KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
YẾU TỐ PHẬT GIÁO TRONG ĐẠO CAO ĐÀI<br />
SV: Huỳnh Minh Nhựt, Lớp: ĐHVNH16A<br />
GVHD: ThS. Trần Hoàng Phong<br />
Tóm tắt<br />
Đạo Cao Đài – một tôn giáo nội sinh ở Nam Bộ được hình thành trên nền tảng kết hợp<br />
các tôn giáo khác như: Bàlamôn giáo, Đạo giáo, Phật giáo và Thiên Chúa giáo. Trong đó, Phật<br />
giáo có phần trội hơn so với các tôn giáo khác.<br />
Chúng ta có thể thấy qua việc: Chọn nhân vật Phật giáo để thờ, danh hiệu Phật giáo<br />
được dùng trong tôn giáo này, kinh văn giáo lý mang yếu tố Phật giáo và yếu tố của nhà Phật<br />
được biểu hiện qua kiến trúc của Tòa Thánh Tây Ninh – thánh địa và tổ đình của đạo.<br />
Từ khóa: Cao Đài, yếu tố Phật giáo, dung hợp tôn giáo<br />
1. Đặt vấn đề<br />
Vào thời kỳ Bắc thuộc, Phật giáo Bắc Tông đặt những nền móng đầu tiên trên đất Việt.<br />
Phật giáo đã hòa nhập với các tôn giáo – tín ngưỡng bản địa để tạo được chỗ đứng ổn định cho<br />
mình. Không dừng lại đó, tôn giáo này ra công hoằng hóa và góp công xây dựng đất nước phát<br />
triển. Vào thời Lý – Trần, Phật giáo đã vươn lên mạnh mẽ trở thành hệ tư tưởng chính trong xã<br />
hội. Những công lao to lớn của đạo Phật có thể kể đến: Thời kỳ đất nước yên bình, nhà chùa<br />
giúp tổ chức cộng đồng làng xã, chăm lo đời sống tinh thần và hỗ trợ đời sống sinh hoạt vật<br />
chất cho nhân dân. Thời kỳ kháng chiến, tự viện là nơi căn cứ kháng chiến, che giấu các chiến<br />
sĩ và là hậu phương cho tiền tuyến. Còn các công trình kiến trúc, nghệ thuật của Phật giáo cũng<br />
đạt đến trình độ thẩm mỹ cao.<br />
Sự phát triển lớn mạnh của Phật giáo cũng có sự ảnh hưởng đến một số tôn giáo nội<br />
sinh ở miền Nam Việt Nam, vào thế kỷ XIX và những năm đầu thế kỷ XX. Các tôn giáo này<br />
đã dùng một phần tinh hoa của Phật giáo làm nền tảng cơ sở để hình thành nên tư tưởng của<br />
đạo, tiêu biểu là các tôn giáo như: Bửu Sơn Kỳ Hương, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo.<br />
Trong các tôn giáo kể trên, chúng ta có thể nói đạo Cao Đài là một tôn giáo dung hợp,<br />
được hình thành dựa trên nhiều nền tảng tư tưởng của nhiều tôn giáo khác nhau, trong đó Phật<br />
giáo chiếm ưu thế, điều này được minh chứng qua nhiều khía cạnh được trình bày ở phần dưới.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Nhân vật Phật giáo được thờ trong đạo Cao Đài<br />
2.1.1. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni<br />
Cao Đài là một tôn giáo mang tính tổng hợp. Tinh thần nhất quán của Đạo là Quy nguyên<br />
tam giáo và Ngũ chi phục nhất tức là quy 3 mối đạo (Nho, Phật, Lão) về một; thống nhất 5<br />
ngành đạo (Thánh đạo của Kitô giáo, Tiên đạo của Đạo giáo, Phật đạo của Phật giáo, Nhân đạo<br />
của Khổng giáo, Thần đạo của Khương Thái Công).<br />
Theo đạo Cao Đài, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người chưởng quản của một giáo phái<br />
trong tam giáo Phương Đông – một trong ba nền tảng lớn của Đại Đạo.<br />
“Kinh sách đạo Cao Đài có câu:<br />
Di-Lạc thất bá thiên niên quảng khai Đại Đạo,<br />
Thích Ca nhị thập ngũ thế chung lập Thiền môn.<br />
Nghĩa là:<br />
Đức Phật Di-Lạc truyền bá rộng rãi nền Đại Đạo trong 700 ngàn năm,<br />
Đức Phật Thích Ca lập Đạo Phật (Thiền môn) trong 25 thế kỷ là dứt (25 thế kỷ tức<br />
là 2500 năm)”. [1]<br />
Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy tại sao Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ lại chọn Phật Thích<br />
Ca Mâu Ni làm một trong ba vị giáo chủ ở vị trí thờ cao thứ hai sau Thượng Đế và Diêu Trì<br />
Kim Mẫu, tôn giáo của ngày trở thành một trong ba nền tảng lớn để khai đạo.<br />
2.1.2. Quán Thế Âm Bồ Tát<br />
Trong Phật giáo Bắc Tông, Quán Thế Âm Bồ Tát (nữ phái) là một vị Bồ Tát có tâm<br />
lòng đại từ, đại bi, cứu khổ cứu nạn. Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ độ, Quán Thế Âm Bồ Tát giữ<br />
nhiệm vụ chấn hưng Phật giáo vào thời Nhị Kỳ Phổ độ.<br />
Trang 190<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
Kỳ Phổ Độ thứ ba nầy, thừa lịnh Đức Chí Tôn cùng Diêu Trì Phật Mẫu, cầm quyền Nhị<br />
Trấn Oai Nghiêm, thay mặt Thích giáo, rọi gương bác ái từ bi, tế độ đoàn Nữ phái.” [2, tr. 299]<br />
2.1.3. Di Lặc Vương Phật<br />
Trong các ngôi chùa theo Phật giáo Bắc Tông thường có đặt tượng ba vị Phật ngồi ở vị<br />
trí ngang nhau và có hình tướng giống như Đức Thích Ca Mâu Ni, đó là Tam Thế Phật (Gồm<br />
đức Thích Ca Mâu Ni ngồi giữa, bên trái ngài là Đức Phật A Di Đà, bên phải ngài là Đức Phật<br />
Di Lặc) – Đây là ba lần chuyển hóa cứu thế của Đức Thích Ca Mâu Ni đại diện cho Phật giáo.<br />
Trong đạo Cao Đài, họ xem lần chuyển thế thứ ba của Đức Thế Tôn có nhiệm vụ quan<br />
trong thay mặt Ngọc Hoàng Thượng Đế cứu độ chúng sinh. Như thế Phật giáo phải mang tầm<br />
ảnh rất lớn trong tôn giáo này cho nên chọn nhân vật Phật giáo mà thay thế cho Đấng Chí Tôn.<br />
“Di-Lặc Vương Phật là vị Phật tương lai, giáng sanh xuống cõi trần vào thời Tam Kỳ<br />
Phổ Độ, đắc đạo tại cội cây Long Hoa, làm giáo chủ Đại hội Long Hoa, thay mặt Đức Chí Tôn<br />
Ngọc Hoàng Thượng Đế mà làm vua cai trị Càn khôn thế giới và Vạn linh.<br />
Trong Kinh Thiên Đạo của Đạo Cao Đài, Đức Phật Thích Ca giáng cơ ban cho 2 Bài<br />
Kinh: Kinh Đại Tường và Di-Lạc Chơn Kinh, nhờ đó chúng ta biết được nhiệm vụ và quyền<br />
hành của Đức Di-Lạc Vương Phật.<br />
Khi Ngài làm nhiệm vụ cai quản Càn khôn thế giới thì gọi Ngài là Đức Di-Lạc Vương<br />
Phật; nhưng khi Ngài làm nhiệm vụ cứu độ chúng sanh (năng cứu khổ ách, năng cứu tam tai,<br />
năng cứu tật bịnh, năng độ dẫn chúng sanh thoát chư nghiệt chướng) thì gọi Ngài là Di-Lạc<br />
Vương Bồ Tát. Theo lời thuyết đạo của Đức Phạm Hộ Pháp trong Con đường Thiêng liêng<br />
Hằng sống: Tam Kỳ Phổ Độ nầy, Đức A-Di-Đà Phật giao quyền lại cho Đức Di-Lạc Vương<br />
Phật chưởng quản Cực Lạc Thế Giới, nên Đức Di-Lạc Vương Phật hiện nay ngự tại cửa Kim<br />
Tự Tháp, dưới tàn cây dương tối cổ ở Kinh đô Cực Lạc Thế Giới, còn Đức A-Di-Đà Phật vào<br />
ngự trong Lôi Âm Tự và Đức Phật Thích Ca ngự tại Kim Sa Đại điện trong Kim Tự Tháp.” [2;<br />
tr.175]<br />
2.2. Danh hiệu Phật giáo được dùng trong đạo Cao Đài<br />
2.2.1. Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát<br />
Chúng ta có thể nhận thấy được yếu tố Phật giáo đã xuất hiện qua cách xưng tên trong<br />
đạo Cao Đài. Khi giáng cơ, Giáo chủ đạo Cao Đài đã xưng danh là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ<br />
Tát Ma Ha Tát”. Như vậy, lúc bấy giờ, tín đồ đạo Cao Đài chỉ biết được người giáng cơ khai<br />
đạo là “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”. Cho đến lúc “Đức Thích Ca Mâu Ni” giáng<br />
cơ nói về đạo này, tín đồ đạo Cao Đài mới biết thêm danh xưng khác của vị giáo chủ là Ngọc<br />
Hoàng Thượng Đế.<br />
Theo Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Phật Thích Ca giáng cơ dạy về Đại Đạo Tam Kỳ<br />
Phổ Độ lần đầu tiên vào ngày 8-4-1926 (âl 26-2-Bính Dần) tại đàn cơ nơi Vĩnh Nguyên Tự,<br />
Cần Giuộc.<br />
Kinh của đạo Cao Đài viết:<br />
“Thích Ca Mâu Ni Phật giáng cơ:<br />
THÍCH CA MÂU NI PHẬT<br />
Chuyển Phật đạo, Chuyển Phật pháp, Chuyển Phật tăng, qui nguyên Đại Đạo. Tri hồ<br />
chư chúng sanh?<br />
Khánh hỷ! Khánh hỷ! Hội đắc TAM KỲ PHỔ ĐỘ.<br />
Chư Thần, Thánh, Tiên, Phật, đại hỷ phát đại tiếu.<br />
Ngã vô lự Tam đồ chi khổ.<br />
Khả tùng giáo Ngọc Đế, viết Cao Đài Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.”<br />
Bài Thánh ngôn Nho văn trên nghĩa là:<br />
Đức Phật Thích Ca nói rằng: Chuyển toàn thể Phật đạo, Phật Pháp, Phật Tăng trở về<br />
gốc là nền Đại Đạo. Chư chúng sanh biết chăng?<br />
Vui mừng! Vui mừng! Hội được vào Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.<br />
Chư Thần Thánh Tiên Phật quá vui mừng, phát ra tiếng cười lớn.<br />
Ta không còn lo lắng về Ba đường khổ. Khá tùng theo lời dạy bảo của Đấng Ngọc<br />
Hoàng Thượng Đế, nay gọi là Đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.<br />
Trang 191<br />
KỶ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2019<br />
<br />
Đây là một điểm sáng tạo cực đắc mà người giáng cơ mang đến cho mối đạo mới này<br />
qua ý nghĩa danh xưng của một vị giáo chủ.<br />
“Bồ Tát là một danh từ được phiên âm tiếng Phạn là “Bồ Ðề Tát Ðoả (Bodhisatta hay<br />
Bodhisattva) được gọi tắt. Nguyên nghĩa là “Giác hữu tình”, cũng được dịch nghĩa là “Ðại sĩ”.<br />
Trong Quốc Phật Học Ðại Từ Ðiển (Bắc Kinh – 2002) đã định nghĩa về Bồ Tát như<br />
sau: “Bồ Tát là khái niệm tổng thể và giàu ý nghĩa để chỉ những vị chứng quả diệu thâm trong<br />
Phật Giáo, nhưng còn theo đuổi tâm nguyện độ thóat chúng sanh, nên còn lưu lại trong tam giới<br />
để hành trì đại nguyện nầy. Tư tưởng chính của Ðại Thừa Phật giáo.” [3]<br />
“Bồ Tát là danh hiệu dành cho những vị tu hành đạo Phật đã chứng quả. Tuy vậy, theo<br />
đẳng thứ, thì Bồ Tát vẫn còn dưới chư Phật một cấp bậc, cho nên phải tu thêm một kiếp nữa<br />
mới thành Phật.<br />
Vì còn muốn giác ngộ cho chúng sanh, cho nên chư Bồ Tát vẫn còn giữ chức năng cứu<br />
độ mọi loài trong ba cõi, theo ý nghĩa căn bản trong giáo lý của Ðại Thừa Phật Giáo”. [4]<br />
Như vậy chúng ta có thể hiểu Bồ Tát Ma Ha Tát là một Bồ Tát lớn, là người đứng bậc<br />
nhất và cứu độ chúng sinh. Phải chăng đạo Cao Đài muốn dùng danh hiệu Cao Đài Tiên Ông<br />
Đại Bồ Tát Ma Ha Tát để nói Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế là người đứng bậc nhất và cứu độ<br />
chúng sinh?<br />
2.2.2. Phật Mẫu (Phật Địa Mẫu)<br />
“Trong Cao-Đài giáo ngoài tôn thờ Đức Chí-Tôn Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, còn tôn thờ<br />
Đấng thứ hai là Thiên-Hậu Chí-Tôn còn gọi là Diêu-Trì Kim-Mẫu hay là Phật-Mẫu đó là Đấng<br />
sinh-thành dưỡng dục vạn linh.<br />
Loài người đã nhận biết Phật-Mẫu rất sớm, nhờ các vị Tiên-nương giáng trần chỉ-giáo,<br />
mà các dân-tộc nhất là phương Đông thờ phượng người từ lâu đời, ngày nay chúng ta còn thấy<br />
lưu lại hình-tượng đồng cốt, có đề-cập đến Phật-Mẫu dưới danh hiệu Bà Chúa Tiên, Thánh-<br />
Mẫu hay là Mẫu.<br />
Phật-Mẫu được nhân-loại tôn thờ dưới nhiều danh xưng khác nhau: Tây phương gọi là<br />
Đức Mẹ, Đông-phương gọi là Cửu-Thiên Huyền-Nữ, Thái-Dương Thần-Nữ, Tiên-Thiên<br />
Thánh-Mẫu, Lão-giáo gọi là Lão Mẫu, Ấn-độ giáo xưng tụng NGƯỜI là Devi Bhagava, Thông-<br />
Thiên-học gọi là Đức Mẹ Thế-Gian. Việt-Nam gọi là Bà Chúa Tiên hay là Mẫu, Mẹ-Sanh... đa<br />
số nữ phái Việt-Nam đã tín-ngưỡng Phật-Mẫu từ lâu đời, hiện nay ở Cố-đô Huế có hội Tiên-<br />
Thiên Thánh-Mẫu, thờ-phụng NGƯỜI tại Điện Hòn-chén, hằng năm có tổ-chức lễ hội rất là<br />
linh-đình trọng thể”. [5, tr. 9]<br />
Như vậy, đạo Cao Đài đã nhìn nhận “Phật Mẫu” như một vị nữ thần có quyền năng tối<br />
thượng đứng thứ hai trong vũ trụ, sau một nam thần. Ví dụ: Đức Chí Tôn – Ngọc Hoàng Thượng<br />
Đế và Vương Mẫu Nương Nương<br />
Đạo Cao Đài không nhìn nhận “Phật Mẫu” là một vị Phật đã thành đạo nhờ vào lối tu<br />
hành theo Phật giáo vì “Phật Mẫu” có quyền năng hơn cả, Người là mẹ sanh của chư Phật, Tiên,<br />
Thánh, thần và nhân loại.<br />
Nếu chúng ta nói danh xưng “Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát” là sự kết hợp<br />
của Phật giáo và Đạo giáo thì có lẽ Danh xưng “Phật Mẫu” là sự kết hợp giữa Phật giáo và đạo<br />
Mẫu Việt Nam – Tôn giáo bản địa.<br />
2.3. Một số biểu tượng mang yếu tố Phật giáo trong đạo Cao Đài<br />
Màu sắc<br />
Trong đạo Cao Đài, mỗi một màu sắc đều biểu thị cho một hoặc nhiều ý nghĩa, tiêu biểu<br />
là ba màu xanh, đỏ và vàng tượng trưng cho tam giáo qui nguyên (Nho, Phật, Lão).<br />
- Phái Thái: màu vàng (Phật đạo)<br />
- Phái Thượng: màu xanh (Tiên đạo)<br />
- Phái Ngọc: màu đỏ (Thánh đạo)<br />
Trong đó, màu vàng được dùng làm màu áo cho tất cả chức sắc của đạo theo ngành<br />
Thái. Ngoài ra, màu vàng còn được thấy xuất hiện rất nhiều trong trang trí trên các công trình<br />
kiến trúc của đạo. Như đã biết, màu vàng từ lâu đã là màu được chọn để làm y phục chính của<br />
<br />
Trang 192<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP KHOA VĂN HÓA - DU LỊCH<br />
<br />
các nhà tu hành của Phật giáo Bắc tông và Nam tông. Sự xuất hiện của màu vàng trong đạo Cao<br />
Đài đã thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo với đạo Cao Đài.<br />
Biểu tượng tam giáo – Cổ pháp<br />
Bước vào cổng của Tòa Thánh Tây Ninh hay bất kỳ một Thánh Thất nào ta cũng đều<br />
dễ dàng nhận thấy hình ảnh cổ pháp được đắp trên mái ngói của cổng vào. Cổ pháp của đạo<br />
Cao Đài gồm: Bình Bát Vu tượng trưng cho Bình Bát đi khất thực của Phật và các đệ tử, cây<br />
phất chủ của Đức Thái Thượng Lão Quân và quyển Xuân Thu của Đức Khổng Tử.<br />
Đạo Cao Đài chọn ba cổ pháp trên để nói lên sự đồng nguyên của Phật giáo, Tiên giáo,<br />
Nho giáo trong nền Đại đạo.<br />
Bậc thang<br />
Ngay từ cửa bước vào chánh điện ta thấy có 5 bậc thang, đó là một con số có ý nghĩa<br />
biểu tượng. “Đạo Cao Đài xem con đường tiến hóa của nhân loại chia làm 5 chặng hay 5 nấc<br />
thang tiến hóa cho chúng sanh đắc đạo tùy theo công đức tu hành được nhiều hay ít. 5 nấc thang<br />
tiến hóa ấy là 5 phẩm bực từ thấp lên cao là: Nhơn, Thần, Thánh, Tiên, Phật. Rõ ràng, quan<br />
niệm của đạo cũng xem Phật là nấc thang tiến hóa cao nhất của nhân loại. Từ đó có thể thấy,<br />
Phật giáo được đặt ở vị trí rất cao trong quan niệm của đạo”. [1]<br />
Ông thiện và ông Ác<br />
Hai bên cửa chánh Tòa Thánh, trên hai lầu đài (Bạch Ngọc Chung Đài và Lôi Âm Cổ<br />
Đài), người ta có đặt 2 pho tượng lớn một hiền và một dữ, đây là hộ pháp của nhà Phật được<br />
chuyển hóa qua đạo Cao Đài thành ông Thiện và ông Ác đứng canh giữ hai bên cửa vào chính<br />
điện. Tuy nhiên, lai lịch hai đức Hộ pháp của Phật giáo không hoàn toàn trùng khớp với ông<br />
Thiện và ông Ác trong đạo Cao Đài.<br />
Tuy có vài chi tiết không tương đồng nhưng hình ảnh ông Thiện và ông Ác xuất hiện<br />
trong Phật giáo đã được đưa sang cả Cao Đài với những chức năng tương đối giống nhau là<br />
khuyến khích con người làm việc thiện, từ bỏ việc ác, trừng phạt kẻ làm việc ác, bảo vệ giáo<br />
pháp nhà Phật, giữ bên ngoài chùa (Thánh thất) những kẻ ác. Có thể thấy, từ ý tưởng motif đến<br />
hình thức thể hiện, vị trí sắp đặt, nhiệm vụ của ông Thiện và ông Ác trong đạo Cao Đài có liên<br />
hệ mật thiết đến hình ảnh của hai Hộ pháp trong Phật giáo đủ để nói lên một lần nữa ảnh hưởng<br />
của Phật giáo đến đạo Cao Đài.<br />
3. Kết luận<br />
Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ sau đạo Phật hơn 26 thế kỷ. Dù mang màu sắc tổng hợp<br />
các tôn giáo từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim với nguyên lý truy nguyên về nguồn gốc của Tam<br />
giáo (Nho, Phật, Lão) và thống nhất 5 ngành đạo (Thánh đạo, Tiên đạo, Nhân đạo, Thần đạo,<br />
Phật đạo) nhưng trong đó vẫn thấy nổi bật lên vai trò và sức ảnh hưởng to lớn của Phật giáo ở<br />
nhiều phương diện. Dấu ấn Phật giáo được tìm thấy từ màu sắc dùng trong lễ phục, màu sắc<br />
trang trí cơ sở thờ tự, danh xưng của vị giáo chủ, sự dung hợp các vị Phật, Bồ Tát, Hộ Pháp đến<br />
những yếu tố trang trí tạo hình trong Thánh Thất.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đức Nguyên, Đạo Cao Đài & các tôn giáo lớn trên thế giới, Tủ Sách Đại Đạo<br />
(https://www.daotam.info/tusachdd.htm).<br />
[2]. Nguyễn Văn Hồng (1999), Giới thiệu tòa thánh Tây Ninh, sách đạo.<br />
[3]. http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/bo-tat-dao/10361-Khai-<br />
niem-ve-Bo-Tat.html.<br />
[4]. http://www.tuvienquangduc.com.au/luan/34daitrido1-5.html<br />
[5]. Dã Trung Tử (2002), Đức Phật Mẫu – Diêu Trì Kim-Mẫu, Tư-liệu tu-học Lưu-hành<br />
nội-bộ, Tủ Sách Đại Đạo (https://www.daotam.info/tusachdd.htm).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trang 193<br />