intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bảo vệ tầng chứa nước dưới đất

Xem 1-20 trên 29 kết quả Bảo vệ tầng chứa nước dưới đất
  • Bài viết "Xác định lượng bổ cập cho tầng chứa nước Holocen vùng bán đảo Phương Mai, Quy Nhơn, Bình Định" trên cơ sở lý thuyết của mô hình FEFLOW đánh giá lượng bổ cập từ nước mưa cho nước dưới đất tầng chứa nước Holocen bán đảo Phương Mai là 68852 m3/ng, chiếm 22,1% tổng lượng mưa. Từ số liệu tài liệu quan trắc mực nước của các lỗ khoan, theo phương pháp Bindeman xác định được cường độ cung cấp ngấm của nước mưa cho nước dưới đất tầng chứa nước Holocen: 1,16 mm/ng và lượng bổ cập cho tầng chứa nước là: 71920 m3/ng, chiếm 23,1 % tổng lượng mưa.

    pdf6p tuongtrihoai 23-07-2024 5 2   Download

  • Bài viết tập trung nghiên cứu đánh giá hiện trạng và định hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước khu vực Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có 8 tầng/đới chứa nước gồm các tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích Pleistocen, các tầng chứa nước khe nứt, khe nứt - lỗ hổng trầm tích tuổi từ Arkeozoi đến Mezozoi và các đới chứa nước dọc theo các đứt gãy kiến tạo trong các đá xâm nhập, phun trào với lưu lượng khai thác công trình dự báo là 12.816 m3 /ngày và có khả năng cung cấp cho tổng số 128.

    pdf13p viamancio 04-06-2024 6 2   Download

  • Bài viết Nghiên cứu cấu trúc địa chất – địa chất thủy văn đảo Phú Quý, Bình Thuận bằng tài liệu địa vật lý trình bày các nghiên cứu, tìm kiếm bước đầu các đới tiềm năng và các tầng chứa nước dưới đất ở độ sâu lớn hơn 80m; Đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ hợp lý tài nguyên nước dưới đất đảo Phú Quý.

    pdf19p vifriedrich 06-09-2023 8 2   Download

  • Nghiên cứu "Phân vùng mức độ dễ tổn thương do nhiễm bẩn các tầng chứa nước ven biển tỉnh Quảng Ngãi, các biện pháp bảo vệ" áp dụng phương pháp DRASTIC đánh giá mức độ dễ bị tổn thương cho các tầng chứa nước (TCN) lỗ hỗng Đệ tứ không phân chia (q), Holocen (qh), Pleistocen (qp) và phương pháp DRASTIC-Fm cho TCN khe nứt bazan vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi. Mời các bạn cùng tham khảo!

    pdf10p nhanchienthien 25-07-2023 9 5   Download

  • Bài viết "Nghiên cứu xác định trữ lượng tiềm năng nguồn nước dưới đất đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận và đề xuất phương án khai thác, bảo vệ hợp lý" nhằm nghiên cứu, đánh giá đầy đủ và toàn diện về tài nguyên và chất lượng nước dưới đất, làm cơ sở khoa học đưa ra các giải pháp, phương án khai thác sử dụng và bảo vệ hợp lý, bền vững nguồn nước. Mời các bạn cùng tham khảo!

    pdf10p nhanchienthien 25-07-2023 11 4   Download

  • Bài viết "Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do nhiễm mặn các tầng chứa nước trong trầm tích đệ tứ ven biển tỉnh Khánh Hòa, các giải pháp bảo vệ" phân tích các nhân tố điều kiện địa chất thủy văn các tầng chứa nước (TCN): hệ số thấm, cốt cao mực nước, khoảng cách đến ranh giới mặn - nhạt, ảnh hưởng của hiện trạng xâm nhập mặn và bề dày TCN, các tác giả đã áp phương pháp GALDIT để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương do nhiễm mặn các tầng chứa nước trong trầm tích Đệ tứ vùng ven biển tỉnh Khánh Hòa.

    pdf7p nhanchienthien 25-07-2023 11 6   Download

  • Bài viết trình bày quan điểm về khả năng dâng nước của các tầng chứa nước ngầm ở Hà Nội và khả năng triển khai của các dự án dâng nước từ sông Đà và sông Đuống. Bài báo chỉ ra rằng cho đến nay chỉ có 17% tài nguyên nước dưới lòng đất của Hà Nội được khai thác và cách hiệu quả nhất để bổ sung nước chảy cho Hà Nội là từ sông Đà. Mời các bạn tham khảo!

    pdf6p interstellar 22-09-2021 24 2   Download

  • Bài viết này phân tích thủy địa hóa thể hiện nồng độ ion Na+ và Cl- trong nước cao và được gây ra bởi quá trình hòa tan halite có trong tầng chứa nước. Halite hình thành do quá trình bay hơi từ nước nước biển nhưng không phải do nước biển hiện nay xâm nhập vào tầng chứa nước, mà có thể liên quan đến nguồn nước biển cổ đã bị bẫy lại trong cấu trúc tầng chứa nước dạng trũng và bị chôn vùi cùng vật liệu trầm tích của tầng chứa nước theo thời gian địa chất.

    pdf4p novemberer 11-07-2021 29 2   Download

  • Trên cơ sở làm rõ các quy luật phân bố, bề dày, mức độ thấm, chứa nước, tính chất thủy lực, nguồn cung cấp và khả năng khai thácc của các tầng chứa nước, tác giả đã sử dụng phương pháp cân bằng để đánh giá tiềm năng nước dưới đất thị xã Điện Bàn tỉnh Quảng Nam.

    pdf10p vijijen2711 11-06-2021 42 2   Download

  • Nội dung bài viết trình bày việc khai thác nước dưới đất ở đảo hiện nay chủ yếu là tự phát, dẫn đến nguy cơ nhiễm mặn, nhiễm bẩn. Cần chấn chỉnh tình trạng này bằng cách khai thác tập trung và có các giải pháp bảo vệ, phát triển nguồn nước một cách hợp lý đảm bảo phát triển bền vững tài nguyên nước.

    pdf10p gaocaolon8 08-11-2020 41 4   Download

  • Để đánh giá độ nhạy cảm nhiễm bẩn nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tác giả sử dụng hệ thống DRASTIC, là hệ thống sử dụng 7 yếu tố liên quan đến sự di chuyển và phân tán của chất bẩn vào nước dưới đất: độ sâu mực nước dưới đất, lượng bổ cập, thành phần đất đá tầng chứa nước, thành phần đất đá lớp phủ, độ dốc địa hình, đới thông khí và tính thấm của tầng chứa nước.

    pdf7p vikiba2711 12-05-2020 54 1   Download

  • Tầng chứa nước trong thành tạo đá phun trào bazan có tiềm năng cung cấp nước nhất cho vùng Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk cũng như cả Tây Nguyên. Nghiên cứu cho thấy tầng chứa nước có cấu trúc khá phức tạp, có sự xen kẽ giữa vùng có mạng lưới khe nứt lớn,tính thấm tốt với những vùng có mạng lưới khe nứt nhỏ, tính thấm kém.

    pdf9p vikiba2711 12-05-2020 40 2   Download

  • Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá hiện trạng tài nguyên nước dưới đất về sự phân bố các tầng chứa nước, trữ lượng tiềm năng nước dưới đất, hiện trạng khai thác sử dụng ở ĐBBB, đồng thời phân tích sự biến động tài nguyên nước về số lượng và chất lượng trong nhiều thập kỷ qua, đánh giá các nguyên nhân gây ra những biến động đó và đề xuất các giải pháp khoa học công nghệ phục vụ khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất ở ĐBBB.

    pdf8p mangamanga 21-02-2020 75 4   Download

  • Hoạt động khai thác ilmenite ven biển Bình Thuận đã và đang tàn phá và gây ra các vấn đề môi trường nghiêm trọng. Qua công tác thu thập tài liệu, khảo sát hiện trạng khai thác ilmenite và hiện trạng tài nguyên nước, đất khu vực Hòn Rơm–Bàu Trắng, Bình Thuận, nhóm tác giả đánh giá các tác động của các dự án ilmenite đến sự thay đổi địa hình –địa mạo, làm rõ sự suy thoái tài nguyên nước (nước mặt và nước dưới đất), cũng như các tiến trình thúc đẩy xâm nhập mặn, những nguy cơ tiềm tàng từ các chất phóng xạ và sự cố môi trường như: cát bay, vỡ bờ mong hồ chứa nước.

    pdf12p gildur 30-11-2019 96 5   Download

  • Vùng Đồng bằng Bắc Bộ có diện tích gần 17.000km2 nằm trên địa phận của 12 tỉnh và thành phố phía Bắc là vùng kinh tế trọng điểm, dân cư đông đúc có nhu cầu về nước rất cao nên đang được khai thác mạnh mẽ phục vụ các nhu cầu khác nhau. Đồng bằng Bắc Bộ được hình thành từ các trầm tích Đệ tứ bở rời dày từ khoảng 10m ở vùng rìa đến trên 100m ở vùng ven biển.

    pdf10p vithomasedison2711 20-08-2019 44 2   Download

  • Bài báo giới thiệu kết quả đánh giá những tác động của sự thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và mực nước biển dâng đối với các tầng chứa nước thuộc đồng bằng ven biển Hà Tĩnh. Trên cơ sở sử dụng chuỗi số liệu quan trắc về hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) và các yếu tố khí hậu tính đến năm 2014 cùng với kịch bản biến đổi khí hậu tại khu vực đã chỉ ra những khả năng suy giảm trữ lượng và xâm nhập mặn đối với nguồn nước nhạt dưới đất vùng nghiên cứu.

    pdf5p hanh_tv24 29-03-2019 62 1   Download

  • Dự trữ GW tiềm năng là khoảng 6 triệu m3 mỗi ngày, chủ yếu ở các trầm tích bậc bốn, đặc biệt là tầng chứa nước Pleistocene (qp) cho nhu cầu nước của Thủ đô. GW có thể khai thác trữ lượng là 837.000 m3 mỗi ngày, chỉ chiếm 14% giá trị tiềm năng. Việc điều tra GW nên được thực hiện, đặc biệt là điều tra chi tiết để đáp ứng yêu cầu về nhu cầu nước của Capital Capital. Mặt khác, việc điều tra nên được thực hiện để bảo vệ GW rằng sự xuống cấp đã được xác định.

    pdf7p mat_vang1 21-01-2019 53 4   Download

  • Trong khuôn khổ bài viết này trình bày sự khác biệt nhỏ về hình dạng, có thể là bằng chứng của sự tương tác thủy lực tốt giữa hai tầng chứa nước dựa trên sự kết hợp phân vùng GW của TDS và các vị trí và lượng trừu tượng hiện có Các cơ sở trừu tượng hóa của GW, một số biện pháp ngăn ngừa nhiễm mặn, bao gồm cả việc nạp lại nhân tạo đã được đề xuất.

    pdf0p meolep4 02-01-2019 79 2   Download

  • Bài báo trình bày kết quả điều tra địa chất thủy văn và phân tích các tham số môi trường nước, thành phần hóa mẫu nước trong nước dưới đất tại khu vực cho thấy: phần lớn chỉ số chất lượng nước dưới đất nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 09:2008/BTNMT, QCVN 39:2011/BTNMT và QCVN 01:2009/BYT; đã có hiện tượng gia tăng nồng độ Clorua.

    pdf8p thihuynh3006 16-03-2018 60 1   Download

  • Bài viết Xác định chỉ tiêu khoanh định vùng cấm, vùng hạn chế và vùng được phép khai thác nước dưới đất áp dụng cho tầng chứa nước Pleistocen ở thành phố Hà Nội làm rõ một số chỉ tiêu như chỉ tiêu về chất lượng nước dưới đất; chỉ tiêu về trữ lượng nước dưới đất; chỉ tiêu về đảm bảo an toàn cho xã hội và môi trường; chỉ tiêu về khả năng xây dựng,hoạt động của các công trình khai thác nước dưới đất.

    pdf7p maiyeumaiyeu25 23-12-2016 68 3   Download

CHỦ ĐỀ BẠN MUỐN TÌM

ADSENSE

nocache searchPhinxDoc

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2