản năm 1905 bằng tiếng Pháp với tên là Bảng chỉ dẫn thư mục tổng hợp<br />
data:text/html;charset=utf8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B…<br />
<br />
3/7<br />
<br />
9/11/2015<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của khung phân loại tài liệu | Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện Việt Nam<br />
<br />
(Manuel du Repertoire Bibliographique Universal) và sau này được dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng<br />
khác nhau.<br />
7. Khung phân loại LCC (LC)<br />
Một trong các khung phân loại do Thư viện Quốc hội Mỹ xây dựng được nhiều người nhắc đến là Khung<br />
phân loại thư viện quốc hội (Library of Congress Classification) viết tắt là LCC do tác giả đầu là Herbert<br />
Putnam và tư vấn Charles Ammi Cutter khởi tạo. Hệ thống phân loại của khung này được áp dụng cho thư<br />
viện trường đại học, các viện nghiên cứu Mỹ và một số nước khác.<br />
Cấu tạo của Khung phân loại LCC bao gồm: toàn bộ các lĩnh vực tri thức ban đầu được chia thành các lớp<br />
chính, sau đó được chia thành các phân lớp; trong mỗi phân lớp lại được phân chia chi tiết theo hình thức,<br />
địa điểm, thời gian và chủ đề cụ thể được thể hiện từ cái chung đến cái riêng, tạo thành cấu tạo thứ bậc<br />
của các chi thức.<br />
Cấu tạo lớp chính của khung phân loại LCC gồm có:<br />
A. Tổng loại<br />
B. Triết học, Tâm lý học, Tôn giáo<br />
C. Các ngành khoa học bổ trợ cho lịch sử<br />
D. Lịch sử thế giới nói chung và cựu thế giới<br />
EF. Lịch sử châu Mỹ<br />
G. Địa chất học, Nhân học, Giải trí<br />
H. Các ngành khoa học xã hội<br />
J. Khoa học chính trị<br />
K. Pháp luật<br />
L. Giáo dục<br />
M. Âm nhạc<br />
N. Mỹ thuật<br />
P. Ngôn ngữ và văn học<br />
Q. Khoa học<br />
Phân lớp có cấu tạo là:<br />
Q. Khoa học<br />
QA. Toán học<br />
QB. Thiên văn học<br />
QC. Vật lý học<br />
QD. Hoá học<br />
QE. Địa chất học…<br />
8. Khung phân loại Paul Boudet<br />
Đối với các nước Đông Dương, Khung phân loại được sử dụng phổ biến nhất từ thời Pháp thuộc là Khung<br />
phân loại Paul Boudet. Khung phân loại này được áp dụng thống nhất cho Văn khố và Thư viện Đông<br />
Dương từ năm 1917 do nhà cổ tự học người Pháp là Paul Boudet xây dựng. Tài liệu trong khung phân loại<br />
này được sắp xếp thành 25 bộ (phân loại lớp 1) được mang các ký tự từ A đến Z theo vần chữ cái tiếng<br />
Pháp. Mỗi bộ lại được phân làm nhiều mục.<br />
data:text/html;charset=utf8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B…<br />
<br />
4/7<br />
<br />
9/11/2015<br />
<br />
Ý nghĩa, tác dụng của khung phân loại tài liệu | Mạng Thông tin Thư viện Việt Nam, nơi hội tụ của Cộng đồng thông tin và thư viện Việt Nam<br />
<br />
Lớp 1 của Khung phân loại Paul Boudet được sắp xếp như sau:<br />
A. Chánh thư<br />
B. Thư tín tổng quát<br />
C. Nhân viên, Công vụ<br />
D. Hành chính tổng quát<br />
E. Hành chính tỉnh (Địa phương)<br />
F. Chính trị<br />
G. Tư pháp<br />
H. Công chính<br />
I. Hầm mỏ, Khoáng vụ, Khoáng nghiệp<br />
J. Hoả xa, Vận tải, Thiết lộ<br />
K. Bưu điện, Vô tuyến điện và điện thoại<br />
L. Thương mại, Kỹ nghệ, Du lịch (kinh tế)<br />
M. Lao động, Điền địa<br />
N. Nông lâm<br />
O. Hàng hải, Thuỷ vận<br />
P. Hải quan<br />
Q. Quân vụ, Lục quan, Không quân<br />
R. Học chính, Khoa học và mỹ thuật (giáo dục)<br />
S. Y tế, Cứu tế<br />
T. Tài chính<br />
U. Thuế quan và công quản, Thuế gián thu (thương chính)<br />
V. Văn khố và Thư viện<br />
X. Tạp vụ<br />
Y. Giấy tờ tư nhân<br />
Z. Sao lục sử liệu Việt Nam, Cao miên, Ai Lao.<br />
Trích dẫn ví dụ lớp 2:<br />
A. Chánh thư<br />
A.1. Sổ ghi các đạo luật<br />
A.2. Sổ ghi các sắc luật, nghị định, thông tư của Tổng thống<br />
A.3. Sổ ghi các sắc luật, nghị định, thông tư của Thủ tướng<br />
A.4. Sổ ghi các nghị định, sự vụ lệnh, thông tư của Bộ trưởng<br />
A.5. Sổ ghi các quyết định, thông tư của tỉnh trưởng, Đô trưởng và Thị trưởng.<br />
Hiện nay Khung phân loại này vẫn được áp dụng cho việc tổ chức tài liệu lưu trữ tiếng Pháp của cả ba<br />
nước Đông Dương. Giá trị đặc biệt của khung phân loại này là tài liệu lưu trữ vẫn được sắp xếp, tổ chức<br />
theo nguyên tắc xuất xứ, theo phông, nhưng vẫn phản ánh giá trị thông tin chuyên đề để định hướng cho<br />
yêu cầu quản lý, khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ theo mục tiêu của các chủ sở hữu tài liệu. <br />
III. Ý NGHĨA CỦA KHUNG PHÂN LOẠI TÀI LIỆU<br />
TRONG VIỆC CHỈNH LÝ TÀI LIỆU<br />
data:text/html;charset=utf8,%3Cheader%20style%3D%22margin%3A%200px%200px%2010px%3B%20padding%3A%200px%3B%20border%3A%200px%3B…<br />
<br />
5/7<br />
<br />