intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Yên Tử còn một chốn thiêng

Chia sẻ: Nguyenthuy Van | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

119
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Yên Tử còn một chốn thiêng Khi nhắc đến khu di tích Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm, người ta thường chỉ biết đến chùa Yên Tử mà quên mất di tích Ngọa Vân và Hồ Thiên. Đây chính là nơi vị vua anh minh Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Đến nay hai di tích quan trọng này đã hoang phế, kéo theo nó là cả một hệ thống kiến trúc văn hóa Phật giáo như chùa, am, tháp, lăng, mộ cũng bị thời gian vùi lấp. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Yên Tử còn một chốn thiêng

  1. Yên Tử còn một chốn thiêng [10.06.2008 23:53] Khi nhắc đến khu di tích Yên Tử và Thiền phái Trúc Lâm, người ta thường chỉ biết đến chùa Yên Tử mà quên mất di tích Ngọa Vân và Hồ Thiên. Đây chính là nơi vị vua anh minh Trần Nhân Tông tu hành và viên tịch. Đến nay hai di tích quan trọng này đã hoang phế, kéo theo nó là cả một hệ thống kiến trúc văn hóa Phật giáo như chùa, am, tháp, lăng, mộ cũng bị thời gian vùi lấp. Lật mở những điều bí ẩn Nằm trên đỉnh núi cao, với cảnh trí thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, di tích Hồ Thiên từng được sử cũ ngợi ca là nơi cảnh đẹp dấu thiêng của vùng đất Đông Triều. Cùng với Yên Tử, Hồ Thiên và Ngọa Vân là hai địa danh nổi tiếng gắn với tên tuổi và sự nghiệp tu hành của vua Trần Nhân Tông, người sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm – một thiền phái Phật giáo lớn của Việt Nam mà cho đến hôm nay triết lý của nó vẫn thấm đượm tinh thần dân tộc, có giá trị nhân văn cao cả, có sức lan tỏa sâu rộng trong đời sống xã hội. Nơi đây chính là một trong những trung tâm Phật giáo quan trọng của thiền phái này vào cuối thời Trần (đầu thế kỷ 14) và là chốn tu hành của nhiều vị cao tăng. Nhưng do di tích này nằm trên đỉnh núi cao, không tiện đường qua lại nên nó dần bị rơi vào quên lãng và hoang phế. Cuối năm 2007, Viện Khảo cổ học đã phối hợp với UBND huyện Đông Triều tiến hành điều tra khảo sát khảo cổ học và thu được nhiều tư liệu quan trọng, làm sáng rõ giá trị lịch sử văn hóa về khu di tích và cung cấp những bằng chứng khoa học chân thực về quy mô và chức năng của các công trình kiến trúc tôn giáo trong hệ thống các di tích Phật giáo ở khu vực này. Cụ thể là đã xác định được vị trí của các công trình kiến trúc như chùa, vườn, tháp, nhà bia, nhà tổ, nhà tăng và khu tịnh thất tại chùa Hồ Thiên. Đặc biệt tại một số vị trí, các nhà khảo cổ học đã lắp ghép được những manh mối quan trọng dự báo về khả năng sẽ tìm thấy những kiến trúc tháp chùa thời Trần. Không những thế, qua quá trình điều tra, các nhà khảo cổ học còn nhận diện được chùa Hồ Thiên có quy mô rất lớn (500m2), mặt bằng hình chữ “Công” hoàn toàn khác với những nhận định trước đó cho rằng Hồ Thiên chỉ có quy mô nhỏ và mặt bằng hình chữ “Đinh”. Tại khu nhà tổ chùa Hồ Thiên - nơi từng đặt tượng đá thờ ba vị tổ của Thiền phái Trúc Lâm là vua Trần Nhân Tông và hai đệ tử Thiền sư Pháp Loa và Huyền Quang - hiện còn lưu giữ hai pho tượng đá trong tư thế tọa thiền, đều đã bị mất đầu, trong đó có một pho được suy đoán là tượng vua Trần Nhân Tông.
  2. Bên cạnh đó, tại khu di tích Ngọa Vân (chùa Ngọa Vân và am Ngọa Vân) nơi tu hành và viên tịch của Vua Trần Nhân Tông, các nhà khảo cổ học đã chứng minh được Ngọa Vân là một quần thể kiến trúc chùa tháp Phật giáo lớn bao gồm 4 khu vực với 12 điểm di tích nằm trải rộng và kết nối dài với hệ thống di tích chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm thời Trần trên suốt chiều dài của dãy núi Yên Tử. Tại đây đoàn điều tra khảo sát còn tìm thấy rất nhiều dấu tích nền móng của các công trình kiến trúc chùa tháp cùng nhiều loại di vật như gạch, ngói, chân tảng, đồ gốm, sành có niên đại từ thời Trần đến thời Lê, Nguyễn. Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy một dấu tích lò nung ngói của thời Lê Trung Hưng thế kỷ 18. Tư liệu này cho thấy trong điều kiện xây dựng trên núi cao, rất khó khăn về vận chuyển nên người xưa đã xây dựng những lò nung gạch ngói ở vị trí thuận lợi về nguồn nước và nguyên liệu điều này trùng hợp với việc xây dựng chùa Vân Tiêu (Yên Tử) và chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều). Một minh chứng quan trọng khác đó là tại Ngọa Vân hiện cũng vẫn còn những công trình kiến trúc liên quan đến vị vua Trần Nhân Tông đó là tháp Phật Hoàng - tháp mộ của Hoàng đế Trần Nhân Tông, và chiếc bàn đá tương truyền là nơi ngài ngồi thiền và viên tịch. Đây là những bằng chứng cho thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của khu di tích Ngọa Vân. Cần trả lại vị trí xứng đáng Hệ thống chùa tháp thiền phái Trúc Lâm không chỉ dừng ở khu Yên Tử mà nó là một hệ thống quần thể các di tích chùa tháp nằm trên dãy núi Yên Tử từ Đông Triều sang Uông Bí. Chính vì vậy hai di tích Hồ Thiên và Ngọa Vân cần được đặt trong chiến lược quy hoạch bảo tồn để gắn kết với khu di tích Yên Tử tạo thành một quần thể về không gian văn hóa Phật giáo của Việt Nam và gắn kết với quần thể không gian văn hóa Trần gồm khu di tích lăng mộ các vua nhà Trần, khu đền Sinh và chùa Quỳnh Lâm. Làm được điều này, không chỉ có ý nghĩa trong việc bảo vệ di sản văn hóa mà còn mở ra những triển vọng mới cho việc phát triển kinh tế du lịch. Theo Tiến sĩ Bùi Minh Trí – Viện Khảo cổ thì để thực hiện được ý tưởng trên phải tính ngay đến việc khai thông những tuyến đường hành hương kết nối giữa các không gian văn hóa bởi điều này sẽ giúp cho người hành hương có một tuyến thăm quan nhiều di tích nổi tiếng mà còn hiểu thêm về không gian văn hóa tâm linh. Song trước hết phải có kế hoạch trùng tu tôn tạo những công trình kiến trúc tôn giáo quan trọng khi có đầy đủ bằng chứng và những cơ sở khoa học tin cậy. Được biết, UBND huyện Đông Triều cũng đồng tình với việc quy hoạch bảo tồn di tích để phát huy giá trị lịch sử văn hóa to lớn của quần thể di tích trong sự kết nối với hệ thống di tích Yên Tử. Hy vọng rằng, không lâu nữa, những người hành hương về nơi đất Phật sẽ được biết thêm rằng Yên Tử còn một chốn thiêng. Đinh Kiều Nguyên (Theo ANTĐ
  3. Đình, chùa Thượng Đồng và truyền thuyết về bà chúa Lẫm Đã từ lâu trong dân gian xứ Kinh Bắc truyền tụng nhau truyền thuyết về các “Bà Chúa”, “Vua Bà” vùng ven cửa sông Ngũ Huyện Khê. Vùng đất này gồm một vệt làng cổ thuộc địa bàn hai xã Vạn An, Hòa Long (thành phố Bắc Ninh); trong đó có làng Thượng Đồng nổi tiếng với truyền thuyết bà “Chúa Lẫm”. Làng Thượng Đồng có tên nôm là làng Lẫm thuộc xã Vạn An vốn là một làng cổ nằm trên quả núi thấp cạnh cửa sông Ngũ Huyện Khê. Quanh làng còn những dộc nước, ao, hồ, đầm cổ, những xứ đồng với tên cổ như: đồng Thóc, đồng Gạo, đồng Quan, đồng Phát... càng làm tăng thêm vẻ huyền bí của truyền thuyết bà Chúa Lẫm. Thượng Đồng có quần thể di tích đình, chùa cổ kính: Đình Thượng Đồng vốn được xây dựng từ lâu đời với quy mô lớn, chạm khắc đẹp nhưng bị phá trong tiêu thổ kháng chiến chống Pháp; những năm gần đây dân làng khôi phục lại theo kiểu thức truyền thống. Đó là tòa đại đình bốn mái đao cong duyên dáng và còn bảo lưu được nguyên thần tích, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối cho biết về người được thờ là “Cao Sơn đại vương” (Thần Núi) và “Đức Vua Bà” (dân gian gọi là bà Chúa Lẫm). Còn chùa Thượng Đồng có tên chữ là “Nguyên Thuyền tự” cũng vốn được xây dựng từ lâu đời, nhưng đến thời vua Bảo Đại năm thứ 4 (1929) được xây dựng lại với quy mô lớn theo kiểu “nội công ngoại quốc” để phía trước thờ Thần, phía sau thờ Phật và còn giữ nguyên được kiến trúc điêu khắc đến ngày nay. Chùa Thượng Đồng không những thờ Phật mà còn thờ Thần. Tòa tiền đường chính là nơi đặt hương án, ngai, bài vị, siêu đao bát bửu thờ Thần; tại đây còn đôi câu đối cổ phản ánh về việc thờ Thần, Phật như sau: “Phật tự viên cường linh mãn tọa Thần từ y phả sắc hoà ban”. Việc thờ Đức Vua Bà còn được thể hiện ở lễ hội truyền thống: hàng năm cứ đến ngày 10 tháng giêng, dân làng lại tổ chức giỗ Vua Bà và đến ngày mồng 10 tháng 8 thì mở hội đình làng. Xưa kia, để mở hội đình đám, ngay từ mồng 9 làng tổ chức rước sắc phong từ ban thờ sắc ở chùa về đình để tế lễ. Ngày mồng 10 chính hội, hai ông Quan đám và các giáp trong làng phải rước cỗ chay ra đình để tế thần. Cỗ chay là các loại bánh, hoa quả của địa phương như oản, chè kho, bánh mật, hồng, chuối... Sau phần lễ là phần hội với nhiều trò dân gian vui chơi giải trí như tuồng, chèo, ảo đào, vật, chọi gà, cờ... và đặc biệt là tục hát Quan họ. Giá trị nổi bật của đình, chùa Thượng Đồng là còn bảo lưu được hệ thống cổ vật như thần tích, sắc phong, bia đá, hoành phi, câu đối. Các đạo sắc phong của các triều vua phong tặng người được thờ có các niên đại như sau: Cảnh Hưng thứ 4 (1743), Cảnh Hưng 44 (1783), Tự Đức 3 (1850), 2 đạo Thiệu Trị 4 (1844), Minh Mệnh 2 (1821), Đồng Khánh 2 (1886), Duy Tân 3 (1909), Khải Định 6 (1911). Đặc biệt là tấm bia đá của đình Thượng Đồng có tên là “Thượng đẳng tối
  4. linh” được dựng khắc năm Tự Đức 3 (1850) cho biết lai lịch bà Chúa Lẫm và có thể tóm tắt như sau: Đức Vua Bà là người thôn Quả Cảm, sinh vào năm Thiên ứng Chính Bình thứ 4 (1235), dáng vẻ không trần tục, thái độ thật khác thường. Cha mẹ là người hiền lành nhân hậu, làm nghề nông và có thêm nghề buôn bán. Năm ông bà ngoài 30 tuổi mà chưa có con, nên đi cầu tự ở chùa và được mộng Quan Âm cho một đóa mây trắng, sau đó sinh ra Đức Bà. Từ nhỏ đến lớn, Đức Bà luôn là người hiền lành nhã nhặn và tài sắc hơn người. Vào đời vua Trần Anh Tông, một hôm theo mẹ đến Tràng An bán hàng. Giữa đường bỗng gặp xa giá của nhà vua đi qua. Hai mẹ con sợ hãi liền lấp vào một bụi cây ven đường. Bỗng viên quan hầu cận vua đến bên bụi cây nói rằng: “Nơi ấy hiện lên một đóa mây trắng, mắt trời đã soi báo, người nào trốn ở đây phải mau mau ra nhận lệnh”. Mẹ con bà vội sửa áo quần để ra mắt nhà vua. Nhà vua thấy trước mặt là một cô gái đẹp tuyệt trần, liền xin mẹ già cho nàng về kinh, xuống chiếu cho mẹ hiền về quê phụng dưỡng. Đức Bà được nhà vua vô cùng yêu mến, cha mẹ được ban ân nhiều. Hầu hạ vua được 5 năm thì Đức Bà có mang. Nhà vua ban sắc là Hoàng phi đệ tam cung, ban cho 72 trang ấp làm bổng lộc riêng. Đức Bà đang mang thai thì bỗng mang bệnh nặng rồi mất. Nhà vua vô cùng thương tiếc, đích thân làm lễ và truy tặng Hoàng hậu, lệnh cho 72 trang ấp của Đức Bà phải thờ làm Phúc thần và cho quan trong triều hộ tống thi hài về an táng xây lăng tại địa đầu núi Hoàng Nghênh thuộc làng Quả Cảm (hiện nay lăng mộ vẫn còn). Căn cứ theo văn bia đình làng Thượng Đồng thì 72 trang, ấp (làng, xã) trong vùng cửa sông Ngũ Huyện Khê phải thờ Đức Vua Bà làm Phúc Thần, trong đó có thôn Thượng Đồng. Mặt khác, tại thôn Thượng Đồng còn có truyền thuyết kể rằng: Xưa kia bởi Thượng Đồng có núi và các dộc nước làm đường giao thông là nơi tập trung kho lương của Đức Vua Bà, các trang, ấp trong vùng là đất thực ấp phải tập trung lương thực về Thượng Đồng; cho nên núi được mang tên là “núi Lẫm”, làng mang tên là “làng Lẫm”, các cánh đồng xung quanh mang tên là đồng Thóc, đồng Gạo... Chính vì vậy, Thượng Đồng là nơi thờ phụng Đức Vua Bà được các triều vua ban sắc phong và được lập bia đá để ghi khắc lại sự tích người được thờ, còn dân gian truyền tụng nhau Thượng Đồng là nơi thờ Bà Chúa Lẫm. Đỗ Thị Thuỷ - BQL Di tích tỉnh
  5. Cổ kính chùa Hiệp Thuận (Hà Tây) [09.06.2008 12:00] Nằm cách Hà Nội 25km về phía tây bắc thuộc địa phận xã Hiệp Thuận (huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây), có một ngôi chùa mang tên Đại Bi tự cổ kính, trang nghiêm về kiến trúc, đồng thời chứa đựng nhiều bí ẩn từ tên nôm đã gắn bó với chùa từ thời khởi dựng: chùa Bà Tề. Nơi đây còn lưu giữ được hầu như nguyên vẹn hệ thống tượng thờ đất nung, tượng gỗ cùng nhiều cổ vật có giá trị khác. Chùa đã được Bộ VHTT công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia. Cái tên "Bà Tề" ẩn chứa sự cổ kính, theo truyền thuyết dân gian, được cắt nghĩa rằng: Từ thời An Dương Vương, công chúa Ngọc Phi, người có nhiều công lao với đất nước, đã sinh ra ở đây, đến cuối đời cũng mất tại chùa. Cảm kích công lao của vị công chúa này, nhân dân đã gọi chùa của địa phương mình bằng một cái tên nôm đó. Kiến trúc chùa quay về hướng nam theo kiến trúc nội công ngoại quốc với nhiều tòa ngang, dãy dọc gồm nhà tiền đường, ống muống, thượng điện, cổng tam quan và hành lang. Đáng chú ý là tòa tam bảo được dựng theo kiểu chữ công; nhà tiền đường có 3 gian, 2 chái với bộ khung bốn hàng cột tròn và kết cấu bộ vì thống nhất làm kiểu thượng cồng rường hạ kẻ. Ống muống nhà dọc nối tiền đường với thượng điện bằng những bộ vì kiểu thượng giường hạ kẻ và 4 hàng chân cột tròn dưới kê tảng đá xanh. Thượng điện làm theo lối kiến trúc tương đối giống tiền đường. Dù không còn tư liệu nào chính xác về lịch sử xây dựng, nhưng qua các hiện vật, đồ khí tự, tượng Phật và những trang trí nghệ thuật khác như: Chân tảng đá chạm 16 cánh sen ở hậu cung dễ nhận biết chùa được xây dựng khoảng từ thế kỷ XVII. Những dấu hiệu chùa được trùng tu tôn tạo lại nhiều lần vào thời Nguyễn được xác định dựa vào những kiến trúc và hiện vật là quả chuông "Bà Tề tự chung" đúc năm Gia Long thứ 12 (1813), chiếc khánh đồng, có chiều rộng 1,37m; chiều cao 1,09m, được ghi niên đại Minh Mệnh thứ 3 (1822). Là một di tích kiến trúc tôn giáo cổ và đẹp với quy mô vừa đủ, bố cục hài hòa, khép kín, giản dị mang đậm nét văn hóa cổ truyền thống, nét đặc biệt của chùa Bà Tề là ở số lượng tượng vô cùng phong phú, đa dạng, phong cách nghệ thuật điêu khắc điển hình của thời Lê và Nguyễn và sự giao thoa nghệ thuật điêu khắc với một số nước trong khu vực. Trong nội thất tòa tam bảo của chùa hiện còn bài trí 72 pho tượng đất nung, tượng gỗ sơn son thếp vàng, trong đó có rất nhiều bộ tượng như: Tượng Cửu Long, tượng Đức Ông; bộ tượng Thích Ca sơ sinh; bộ tượng Văn Phù, Phổ Hiền... Những pho tượng gỗ nghệ thuật điêu khắc thời Lê đáng chú ý hơn cả là 3 pho tượng tam thế;
  6. pho tượng A Di Đà, Quan Âm Nam Hải, tượng Thế Tôn và tượng Văn Phù ngồi trên lưng sư tử, Phổ Hiền ngồi trên lưng bạch tượng... trong đó, ba pho tượng tam thế được điêu khắc theo phong cách tượng Chăm pa với nhiều đường nét uốn lượn cầu kỳ, tinh xảo, sống động cùng sắc thái đặc biệt, đặt trên bệ tượng cũng thống nhất một phong cách. Chính những yếu tố nghệ thuật tiếp thu từ các nước láng giềng đã làm tăng thêm giá trị văn hóa, thẩm mỹ cho ngôi chùa này. Thanh Thủy
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2