Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
lượt xem 5
download
Bài viết Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam tập trung làm rõ vai trò của kế toán quản trị chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 471 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ, DOANH THU VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nguyễn Thị Nhinh – Vũ Quang Trọng Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Bài viết tập trung làm rõ vai trò của kế toán quản trị chi phí doanh thu và kết quả kinh doanh trong việc đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị cho chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tổng thuật tài liệu. Dữ liệu thu thập thông qua khảo sát tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam được sử dụng để kiểm định mô hình. Dựa trên kết quả nghiên cứu thực nghiệm, bài viết góp phần bổ sung các khuyến nghị, đề xuất nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí doanh thu và kết quả của nhà quản trị. Từ khóa: Doanh nghiệp xây dựng, kế toán quản trị, nhu cầu thông tin kế toán . FACTORS AFFECTING THE ABILITY TO MEET THE NEEDS OF MANAGEMENT ACCOUNTING INFORMATION FOR COST, REVENUE, AND PERFORMANCE IN THE CONSTRUCTION COMPANIES LISTED ON THE VIETNAM STOCK EXCHANGE Abstract The article focuses on clarifying the role of management accounting for costs, revenue and performance in meeting the information needs of managers. The research model of factors affecting the ability to meet the demand for management accounting information for costs, revenue and performance in enterprises is built on the basis on literature review. Data collected through surveys at construction companies listed on Vietnam's stock exchange is used to test the model. Based on empirical research results, the article contributes to additional recommendations and proposals to better meet the information needs of managers about management accounting for costs, revenue and performance. Keywords: Construction companies, Management accounting, Accounting information needs
- 472 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 1. Giới thiệu Kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (KTQT CP, DT và KQKD) là một bộ phận của KTQT nhằm thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kinh tế tài chính và phi tài chính ở cả thời điểm quá khứ và dự báo giúp cho nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động và ra quyết định. Khi môi trường kinh doanh xây dựng trở nên cạnh tranh hơn, để phát triển bền vững nhà quản trị cần phải hiểu được cách thức kinh doanh của chính DN để kiểm soát được các thông tin về CP, DT và KQKD trong doanh nghiệp (DN) làm cho doanh nghiệp xây dựng (DNXD) đạt được hiệu suất cao hơn về lợi nhuận, tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thị trường. Nhà quản trị cần hiểu được mối quan hệ giữa chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp và ghi nhận giá trị như thế nào. KTQT CP, DT và KQKD thể hiện vai trò cung cấp thông tin cho nhà quản trị liên quan đến các chi phí phát sinh, việc ước tính doanh thu và ghi nhận doanh thu nhằm phản ánh đúng kết quả trong DNXD được xây dựng phù hợp và trở thành công cụ quản trị quan trọng cho các quyết định của nhà quản trị trong DNXD. KTQT CP, DT và KQKD cung cấp cho nhà quản trị các chỉ số tài chính với các con số tỷ lệ cụ thể như giá trị chi phí phát sinh, doanh thu, lợi nhuận đạt được hay tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, là việc đo lường khách quan từ các dữ liệu trong quá khứ sẽ giúp cho nhà quản trị kiểm soát thông tin CP, DT và KQKD trong kỳ. KTQT CP, DT và KQKD cung cấp các thông tin dự báo, tương lai được thu thập đầy đủ theo từng kỳ, theo yêu cầu của nhà quản trị giúp họ ước tính được các thông tin có liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị. Xuất phát từ vai trò của KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD và thông tin đó phải được phát triển trên cơ sở nhu cầu thông tin của người quản lý trong doanh nghiệp. Mặt khác, trong quá trình thực hiện việc thu thập, ghi ghép và cung cấp thông tin, đưa ra các dự báo, có nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến công việc đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà quản trị các cấp trong một tổ chức. Dựa trên các nghiên cứu của Bernard Piercea, Tony O'Deab (2003), Orla Feeney (2007), Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman (2016), Carla Mendoza, Pierre- Laurent Bescos (2001), chất lượng tổng thể của thông tin là đầu vào quan trọng đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị, giúp họ quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị thông qua chức năng của kế toán quản trị. Sorin Briciu và cộng sự. (2013), Burns và Yazdifar (2001) cho rằng các kỹ thuật mới cần được xem xét và áp dụng để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của người dùng. Một số khác nhân tố cũng được nghiên cứu chỉ ra có ảnh hưởng đến công việc đáp ứng nhu cầu thông tin trong doanh nghiệp như: Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán quản trị (Orla Feeney, 2007), công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu ( Piercea, Tony O'Deab, 2003; Christofer Andersson và Lotta Mähönen, 2014), sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp (Sorin briciu và cộng sự, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tiếp cận dưới góc độ định tính và xem xét tác động của các yếu tố một cách riêng lẻ. Các nghiên cứu toàn diện về yếu tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT về chi
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 473 phí, doanh thu và kết quả trong các doanh nghiệp niêm yết xây dựng còn hạn chế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu là áp dụng phương pháp phân tích tương quan và hồi quy để đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT đến chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh (CP, DT và KQKD) – dữ liệu nghiên cứu được thu thập tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Cơ sở lý thuyết Nghiên cứu được xây dựng chủ yếu dựa trên lý thuyết dự phòng khi các nhà quản trị đang phải đối mặt với một môi trường thay đổi nhanh chóng và hệ thống thống tin họ cần phải thích nghi theo nhu cầu thông tin theo với sự thay đổi đó. Ứng dụng lý thuyết dự phòng trong nghiên cứu là hiểu được vai trò và tác động của các yếu tố khác nhau tới các nhà quản trị trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thông tin của họ sẽ giúp cho nhà quản trị phản ứng với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra, cho thấy sự thay đổi trọng tâm là thông tin phải đáp ứng là hữu ích, nhưng tìm cách hiểu các biến số dự phòng và xây dựng các mô hình giải thích có thể xác định mối quan hệ giữa người quản lý và thông tin để ra quyết định. Môi trường và loại chiến lược mà DN theo đuổi bao gồm các thông tin mà nhà quản trị cần về khối lượng dữ liệu, sự hữu ích của các thông tin tài chính so với thông tin phi tài chính, khối lượng thông tin lịch sử định hướng quá khứ so với thông tin hướng đến tương lai thể hiện qua chất lượng tổng thể thông tin mà kế toán cung cấp cho nhà quản trị, đồng thời nghiên cứu những ảnh hưởng của các yếu tố trong tổ chức như công nghệ, năng lực nhân viên kế toán, sự hữu ích về thông tin kế toán được cung cấp, cũng như sự phối hợp giữa các bộ phận sẽ tác động như thế nào tới đáp ứng thông tin cầu của nhà quản trị để từ đó giúp nhà quản trị xác định các phương pháp kế toán lựa chọn, công nghệ thông tin và dữ liệu kế toán hay các thông tin kế toán cần mang các đặc tính gì để đảm bảo chất lượng thông tin cung cấp. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng được yêu cầu thông tin tùy thuộc vào nhu cầu thông tin từ các nhà quản trị và giữa các cấp quản trị trong các DN khác nhau. Do đó, không thể xây dựng một mô hình cho khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT về CP, DT và KQKD có tính khuôn mẫu áp dụng cho tất cả các DN mà việc vận dụng tùy thuộc vào từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất và phù hợp với mục tiêu, nhu cầu của các cấp quản trị trong DN. Bên cạnh đó, lý thuyết quan hệ chi phí – lợi ích được ứng dụng vào nghiên cứu tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD như mức chi phí đầu tư cho việc áp dụng các kỹ thuật KTQT mới với lợi ích do việc mang lại từ sự hữu ích của các thông tin cung cấp từ việc ứng dụng các kỹ thuật này; hay mức chi phí đầu tư vào CNTT và cơ sở dữ liệu để có được lợi ích từ sự tích hợp thông tin từ các bộ phận. Với các DN quy mô nhỏ, nhu cầu thông tin quản trị đơn giản thì việc đầu tư cho việc ứng dụng các công cụ KTQT mới phức tạp sẽ không phù hợp, do những lợi ích mang lại có thể sẽ không phù hợp với chi phí bỏ ra. Phần lớn các DNXD thuộc đối tượng khảo sát của đề tài là các DN vừa và lớn. Các DNXD đã và đang ứng dụng các công nghệ xây dựng hiện đại tiên tiến nên nhu cầu thông tin từ nhà quản trị sẽ phức tạp hơn để ra quyết định. Chính vì vậy, việc đầu tư một khoản chi phí
- 474 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán tương thích cho việc ứng dụng các công cụ kỹ thuật KTQT mới, CNTT được tích hợp ở trình độ cao, đào tạo kỹ năng cho kế toán viên đáp ứng được việc đổi mới là việc chấp nhận được. 3. Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3.1. Giả thuyết nghiên cứu ➢ Chất lượng tổng thể của thông tin có tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD. Chất lượng tổng thể của thông tin là yếu tố đầu vào quan trọng tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị thông qua chức năng của KTQT (Bernard Piercea, Tony O’Deab, 2003, Orla Feeney,2007, Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman, 2016, Carla Mendoza, Pierre-Laurent Bescos, 2001). Các nghiên cứu đưa ra sự thay đổi mong muốn hơn từ nhà quản trị cho chất lượng tổng thể của thông tin là sự liên quan, tính chính xác, kịp thời, cập nhật, phạm vi thông tin rộng hơn và định dạng tốt hơn, dễ sử dụng hơn. Orla Feeney (2007) đề cập tới hệ thống chất lượng tổng thể thông tin cần cho nhu cầu của nhà quản trị: tính liên quan, tính tin cậy, tính kịp thời, tính linh hoạt và thích ứng, tính nhất quán, phạm vi của thông tin. Các yếu tố này đều đồng nhất với quan điểm của các nghiên cứu Van der Veeken and Wouters (2002), Mendoza and Bescos (2001), Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman (2016). Đồng thuận với các quan điểm trên, tác giả cho rằng thông tin KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh nên cần có những chất lượng tổng thể nhất định để có thể đạt được những lợi ích và hiệu quả nhất định cho nhà quản trị. Các thuộc tính này là các đặc điểm riêng biệt của thông tin khiến nó tác động ít nhiều đến sự hữu ích trong khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin cho việc quản lý của các cấp bộ phận trong doanh nghiệp. Giả thuyết 1 được xây dựng dựa trên quan điểm này. Giả thuyết H1: Chất lượng tổng thể của thông tin tác động thuận chiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD. ➢ Sự hữu ích của việc áp dụng kỹ thuật KTQT tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD Việc áp dụng các kỹ thuật KTQT CP, DT và KQKD phù hợp trong DN sẽ tác động đến khả năng đáp ứng tốt hay không nhu cầu thông tin từ nhà quản trị, vấn đề chỉ ra những kỹ thuật nào được sử dụng bởi kế toán viên và những thông tin nào được các nhà quản lý sử dụng. Orla Feeney (2007) và Bernard Piercea, Tony O’Deab (2003) đưa ra các kỹ thuật KTQT phù hợp với nhu cầu thông tin kiểm soát và ra quyết định của nhà quản trị. Kỹ thuật kiểm soát được đề cập tới như định mức chi phí, lập dự toán, ghi nhận doanh thu và kết quả, phân tích các thông tin thực hiện và kế hoạch. Kỹ thuật ra quyết định cho việc phân bổ chi phí, dòng tiền chiết khấu, phân tích lợi nhuận khách hàng, xây dựng các chỉ tiêu đo lường đánh giá kết quả ROI, ROA… Mặt khác, với môi trường cạnh tranh toàn cầu và nhu cầu thông tin càng tăng lên, nhà quản trị cũng nhận định các kỹ thuật mới cần được xem xét để đáp ứng các yêu cầu thay đổi của người dùng (Burns và Yazdifar,2001) như thẻ điểm cân bằng, kỹ thuật Benmarking, các thông tin phi tài chính, phương pháp chi phí ABC, chi phí
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 475 mục tiêu. Tuy nhiên, yếu tố kỹ thuật này được coi là hữu ích trong khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị khi nó phù hợp với mục tiêu được xây dựng một cách rõ ràng, giúp nhà quản trị tối ưu hóa chi phí hay loại bỏ các hoạt động không làm tăng giá trị cho DN (Sorin briciu và cộng sự, 2013). Giả thuyết H2: Sự hữu ích của việc áp dụng các kỹ thuật KTQT tác động thuận chiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh. ➢ Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên có tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD Orla Feeney (2007) đã đưa ra các kỹ năng, kiến thức quan trọng của kế toán viên để đáp ứng tốt việc cung cấp thông tin cho nhà quản trị. Những yếu tố này gồm có: đạo đức, trung thực, hiểu biết về doanh nghiệp và kinh doanh, kỹ năng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và phân tích, làm việc nhóm, bảo vệ quan điểm, có chuyên môn tài chính và có tính sáng tạo. Điều này có thể diễn giải rằng các kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên trong doanh nghiệp càng tốt thì việc đáp ứng nhu cầu thông tin cho nhà quản trị càng được thực hiện tốt hơn. Các chuyên gia cũng đồng thuận với các kỹ năng và năng lực của kế toán viên theo kết quả nghiên cứu đã được thực hiện bởi Orla Feeney (2007). Giả thuyết H3: Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên tác động thuận chiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD. ➢ Công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu có tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp có thể liên quan tới nhiều đơn vị tham gia, các giao dịch phức tạp, thông tin về chi phí, hay doanh thu cần được cập nhật kịp thời. Các số liệu liên quan phục vụ cho nhà quản trị đòi hỏi phải có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ. Các nhà quản trị cho rằng yếu tố cơ sở vật chất (gồm hệ thống máy tính, các phầm mềm quản lý và cơ sở dữ liệu thông tin) ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu thông tin của họ. Họ có thể sử dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin để để xử lý dữ liệu lớn một cách đồng thời từ nhiều bộ phận khác nhau. Piercea, Tony O’Deab (2003), Christofer Andersson and Lotta Mähönen (2014), Alina Almasan và cộng sự (2016) cho rằng những tiến bộ trong công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu có thể thiết kế hệ thống KTQT phù hợp hơn với vai trò của chúng và đáp ứng nhu cầu của các nhà quản trị, thay vì nhu cầu về báo cáo tài chính cho các đối tượng bên ngoài. Theo đó, công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu càng được coi trọng, trang bị đầy đủ, hiện đại thì việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD càng tốt. Giả thuyết H4 được xây dựng dựa trên quan điểm này. Giả thuyết H4: Công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu tác động thuận chiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD.
- 476 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán ➢ Sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN có tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD Việc tăng cường quy trình làm việc và phối hợp thông tin giữa các bộ phận sẽ hỗ trợ tích cực cho việc quản lý và kiểm soát nội bộ (Sorin Briciu và cộng sự, 2013). Nhu cầu thông tin được đáp ứng tốt hơn nếu các bộ phận được liên kết tốt với nhau, nguồn lực lao động được sử dụng hợp lý nhằm khai thác tối đa các yếu tố của quá trình xây dựng để đạt được mục tiêu đã định. Việc liên kết chặt chẽ, hỗ trợ và đồng thuận về mục tiêu hoạt động giữa các bộ phận, chức năng đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường hiệu quả công việc của chính mỗi bộ phận và tăng cường hiệu quả hoạt động chung của toàn công ty. Giả thuyết H5: Sự phối hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp tác động thuận chiều đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD 3.2. Mô hình nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong DN, cùng với kết quả phỏng vấn từ các chuyên gia trong DNXD niêm yết, mô hình nghiên cứu được đề xuất như sau: Hình 1: Mô hình nghiên cứu Kỹ năng, kiến thức và Công nghệ thông tin và năng lực của kế toán viên hệ thống cơ sở dữ liệu Nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD Sự hữu ích của việc áp Sự phối hợp giữa các bộ dụng kỹ thuật KTQT phận trong doanh nghiệp Chất lượng tổng thể của thông tin Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, đề xuất 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Thang đo nghiên cứu Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các nghiên cứu tiền nhiệm của các tác giả trên thế giới. Các thang đo được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với đặc điểm thực tế của các DNXD Việt Nam nói chung và dựa vào kết quả nghiên cứu định tính, phương pháp phỏng vấn sâu từ các chuyên gia. Biến chất lượng tổng thể của thông tin (CLTT) được đo lường thông qua 7 khía cạnh, gồm: Đáp ứng thông tin kịp thời; Đáp ứng thông tin chính xác; Đáp ứng thông tin linh hoạt; Đáp ứng thông tin liên quan/thích hợp; Đáp ứng thông tin trên phạm vi rộng; Đáp ứng thông tin với định dạng dễ hiểu và dễ sử dụng; Đáp ứng thông tin đảm bảo tính minh bạch (Orla Feeney, 2007). Mã biến được đặt ký hiệu từ CLTT1 đến CLTT7.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 477 Biến sự hữu ích (H.ICH) của việc áp dụng KTQT được đo lường bởi 4 khía cạnh: Phù hợp với mục tiêu của DN; Giảm hoặc tối ưu hóa chi phí; Kiểm soát và cải thiện các hoạt động, quy trình nội bộ; Loại bỏ các hoạt động không làm tăng giá trị cho DN (Orla Feeney, 2007). Mã biến được đặt ký hiệu từ H.ICH1 đến H.ICH4. Biến kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên (KTKN) đo lường với 6 khía cạnh: Có đạo đức nghề nghiệp; Có chuyên môn tài chính và KTQT; Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm; Có kỹ năng công nghệ thông tin; Có kiến thức về kinh doanh và doanh nghiệp; Có khả năng sáng tạo (Piercea, Tony O’Deab, 2003; Orla Feeney, 2007). Mã biến được ký hiệu từ KTKN1 đến KTKN6. Biến công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu (DLTT) đo lường bởi 4 khía cạnh: Hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật cho thông tin chi phí, doanh thu và kết quả kinh doanh; Hệ thống máy tính và mạng viễn thông phù hợp và ổn định; Phần mềm kế toán có thể kết nối, liên kết với các ứng dụng khác để nhập, truy xuất dữ liệu; Phần mềm kế toán có thể linh hoạt thay đổi và nâng cấp theo yêu cầu sử dụng và quản lý của DN (Piercea, Tony O’Deab, 2003; Christofer Andersson and Lotta Mähönen, 2014). Mã biến được đặt ký hiệu từ DLTT1 đến DLTT4. Biến sự phối hợp giữa các bộ phận (PHBP) trong doanh nghiệp được đo lường bởi 3 khía cạnh: Các bộ phận trong DN có sự liên kết chặt chẽ trong việc cung cấp và chia sẻ thông tin; Các bộ phận trong doanh nghiệp có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc; Các bộ phân trong doanh nghiệp đều đồng thuận về mục tiêu chung của doanh nghiệp (Sorin briciu và cộng sự, 2013). Mã biến được đặt ký hiệu từ PHBP1 đến PHBP3. Biến phụ thuộc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD (DUNCTT) được đo lường bởi 3 khía cạnh: Nhu cầu về thông tin cho định hướng hoạt động; Nhu cầu về thông tin kiểm soát và đánh giá; Nhu cầu về thông tin để chứng minh các quyết định quản trị (Orla Feeney, 2007). Mã biến được đặt ký hiệu lần lượt là NCĐH, NCKS, NCQD. 4.2. Thiết kế mẫu nghiên cứu Trên cơ sở khối lượng dữ liệu cần phải thu thập, đối tượng nghiên cứu tại các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Phiếu khảo sát được gửi bằng nhiều hình thức từ trực tiếp, gửi qua email và qua các công cụ truyền tin khác đến 43 DNXD niêm yết, với đối tượng khảo sát là nhà quản trị các cấp trong DN. Số phiếu gửi đi là 305 phiếu, số phiếu thu về là 192 phiếu (đạt tỷ lệ 63%), trong đó có 13 phiếu không đạt yêu cầu và đã bị loại, còn lại 179 phiếu khảo sát thích hợp được đánh số thứ tự, xem xét sàng lọc trước khi tiến hành nhập liệu vào phần mềm SPSS 20, sử dụng để đưa vào phân tích phục vụ kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 4.3. Phân tích dữ liệu Để kiểm định mô hình thang đo và đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu trong thực tế, cũng như phân tích tác động của các yếu tố đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
- 478 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Nam, nghiên cứu sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy với các bước sau: (i) Phân tích độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha; (ii) Phân tích nhân tố khám phá; (iii) Phân tích tương quan; (iv) Phân tích hồi quy. 5. Kết quả nghiên cứu 5.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo Sau khi thu thập dữ liệu, nghiên cứu đã phân tích độ tin cậy của các thang đo trong mô hình bằng hệ số Cronbach's alpha. Bảng 1: Bảng phân tích thang đo Scale Scale Corrected Cronbach's Cronbach’s Mean if Variance if Indicator Item-Total Alpha if Alpha Item Item Correlation Item Deleted Deleted Deleted CLTT1 25.76 9.835 .755 .865 CLTT2 25.58 10.121 .778 .863 CLTT3 25.83 9.983 .720 .870 CLTT 0.890 CLTT4 25.62 10.237 .721 .870 CLTT4 25.63 10.571 .669 .876 CLTT6 25.63 11.077 .534 .891 CLTT7 25.74 10.136 .633 .882 H.ICH1 12.77 3.720 .701 .865 H.ICH2 12.35 4.048 .581 .909 H.ICH 0.882 H.ICH3 12.52 3.554 .859 .805 H.ICH4 12.53 3.419 .854 .804 KTKN1 20.25 7.695 .576 .856 KTKN2 20.28 7.618 .696 .831 KTKN2 20.29 7.859 .639 .842 KTKN 0.862 KTKN4 19.90 8.113 .582 .852 KTKN5 19.96 7.874 .720 .829 KTKN6 19.99 7.522 .740 .824 DLTT1 11.77 2.506 .623 .648 DLTT2 11.85 2.428 .622 .646 DLTT 0.749 DLTT3 12.27 2.692 .446 .744 DLTT4 12.03 2.578 .496 .718 PHBP1 6.87 1.735 .504 .732 PHBP 0.742 PHBP2 7.16 1.676 .607 .612 PHBP3 7.20 1.633 .595 .624 NCKH 8.61 1.216 .535 .633 DUNCTT 0.716 NCKS 8.24 1.206 .517 .651 NCQĐ 8.30 .929 .574 .589 (Nguồn: Phân tích dữ liệu)
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 479 Như vậy, toàn bộ các biến trong mô hình qua dữ liệu được thu thập từ khảo sát chính thức đều có hệ số Cronbach Alpha lớn (đều lớn hơn 0,7), đạt từ 0,716 đến 0,890. Đồng thời, tất cả các biến quan sát cho các biến độc lập và phụ thuộc đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0,3 (thấp nhất 0,446). Điều này cho thấy các thang đo đạt tính tin cậy cần thiết. Qua kết quả phân tích ở trên, toàn bộ 24 quan sát cho 5 biến độc lập và 3 quan sát cho biến phụ thuộc trong mô hình phù hợp và đủ điều kiện cho các bước phân tích tiếp theo của nghiên cứu. 5.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ở phần trên, phân tích EFA được thực hiện với phương pháp trích hệ số là Component Analysis và phép xoay Varimax. Việc phân tích nhân tố trước tiên được tiến hành trên 24 biến quan sát của các biến độc lập ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả từ SPSS cho hệ số KMO bằng 0,5
- 480 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán Bảng 2: Phân tích tương quan Correlations CLTT H.ICH KTKN DLTT PHBP DUNCTT Pearson 1 .311** .383** .475** .467** .671** Correlation CLTT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 Pearson .311** 1 .645** .280** .300** .506** Correlation H.ICH Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 Pearson .383** .645** 1 .334** .342** .544** Correlation KTKN Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 Pearson .475** .280** .334** 1 .308** .483** Correlation DLTT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 Pearson .467** .300** .342** .308** 1 .471** Correlation PHBP Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 Pearson .671** .506** .544** .483** .471** 1 Correlation DUNCTT Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000 .000 N 179 179 179 179 179 179 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). (Nguồn: Phân tích dữ liệu) Phân tích hồi quy Sau khi phân tích tương quan tuyến tính giữa các biến, nghiên cứu thực hiện kiểm định hồi quy tuyến tính thông qua việc đưa các biến độc lập phù hợp vào kiểm định phương trình hồi quy tuyến tính. Dựa trên kết quả xử lý dữ liệu từ tệp dữ liệu khảo sát của tác giả thông qua SPSS, mô hình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mối quan hệ tuyến tính giản đơn giữa các biến như sau: DUNCTT = 0,385 + 0,400*CLTT + 0,119*H.ICH + 0,156*KTKN + 0,129*DLTT+ 0,092*PHBP Phương trình trên được đưa ra từ kết quả của hệ số các nhân tố tương ứng trong kết quả kiểm định phương trình hồi quy tuyến tính từ dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu như bảng dưới đây:
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 481 Bảng 3: Hệ số trong phương trình hồi quy tuyến tính Hệ số chưa chuẩn Hệ số chuẩn Collinearity hóa hóa Statistics Mô hình t Pvalue Sai số Tolerance VIF B Beta chuẩn (Constant) .385 .245 1.569 .119 CLTT .400 .057 .429 7.080 .000 .637 1.570 H.ICH .149 .050 .190 2.971 .003 .574 1.743 KTKN .156 .059 .174 2.629 .009 .534 1.874 DLTT .129 .054 .133 2.376 .019 .741 1.349 PHBP .092 .045 .113 2.023 .045 .742 1.348 Model Summaryb Model R R Square Adjusted R Std. Error of Durbin- Square the Estimate Watson 1 .772a .596 .584 .31882 1.947 ANOVAa Model Sum of df Mean F Sig. Squares Square Regression 25.941 5 5.188 51.044 .000b 1 Residual 17.584 173 .102 Total 43.526 178 (Nguồn: Phân tích số liệu) Kết quả cho thấy hệ số R2 (R Square) có giá trị là 0,596 cho thấy mô hình nghiên cứu với 5 biến độc lập giải thích được 59,6% sự biến thiên của biến phụ thuộc. Bảng ANOVA cho thấy trị số thống kê F được tính từ giá trị R Square của mô hình đầy đủ, giá trị Sig. (0,000) nhỏ hơn 0,05 cho thấy việc bác bỏ giả thuyết H0 - cho rằng tất cả các hệ số hồi quy bằng 0 (ngoại trừ hằng số), điều này có nghĩa là có ít nhất một biến độc lập nào đó có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Như vậy, mô hình hồi quy trên phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Bên cạnh đó, hệ số VIF (Variance Inflation Factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều có giá trị thấp và nhỏ hơn 2.2 (từ 1,348 đến 1,874), theo đó không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình. Đồng thời các giá trị Sig. của các hệ số của các nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,05. Theo đó, có thể kết luận toàn bộ 5 nhân tố đều có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. 6. Bàn luận kết quả nghiên cứu Như vậy, kết quả cho thấy yếu tố chất lượng tổng thể của thông tin có tác động lớn nhất đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết trên TTCK Việt Nam. Điều này có nghĩa khi các yếu tố của thông tin được đảm bảo sự
- 482 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán chính xác, kịp thời, linh hoạt hay có sự liên quan đến các bộ phận cung cấp thông tin thì sẽ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Bernard Piercea, Tony O’Deab (2003), Orla Feeney (2007) khi khẳng định chất lượng thông tin được đảm bảo có ý nghĩa rất lớn trong việc ra quyết định của nhà quản trị trước các tình huống kinh doanh. Yếu tố sự hữu ích của việc áp dụng kỹ thuật KTQT là yếu tố thức 2 tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các đơn vị khảo sát. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hữu ích của việc áp dụng kỹ thuật KTQT với việc phù hợp với mục tiêu của DN, tối ưu hóa chi phí, loại bỏ được các hoạt động không làm tăng giá trị thể hiện ở việc áp dụng các kỹ thuật KTQT hiện đại, hợp lý hơn thì sẽ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD sẽ tốt hơn với việc thực hiện các kỹ thuật KTQT truyền thống. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của Orla Feeney (2007) đã chỉ ra yếu tố này có ý nghĩa nhiều trong việc kiểm soát các thông tin cho nhà quản trị, với các kỹ thuật mới, các thông tin CP, DT và KQKD có thể dược phân tích, bóc tách cụ thể và rõ ràng hơn, đánh giá được sự khác biệt với những kỹ thuật đang áp dụng hiện tại. Kiến thức, kỹ năng và năng lực của kế toán viên là yếu tố thứ 3 tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD. Nhiều nghiên cứu đều cho thấy yếu tố kỹ năng, kiến thức của nhân viên kế toán tương thích với mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD theo hướng nhân viên kế toán có đạo đức nghề nghiệp, có hiểu biết về đặc thù DN, khả năng làm việc nhóm hay kiến thức chuyên môn tài chính, cùng sự sáng tạo sẽ làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong DNXD niêm yết. Tiếp theo là yếu tố cơ sở dữ liệu và công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD tại các DNXD niêm yết. Kết quả đồng nhất với các nghiên cứu Piercea, Tony O’Deab (2003); Christofer Andersson and Lotta Mähönen (2014) cho rằng yếu tố cơ sở dữ liệu và CNTT tương thích với việc đáp đáp ứng nhu cầu thông tin càng cao khi có hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật cho thông tin CP, DT và KQKD hay phần mềm kế toán linh hoạt thay đổi và nâng cấp theo yêu cầu sử dụng và quản lý của DN. Việc có được một hệ thống CNTT và cơ sở dữ liệu đảm bảo sẽ giúp nhà quản trị kiểm soát tốt nguồn thông tin mà họ thu thập, tích hợp với các thông tin quản lý để đưa ra quyết định kịp thời. Yếu tố thứ 5 là sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN có ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong các DNXD niêm yết. Kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN tương thích với khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin sẽ càng hiệu quả hơn khi các bộ phận có sự liên kết chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin và chia sẻ thông tin, có sự hỗ trợ lẫn nhau trong công việc hay có sự đồng thuận về mục tiêu chung của DN. Yếu tố này tác động thuận lợi đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin và sẽ tác động lớn đến việc ra quyết định của nhà quản trị trong doanh nghiệp hiệu quả hơn. Như vậy, có thể kết luận rằng các giả thuyết nghiên cứu đã đưa ra đều được chấp nhận một cách có ý nghĩa thống kê từ dữ liệu khảo sát.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 483 7. Kết luận và khuyến nghị Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tác động của các yếu tố tới việc đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD của nhà quản trị trong DNXD niêm yết. Để có thể tiếp nhận các thông tin về KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD niêm yết, đòi hỏi cần có sự đánh giá từ nhiều khía cạnh: Đối với nhà quản trị DN: Các nhà quản trị trong DN cần nhận thức về vai trò của thông tin KTQT, đặc biệt là thông tin về CP, DT và KQKD. Đồng thời, nhà quản trị cần cần có sự tham gia chủ động, đề xuất nhu cầu thông tin của cấp quản lý mình đến bộ phận kế toán trong quá trình kết nối giữa chức năng kế toán và quản trị trong DN; đảm bảo nhà quản trị cần thông tin, KTQT đáp ứng phù hợp trong điều kiện chế độ kế toán hiện tại của DN. Nhà quản trị cũng luôn là yếu tố lãnh đạo để có thể hỗ trợ KTQT ứng dụng các phương pháp kỹ thuật mới, liên kết sự phối hợp của các bộ phận và tạo điều kiện ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 cho công tác kế toán. Bên cạnh đó, có rất nhiều nghiệp vụ đặc thù về DNXD đòi hỏi nhà quản trị hỗ trợ thường xuyên tổ chức tập huấn, học tập, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao trình độ đội ngũ kế toán nhằm đáp ứng được các quy định pháp luật và sự thay đổi các quy định của kế toán hiện hành và đặc trưng của ngành nghề xây dựng. Đối với kế toán viên thực hiện KTQT: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy yếu tố “Kỹ năng, kiến thức và năng lực của kế toán viên” với hệ số Beta = 0.174 là yếu tố tác động khá lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD, cho thấy nhà quản trị đánh giá cao các khả năng mà kế toán viên cần đáp ứng cho công việc kế toán để tăng khả năng hiểu biết và đáp ứng nhu cầu thông tin. Kế toán viên quản trị nên có sự kết hợp của chuyên môn về kế toán và tài chính, hiểu biết về kinh doanh, các kỹ năng phân tích và kinh nghiệm trong DN có nghĩa là có sự thực tế và bám sát vào hoạt động của DN. Họ cũng phải hiểu biết được môi trường kinh tế để đánh giá thông tin dựa trên sự liên quan của môi trường đến tổ chức của họ. Mặt khác, KTQT ngày nay đóng vai trò tham mưu, hỗ trợ cho nhà quản trị nên kế toán viên phải thực sự có trình độ và năng lực chuyên sâu. Do đó, các kế toán viên nên theo đuổi sự đào tạo dài hạn và phát triển chuyên môn liên tục, có sự nhận thức cao về KTQT để áp dụng các giải pháp được thực nghiệm và khách quan cho công tác kế toán. Việc kế toán viên thực hiện KTQT nâng cao được chuyên môn và nhận thức sự cần thiết về nội dung thực hiện KTQT cũng như các phương pháp kỹ thuật áp dụng KTQT là điều cần thiết để đảm bảo được “chất lượng tổng thể của thông tin kế toán” và tăng cường “sự hữu ích của việc áp dụng kỹ thuật KTQT”. Đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin: Với hệ số Beta = 0.133 cho thấy yếu tố “Công nghệ thông tin và hệ thống cơ sở dữ liệu” có tác động khá lớn đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT CP, DT và KQKD trong DNXD niêm yết. Với cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay, các DNXD niêm yết nên tiến tới ứng dụng công nghệ số trong việc thực hiện các công việc quản lý trong đó có việc nâng cao công cụ hỗ trợ kế toán viên thực hiện KTQT trong thu thập, ghi chép và cung cấp, cũng như phân tích thông tin CP, DT và KQKD, đảm bảo hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ và cập nhật, đáp ứng nhu cầu cao hơn từ nhà quản trị.
- 484 ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán DNXD niêm yết nên tiến tới áp dụng các phần mềm kế toán có sự tích hợp với phần mềm của các bộ phận quản lý khác (nhân sự, kỹ thuật..) để đảm bảo được sự phối hợp với các bộ phận khác trong doanh nghiệp. Phần mềm vừa đảm bảo được sự linh hoạt, vừa thích hợp với đặc thù xây dựng và vừa đảm bảo sự liên kết chặt chẽ với các ứng dụng khác để nhập, xuất dữ liệu và trong việc kiểm soát và cung cấp, chia sẻ thông tin với các bộ phận để các thông tin cung cấp có phạm vi liên quan nhiều hơn và nhanh chóng hơn. Đồng thời, phần mềm tích hợp nên cần có sự ổn định của hệ thống máy tính và mạng viễn thông để làm việc tích hợp trong chế độ online giữa các bộ phận. Đối với sự phối hợp giữa các bộ phận trong DN: Đây cũng là yếu tố khẳng định có sự tác động đến khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị về CP, DT và KQKD với hệ số Beta = 0.113 trong mô hình kiểm định phần trên. Chính vì vậy, nhà quản trị các cấp cần đảm bảo các bộ phận trong DN có sự liên kết chặt chẽ trong việc cung cấp, chia sẻ thông tin, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc và có sự đồng thuận về mục tiêu chung của doanh nghiệp, nhằm kiểm soát tốt nhất các chi phí phát sinh, doanh thu được thực hiện và kết quả kinh doanh xác định, hỗ trợ cho việc ra quyết định của nhà quản trị các cấp trong DN. Tài liệu tham khảo Alina almasanet al(2016), Management accounting information from the perspective of managers: the case of Poland and Romania, Zeszyty Teoretyczne Rachunkowości tom 90 (146), 2016, s. 41 – 64. Bernard Piercea, Tony O’Deab (2003), Management accounting information and the needs of managers Perceptions of managers and accountants compared, The British Accounting Review 35 (2003) 257–290. Belkaoui, A., 1980. Conceptual foundations of management accounting. Don Mills Ontario: Addison-Wessley Publishing Company. Burns, J. and H. Yazdifar, 2001. ‘Tricks or Treats’. Financial Management. March, pp. 33- 35. Bruns Jr., W., and S. McKinnon (1993), Information and managers: A field study. Journal of Management Accounting Research (5): 84-108. Carla Mendoza (2001), An explanatory model of managers’ information needs: implications for management accounting, The European Accounting Review 2001, 10:2, 257–289. Christofer Andersson and Lotta Mähönen (2014), Managerial use of accounting information, Master thesis - Spring 2014. Drury, C., 2004. Management and Cost Accounting. 6th edition, London: International Thomson Business Press. Emmanuel, C., D. Otley and K. Merchant, 1991. Accounting for Management Control. London: Chapman & Hall.
- ICYREB 2021 | Chủ đề 3: Tài chính - Ngân hàng - Kế toán 485 Hopper, T. A., 1980. ‘Role conflicts of management accountants and their position within organisational structures’. Accounting Organisations and Society, Vol. 5, No.4, pp. 401-411. Naser B. Ghanem, Suzana Sulaiman (2016), Management accounting system, information quality and organizational performance: Evidence from Libya, Asia-Pacific Management Accounting Journal, Volume 11 Issue 2. Lehtonen, T.W (2001), Performance measurement in construction logistics, International Journal of Production Economics, 69(1):107-116. Simon, H. A., 1960. The New Science of Management Decisions. New York: Harper & Row. Simon, H. A., H. Guetzkow, G. Kozmetsky and G. Tyndall, 1954. Centralisation vs. Decentralisation in the Controller’s Department. New York: Contollership Foundation. Sorin BRICIU (2013), The impact of accounting information on managerial decisions – Empirical study conducted in the hospitality industry entities in Romania,Theoretical and Applied Economics Volume XX (2013), No. 9(586), pp. 27-38 . Stede, W. V. D. (2011), "Management accounting research in the wake of the crisis: some reflections", European Accounting Review, 20(4), 605-623. 14. Orla Feeney (2007), Management Perspectives on the Role of the Management Accountant as an Information Provider, A dissertation submitted to Dublin City University Business School. Otley, D., J. Broadbent and A. Berry, 1995. ‘Research in Management Control: An Overview of its Development’. British Journal of Management, December, Special Issue S31- S44. Pham Hoai Nam (2019), Hoan thien cong tac ke toan doanh thu, chi phi, và xac dinh ket qua kinh doanh trong cac doanh nghiep che bien thuc an chan nuoi mien Bac, PhD thesis of Academy of Finance. Van der Veeken, H. and J. F. Wouters, 2002. ‘Using accounting information systems by operations managers in a project company’. Management Accounting Research, No. 13, pp. 345-370.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
6 p | 131 | 16
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường
8 p | 95 | 9
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
14 p | 102 | 9
-
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vận dụng phương pháp kế toán ABC: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 71 | 7
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính sách của học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi
7 p | 13 | 6
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lập báo cáo tích hợp
25 p | 16 | 5
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam
13 p | 25 | 4
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tỉnh Tiền Giang
12 p | 84 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam
6 p | 79 | 4
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ vay ngân hàng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán
6 p | 69 | 4
-
So sánh các phương pháp phân tích và kiểm định yếu tố ảnh hưởng đến khả năng vỡ nợ trong tín dụng khách hàng cá nhân: Trường hợp của ngân hàng hợp tác (CO-OP BANK)
17 p | 54 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Long An
4 p | 57 | 3
-
Nghiên сứu сáс yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng сủа kháсh hàng khi sử dụng dịсh vụ intеrnеt bаnking сủа ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (Vpbank)
12 p | 30 | 3
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006 – 2013
6 p | 140 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đạt chứng nhận tiêu chuẩn môi trường (ESC) của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
12 p | 80 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trồng lúa ở thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng
15 p | 54 | 2
-
Yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nông nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
6 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn