Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên trường đại học Đồng Tháp
lượt xem 4
download
Bài viết góp phần làm rõ khái niệm ý thức chấp hành pháp luật và tầm quan trọng của ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. Từ việc phân tích thực trạng chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng trên và nâng cao ý thức trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên trường đại học Đồng Tháp
- Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP SV: Nguyễn Hà Thanh Cao – Trần Quốc Nhân Lớp: ĐHGDCT 16A – ĐHGDCT 18A GVHD: ThS. Phạm Thị Tuyết Giang Tóm tắt: Bài viết góp phần làm rõ khái niệm ý thức chấp hành pháp luật và tầm quan trọng của ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ. Từ việc phân tích thực trạng chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng trên và nâng cao ý thức trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Từ khóa: Ý thức, luật Giao thông đường bộ, sinh viên, Đại học Đồng Tháp. 1. Đặt vấn đề Hiện nay tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề gây trở ngại trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Trong đó vấn đề ý thức của người tham gia giao thông là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông. Thiết nghĩ việc nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế tai nạn giao thông. Thực tiễn cho thấy trong những năm gần đây ý thức tham gia giao thông không những không được nâng cao mà còn xuống cấp trầm trọng. Biểu hiện là tỷ lệ thiệt hại về tính mạng con người từ tai nạn giao thông vẫn còn cao. Cụ thể, theo số liệu thống kê trong năm 2018 có 8.417 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông ở Việt Nam. Tổng số người chết do tai nạn giao thông đường bộ năm 2018 Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á. Mặt khác cũng từ thống kê của WHO cho thấy nước ta đứng thứ 2 trong khu vực về tỷ lệ số người chết do va chạm trên đường, với tỷ lệ 26,4/100.000 người. Theo báo cáo này của Tổ chức Y tế Thế giới, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho người dân ở độ tuổi từ 15 đến 29 ở Việt Nam [3]. Từ những thông tin trên cho thấy thanh niên, sinh viên nằm trong độ tuổi tử vong hàng đầu do tai nạn giao thông gây ra. Sau khi nghiên cứu những số liệu thống kê từ các vụ tai nạn giao thông, đặc biệt tai nại giao thông đường bộ. Là sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, nhóm tác giả mong muốn tìm hiểu và đề xuất giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông. 2. Một số khái niệm cơ bản về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên 2.1. Khái niệm ý thức chấp hành pháp luật, sinh viên, luật giao thông đường bộ Để làm rõ khái niệm ý thức chấp hành pháp luật. Trước hết, chúng ta phải hiểu chấp hành pháp luật là: “Một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hành những hoạt động mà pháp luật ngăn cấm” [5, tr. 400] và chấp hành pháp luật “có ở tất cả các chủ thể pháp luật, ở mỗi công dân, mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, các nhà chức trách” [5, tr. 401]. Do vậy ý thức chấp hành pháp luật là tự giác tuân theo pháp luật, được biểu thị các quan hệ của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp luật. 213
- Sinh viên là một tầng lớp xã hội đặc thù, đại diện cho tầng lớp tri thức trẻ. Họ là người đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Ở đó, họ được truyền đạt kiến thức bày bản về một ngành nghề, chuẩn bị cho công việc sau này của họ. Họ được xã hội công nhận thông qua bằng cấp đạt được trong quá trình học tập. Họ là lực lượng lao động trí óc với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động đa dạng có ích cho xã hội. Luật giao thông đường bộ là những quy định về quy tắc giao thông đường bộ, kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường bộ và quản lí nhà nước về giao thông đường bộ được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2. Phân loại giao thông đường bộ Căn cứ vào điều 39, luật giao thông đường bộ (2009) thì mạng lưới giao thông đường bộ nước ta được chia thành sáu hệ thống, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị và đường chuyên dùng, quy định như sau: “a) Quốc lộ là đường nối liền Thủ đô Hà Nội với trung tâm hành chính cấp tỉnh; đường nối liền trung tâm hành chính cấp tỉnh từ ba địa phương trở lên; đường nối liền từ cảng biển quốc tế, cảng hàng không quốc tế đến các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính trên đường bộ; đường có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, khu vực;…e) Đường chuyên dùng là đường chuyên phục vụ cho việc vận chuyển, đi lại của một hoặc một số cơ quan, tổ chức, cá nhân” [2] và thẩm quyền phân loại, điều chỉnh các hệ thống đường bộ được quy định như sau: “a) Hệ thống quốc lộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định;… d) Hệ thống đường chuyên dùng do cơ quan, tổ chức, cá nhân có đường chuyên dùng quyết định sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với đường chuyên dùng đấu nối vào quốc lộ; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường tỉnh, đường đô thị, đường huyện; ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với đường chuyên dùng đấu nối vào đường xã” [2]. 2.3. Chức năng của giao thông đường bộ Giao thông đường bộ là cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác. Giao thông vận tải đường bộ được xem là “mạch máu” của nền kinh tế đất nước, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu của người dân. Giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền trong nước và quốc tế. Giao thông đường bộ tuy không có khả năng tạo ra sản phẩm nhưng nó lại tạo ra khả năng sử dụng sản phẩm bằng cách đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Giao thông đường bộ thúc đẩy kinh tế, văn hóa phát triển giữa các vùng. 3. Thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp 3.1. Khái quát về trường Đại học Đồng Tháp 214
- Trường Đại học Đồng Tháp với địa chỉ: 783 Phạm Hữu Lầu, phường 6, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tiền thân là trường cao đẳng sư phạm Đồng Tháp, ngày 10 tháng 01 năm 2003 phó thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 08/2003/QĐ – TTg, nâng cấp thành trường Đại học sư phạm Đồng Tháp. Đến ngày 04 tháng 09 năm 2008, phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã đồng ý cho phép đổi tên trường Đại học sư phạm Đồng Tháp thành trường Đại học Đồng Tháp. Tính đến tháng 09 năm 2018, nhà trường có 582 công chức, viên chức, 92% giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên (trong đó có: 10 phó giáo sư, 74 tiến sĩ, 303 thạc sĩ (với 79 người đang học nghiên cứu sinh), 39 giảng viên đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài.) Bộ máy nhà trường bao gồm: 11 khoa đào tạo, 11 phòng – ban chức năng, 8 trung tâm, 1 tạp chí khoa học, 1 trung tâm y tế và 1 trường Mầm non trực thuộc. Hiện nay, trường có 6 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ, 32 ngành đào tạo trình độ Đại học, 20 ngành đào tạo trình độ Cao đẳng. Trường Đại học Đồng Tháp thực hiện chức năng và nhiệm vụ: “Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước, Bồi dưỡng và đào tạo lại chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục; Nghiên cứu khoa học, triển khai áp dụng tiến bộ khoa học phục vụ phát triển kinh tế – xã hội” [1]. Và sứ mệnh của trường: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đa lĩnh vực, trong đó khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên là nòng cốt, nghiên cứu khoa học và cung cấp các dịch vụ cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long” [1]. Năm 2017, Đại học Đồng Tháp là ngôi trường đầu tiên khu vực đồng bằng sông Cửu Long đạt chuẩn kiểm định chất lượng. Tiến sĩ Tạ Thu Hiền, phó giám đốc Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – ĐHQG Hà Nội, đánh giá Trường ĐH Đồng Tháp có những điểm mạnh như: “chương trình đào tạo được rà soát và điều chỉnh theo quy định, cấu trúc chương trình hợp lý, đảm bảo tính liên thông, các hình thức dạy học khá đa dạng, phương pháp dạy học được chú trọng đổi mới…” [4]. Bên cạnh đó, PGS. TS Nguyễn Văn Đệ, hiệu trường Đại học Đồng Tháp khẳng định việc: “kiểm định chất lượng có thể sẽ không tạo ra chất lượng ngay cho mỗi trường, nhưng là tấm gương phản ánh toàn bộ thực trạng của nhà trường, giúp các nhà quản lý nhìn nhận mặt mạnh, điểm yếu của đơn vị, từ đó có bước hành động tiếp theo phù hợp. Ngoài ra, hoạt động kiểm định này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về trách nhiệm, chuyển từ quan điểm chỉ nhận trách nhiệm công việc trước cấp trên sang nhận trách nhiệm, đảm bảo chất lượng trước người học, nhà tuyển dụng, Nhà nước và xã hội”[4]. 3.2. Thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Căn cứ vào kết quả khảo sát và thống kê xã hội học. Nhóm tác giả bài viết công bố những số liệu liên quan đến thực trạng ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp như sau: 215
- Biểu đồ thể hiện mức độ vi phạm luật Giao thông đường bộ trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp hiện nay Rất thường xuyên chiếm 6,67 % Thường xuyên chiếm 27,78 % Ít thường xuyên chiếm 65,55 % Nguồn từ kết quả khảo sát ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong sinh viên Đại học Đồng Tháp Nhìn chung, sinh viên trường Đại học Đồng Tháp ít vi phạm luật giao thông đường bộ (chiếm hơn 65,55%). Điều này nói lên, tuyến giao thông gần trường Đại học Đồng Tháp đi lại thuận tiện, dễ dàng. Tuy nhiên, một bộ phận sinh viên trong trường lại thường xuyên vi phạm luật giao thông đường bộ và chiếm tỉ lệ 27,78% ở những vi phạm sau đây: Thứ nhất, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Thứ hai, điều khiển xe không đúng làn đường quy định. Thứ ba, không bật đèn báo hiệu (xi – nhan) khi qua đường. Thứ tư, điều khiển xe ngược chiều. Thứ năm, dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định. Thứ sáu, vượt đèn tín hiệu (đèn đỏ) khi tham gia giao thông. Biểu đồ thể hiện mức độ chạy xe ngược chiều của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Rất thường xuyên, chiếm 9,5% Thường xuyên, chiếm 20% Thỉnh thoảng, chiếm 56,8% Không có, chiếm 13,7% Nguồn từ kết quả khảo sát ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong sinh viên Đại học Đồng Tháp Những hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp bắt nguồn từ những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do sinh viên chủ quan, hời hợt, thiếu kiên nhẫn trong vấn đề chờ đợi thời gian chuyển các đèn tín hiệu,… Dẫn đến việc, coi thường các quy định pháp luật về giao thông. Thứ hai, điều khiển phương tiện giao thông chạy theo hàng hai, hàng ba, nói chuyện, đùa giỡn nên không chú ý đến các phương tiện giao thông khác và tai nạn giao thông có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 216
- Thứ ba, khi điểu khiển phương tiện giao thông xin qua đường, có xu hướng chủ quan, đa số sinh viên nghĩ mình qua đường sẽ có người né và nhường đường. Thứ tư, bộ phận sinh viên có xu hướng không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vì nghĩ khoảng cách từ trường đến nhà là gần nên suy nghĩ mặc định không đội mũ bảo hiểm. Thứ năm, đa số sinh viên chưa hiểu rõ về luật giao thông đường bộ và các quy định về an toàn giao thông. Biểu đồ thống kê mức độ hiểu biết về luật Giao thông đường bộ trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Hiểu rất rõ, chiếm 10,53 % Hiểu nhưng chưa đầy đủ, chiếm 88,42 % Không hiểu, chiếm 1,05 % Nguồn từ kết quả khảo sát ý thức chấp hành pháp luật giao thông trong sinh viên Đại học Đồng Tháp Nhóm tác giả cam đoan các số liệu và kết luận trên là trung thực. Những kết quả và số liệu trên là công trình tự nghiên cứu độc lập của riêng nhóm tác giả và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. 4. Giải pháp nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Trên cơ sở tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân trong vấn đề ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ trong sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Nhóm tác giả xin đóng góp những giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ cho sinh viên trường Đại học Đồng Tháp. Thứ nhất, đối với các cơ quan chính quyền, cơ quan chuyên trách về giao thông cần phải tăng cường tuần tra tuyến đường giao thông trên địa bàn trường Đại học, xử phạt nghiêm và nặng đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần. Phối hợp với phòng công tác sinh viên của trường để kịp thời xử lí và kỷ luật. Thứ hai, đối với nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật với nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích để những nội dung truyền tải đến sinh viên có hiệu quả tích cực. Có thể xây dựng và củng cố vai trò của câu lạc bộ tư vấn pháp luật của trường, tổ chức các lớp học bồi dưỡng về kiến thức pháp luật cho sinh viên. Tuyên truyền về luật giao thông đường bộ thông qua chương trình phát thanh của trường, hai tuần / một lần về mỗi chủ đề, về những quy định liên quan khi tham gia giao thông. Phát giấy cho sinh viên ký cam kết khi tham giao thông đúng quy định pháp luật, an toàn. Xây dựng văn hóa khi tham gia giao thông, giáo dục sinh viên thấy được giá trị của mạng sống thông qua các hình ảnh và đoạn clip về hậu 217
- quả từ các tai nạn giao thông kinh hoàng. Đặc biệt, giáo dục cho sinh viên thấy được lợi ích khi tham gia giao thông đúng quy định pháp luật. Thứ ba, đối với sinh viên phải biết làm chủ ý thức, hành vi (đội mũ bảo hiểm, chạy đúng tốc độ quy định, đi đúng phần đường quy định, không uống rượu, bia khi tham gia giao thông,…) của mình khi tham gia giao thông, nhắc nhở bạn bè khi có hành vi vi phạm và báo cho khoa chủ quản, phòng công tác sinh viên để kịp thời xử lý bằng những biện pháp phù hợp. Bản thân phải biết yêu thương, trân quý giá trị cuộc sống và tôn trọng giá trị sống người khác khi tham gia giao thông. Chủ động chấp hành mọi lúc, mọi nơi. 5. Kết luận Tóm lại, vấn đề nâng cao ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ. Chính là yếu tố quyết định trong việc giảm thiểu tai nạn giao thông. Vì thế, phải tạo dựng ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông không chỉ đối với sinh viên trường Đại học Đồng Tháp mà còn ở tất cả mọi người. Đó là điều cần thiết để bảo đảm an toàn cho chính bản thân mình và cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Hồng Thái, Đinh Văn Mậu (2009), Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb. Giao thông vận tải, TP. Hồ Chí Minh. [2]. Quốc hội (2009), Luật giao thông đường bộ, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3]. Đại học Đồng Tháp, Giới thiệu về trường Đại học Đồng Tháp, https://www.dthu.edu.vn/View.aspx?id=4&p=8, [truy cập ngày: 28/02/2019]. [4]. Ngọc Tài, Trường đầu tiên ĐBSCL đạt chuẩn kiểm định chất lượng, https://tuoitre.vn/truong-dau-tien-dbscl-dat-chuan-kiem-dinh-chat-luong- 20170919135550204.htm, [truy cập ngày: 10/03/2019]. [5]. Song Hy, Việt Nam đứng ở đâu về mức độ nguy hiểm tham gia giao thông ở Đông Nam Á?, https://vtc.vn/viet-nam-dung-o-dau-ve-muc-do-nguy-hiem-tham-gia- giao-thong-o-dong-nam-a-d450333.html, [truy cập ngày: 28/03/2019]. 218
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình-Luật tài chính 1-chương 3
22 p | 685 | 369
-
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ: Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự 1999 (Phần chung)
206 p | 929 | 319
-
Chuyên đề về Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam
10 p | 129 | 20
-
Giáo trình môn học Pháp luật: Phần 1
53 p | 146 | 16
-
Giáo trình môn học Pháp luật: Phần 2
62 p | 83 | 11
-
Bàn về giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
5 p | 44 | 10
-
Tìm hiểu Luật trợ giúp pháp lý: Phần 2
36 p | 83 | 9
-
Thực hiện việc công chứng ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng
4 p | 41 | 7
-
Một số quy định của luật công chứng
5 p | 74 | 7
-
Xây dựng văn hóa giao thông cho sinh viên các trường đại học khu vực duyên hải miền Trung
6 p | 21 | 6
-
Kế hoạch hóa “Năm 2008 — Năm thực hiện nếp sống văn minh đô thị”
10 p | 70 | 4
-
Một số biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường bộ tại Châu Phi
6 p | 24 | 4
-
Tình hình công tác giáo dục pháp luật các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
7 p | 10 | 4
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 67 năm 2020
20 p | 31 | 3
-
Thẩm quyền giám sát, giáo dục đối với người chấp hành án treo, cải tạo không giam giữ theo quy định của pháp luật hiện hành
5 p | 41 | 3
-
Báo Pháp luật Việt Nam – Số 53 năm 2020
20 p | 31 | 2
-
Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật: Số 16/2016
158 p | 56 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn