Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường
lượt xem 9
download
Bài viết Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công nghệ Tp Hồ Chí Minh sau khi ra trường
- NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TÌM VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH SAU KHI RA TRƯỜNG Lê Thu Huyền, Võ Thị Huỳnh Như, Nguyễn Kiều My, Lê Thị Thúy Hằng và Ngô Thúy Liễu Khoa Tài chính – Thương mại, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) GVHD: ThS. Ngô Ngọc Nguyên Thảo TÓM TẮT Trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, Internet dần trở thành khái niệm quen thuộc đối với thế giới. Cùng với đó là sự xuất hiện của MXH với những tính năng đa dạng đã kéo theo sự gia tăng ngày càng đông đảo của các thành viên, đặc biệt là MXH Facebook ở một khía cạnh nào đó đã thay đổi thói quen, tư duy, lối sống của một bộ phận sinh viên hiện nay vì đây là nguồn nhân lực trẻ dễ tiếp nhận tiến độ khoa học, nhanh nhạy với các phương tiện thông tin truyền thông. Nghiên cứu này xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng mạng xã hội Facebook tại Việt Nam. Các yếu tố này bao gồm: nhu cầu, thói quen, nhận thức của bản thân, môi trường, chức năng, hành vi sử dụng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 425 sinh viên sử dụng Facebook tại các trường đại học Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) Từ khóa: việc làm, sinh viên, kế toán, kết quả học tập, nhà tuyển dụng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Mỗi quốc gia đều muốn hướng đến mục tiêu có một nền xã hội ổn định, kinh tế phát triển. Để đạt được mục tiêu đó thì trước hết cần quan tâm tới việc ổn định công ăn việc làm cho người dân nói chung và sinh viên đã tốt nghiệp nói riêng. Bởi vì, họ chính là nguồn nhân lực quan trong có khả năng giúp phát triển nền kinh tế - xã hội. Nhưng nguồn nhân lực này đã và đang bị lãng phí ở một mức độ nào đó và nó đã trở thành một vấn đề nổi cộm khiến nhà trường, gia đình và xã hội trăn trở. Sau khi tốt nghiệp ra trường, sinh viên luôn mong muốn tìm được công việc phù hợp với chuyên môn được đào tạo và có mức thu nhập ổn định. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2021 tỷ lệ thất nghiệp của sinh viên khối kinh tế là 7.7%. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sinh viên kinh tế nói chung và kế toán nói riêng không tìm được việc làm do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân khách quan và chủ quan như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp giảm do tình hình dịch bệnh, nhu cầu về kế toán giảm doanh nghiệp có xu hướng sử dụng các dịch vụ kế toán,.... Bên cạnh đó, vấn đề tìm việc làm còn phụ thuộc vào phẩm chất, năng lực, trình độ, kỹ năng, khả năng tiếp thu các quy định về kế toán mới của sinh viên sau khi tốt nghiệp. Từ những vấn đề nêu trên, nhóm tác giả đã quyết định 2148
- phân tích đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh sau khi ra trường”. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Theo Bratberg and Nilsen (1998) giới tính có sự ảnh hưởng nhất định đến khả năng có việc làm, cụ thể là nữ có thời gian tìm kiếm ngắn hơn, tiền lương thấp hơn và thời gian gắn bó với công việc lâu hơn so với nam giới. Ở Việt Nam, nghiên cứu của Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thuỳ Ngân (2010) cho thấy xác suất được tuyển dụng của nam thấp hơn nữ. Theo Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016), kết quả học tập càng cao, điểm tốt nghiệp càng cao thì xác suất có việc làm sau khi ra trường của sinh viên càng cao. Bên cạnh đó, xếp loại tốt nghiệp có tác động tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Phan Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng (2016) cũng khẳng định có sự liên kết chặt chẽ giữa việc có việc làm đúng chuyên ngành của cử nhân Kinh doanh Quốc tế với kết quả tốt nghiệp. Cụ thể là, sinh viên có kết quả tốt nghiệp giỏi và xuất sắc dễ có việc làm hơn sinh viên khá và trung bình. Nghiên cứu của Pandey và cộng sự (2014) cũng cho thấy việc thành thạo ngôn ngữ khác, đặc biệt là tiếng anh có thể giúp ứng viên để lại ấn tượng ban đầu tốt, có cơ hội cạnh tranh cao hơn. Trình độ ngoại ngữ có tác động tích cực đến việc có việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016). Nghiên cứu của Nguyễn Thị Khánh Trinh (2016) cũng chỉ rõ điểm Anh văn càng cao thì xác suất có việc sau khi ra trường của sinh viên càng cao. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm ảnh hưởng không hề nhỏ tới khả năng tìm việc làm. Nhiều nhà nghiên cứu khoa học về kỹ năng cho rằng, để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%. Theo Kantane và cộng sự (2015) kỹ năng chuyên môn, kiến thức, khả năng lập kế hoạch là các yếu tố quan trọng trong nhu cầu của nhà tuyển dụng. Kiến thức chuyên môn là một trong những yếu tố tác động tích cực đến việc tìm được việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2016). Theo Nguyễn Thị Hóa và cộng sự (2014) kiến thức ảnh hưởng tỷ lệ thuận với nhu cầu tuyển dụng. Theo Nguyễn Thị Thanh Vân (2016), yếu tố kỹ năng mềm là một trong những yếu tố tác động tích cực đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường. Mặt khác, việc tham gia các khóa học kỹ năng mềm thì xác suất có việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ cao hơn những sinh viên khác (Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016). Theo Majid và cộng sự (2012) kỹ năng mềm phù hợp đóng một vai trò quan trọng trong thành công của sự nghiệp cũng như trong các tương tác xã hội trong xã hội, với năm kỹ năng mềm quan trọng hàng đầu là: làm việc nhóm và hợp tác, ra quyết định, giải quyết vấn đề, quản lý thời gian và kỹ năng tư duy phản biện. Bên cạnh đó, sinh viên tốt nghiệp cần phải có các kỹ năng mềm khác như lãnh đạo, giao tiếp, tư duy phân tích... để có thể đảm bảo tìm được việc làm (Hossain và cộng sự, 2018). 2149
- Theo Phạm Huy Cường (2014), quan hệ xã hội là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến việc tìm việc làm của sinh viên tốt nghiệp với kết quả có đến 63,4% các thông tin việc làm hữu ích đến với các ứng viên thông qua các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, Lưu Tiến Thuận (2005) đã cung cấp bằng chứng cho thấy sinh viên sau khi tốt nghiệp tìm việcchủ yếu là do người quen giới thiệu. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng. Trong đó, phương pháp nghiên cứu định tính là phương pháp phỏng vấn bằng cách thảo luận trực tiếp với chuyên gia có trình độ và kinh nghiệm. Kết quả khám phá các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng MXH Facebook của sinh viên được kiểm tra bằng phương pháp thống kê. Đối với phương pháp nghiên cứu định lượng, được tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu điều tra bảng câu hỏi và xử lý bằng phần mềm SPSS để phân tích dữ liệu bằng các kỹ thuật: Phân tích mô tả, kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính. Trong phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu sẽ phụ thuộc vào số lượng biến quan sát được đưa vào phân tích. Theo Hair và cộng sự (1998) cho rằng kích thước mẫu tối thiểu phải là 50 và tỷ lệ quan sát là 5:1 nghĩa là mỗi biến đo lường cần có tối thiểu 5 quan sát. Mô hình nghiên cứu của đề tài có 23 biến đo lường. Do đó, cỡ mẫu cho đề tài nghiên cứu cần phải có tối thiểu là 115 mẫu. Theo đó, để đảm bảo đủ số quan sát có tính đại diện cho nghiên cứu nên cỡ mẫu dự kiến của đề tài nghiên cứu là 150. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, loại bỏ các phiếu khảo sát không đạt yêu cầu thì có 125 phiếu khảo sát hợp lệ, đáp ứng yêu cầu về mẫu nghiên cứu. Các yếu tố cũng như bảng hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu khác nhau trong thời gian qua. Thang đo trong nghiên cứu là thang đo Likert 5 điểm từ mức Không đồng ý đến "Hoàn toàn đồng ý". 3.2 Mô hình nghiên cứu Căn cứ vào các lý thuyết nền, tổng quan các công trình nghiên cứu trước, nghiên cứu chuyên gia, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu như Hình 1 2150
- Phương trình hồi quy: KNTV = β1*GT + β2*XL + β3NN+ β4*KN + β5*QH + ε Trong đó: KNTV: Biến phụ thuộc mô tả khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh sau khi ra trường. GT: Giới tính, XL: Xếp loại tốt nghiệp, NN: Trình độ ngoại ngữ, KN: Kỹ năng, QH: Quan hệ xã hội β1, β2, β3, β4, β5: là các hệ số hồi quy. ε: Sai số ngẫu nhiên 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha Kết quả kiểm định Cronbach’s Anpha về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán sau khi ra trường (Bảng1). Ta thấy, hệ số Cronbach’s Alpha của 5 nhân tố trong mô hình nghiên cứu đều > 0.6, chứng tỏ thang đo lường tốt. Đồng thời, các biến quân sát được giữ lại đo đều có hệ số tương quan biến - tổng lớn hơn 0.3 (tiêu chuẩn cho phép). Vì vậy, các thang đo và biến được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. Bảng 1: Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Số biến Cronbach’s STT Thang đo quan sát Anpha 1 Giới tính (GT) 3 0.735 2151
- 2 Xếp loại tốt nghiệp (XL) 3 0.846 3 Trình độ ngoại ngữ (NN) 3 0.901 4 Kỹ năng (KN) 5 0.918 5 Quan hệ xã hội (QH) 4 0.807 6 Khả năng tìm việc (KNTV) 3 0.908 (Nguồn: Nhóm tác giả phân tích tổng hợp bằng SPSS 20.0) 4.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA Đối với biến độc lập Sau khi chạy fixed number of factors cho thấy phương sai trích là 76.052% > 50% đạt yêu cầu. Với phương pháp rút trích Principal components và phép quay Varimax, có 5 yếu tố được rút trích ra từ biến quan sát. Điều này chứng minh cho chúng ta thấy 8 yếu tố rút trích ra thể hiện khả năng giải thích được 76.052% sự thay đổi của biến phụ thuộc trong tổng thể. Đối với biến phụ thuộc Kết quả kiểm định Barlett (Bảng 2) cho thấy gữa các biến trong tổng thể có mối tương quan với nhau (Sig= 0.00 < 0.05). Đồng thời, hệ số KMO = 0.752 > 0.5, chứng tỏ phân tích nhân tố để nhóm các biến lại với nhau là thích hợp và dữ liệu phù hợp cho việc phân tích nhân tố. Mặt khác, kết quả phân tích (Bảng 2) cho thấy, các nhân tố đều có giá trị Eigenvalues > 1. Với phương pháp rút trích Principal components với phép quay Varimax, có 5 nhân tố được rút trích ra từ biến quan sát. Phương sai trích là 87.493% > 50% là đạt yêu cầu. Bảng 2: Hệ số KMO và kiểm định Barlett các biến phụ thuộc Kiểm tra KMO and Bartlett's Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) 0.752 Giá trị Chi-Square 853.595 Mô hình kiểm tra của Bartlett's Df 3 Sig. (giá trị P – value) .000 2152
- (Nguồn: Nhóm tác giả phân tích tổng hợp bằng SPSS 20.0) 4.3 Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính đa biến Kết quả phân tích (Bảng 2) cho thấy, số liệu khi xét tstat và ta/2 của các biến đo lường tin cậy, thì các biến độc lập đều đạt yêu cầu và các giá trị Sig. Thể hiện độ tin cậy khá cao, đều < 0.5. Do vậy đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập. Ngoài ra, hệ số VIF của các hệ số Beta đều nhỏ hơn 10 và hệ số Tolerance đều > 0.5, cho thấy không cố hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị hệ số tương quan là 0.903 > 0.5, do vậy, đây là mô hình thích hợp để sử dụng đánh giá mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Ngoài ra, giá trị hệ số R2 là 0.885, nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng phù hợp với dữ liệu 88.5%. Nói cách khác, 88.5% khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán sau khi ra trường là do mô hình hồi quy giải thích. Các phần còn lại là do sai số và các nhân tố khác. Điểm khác biệt này cũng có thể được giải thích do mô hình nghiên cứu không tập trung vào những giá trị và đặc điểm cá nhân của khách hàng như tâm lý, tính cách... Vì vậy, các giá trị biến quan sát trong nghiên cứu chỉ có thể giải thích cho 88.5% khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán. Phương trình hồi quy: KNTV = 0.283 * KN + 0.282*NN + 0.239*XL + 0.223*QH + 0.195*GT Bảng 3: Thông số thống kê mô hình hồi quy Hệ số chưa Hệ số Thống kê đa cộng tuyến Mô hình chuẩn hóa chuẩn hóa t Sig. B Sai số Beta Hệ số Hệ số VIF chuẩn Tolerance (Constant) -1.461 .130 -11.262 .000 GT .202 .026 .195 7.808 .000 .614 .356 XL .280 .030 .239 9.247 .000 .649 .412 NN .272 .026 .282 10.370 .000 .725 .452 KN .394 .035 .283 11.097 .000 .671 .477 QH .248 .029 .223 8.710 .000 .654 .392 (Nguồn: Nhóm tác giả phân tích tổng hợp bằng SPSS 20.0) 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định lượng về các các nhân tố ảnh hưởng khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh sau khi ra trường, có thể rút ra một số kết luận như sau: Phương trình hồi quy tuyến tính được trích theo hệ số Beta chuẩn hóa cho thấy, có 5 nhân tố tác động đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán trường Đại học Công Nghệ TP Hồ Chí Minh sau khi ra trường gồm: Giới tính, Xếp loại tốt nghiệp, Trình độ ngoại ngữ, Kỹ năng, Quan hệ xã hội. Trong đó, nhân tố Kỹ năng có 2153
- ảnh hưởng lớn nhất, tác động mạnh nhất đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán. Tiếp đến là các yếu tố: Trình độ ngoại ngữ, Xếp loại tốt nghiệp, Quan hệ xã hội. Nhân tố Giới tính có ảnh hưởng ít nhất, tác động yếu nhất đến khả năng tìm việc làm của sinh viên kế toán. 5.2 Kiến nghị Từ các kết luận được rút ra từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số các giải pháp nhằm nhằm nâng cao khả năng tìm được việc làm của sinh viên kế toán sau khi ra trường . Đối với Nhà trường Nhà trường cần có một chương trình đào tạo phù hợp, các môn học phải phù hợp bám sát thực tiễn với ngành nghề đào tạo và cung cấp các kiến thức về nghiệp vụ mà doanh nghiệp cần. Bên cạnh đó, Nhà trường cần có các giải pháp để nâng cao chất lượng, đổi mới hình thức đào tạo bám sát thực tế hơn. Đẩy mạnh việc đi tham quan thực tế và thực hành nghiệp vụ chuyên môn tại doanh nghiệp, tăng cường thời gian kiến tập và thực tập tại doanh nghiệp. Song song đó, Nhà trường cần tăng cường sự kết nối giữa nhà trường với doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra, tạo điều kiện cho sinh viên có nhiều cơ hội để giao lưu, làm việc với các doanh nghiệp. Đồng thời, phối hợp giữa các ngành, tổ chức giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Nhà trường cũng cần thường xuyên tổ chức những buổi hội thảo, ngoại khóa, các câu lạc bộ để cho sinh viên có thể nâng cao kỹ năng mềm về giao tiếp, xử lý tình huống, ngoại ngữ, tin học, khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học..... Đối với nhà tuyển dụng Cần thường xuyên tham vấn, kết nối với Nhà trường trong khâu tuyển dụng và đào tạo, phối hợp với Nhà trường xây dựng các chương trình đào tạo đảm bảo vừa phù hợp với thực tiễn nhu cầu việc làm vừa phù hợp với các qui định của nhà nước. Nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp cũng cần tích cực hỗ trợ cho học sinh, sinh viên tiếp cận được với người thật, công việc thật tại đơn vị. Đối với bản thân sinh viên Cần có định hướng nghề nghiệp cho bản thân, không ngừng trau dồi, học hỏi để tiếp thu kiến thức mới, nắm vững chuyên môn ngành nghề. Sinh viên cần rèn luyện thái độ học tập và làm việc, tham gia tích cực các hoạt động rèn luyện kỹ năng trong các hoạt động của nhà trường và bên ngoài xã hội. Đồng thời tìm hiểu và tích cực tham gia các khóa học rèn luyện kỹ năng mềm, các hoạt động ngoại khóa để phát triển kỹ năng mềm cho bản thân. Sau cùng là hãy tự học hoặc tham gia một khóa học ngoại ngữ để nâng cao trình độ và bổ sung thêm cho mình một ưu thế khi phỏng vấn xin việc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 2154
- 1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng Đức. 2. Nguyễn Thị Khánh Trinh, 2016. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng có việc làm của sinh viên Đại học Ngoại thương sau khi tốt nghiệp, Tạp chí Kinh tế đối ngoại (số 84), Đại học Ngoại thương. 3. Phan Thị Ngọc Khuyên và Nguyễn Huy Hoàng, 2016. Hiện trạng việc làm và các nhân tố kỹ năng cần thiết cho việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên ngành Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Thị Thanh Vân, 2016. Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng có việc làm của sinh viên mới ra trường thuộc Khoa kinh tế - Luật - Đại học mở TP. HCM. 5. Võ Văn Tài và Đào Thị Huyền, 2016. Phân tích thống kê tỉ lệ có việc làm của sinh viên Khoa Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Cần Thơ. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. Số 44, trang: 56-61 6. Lê Phan Hồng Châu và Phạm Thùy Ngân, 2010. Nâng cao cơ hội việc làm qua sàn giao dịch việc làm Đà Nẵng. Hội thảo Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7, 2010. 7. Lưu Tiến Thuận, 2005. Thực trạng của sinh viên đối với việc làm sau khi tốt nghiệp. Đề tài NCKH cấp Trường. Đại học Cần Thơ. Thành phố Cần Thơ. 8. Phạm Huy Cường, 2014. Mạng lưới quan hệ xã hội với việc làm của sinh viên tốt nghiệp. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 4: 44-53.. Tiếng Anh 1. Hair, J. F., Anderson, R. E., Babin, B. J., & Black, W. C. (2010). Multivariate data analysis: A global perspective (Vol. 7). Upper Saddle River. NJ: Pearson. 2. Hossain, M. I., Yagamaran, K. S. A., Afrin, T., Limon, N., Nasiruzzaman, M., & Karim, A. M. (2018). 3. Kantane, I., Sloka, B., Buligina, I., Tora, G., Busevica, R., Buligina, A., Dzelme, J., Tora, P. (2015). Expectations by Employers on Skills, Knowledge and Attitudes of Employees, European Intergration Studies, No 9/2015, pages 224 - 234 4. Majid, S., Liming, S., Tong, S., Raihana, S. (2012). Importance of Soft Skills for Education and Career Success, International Journal for Cross-Disciplinary Subjects in Education (IJCDSE), Special Issue Volume 2 Issue 2. 5. Pandey, M. and Pandey, P. K. (2014). Better English for Better Employment Opportunities, International Journal of Multidisciplinary Approach and Studies, Vol 01, pages 93 - 100 6. Bratberg, E. and Nilsen, O.A., (1998). Trasitions from school to work: Search time and job duration. IZA Discussion Paper. 27 pages. 2155
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh huởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Huế
9 p | 247 | 30
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trên báo cáo tài chính - Áp dụng trường hợp chuẩn mực doanh thu tại các doanh nghiệp dịch vụ TP.HCM
13 p | 18 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nợ vay ngắn hạn của ngân hàng
9 p | 141 | 7
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến danh tiếng của ngân hàng thương mại
7 p | 42 | 7
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng nhà ở của hộ gia đình tại thành phố Cần Thơ
3 p | 120 | 6
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
6 p | 42 | 4
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam
7 p | 9 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví MOMO của khách hàng tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 25 | 3
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kiểm toán nội bộ tại các doanh nghiệp thương mại dược phẩm tại Việt Nam
5 p | 7 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia bảo hiểm nhân thọ của người dân tại Hải Phòng
15 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng tại Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử Shopeepay
5 p | 15 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh trong việc sử dụng ví điện tử MOMO
7 p | 20 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý chi tiêu cá nhân của sinh viên khối kinh tế tại các trường đại học phía nam khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 14 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng – Chi nhánh Văn Thánh
5 p | 8 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc quyết định sử dụng tài chính cá nhân của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 5 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng bản đồ tư duy trong học tập của sinh viên khoa Kế toán - Kiểm toán, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
7 p | 10 | 2
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác kế toán doanh nghiệp trong thời kỳ chuyển đổi số
14 p | 8 | 1
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các trường đại học ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn