Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 1
lượt xem 7
download
Phần 1 của cuốn sách "Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại" trình bày những nội dung về: cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam; cơ sở hình thành cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 1
- Chịu trách nhiệm xuất bản GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP PHẠM MINH TUẤN Chịu trách nhiệm nội dung PHÓ GIÁM ĐỐC - PHÓ TỔNG BIÊN TẬP ThS. PHẠM THỊ THINH Biên tập nội dung: ThS. PHẠM THỊ NGỌC BÍCH ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH TS. NGUYỄN THỊ TRANG TRẦN PHAN BÍCH LIỄU Trình bày bìa: PHẠM THÚY LIỄU Chế bản vi tính: NGUYỄN QUỲNH LAN Sửa bản in: ThS. ĐỖ THANH HOÀNG Đọc sách mẫu: ThS. NGHIÊM THỊ TUẤN ANH NGUYỄN THỊ TRANG NGUYỄN VIỆT HÀ Số đăng ký xuất bản: 427-2021/CXBIPH/31-365/CTQG. Quyết định xuất bản số: 34-QĐ/NXBCTQG, ngày 18/02/2021. In xong và nộp lưu chiểu tháng 4 năm 2021. Mã số ISBN: 978-604-57-6519-7.
- Biªn môc trªn xuÊt b¶n phÈm cña Th− viÖn Quèc gia ViÖt Nam §ç Thanh H−¬ng §« thÞ trong tiÓu thuyÕt ViÖt Nam ®−¬ng ®¹i / §ç Thanh H−¬ng. - H. : ChÝnh trÞ Quèc gia, 2020. - 292tr. ; 21cm ISBN 9786045760000 1. Nghiªn cøu v¨n häc 2. V¨n häc hiÖn ®¹i 3. C¶m quan ®« thÞ 4. TiÓu thuyÕt 5. ViÖt Nam 895.9223009 - dc23 CTM0409p-CIP
- LỜI NHÀ XUẤT BẢN Nghiên cứu về đô thị trong văn học đã được giới văn hóa và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu; nhưng ở Việt Nam, gần đây, vấn đề đô thị trong văn học mới thực sự được chú ý, nhất là sau hơn ba thập niên tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bối cảnh đó đã làm biến đổi sâu sắc và toàn diện các lĩnh vực đời sống, với phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Đô thị, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt trái đầy nhức nhối. Đô thị đã không còn là vấn đề riêng của đô thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối quan tâm của nhiều nhà văn, đặc biệt là về vấn đề nhân sinh trong môi trường đô thị. Để bạn đọc hiểu hơn về không gian, môi trường tự nhiên và xã hội của đô thị Việt Nam dưới góc nhìn văn học với những góc cạnh đa chiều thông qua góc nhìn của nhiều nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại của TS. Đỗ Thanh Hương. Cuốn sách hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã 5
- hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ phức tạp trong đời sống đô thị hiện đại thông qua cái nhìn độc đáo và thông điệp của các nhà văn; phân tích những phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Nội dung chính của cuốn sách gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận và sự hình thành, phát triển của cảm quan đô thị trong văn học Việt Nam; Chương II: Những phương diện cơ bản về đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; Chương III: Phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 10 năm 2020 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT 6
- MỞ ĐẦU 1. Nếu như ở các quốc gia phát triển, văn học đô thị đã xuất hiện từ lâu thì ở Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, mới có “văn học nông thôn” mà chưa có “văn học đô thị”. Nếu như ở Pháp, ngay từ khi tác phẩm Những bông hoa ác (1857) của Baudelaire ra đời, người ta đã nhận thấy nỗi chán chường đô thị thì trong văn học Việt Nam, mãi đến giai đoạn 1930 - 1945 mới bắt đầu xuất hiện tên gọi “khối sầu đô thị”. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì ở Việt Nam, phải đến khi người Pháp tiến hành khai thác thuộc địa thì mới bắt đầu hình thành các đô thị và quá trình đô thị hóa mới được các nhà văn chú ý. Vũ Trọng Phụng được coi là người tiên phong trong lĩnh vực này và hiện nay gần như chưa có tác phẩm nào có thể vượt qua tiểu thuyết Số đỏ về đề tài đô thị. Sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986, cùng với quá trình giao lưu và hội nhập quốc tế, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam cũng bắt đầu diễn ra với mức độ ngày càng sâu rộng, với tốc độ ngày càng nhanh. Quá trình đô thị hóa đã được đề cập trong sáng tác của nhiều nhà văn như Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ, 7
- Nguyễn Ngọc Tư... Cảm thức về sự cô đơn và những nỗi bất an, về sự biến mất của nhiều giá trị truyền thống, về lối sống hưởng thụ, coi trọng vật chất nhất thời... được đề cập trong các tác phẩm dưới góc nhìn là hệ quả tác động của cơ chế kinh tế thị trường và đô thị hóa. Điều đáng nói là khi xã hội càng phát triển, đô thị hóa diễn ra càng nhanh chóng thì những hệ quả trên càng sâu sắc. Nếu như việc nghiên cứu đô thị và đô thị hóa trong văn học đã được giới nghiên cứu văn hóa và văn học trên thế giới quan tâm từ lâu thì ở Việt Nam, gần đây, đô thị hóa trong văn học mới được chú ý. Đặc biệt, sau hơn ba thập niên tiến hành công cuộc đổi mới, thực hiện đô thị hóa và xây dựng nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước đã có những biến đổi sâu sắc và toàn diện, phạm vi ảnh hưởng ngày càng lan rộng. Đô thị hóa, bên cạnh mặt tích cực, đã và đang bộc lộ những mặt trái đầy nhức nhối. Vấn đề đô thị đã không còn là vấn đề riêng của đô thị học, xã hội học, văn hóa học mà là mối quan tâm của nhiều nhà văn về vấn đề con người. Sau năm 1975, nhất là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Diện mạo xã hội thay đổi nhanh chóng khiến hiện thực càng trở nên bề bộn. Hiện thực ấy cần đến những thể loại văn học có sức bao chứa rộng lớn hơn như: trường ca, tiểu thuyết,... Sự nở rộ của thể loại tiểu thuyết sau năm 1975 là sự thăng hoa khá ấn tượng cả về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Dẫu chưa trở thành 8
- “nhịp mạnh”1 nhưng tiểu thuyết từ năm 1986 đến nay đã thể hiện ngày càng sâu sắc đời sống đô thị với những tác động của nó đến con người trong bối cảnh mới trên các bình diện đạo đức, lối sống và cả quan niệm giá trị. Điều đáng nói hơn là những cái nhìn ấy về đô thị chủ yếu được hình thành từ những nhà văn sống ở phố - viết về phố. Cảm quan đô thị, vì thế càng thêm đậm nét hơn. Cuốn sách Đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại hướng đến việc bước đầu hệ thống hóa và xây dựng khung phân tích theo hướng tiếp cận văn hóa học; phân tích tác động của quá trình đô thị hóa đến đời sống xã hội và tri nhận của nhà văn về các giá trị và các mối quan hệ phức tạp trong đời sống đô thị hiện đại thông qua cái nhìn độc đáo và thông điệp của các nhà văn thông qua văn bản nghệ thuật; phân tích những phương thức thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cuốn sách đi sâu tìm hiểu những vấn đề lý luận như: đô thị và đô thị hóa, tác động của đô thị hóa đến văn hóa và con người; về tư duy, lối sống, nhãn quan văn hóa, ứng xử của con người trước nhịp sống đô thị hiện đại...; cảm quan về các vấn đề đời sống đô thị; đi sâu phân tích các phương diện cơ bản trong cảm quan đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại; đồng thời tiến hành phân tích những phương thức nghệ thuật thể hiện cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. ________________ 1. Xem Đỗ Lai Thúy: Con mắt thơ, Nxb. Lao động, Hà Nội, 1992. 9
- Cuốn sách tập trung nghiên cứu cảm quan đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại; cụ thể là làm sáng tỏ sự tác động của đô thị hóa đến đời sống xã hội, đời sống tâm lý con người được phản ánh trong văn học và những hình thức nghệ thuật mới mẻ thể hiện đề tài đô thị của tiểu thuyết Việt Nam đương đại thông qua các sáng tác của một số nhà văn như: Chu Lai, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Việt Hà, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Phấn, Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đình Tú, Trần Trọng Vũ... Trên cơ sở nhận diện và cắt nghĩa đề tài đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cuốn sách góp một cái nhìn toàn diện về chủ đề đô thị trong văn học Việt Nam theo tiến trình lịch sử. Từ đó, chúng tôi bước đầu đưa ra những kiến giải mới về sự cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại trong bối cảnh sự xâm nhập của tư duy nghệ thuật hiện đại, hậu hiện đại vào văn học Việt Nam là một thực tế. Cuốn sách góp phần giúp độc giả hiểu sâu hơn không gian, thời gian, cuộc sống con người đô thị của nhà văn trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, từ đó cắt nghĩa sâu hơn những biến đổi của đời sống xã hội, văn hóa, tâm lý con người trong xã hội hiện đại; đồng thời góp phần khẳng định sự xuất hiện của một khuynh hướng nghệ thuật mới mẻ đang phát triển mạnh mẽ trong đời sống văn học đương đại, một diễn ngôn nghệ thuật mang đậm dấu ấn của thời đại mới; là tài liệu tham khảo cho việc mở rộng nghiên cứu và giảng dạy về văn học Việt Nam giai đoạn từ sau năm 1975 trong các nhà trường. 10
- Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA CẢM QUAN ĐÔ THỊ TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM I- TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Vấn đề đô thị trong văn học nước ngoài a) Khái lược về thực tiễn văn học đô thị ở một số quốc gia trên thế giới Người phương Tây giao thương, buôn bán từ rất sớm. Ngay từ thời cổ đại, họ đã xây dựng được những thành bang nổi tiếng như Athena, Sparta, nhưng đó chưa phải là đô thị hiện đại theo cách hiểu ngày nay. Đến thời hiện đại, khi nền văn minh công nghiệp đã phát triển sớm ở các quốc gia như: Anh, Đức, Pháp, Mỹ..., chủ nghĩa tư bản đã hình thành. Cùng với đó là sự thay đổi lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, sự mở rộng của kinh tế hàng hóa, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của xã hội. Như một tất yếu, những biến động về lịch sử và đời sống xã hội đã làm thay đổi nhãn quan, tâm lý, thị hiếu của con người. Theo đó, cảm quan 11
- đô thị đã xuất hiện trong văn học, trước hết là ở các nghệ sĩ nhạy cảm và có nhiều trải nghiệm trước những biến thiên của đời sống và chứng kiến sự phát triển của văn minh, lối sống công nghiệp. Bởi thế, so với các quốc gia phương Đông, văn minh đô thị và văn học đô thị ở phương Tây phát triển sớm hơn nhiều. Ở Anh, sự phát triển của công nghiệp, quá trình đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng đã biến nước Anh trở thành một trong những nước có chủ nghĩa tư bản phát triển nhất châu Âu thế kỷ XIX. Và như một tất yếu, xã hội tư bản càng phát triển càng bộc lộ những mặt trái trong sự tác động tới đời sống con người. Những nhà thơ Vùng hồ tiêu biểu cho dòng văn học lãng mạn tiêu cực ở Anh đã thể hiện tư tưởng muốn thoát ly thực tại xã hội tư sản, xa lánh chốn thị thành. Họ hướng thơ ca vào việc mô tả quá khứ, những con người và những hiện tượng đơn giản, bình thường, gần thiên nhiên. Còn những nhà văn hiện thực phê phán, họ phản ánh trung thành xã hội Anh nửa đầu thế kỷ XIX. Trong những trang viết của Charles Dickens, William Thackeray, Charlotte Bronte..., xã hội tư sản Anh hiện lên là một xã hội bất công và tàn ác. Ở đó, giai cấp thống trị chỉ là bọn tham tiền và quyền lực, kiêu căng, bất trị, nhân cách hèn hạ,... Ở Pháp, thế kỷ XVIII và XIX là thế kỷ của những sự thay đổi lớn với sự xuất hiện của các nhà tư tưởng Ánh sáng, các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng và những cuộc cách mạng: đại cách mạng tư sản năm 1789, cách 12
- mạng tháng Bảy năm 1830 và cách mạng tháng Hai năm 1848. Tư tưởng tiến bộ cộng với sự phát triển của các đô thị lớn, đặc biệt là Paris đã khiến những nhà văn nhạy bén sớm nhận ra mặt trái của chủ nghĩa tư bản. Victor Hugo - nhà văn lãng mạn ưu tú của nước Pháp - trong tất cả các sáng tác của mình đều thể hiện bức tranh chân thực của nước Pháp với những đau khổ của tầng lớp nhân dân cùng cực. Đặc biệt, trong tác phẩm lớn nhất của mình Những người khốn khổ, ông đã miêu tả những cảnh đau lòng dưới đáy xã hội Pháp với cả chiều rộng và chiều sâu. Mặt trái của xã hội Pháp được Victor Hugo thể hiện đậm nét ở ba vấn đề: “Sự sa đọa của đàn ông vì bán sức lao động, sự trụy lạc của đàn bà vì đói khát, sự cằn cỗi của trẻ thơ vì tối tăm”1. Hiện thực luôn được nhìn bằng đôi mắt lãng mạn nên chan chứa lòng thương yêu với những khổ đau của cuộc đời. Các sáng tác của Honoré de Balzac thể hiện sức khái quát hiện thực lớn. Nội dung tiểu thuyết hiện thực của Balzac bao quát mọi hoạt động của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau trên những lĩnh vực khác nhau. Ông đã phản ánh trong các trang viết những mặt cơ bản của cuộc sống con người: đời sống vật chất, đời sống tinh thần. Đặc biệt, Balzac đã vạch trần vai trò chế ngự của đồng tiền, đồng tiền đã trở thành động lực xã hội, ________________ 1. Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.412. 13
- được đặt trong tay giai cấp tư sản nắm chính quyền. Đó là xã hội tư sản tối tăm mà để tồn tại, con người bắt buộc phải lựa chọn giải pháp bán linh hồn cho quỷ sứ. Bán linh hồn cho quỷ sứ là phương thức tất yếu và là quy luật của sự tha hóa nhân phẩm con người trong xã hội Paris đương thời. Đó cũng là phương thức nghệ thuật tiêu biểu để Balzac thể hiện sự phủ nhận quyết liệt đối với xã hội tư sản đó. Tuy nhiên, ngay cả với Honoré de Balzac hay Victor Hugo, những trang viết ấy vẫn chỉ là phản ứng quyết liệt đối với xã hội tư sản đương thời. Đô thị - ở đây là Paris - hiện lên trong cái nhìn không thể dung hòa như ác cảm đối với một tên xấu xa đã đánh cắp đi những điều nhân văn đối với con người. Sự phản ánh ấy vẫn kín đáo che giấu khát vọng hướng đến tương lai - nơi ấy có một xã hội nhân bản hơn. Vì vậy, cảm quan đô thị ở hai đại biểu lớn, đại diện cho khuynh hướng lãng mạn và hiện thực của văn học Pháp này vẫn chưa định hình cụ thể. Phải đến đại biểu lớn của chủ nghĩa tượng trưng trong nền văn học Pháp thế kỷ XIX - Baudelaire - thì cảm quan đô thị mới được định hình cụ thể và rõ nét. Đến Baudelaire, sự phản ứng đối với xã hội tư sản được đẩy lên đỉnh điểm. Đó là sự chán ghét đến hận thù thế giới tư bản. Baudelaire luôn mang một nỗi buồn sâu sắc, luôn luôn bị ám ảnh bởi tuổi già và cái chết. Chính ông đã viết trong một bức thư gửi cho bạn năm 1866 như sau: “Sự nhất quán chân thực của Những bông hoa ác là ở sự chân thành đau 14
- đớn của nhà thơ, được thể hiện trọn vẹn trong đó. Cần phải nói với anh rằng trong cuốn sách dữ dội này, tôi đã gởi vào đó tất cả tư tưởng của tôi, tất cả tấm lòng tôi, tất cả tôn giáo của tôi, tất cả sự hận thù của tôi...”1. Tập thơ Những bông hoa ác đã làm chấn động dư luận khi Baudelaire đưa cái xấu, cái ác và nỗi đau lên ngôi. Đó là hệ quả tất yếu, là biểu hiện cao nhất của nỗi cô đơn và tình cảm suy đồi của con người trong thế giới tư bản hiện đại. Ở Mỹ, kết quả của cuộc nội chiến Bắc Mỹ và Nam Mỹ (1860 - 1865) đã cho ra đời nhà nước tư sản. Dẫu phát triển muộn hơn châu Âu nhưng chủ nghĩa tư bản sớm đưa Mỹ phát triển vượt cả “công xưởng của thế giới” về kinh tế. Văn học lãng mạn và văn học hiện thực Mỹ cũng thể hiện những phản ứng đối với xã hội tư sản. Nhưng không giống như những tác giả Anh, Pháp, các tác giả Mỹ đi theo khuynh hướng trở về với thiên nhiên thôn dã như một sự ứng xử tiêu cực với xã hội đương thời. Washington Irving hay Herman Melville - các đại biểu của dòng văn học lãng mạn - đều thể hiện sự phủ nhận đối với nền văn minh tư bản chủ nghĩa bằng cách quay về với cuộc sống bình lặng nơi thôn quê rừng núi ngày xưa hoặc cuộc sống của những người thổ dân. Trong sáng tác của Jack London - một nhà văn không ________________ 1. Theo Đặng Anh Đào: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Sđd, tr.427. 15
- hề biết đến tuổi thơ - lại thể hiện rất rõ bức tranh của xã hội Mỹ vào hai thập niên cuối thế kỷ XIX. Những tháng ngày du thủ du thực, những năm tháng không thể nào quên khi Jack trở thành “hobos” - một kẻ vô danh trong đội quân cái bang khổng lồ, kiếm sống “như loài thỏ” theo các chuyến tàu hàng ngang dọc khắp nước Mỹ, những sự mạo hiểm trong cơn sốt tìm vàng ở Alaska... Những cuộc hành trình đó đã đem lại “một túi vốn sống khổng lồ” mà Jack có được trong suốt cuộc đời cơ cực của mình. Đó là hiện thực khắc nghiệt của nhà nước tư sản Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX được khắc họa trong các tác phẩm sau này đã trở thành kiệt tác của Jack: Tiếng gọi nơi hoang dã (1903), Răng nanh trắng (1906),... Qua những trang viết, Jack muốn gửi tới người đọc bức tranh về sự khốn cùng của con người trong cuộc vật lộn, tranh giành sự sống với tự nhiên. Đó là biểu hiện mâu thuẫn giữa sự tàn bạo dã man của cái gọi là văn minh và sự tự do của loài vật sống hoang dã trong thiên nhiên, nhất là trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Truyện toát lên một nhân sinh quan rõ rệt của tác giả: tình yêu đối với loài vật. Ông cho rằng, chỉ có trên cơ sở một tình yêu vô hạn đối với loài vật mới chiến thắng được những con vật, thậm chí là dữ tợn. Mark Twain - nhà văn lớn nhất của Mỹ thế kỷ XIX - cũng tìm về thiên nhiên nhưng với ngôn ngữ nói dân gian trong trẻo, duyên dáng, làm nên thắng lợi của miền viễn tây dân gian với những salon văn học ở Boston. 16
- Ở châu Á, theo nghiên cứu một số nước thuộc khu vực văn hóa chữ Hán (Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên...), các đô thị ra đời ở thời hậu kỳ trung đại, kéo theo sự ra đời của văn hóa thị dân rồi văn học thị dân - khởi nguồn của văn học mang cảm quan đô thị. Ở khu vực văn hóa này, Nho giáo được coi như một công cụ bồi đắp tư tưởng và củng cố quyền lực, sản sinh một nền văn học giàu tính đạo đức, tư tưởng và lý tưởng (nền văn học cung đình). Khi kinh tế thị dân phát triển kéo theo sự thay đổi thị hiếu văn học ở tầng lớp này, một nền văn học mới được sản sinh nhằm phản ánh những sự việc của cuộc sống thường nhật, những tâm sự cá nhân, khước từ những cái cao cả mang tính đạo đức, thậm chí đi ngược lại với những chuẩn mực đạo đức phong kiến. Tầng lớp thị dân tìm đến với dòng văn học mới này với mục đích giải trí, để thỏa mãn những nhu cầu trần thế, khát vọng khẳng định cái tôi cá nhân trong một xã hội trọng tập thể. Như vậy, “đô thị đã giải phóng... mang đến cho văn học đặc tính giải trí, cũng là một trong những đặc tính chung của văn học muôn đời”1. Đến thời kỳ hiện đại (từ đầu thế kỷ XX), văn học đô thị ở châu Á được hiểu theo nghĩa khác. Đó là dòng văn học phản ánh những vấn đề về ________________ 1. Nguyễn Thị Phương Thúy: “Văn học đô thị: Khái niệm và đặc điểm”, 2015, http://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn. 17
- đời sống đô thị trên mọi phương diện và phản ánh lối sống, cách tư duy của con người đô thị trong sự đối lập với nông thôn. Nhật Bản là đất nước tiếp xúc lớn nhất với phương Tây. Ngay từ thời Minh Trị, lối sống phương Tây và văn hóa phương Tây đã tràn vào xứ sở hoa anh đào, vì thế đô thị và văn học đô thị ở Nhật Bản phát triển tương đối sớm. Ngay những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, một nền văn học đại chúng đã hình thành ở Nhật Bản. Đó là nền văn học thể hiện rõ xã hội tiêu dùng của thời đại mới khác xa xã hội tiêu dùng của đời sống văn hóa Nhật Bản cũ. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản từ một đất nước hùng mạnh đã trở thành một đất nước hoang tàn, kiệt quệ, hoàn toàn mất tinh thần. Sự bại trận, thảm họa bom nguyên tử và thời kỳ chiếm đóng của Mỹ trở thành những cú sốc tinh thần to lớn, để lại những vết thương sâu sắc trong tâm hồn người Nhật. Đây là giai đoạn khủng hoảng đối với nền văn hóa, đạo đức truyền thống Nhật Bản. Sau năm 1954, nền kinh tế Nhật được phục hồi và phát triển thần tốc, đặc biệt là vào những năm 1960 - 1970. Làn sóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật, biến quốc gia này trở thành một trong những nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sự phát triển kinh tế với trình độ cao ở Nhật đã hình thành nền văn minh “kỹ trị” ở đất nước này. Con người Nhật Bản với sức sáng tạo diệu kỳ đã 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI - Chuơng 5. QUẢN LÝ CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TRONG TRANG TRẠI
17 p | 420 | 136
-
Tiểu luận kinh tế chính trị P36
49 p | 136 | 17
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của người dân làng nghề truyền thống (làng nghề sơn mài Tương Bình Hiệp, tỉnh Bình Dương)
10 p | 113 | 10
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua vật liệu nhẹ - thạch cao
10 p | 74 | 9
-
Bài giảng Tâm lý y học: Bài 2 - BS. Ngô Thị Phương Thảo
15 p | 36 | 7
-
Yếu tố đô thị trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Phần 2
194 p | 24 | 7
-
Đô thị cảng cá ở Nam Bộ một số đặc điểm và xu hướng phát triển
10 p | 67 | 6
-
Tiểu thuyết hóa hình tượng Hồ Chí Minh trong búp sen xanh của Sơn Tùng
6 p | 83 | 5
-
Ảnh hưởng của yếu tố tôn giáo đến đời sống hôn nhân
8 p | 107 | 5
-
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng
9 p | 18 | 5
-
Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết “hoa bươm bướm” và “người về đầu non” của Võ Hồng
5 p | 56 | 3
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến trí sáng tạo trong hoạt động học tập của sinh viên sư phạm ngành giáo dục tiểu học
8 p | 46 | 3
-
Nhận thức của khách hàng về thực phẩm đông lạnh ở một số siêu thị tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 108 | 3
-
Không gian đô thị và cảm quan hiện thực trong truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan
9 p | 38 | 2
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chấp nhận rủi ro tài chính của sinh viên tại Bình Định
13 p | 10 | 2
-
Giáo dục đạo đức cho sinh viên trong nền kinh tế thị trường
4 p | 61 | 1
-
Một số yếu tố tác động đến vấn đề cận thị học đường của học sinh tiểu học ở đô thị hiện nay
7 p | 57 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn