Tình hình công tác giáo dục pháp luật các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
lượt xem 4
download
Giáo dục pháp luật (GDPL) cho học sinh trong nhà trường là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giáo dục ở các cấp học, là một hoạt động thường xuyên của ngành Giáo dục & Đào tạo. Hoạt động GDPL cho học sinh THPT trong nhà trường được bắt đầu từ việc giáo dục ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, quy chế thi… từ đó hình thành nên thói quen, tạo nền tảng vững chắc về mặt nhận thức giúp cho học sinh THPT dễ dàng tiếp cận và chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật khi đã được giáo dục.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tình hình công tác giáo dục pháp luật các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI TÌNH HÌNH CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU DƯƠNG YẾN PHƯỢNG (*) TÓM TẮT Giáo dục pháp luật (GDPL) cho học sinh trong nhà trường là một nội dung có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giáo dục ở các cấp học, là một hoạt động thường xuyên của ngành Giáo dục & Đào tạo.. Hoạt động GDPL cho học sinh THPT trong nhà trường được bắt đầu từ việc giáo dục ý thức chấp hành nội quy, kỷ luật của nhà trường, quy chế thi… từ đó hình thành nên thói quen, tạo nền tảng vững chắc về mặt nhận thức giúp cho học sinh THPT dễ dàng tiếp cận và chấp hành nghiêm những quy định của pháp luật khi đã được giáo dục. Để công tác GDPL trong nhà trường đạt hiệu quả cao đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Từ khóa: giáo dục pháp luật, học sinh, ý thức, pháp luật. SUMMARY Law Education for high school students is a significant content in educational programs at the school levels and a regular activity of the Education & Training industry. Law Education activities for high school students begin from educating the sense to obey the rules and disciplines of the school, examination regulations ... thereby forming habits and creating a solid foundation in terms of awareness enable high school students to easily access and strictly implement law regulations with law education. To make the Law Education work in the school highly effective, it requires synchronization collaboration of education in the school, family and society. Key words: law education, students, awareness, legislation. 1. Đặt vấn đề giáo dục của nhà trường. Qua đó, đã có Công tác giáo dục pháp luật cho học nhiều giải pháp tích cực để hướng đến sinh tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BRVT) giáo dục học sinh phát triển một cách trong những năm qua được sự quan tâm toàn diện về nhân cách như: tăng phổ chỉ đạo và thực hiện của các cấp, các biến, GDPL nhằm nâng cao nhận thức ngành trong tỉnh và sự tham gia hỗ trợ đến cán bộ, giáo viên, công nhân viên và của cộng đồng nên đã có nhiều chuyển học sinh trong nhà trường; tăng cường biến tích cực. Lãnh đạo các đơn vị mối quan hệ phối hợp với các ngành bên trường học trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ngoài; tập huấn nâng cao trình độ đội các trường THPT đã nghiêm túc triển ngũ giáo viên về pháp luật; tổ chức khai công tác này vào trong hoạt động GDPL dưới nhiều hình thức đa dạng và (*) Vũng Tàu TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 17
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI phong phú… Học sinh đã nắm được một bị điều tra, truy tố, xét xử. Tập trung vào số quy định của Pháp luật. các loại tội sau đây: Mặc dù, công tác phổ biến giáo dục - Giết người cướp tài sản 4 vụ. pháp luật cho học sinh THPT trong thời - Cố ý gây thương tích 8 vụ. gian qua đã có những chuyển biến tích - Cướp tài sản 10 vụ. cực kể trên, nhưng vẫn còn tồn tại một số - Cướp giật tài sản 6 vụ. hạn chế nhất định. Có nơi, tại một trường - Lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1 vụ. trung học, Ban Giám hiệu, đội ngũ giáo - Trộm cắp tài sản 17 vụ viên và cả học sinh đều ý thức rất rõ về - Các loại khác 6 vụ tầm quan trọng của công tác giáo dục Đối với tội phạm về ma túy: Học sinh pháp luật, chú trọng đến công tác triển THPT thường liên quan đến các hành vi khai thực hiện và có sự nhận xét, đánh vi phạm như: tàng trữ, mua bán, sử dụng giá về hiệu quả của nó trong từng thời trái phép chất ma túy. Cụ thể: trong gian cụ thể. Nhưng cũng có nơi mặc dù khoảng thời gian 05 năm có 09 vụ tàng có thực hiện nhưng chưa đồng bộ hoặc trữ, mua bán trái phép chất ma túy do thiếu sự quan tâm dẫn đến hiệu quả của học sinh THPT gây ra, 26 em có hành vi công tác phổ biến giáo dục pháp luật đạt sử dụng trái phép chất ma túy bị cơ quan được chưa cao, vẫn còn tình trạng học chức năng phát hiện và xử lý. sinh vi phạm nội quy, kỷ luật của nhà Phân tích trên cho thấy, mặc dù số vụ trường, vi phạm pháp luật phải bị xử lý. phạm pháp hình sự và các hành vi liên Cụ thể: quan đến ma túy do học sinh, sinh viên Về vi phạm nội quy, kỷ luật trong nhà gây ra chiếm tỷ lệ không nhiều so với trường, theo thống kê của Sở Giáo dục tổng số vụ xảy ra, nhưng tính chất mức và Đào tạo tỉnh BRVT thì trong vòng 3 độ nguy hiểm của hành vi diễn biến hết năm (từ năm 2010 đến năm 2013) cấp sức phức tạp. Học sinh THPT không chỉ THPT có 29 trường hợp bị phê bình, 43 phạm tội ít nghiêm trọng mà còn phạm trường hợp khiển trách, 127 trường hợp tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và bị cảnh cáo, 149 trường hợp buộc thôi đặc biệt nghiêm trọng (như: cướp tài sản, học có thời hạn. Tình trạng bạo lực học giết người cướp tài sản…), gây ra hậu đường xảy ra 4 vụ nghiêm trọng. quả rất lớn cho gia đình và xã hội, ảnh Đối với tình trạng vi phạm pháp luật hưởng đến tương lai, sự nghiệp của các hình sự của học sinh phải bị truy tố, xét em. Trong đó loại tội phạm mà học sinh xử: Theo báo cáo tổng kết của Phòng PC THPT gây ra nhiều nhất là tội trộm cắp 45 Công an tỉnh BRVT, trong vòng 05 tài sản, kế đến là cướp tài sản, mua bán năm (từ năm 2009 đến năm 2013) trên tàng trữ trái phép chất ma túy, cố ý gây địa bàn tỉnh BRVT xảy ra tổng cộng thương tích, giết người cướp tài sản… 3.705 vụ phạm pháp hình sự, đã điều tra Trong các loại tội phạm kể trên thì giết làm rõ được 2.655 vụ (chiếm 71,65% người cướp tài sản và tội phạm liên quan tổng số vụ phạm pháp hình sự), bắt tổng đến ma túy có tính chất đặc biệt nghiêm cộng 4.290 đối tượng. Trong tổng số trọng và nguy hiểm hơn nhiều so với các 2.655 vụ đã được điều tra làm rõ thì số loại tội phạm khác về cả hành vi và hậu vụ do học sinh THPT gây ra có tổng quả mà nó gây ra cho xã hội. cộng 52 vụ (chiếm tỷ lệ 0,14% trên tổng Ngoài ra, học sinh, sinh viên còn có số vụ phạm pháp hình sự) với 67 em phải nhiều hành vi vi phạm hành chính bị xử TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 18
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI lý theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành GDPL và học sinh có nhận thức đúng chính và nay là Luật xử lý vi phạm hành đắn về vai trò và ý nghĩa của công tác chính có hiệu lực từ ngày 01/7/2013 và GDPL thì mọi thái độ và hành động mới các Nghị định có liên quan. Trong đó tập có chuyển biến tích cực. Nhận thức đúng trung vào các lĩnh vực như: trật tự an sẽ giúp cho người Hiệu trưởng xác định toàn giao thông (thường vi phạm không đúng mục tiêu, làm rõ kế hoạch. Việc chỉ đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy đạo điều hành hoạt động cũng như công định, điều khiển xe không có giấy phép tác kiểm tra đánh giá cũng được thực lái xe..); vi phạm trật tự công cộng như: hiện có hiệu quả. Đối với giáo viên nhận đánh nhau, gây rối trật tự công cộng…; thức đúng sẽ giúp các thầy cô có tinh các hành vi liên quan đến ma túy như: thần trách nhiệm, thực hiện công tác giáo tàng trữ sử dụng trái phép chất ma túy… dục pháp luật có hiệu quả hơn. Ngoài những tội trên thì học sinh hiện Còn về phía học sinh là đối tượng để nay còn có nhiều biểu hiện tiêu cực về ý nhà trường thực hiện công tác GDPL, để thức, đạo đức, lối sống như không lễ đảm bảo mục tiêu giáo dục của nhà phép với ông bà, cha mẹ và thầy cô; nói trường là hướng đến giáo dục toàn diện, tục chửi thề; hút thuốc; uống rượu; ham trước hết học sinh cần phải nhận thức mê cờ bạc, nghiện game, lấy cắp tiền của được đúng đắn về công tác GDPL trong cha mẹ, thích vui chơi không chịu học nhà trường. Từ đó các em hình thành hành, thiếu ý chí phấn đấu… những biểu động cơ, thái độ tích cực để tham gia học hiện tiêu cực về đạo đức lối sống này dễ tập và hoạt động, ý thức tôn trọng pháp dẫn các em đến tình trạng có hành vi luật, góp phần chuyển biến nhận thức lệch lạc, sa ngã dẫn đến con đường vi thành hành động tích cực để các em có phạm pháp luật. thể ứng xử đúng đắn trước mọi vấn đề Từ thực trạng tình hình học sinh vi cuộc sống. phạm pháp luật kể trên, chúng ta cần Ý thức được tầm quan trọng vấn đề nghiên cứu lại công tác GDPL ở nhà nhận thức về công tác GDPL trong nhà trường hiện nay. Từ đó có sự tổng hợp, trường lãnh đạo các trường THPT tỉnh phân tích, đánh giá kết quả đạt được BRVT đã rất quan tâm tăng cường nhận cũng như tìm nguyên nhân của những tồn thức cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và tại, hạn chế. học sinh trong nhà trường qua các hình 2. Những vấn đề cần quan tâm trong thức như: tuyên truyền cho CB, GV qua công tác giáo dục pháp luật tại Bà Rịa các buổi sinh hoạt chính trị, nghe thời Vũng Tàu sự, học nghị quyết, họp hội đồng giáo Quá trình nghiên cứu đó tập trung vào dục, họp chuyên môn... hoặc cho qua các các nội dung sau buổi sinh hoạt HS đầu tuần; thông qua 2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý GVCN, GV bộ môn và các hoạt động (CBQL), giáo viên (GV), học sinh (HS) ngoại khóa... Sau một thời gian đã thực về công tác GDPL trong nhà trường hiện, nhất là từ khi Sở GDĐT tỉnh BRVT THPT triển khai đề án “Nâng cao chất lượng Vấn đề nhận thức của đội ngũ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật công tác GDPL là rất quan trọng bởi vì trong nhà trường” chúng tôi đã tiến hành nhận thức đúng thì mới có hành động khảo sát nhận thức của CBQL và giáo đúng. Một khi đội ngũ làm công tác viên, kết quả có 75.7% CBQL, giáo viên TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 19
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI trong các nhà trường đã nhận thức đầy tích cực, có 77% nắm được một số kiến đủ về tầm quan trọng của pháp luật đối thức cơ bản và cần thiết về pháp luật, với đời sống xã hội, cũng như ý nghĩa và 11% trả lời sai, có 2% HS không biết sự cần thiết đẩy mạnh công tác phổ biến hoặc không trả lời. Số liệu cho thấy bằng GDPL trong ngành giáo dục và đào tạo. nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến Điều này cho thấy công tác GDPL trong giáo dục trong thời gian qua đa số học nhà trường là một công tác không thể sinh nắm được kiến thức cơ bản pháp thiếu trong mục tiêu giáo dục toàn diện luật (PL) cần thiết phục vụ cho học tập nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, và cuộc sống hàng ngày. Nhưng khi khảo vẫn còn một số đối tượng cho rằng công sát về số học sinh trong nhà trường có tác GDPL không cần thiết chiếm 24.3%. hành vi vi phạm pháp luật thì 52% HS có Chính vì điều đó dẫn đến thực trạng là ý kiến cho rằng các bạn vi phạm rất nhận thức về công tác tuyên truyền nhiều và nhiều, có 22% ý kiến cho là vi GDPL ở một số CBQL và giáo viên còn phạm ít và 26% ý kiến cho rằng không hạn chế, thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. có HS vi phạm PL. Số liệu trên cho thấy Trong tổ chức thực hiện đôi lúc còn mặc dù các em có hiểu biết về PL nhưng mang tính hình thức, đối phó. Một số các em vẫn vi phạm khá nhiều, không đơn vị trường học chưa coi trọng công chấp hành tốt quy định của PL. Chẳng tác này mà chỉ chú trọng đến các môn hạn như khi hỏi kiến thức cơ bản về pháp học chủ lực phục vụ cho các kỳ thi TN luật an toàn giao thông đường bộ đa số THPT và đại học. Đối với giáo viên trực các em đều trả lời được, nhưng khi tham tiếp giảng dạy môn Giáo dục công dân gia giao thông các em vẫn thường xuyên (GDCD) thì thiếu sự đầu tư về kiến thức, vi phạm rất nhiều về lỗi không đội mũ dạy qua loa, đại khái. Còn riêng về học bảo hiểm mặc dù các em có trang bị trên sinh, việc thiếu sự đầu tư về chuyên môn xe, khi nào phát hiện có công an phía của giáo viên, thiếu sự quan tâm của Ban trước các em mới ngừng lại đội; trên Giám hiệu, không coi trọng GDPL đã tác đường đi học về các em đùa giỡn trên động không nhỏ đến tâm lý của học sinh đường dàn hàng hai, hàng ba gây ảnh THPT. Một số em có tâm lý cho rằng, hưởng trật tự giao thông; tình trạng các học chỉ để thi đậu tốt nghiệp THPT và em đẩy xe cũng khá nhiều: xe đạp điện đại học là thành công còn kiến thức pháp đẩy xe đạp, xe máy đẩy xe đạp điện; chở luật thì chưa cần thiết nên không cần quá số người quy định, vượt đèn đỏ, phải hiểu và đầu tư học tập. Chính vì chưa có giấy phép lái xe, phóng nhanh, những nhận thức phiến diện một chiều vượt ẩu… Chỉ riêng về vấn đề an toàn như thế đã làm hạn chế rất nhiều hiệu giao thông các em đã có biểu hiện vi quả công tác giảng dạy pháp luật trong phạm rất nhiều. Điều này chứng tỏ một số nhà trường THPT. Điều đó rất những kiến thức, hiểu biết về PL của các nguy hiểm vì trang bị kiến thức về pháp em chưa chuyển biến thành hành động luật cho HS, cho mọi đối tượng bao giờ tích cực dẫn đến hành vi vi phạm pháp cũng là vấn đề quan trọng và cần thiết. luật. Khi chúng tôi khảo sát về sự hiểu biết 2.2 Về vấn đề đội ngũ làm công tác pháp luật của 500 học sinh trên địa bàn GDPL tỉnh BRVT cho thấy sự hiểu biết pháp Đội ngũ làm công tác GDPL ở các luật của học sinh có nhiều chuyển biến trường hiện nay chủ yếu GV môn TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 20
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI GDCD, GVCN và Đoàn Thanh niên. kiệm, chống lãng phí; luật cán bộ công Việc xây dựng kế hoạch và phân công chức,… đội ngũ ở một số trường chưa được quan 2.3 Về nội dung, hình thức, phương tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm, thậm chí pháp GDPL có một số trường giao hết cho GV Nội dung GDPL ở nhà trường hiện GDCD thực hiện trong giờ chính khóa. nay thực hiện chủ yếu thông qua giờ Đội ngũ giáo viên giảng dạy môn GDCD chính khóa của chương trình bộ môn hiện nay trong tỉnh đủ về số lượng đảm GDCD và các hoạt động ngoài giờ lên bảo dạy đúng bộ môn, toàn tỉnh không có lớp, ngoài ra việc lồng ghép GDPL trong tình trạng dạy chéo môn. Đây cũng là các môn học khác còn rất hạn chế. một đặc điểm thuận lợi cho công tác + Việc thực hiện lên lớp môn GDCD qua GDPL ở các trường, nhưng do các GV khảo sát các trường có 93% ý kiến học GDCD chưa qua đào tạo chính quy về sinh cho rằng GV dạy đúng đủ chương luật, nên khi giảng dạy PL còn thiếu sự trình không cắt xén. Nhưng GV giảng lôi cuốn, thuyết phục. dạy môn GDCD thì thiếu sự đầu tư về Việc bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kiến thức, dạy cho qua loa, đại khái chưa pháp luật cho đội ngũ GV làm công tác thực sự đổi mới phương pháp giảng dạy GDPL chưa thường xuyên nên còn nhiều để tạo sự hứng thú cho học sinh học tập, hạn chế trong quá trình lên lớp. Công tác tình trạng “đọc chép” trong các giờ lên bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội lớp môn này vẫn còn. Mặt khác, chương ngũ làm công tác GDPL ở các trường trình PL trong môn GDCD lại tập trung ở còn khá thụ động, chủ yếu dựa vào kế lớp 12, đây là khối lớp mang tâm lý tập hoạch bồi dưỡng chung của ngành. Bên trung cho các môn học thi tốt nghiệp và cạnh đó, cán bộ làm công tác tuyên đại học nên thường có biểu hiện học truyền phổ biến, GDPL của ngành không lệch. Môn GDCD là môn học mà các em có kiến thức chuyên sâu về luật, chưa thiếu sự đầu tư nhiều nhất ngoại trừ môn hoàn thiện trình độ pháp luật nên còn thể dục và môn Giáo dục quốc phòng. gặp khó khăn trong thực hiện công tác Ngoài chương trình GDPL tích hợp phổ biến GDPL. trong môn GDCD lớp 12 do Bộ GD quy Hàng năm, Sở GDĐT BRVT đã tổ định, sở GDĐT và các trường THPT còn chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức PL tập trung vào một số nội dung GDPL cơ các đối tượng làm công tác GDPL ở các bản thông qua các hoạt động ngoài giờ trường khá đáp ứng nhu cầu thực tế GD lên lớp như: quyền và nghĩa vụ công tỉnh nhà như: Triển khai một số văn bản dân; luật an toàn giao thông, phòng pháp quy và GDPL trong trường THPT, chống ma túy, bảo vệ môi trường, quy tổ chức tuyên truyền luật sửa đổi bổ sung chế thi cử và các quy định cụ thể liên một số điều của luật giáo dục năm 2005, quan đến cuộc sống và học tập. tuyên truyền phòng chống tội phạm, ma Các hình thức GDPL thông qua hoạt túy phòng chống HIV/AIDS, Tháng hành động ngoài giờ lên lớp được ngành GD động quốc gia phòng chống HIV/AIDS quan tâm triển khai khá phong phú Hội năm học 2010-2011, triển khai luật thi “Tìm hiểu luật giao thông đường bộ phòng chống bạo lực gia đình; Luật bình cho học sinh THCS, THPT”, … đẳng giới; luật lao động; luật phòng Bên cạnh đó, một số đơn vị trường chống tham nhũng; luật thực hành tiết học còn thiếu quan tâm sâu sát đối với TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 21
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI công tác phổ biến tuyên truyền, GDPL viện. Tư liệu, hình ảnh phục vụ cho công nên chưa có hình thức tuyên truyền phổ tác tuyên truyền, phổ biến, giảng dạy biến GDPL phong phú, đa dạng còn nặng GDCD, pháp luật ở các trường hầu như nề hành chính, vì vậy tính hiệu quả tuyên không có. truyền chưa cao. Thêm vào đó, thời gian 2.5 Sự phối hợp trong và ngoài trường học các bộ môn đã khá nặng nề vì vậy Công tác phối hợp phổ biến GDPL thời gian dành cho các hoạt động ngoại trong nhà trường là một yêu cầu khách khóa, tuyên truyền PL ngoài giờ lên lớp quan, góp phần nâng hiệu quả GDPL của cũng là những trở ngại cho các trường. nhà trường. Phổ biến GDPL là nhiệm vụ 2.4 Về kinh phí, cơ sở vật chất của ngành Tư pháp và trách nhiệm chung Công tác GDPL cho học sinh ngoài của tất cả các ngành, các cấp, các cơ thực hiện trong giờ chính khóa thông qua quan nhà nước, tổ chức xã hội, đoàn thể, các môn học còn được thực hiện thông quần chúng. Muốn công tác GDPL đạt qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. hiệu quả cao cần tiến hành đồng bộ quá Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt trình giáo dục này với sự kết hợp giữa động đòi hỏi tốn nhiều kinh phí. Hàng giáo dục của gia đình và xã hội. năm nguồn kinh phí cấp cho các nhà Tuy nhiên, sự phối kết hợp các lực trường rất hạn hẹp chưa đáp ứng cho lượng làm công tác phổ biến, GDPL việc tổ chức, thực hiện công tác tuyên trong ngoài ngành hiện nay chưa thường truyền phổ biến GDPL một cách có hiệu xuyên, chưa đồng bộ, chưa có kế hoạch quả. Qua khảo sát ý kiến của CBQL và cụ thể nên chưa mang lại hiệu quả cao. giáo viên về nguồn kinh phí, có 87.9% ý Chính vì vậy, giáo dục pháp luật mang kiến cho rằng hoạt động này được trích tính chiều sâu cho học sinh THPT cần từ ngân sách Nhà nước cấp, còn lại là từ phải được quan tâm. Để làm tốt vấn đề quỹ đoàn và từ sự đóng góp của các trên thì vai trò của Hiệu trưởng là rất mạnh thường quân. Còn về tài liệu tuyên quan trọng, ngoài việc theo dõi quản lý truyền GDPL hiện nay ở các trường rất công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên hạn chế, chủ yếu là nguồn từ Sở GD&ĐT nhà trường thì phải có kế hoạch cụ thể rõ cấp nhưng khá hạn hẹp và chủ yếu là ràng trong việc phối kết hợp với các sách chuyên ngành phục vụ công tác ngành khác như Công an, Tư pháp, Tòa chuyên môn, sách pháp luật, các văn bản án... Qua phiếu khảo sát 100 cán bộ địa quy định về quyền và nghĩa vụ của cán phương đang công tác tại Đoàn TNCS bộ, công chức, viên chức, học sinh, sách HCM, Tư pháp, Công an, Tòa án, Ban tham khảo hướng dẫn nghiệp vụ còn ít. Chỉ huy quân sự, Hội Phụ nữ, Hội Cựu Đó cũng là một phần nguyên nhân dẫn chiến binh có 23% cho rằng thường đến số lượng cán bộ, GV, HS đọc sách xuyên phối hợp, 19% cho rằng thỉnh PL tại thư viện chưa nhiều, chưa thường thoảng, 38% cho rằng hiếm khi, còn lại xuyên. Ban Giám hiệu các trường thiếu 20% chưa bao giờ thực hiện phối kết những biện pháp cụ thể để thu hút, động hợp. viên cán bộ, GV, HS đọc sách trong thư 3. Kết luận Công tác giáo dục pháp luật ở nhà trường THPT nói riêng và trên địa bàn tỉnh BRVT nói chung chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Nhận thức của một số CB, GV, HS còn hạn chế ảnh hưởng đến chỉ đạo xây dựng kế hoạch, triển khai nội dung TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 22
- NGHIÊN CỨU – TRAO ĐỔI chương trình, ý thức học tập, hành động của học sinh dẫn đến tình trạng học sinh có biểu hiện lệch lạc về đạo đức, lối sống, văn hóa PL. Vấn đề kinh phí hạn hẹp, đội ngũ làm công tác GDPL chưa được bồi dưỡng thường xuyên, không có chuyên ngành về luật kèm theo nhận thức về sự cần thiết GDPL cho HS chưa cao, thiếu sự đầu tư trong công tác nên kết quả công tác GDPL còn hạn chế hạn chế. Thêm vào đó công tác phối hợp giáo dục PL giữa các lực lượng trong và ngoài trường chưa được quan tâm chặt chẽ. Để nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh THPT các cấp, các ngành, đặc biệt ngành GDĐT cần quan tâm xây dựng các biện pháp tích cực góp phần nâng cao ý thức, hành vi chấp hành PL, nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ của tỉnh nhà cũng như của đất nước. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Đình Đặng Lục (1997), Giáo dục pháp luật trong nhà trường, NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Khắc Hùng (2011), Giáo trình Phương pháp giáo dục pháp luật và giáo dục kỹ năng sống trong trường học, NXB Đại học Thái Nguyên. [3] Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến giáo dục Pháp luật trong nhà trường” giai đoạn 2010-2012 của Sở GD&ĐT tỉnh BRVT. [4] Báo cáo đánh giá “Tình hình bạo lực học đường” của Sở GD&ĐT tỉnh BRVT. Ngày nhận: 12/3/2014. Ngày duyệt đăng: 10/5/2014. TẠP CHÍ KINH TẾ - CÔNG NGHIỆP 23
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
MÔ HÌNH SOLOW – Phần 2 : TRẠNG THÁI VÀNG LÀ GÌ? TĂNG DÂN SỐ VÀ TRẠNG THÁI VÀNG?
8 p | 1137 | 160
-
Bạo lực trẻ em dưới góc nhìn pháp lý và tác động của bạo lực đối với sự hình thành, phát triển nhân cách trẻ em
5 p | 220 | 31
-
Triển khai thực hiện chỉ thị 54-CT/TW của ban bí thư Đảng khóa x về tăng cường lãnh đạo công tác phòng chống HIV/AIDS trong tình hình mới
261 p | 85 | 10
-
ĐÁNH GIÁ NHANH THỰC TRẠNG VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU NÂNG CAO NĂNG LỰC CỦA CÁC ĐỐI TÁC LIÊN QUAN TRONG THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG VÌ SỰ SỐNG CÒN VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ TẠI 3 TỈNH
76 p | 118 | 9
-
Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động quần chúng trong phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 65 | 9
-
Một số vấn đề đặt ra trong công tác phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 67 | 8
-
Jean Jacques Rousseuau và tác phẩm “Bàn về khế ước xã hội
7 p | 105 | 8
-
Quá trình hình thành nhân cách và vai trò của pháp luật: Phần 1
136 p | 79 | 7
-
Kinh nghiệm từ hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh vùng Duyên hải Miền Trung
6 p | 54 | 5
-
Tăng cường thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm mua bán người của lực lượng cảnh sát hình sự công an các tỉnh Tây Bắc hiện nay
12 p | 36 | 5
-
Theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay một số vấn đề lý luận và thực tiễn
5 p | 63 | 5
-
Kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng (từ thực tiễn tỉnh Đắk Lắk)
9 p | 155 | 5
-
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2023, các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới
11 p | 17 | 4
-
Đổi mới dạy học các môn Kinh tế học trong chương trình đào tạo cử nhân giáo dục chính trị ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới
6 p | 58 | 3
-
Giáo dục pháp luật cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương thông qua tài liệu tự học
4 p | 49 | 2
-
Phòng ngừa phạm nhân vi phạm pháp luật, nội quy trại giam góp phần đảm bảo công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân
5 p | 34 | 1
-
Giáo dục kiến thức pháp luật cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số ở huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
10 p | 45 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn